Thành kính tiếc thương Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Thiên tài quân sự lớn nhất thế kỷ 20

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 05/10/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2584 người đang online, trong đó có 31 thành viên. 04:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 88115 lượt đọc và 1042 bài trả lời
  1. dieudo79

    dieudo79 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    05/10/2013
    Đã được thích:
    1.366
    Trân trọng nhớ thương Đại Tướng vị cha già của quê hương Việt Nam!
  2. vatana

    vatana Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/12/2002
    Đã được thích:
    131
    Đây nè Bác, báo nước ngoài sáng nay. Tối hôm qua có xem tin nhưng không ngờ sáng nay báo ks phòng em có. Em phải chụp hình lại

    [​IMG]
  3. thuydung007

    thuydung007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    22/07/2013
    Đã được thích:
    1.604
    VTV1 đã đưa tin rồi, không hề có 1vị nguyên thủ nào đứng ra thông báo chia buồn cùng toàn thể ND VN, đang ăn cơm mà nuốt nghẹn trong lòng....:((:((
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Những bức ảnh chưa từng công bố về vị tướng huyền thoại

    Đó là các tấm ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho cháu nội ăn tại nhà, với con trai cả vào năm 1993, những khoảnh khắc trở về chiến trường xưa.

    [​IMG]

    Đại tướng Võ Nguyên Giáp với cháu nội và con gái Võ Hồng Phúc năm 1994.


    [​IMG]

    Phút riêng tư của Đại tướng với con trai cả Võ Điện Biên năm 1993.


    [​IMG]

    Ông Lò Văn Bóng, dân tộc Thái - nguyên liên lạc viên của Đại tướng trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954, đại diện nhân dân Mường Phăng tặng quà Đại tướng và phu nhân nhân dịp ông trở về thăm chiến trường xưa vào tháng 4/2004




    [​IMG]

    Nghệ sĩ nhân dân Tường Vi với các cháu thiếu nhi Hà Nội chúc mừng Đại tướng Võ Nguyên Giáp 95 tuổi tại nhà riêng của ông.




    [​IMG]

    Con cháu quây quần xung quanh Đại tướng và phu nhân tại sân sau của nhà mình năm 1993.


    [​IMG]

    Đại tướng trong một lần trên máy bay của Vietnam Airlines đi thăm TP.HCM tháng 5/2005.


    [​IMG]

    Nhân dân Điện Biên Phủ chào đón Đại tướng Võ Nguyên Giáp tháng 4/2004.


  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    AP: Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một anh hùng dân tộc

    L
    à người bám sát thời sự quốc tế, năm 2004 tướng Giáp đã có lời khuyên cho Mỹ về cuộc chiến tranh Iraq: "Bất kỳ lực lượng nào muốn áp đặt ý muốn của họ lên các quốc gia khác chắc chắn sẽ phải đối mặt với thất bại"


    [​IMG]

    Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
    Xung quanh thông tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ trần chiều tối hôm qua 4/10 tại bệnh viện Trung ương Quân đội 108 được các hãng thông tấn phương Tây lan truyền, AP đã có bài đánh giá sự nghiệp cách mạng của vị Tổng tư lệnh đầu tiên của Quân đội Nhân dân Việt Nam.

    Bài viết trên AP nhận xét Đại tướng Võ Nguyên Giáp là tấm gương tự học sáng ngời để giải phóng dân tộc khỏi sự đô hộ của thực dân Pháp và sau đó buộc người Mỹ phải rời khỏi Việt Nam.

    Tướng Giáp là một anh hùng dân tộc và ông có di sản chỉ đứng thứ 2 sau người thầy của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh, AP khẳng định.

    Người ta đã gọi ông là Napoleon của Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã chỉ huy một đội quân du kích chân đi dép lốp để kéo những khẩu pháo lên núi để bao vây và đè bẹp quân đội Pháp tại Điện Biên Phủ năm 1954.

    Chiến thắng này ngày nay vẫn còn đang được nghiên cứu trong các trường quân sự không chỉ giành lại độc lập cho Việt Nam mà còn thúc đẩy sự sụp đổ nhanh chóng của chủ nghĩa thực dân trên toàn Đông Dương.

    Theo AP đánh giá, cũng chính tướng Giáp đã đánh bại đội quân chính quyền miền Nam Việt Nam có Mỹ hậu thuẫn trong đại thắng mùa xuân 1975 và thống nhất đất nước.

    Không có cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc nào khốc liệt và gây ra nhiều thiệt hại như cuộc chiến này, AP dẫn lời Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi trả lời phỏng vấn năm 2005: "Nhưng chúng tôi vẫn chiến đấu, bởi vì đối với Việt Nam, không có gì quý hơn độc lập tự do".


    [​IMG]


    Đại tướng Võ Nguyên Giáp tiếp Tổng thống Venezuela tại nhà riêng.



    Tướng Giáp vẫn tinh anh và thông thái trước các sự kiện lớn của đất nước cho đến khi ông phải nhập viện do sức khỏe giảm dần theo tuổi tác. Khi bước vào độ tuổi 90, ông vẫn tiếp các nhà lãnh đạo thế giới khi họ đến thăm ông tại nhà riêng.

    Đối với các nhà báo nước ngoài, Đại tướng Võ Nguyên Giáp dã để lại ấn tượng đặc biệt khi ông trả lời phỏng vấn, đôi khi tướng Giáp trả lời bằng tiếng Pháp để ôn lại những kỷ niệm thời chiến tranh.

    Là người bám sát thời sự quốc tế, năm 2004 tướng Giáp đã có lời khuyên cho Mỹ về cuộc chiến tranh Iraq: "Bất kỳ lực lượng nào muốn áp đặt ý muốn của họ lên các quốc gia khác chắc chắn sẽ phải đối mặt với thất bại", ông nói với các phóng viên.

    Đối thủ cũ của tướng Giáp, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Robert McNamara đã đến thăm ông vào năm 1995. Đại tướng Võ Nguyên Giáp cũng là người khuyến khích thúc đẩy mối quan hệ hợp tác hữu nghị giữa Việt Nam và Mỹ sau khi 2 nước bình thường hóa quan hệ năm 1995 và trở thành đối tác thương mại.

    "Chúng ta có thể khép lại quá khứ, nhưng chúng ta không thể hoàn toàn quên đi quá khứ"
    , AP nhắc lại phát biểu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 2002 để khép lại bài viết dành một sự kính trọng đặc biệt cho vị Đại tướng - anh hùng dân tộc của Việt Nam.


  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Truyền thông quốc tế ca ngợi huyền thoại Võ Nguyên Giáp


    Vị tướng huyền thoại", "người đánh bại nước Pháp và nước Mỹ" là những cụm từ xuất hiện dày đặc trên báo chí quốc tế vào đêm 4.10, khi đưa tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp lìa trần.


    >Báo chí thế giới trang trọng đưa tin Tướng Giáp qua đời / TNS John McCain vĩnh biệt 'kẻ thù danh dự' Võ Nguyên Giáp / Võ Nguyên Giáp - hiện tượng quân sự đặc biệt trong mắt quốc tế


    Hãng AFP đã lập tức ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp là "một trong những nhà chiến lược quân sự vĩ đại nhất lịch sử" và là kiến trúc sư cho chiến thắng chống Pháp và chống Mỹ.

    Hãng tin Pháp trích phát biểu trước đây của nhà báo Mỹ Stanley Karnow nhận xét "sự lỗi lạc của tướng Giáp trong vai một nhà chiến lược đặt ông vào ngôi đền của những lãnh đạo quân sự vĩ đại", cùng với công tước Wellington, Ulysses S. Grant và tướng Douglas MacArthur.

    Tương tự, hãng Reuters nói Đại tướng Võ Nguyên Giáp là "một trong những nhân vật nổi tiếng nhất thế kỷ 20 của Việt Nam, xếp ngang với những người khổng lồ quân sự như Montgomery, Rommel và MacArthur.

    Với sự nhanh nhạy đáng kinh ngạc, tờ The Washington Post chạy hẳn một bài viết dài hơn 3.000 chữ để viết về cuộc đời của vị tướng huyền thoại, người được tờ báo Mỹ ca ngợi là "bậc thầy quân sự người Việt Nam".

    "Cùng với lãnh tụ Cộng sản Việt Nam Hồ Chí Minh, người từ trần năm 1969, và cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng, người từ trần năm 2000, Đại tướng Giáp được tôn kính như là một trong những nhà lập quốc ở quê hương ông. Với các học giả quân sự trên toàn thế giới, ông là một trong những nhà thực hành chiến tranh du kích cách mạng hiện đại hàng đầu", tờ The Washington Post viết.

    Hãng AP mô tả "tướng Giáp là một anh hùng dân tộc, người mà di sản chỉ xếp thứ hai sau người thầy của ông, Chủ tịch lập quốc Hồ Chí Minh, người dẫn dắt đất nước giành độc lập".

    Trong khi đó, Thượng nghị sĩ Mỹ John McCain đã nhanh chóng chia buồn và loan báo thông tin về Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

    "Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã qua đời - nhà chiến lược quân sự lỗi lạc từng nói với tôi rằng chúng ta là những "kẻ thù danh dự"", ông McCain, cựu binh Mỹ từng tham gia chiến tranh Việt Nam và bị bắt làm tù binh, viết trên Twitter.


    Đồng bộ nội dung với bài gốc
  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Truyền thông quốc tế nói về sự ra đi của Tướng Giáp


    Các hãng thông tấn và báo chí quốc tế hôm nay đồng loạt đưa tin về sự ra đi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người từng chỉ huy chiến thắng Điện Biên Phủ 1954, giúp chấm dứt chế độ thực dân Pháp tại Việt Nam.


    >Truyền thông nước ngoài tiếc thương tướng Giáp / Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời / Những dấu mốc quan trọng trong đời binh nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
    [​IMG]


    Đại tướng Võ Nguyên Giáp chào cờ trong một cuộc họp năm 1996. Ảnh: AFP
    AFP đưa tin, Đại tướng Võ Nguyên Giáp, người anh hùng của Việt Nam với những chiến thuật tài tình để đánh thắng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, qua đời ở tuổi 103.
    Hãng thông tấn của Pháp nhắc đến việc Tướng Giáp là người Việt Nam được thế giới biết tới nhiều chỉ sau Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ông là người thành lập Quân đội Nhân dân Việt Nam. Những chiến thuật du kích của ông đã truyền cảm hứng cho phong trào chống thực dân khắp toàn cầu.
    Hãng tin cũng nói về phản ứng của những người dùng Internet tại Việt Nam sau khi sự ra đi của Tướng Giáp được công bố. "Xin hãy yên nghỉ, người anh hùng của nhân dân. Ông sẽ mãi mãi là vị tướng vĩ đại nhất của chúng tôi", AFP dẫn bình luận của một người dùng mạng xã hội.
    Với dòng tiêu đề "Tướng Võ Nguyên Giáp của Việt Nam từ trần", hãng truyền thông BBC đưa tin vị tướng Việt Nam từng quân sư cho những chiến thắng chống Pháp và Mỹ, vừa qua đời ở tuổi 103. Báo cho biết việc ông Giáp đánh bại quân đội Pháp tại Điện Biên Phủ năm 1954 đã chấm dứt chế độ thuộc địa trong khu vực.
    "Ông tiếp tục giám sát cuộc tổng tiến công Tết Mậu Thân chống lại Mỹ năm 1968, và thường được cho là một trong những nhân tố khiến người Mỹ rút lui", hãng này viết.
    Trong khi đó, hãng thông tấn Mỹ AP cho hay Tướng Giáp nổi lên "là một lãnh đạo của đội quân áo vải, gồm những du kích quân đi dép xăng đan làm từ lốp xe, kéo từng cỗ pháo qua những ngọn núi để bao vây và tiêu diệt quân đội Pháp ở Điện Biên Phủ năm 1954". Chiến thắng đó, vốn vẫn đang được giảng dạy trong các trường quân sự, không chỉ đưa Việt Nam đến độc lập mà còn đẩy nhanh sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân ở Đông Dương và xa hơn thế nữa, AP viết.
    "Sau Hồ Chí Minh, ông là nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử Việt Nam thế kỷ 20", hãng tin Bloomberg dẫn lời Stanley Karnow, một tác giả từng được giải Pulitzer, viết về chiến tranh Việt Nam, hồi năm 2008. "Ông là một vị tướng tự học, và chìa khóa của tài chỉ huy quân sự của ông là chiến lược kiên trì bền bỉ tuyệt đối", Stanley cho biết.
    Bản điện tử của Nhân dân Nhật Báo, Tân Hoa Xã và các báo Trung Quốc cũng đưa tin vị tướng lãnh đạo cuộc chiến chống Pháp và chống Mỹ của Việt Nam qua đời. Tân Hoa Xã ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp là vị anh hùng, là một huyền thoại ở Việt Nam, là người sáng lập ra quân đội nhân dân Việt Nam, đánh bại hai cường quốc quân sự trên thế giới. "Ông được người dân Việt Nam tôn kính, chỉ sau Chủ tịch Hồ Chí Minh", hãng thông tấn Trung Quốc đánh giá.
    Tổng tư lệnh tối cao Quân đội nhân dân Việt Nam Võ Nguyên Giáp qua đời lúc 18h09 chiều nay tại Viện quân y 108 ở Hà Nội khi ông vừa qua tuổi 103. Thi hài của ông được chuyển từ khu chăm sóc đặc biệt đến nhà lạnh trong sự nghiêm cẩn của những người lính bồng súng.
    Sinh ngày 25/8/1911 tại huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), Đại tướng Võ Nguyên Giáp, từ một thầy giáo dạy sử đã trở thành "người anh cả" của lực lượng vũ trang Việt Nam, là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao của Quân đội nhân dân Việt Nam.
    Trọng Giáp


  8. warren

    warren Super Moderator Thành viên ban quản trị

    Tham gia ngày:
    17/03/2007
    Đã được thích:
    1.637
    F319 set đính topic này 3 ngày quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp
  9. sinh_vien_91

    sinh_vien_91 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/02/2012
    Đã được thích:
    299
    Một bài viết của nhà báo Nguyễn Đình Ấm :
    Nếu tôi là gia đình đại tướng Võ Nguyên Giáp
    Nhà báo Nguyễn Đình Ấm

    Lời Bà Đầm xòe: Nghĩa tử là nghĩ tận, vì vậy những bài liên quan đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chủ blog sẽ xóa tất cả commet. Mong bạn dọc thông cảm. BĐX

    ****

    Tối qua (4/10/2013) trên mạng tràn lan tin tướng VNG từ trần, thọ 103 tuổi. Mặcdù kính trọng đại tướng nhưng tôi cũng không buồn vì ông đã sống thọ, hơn nữa ở cái tuổi 103 ông đã rất yếu, không còn tỉnh táo nữa. Một con người tồn tại chỉ có ý nghĩa khi tinh thần còn minh mẫn, nhận biết được thế giới xung quanh, có tác động gì đó có ích cho cuộc sống, gia đình, xã hội. Tướng Giáp đã hoàn thành vẻ vang xứ mạng một công dân với gia đình, đất nước, dân tộc, được nhân dân kính trọng, biết ơn…Thế là đủ.

    Nay đến việc nên tổ chức tang lễ cho đại tướng như thế nào?

    Tổ chức tang lễ là tỏ lòng thương tiếc, kính trọng với người đã khuất đồng thời nhắc nhở người đang sống phải sống như thế nào để sau này chết đi để lại sự lưu luyến cho thế hệ sau. Nếu xét theo ý nghĩa ấy thì đám tang tướng Giáp không cần tổ chức hình thức, rùm beng vì nó ngược lại với đức tính giản dị, thương dân của tướng Giáp khi còn sống. Vả lại, người sống có kính trọng, lưu luyến đại tướng hay không là ở chỗ ông đã sống như thế nào, đã làm những gì tốt cho gia đình, xã hội, nhân dân, đất nước, có làm gì hại nước, mọt dân, đã cầm tù, đày đọa ai oan sai…hay không chứ không phải làm đám tang to hay nhỏ. Nếu tôi là gia đình tướng Giáp thì tôi sẽ tự chủ trì tổ chức lấy đám tang của người quá cố.
    Nhân dân, bạn bè gần, xa ai thương, quý tướng Giáp sẽ đến cùng lo toan, tiễn biệt tướng Giáp với gia đình. Đám tang chỉ thuần túy thể hiện tình cảm của người sống đối với người đã chết. Nếu là tôi, tôi sẽ không tạo cơ hội cho bất kỳ người nào khi tướng Giáp còn sống thì không tôn trọng nay ông qua đời lại mang tiền bạc không phải của mình tổ chức rùm beng, lãng phí, phát biểu huyên thuyên để đánh bóng tên tuổi, lừa bà con thiếu thông tin về mình đối xử với tướng Giáp khi còn sống. Ông đã từng không được nhắc đến một cách xứng đáng sau chiến tranh, được phân công làm nhiệm vụ “kế hoạch hóa gia đình”, ý kiến của ông về việc phá bỏ hội trường Ba Đình, bô-xít Tây nguyên…không được hồi âm. Ngay cả dòng chữ trên vòng hoa viếng tướng Trần Độ của ông cũng không được tùy ý…Nay ông mất đi lại tỏ lòng “vô cùng thương tiếc” ư?

    Thời gian gần đây chứng kiến khi ông đã rất mệt, yếu nhưng thỉnh thoảng lại có những người liên quan đến việc không tôn trọng ông đến chúc tụng, quấy rầy ra vẻ quý trọng đại tướng làm người ta buồn nôn với sự giả dối. Những lần ấy tôi thầm trách gia đình đại tướng quá dễ dãi…

    Tôi quan niệm rằng sự kính trọng, yêu quý ai là chủ yếu thể hiện khi người đó còn sống. Khi người còn sống vợ, con, cháu chắt, người thân, đồng nghiệp…có kính trọng, vâng lời, chăm sóc chu đáo, hết mình về tinh thần vật chất…cho bề trên hay không. Ngược lại, khi người ta còn sống thì đối xử tàn tệ nhưng khi đã chết mới làm đám tang rùm beng là phô trương, giả dối lừa người đương thời về đạo đức. Tôi đã chứng kiến không ít người, gia đình bị thiên hạ phỉ nhổ thậm tệ do khi còn sống đối xử với bề trên không ra gì, bất nhân, bất nghĩa nhưng khi người ta chết thì tổ chức linh đình, thông báo đi khắp nơi để nhiều người đến dự thu tiền viếng, trong khi làm lễ tang gào khóc thảm thiết…để lừa thiên hạ.
    Tôi có người mẹ mất năm bà 90 tuổi. Khi cụ ra đi, tôi không than khóc, không thông báo cho bạn bè, ai biết thì đến. Tôi tổ chức đám tang cho mẹ giản dị, không cầu kỳ, loại bỏ những nghi thức rườm già phô trương tốn kém. Tôi không bổ bán cho người thân nghĩa vụ đóng góp cho đám tang mà tùy ai có gì dâng cúng. Tôi cũng không nhờ chính quyền tổ chức hộ đám tang mà tự gia đình, họ hàng, bạn bè thân thiết lo toan lấy…

    Tôi không ân hận gì về cái chết của mẹ tôi vì khi cụ còn sống tôi hết mình chăm sóc, lo toan cho bà. Tôi ăn ở với dân làng, mọi người ở cơ quan hết tình, hết nghĩa, sống trung thực không làm việc gì sai trái, hèn hạ, thất đức, hại nước, mọt dân, không hưởng cái gì khi mình không có mồ hôi ở đó để người đời chê trách, khinh miệt. Tôi cho đó là mình đã làm trọn hiếu nghĩa với bề trên, dòng họ.

    Xin gửi lời chia buồn với gia đình, xin thắp nén hương tiễn biệt đại tướng.

    NĐA
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Những dấu mốc quan trọng trong đời binh nghiệp của Đại tướng Võ Nguyên Giáp


    Với những chiến thắng lẫy lừng, "không tưởng" của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong 2 cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã được ví như "Napoleon của Việt Nam", "Tướng huyền thoại" hay "Anh hùng Châu Á".


    >Trần Đăng Khoa viết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp / Cận cảnh ngôi nhà của Đại tướng Võ Nguyên Giáp / Chuyện ít biết về Đại tướng Võ Nguyên Giáp
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp - "Napoleon của Việt Nam"
    Trong số ra ngày 9.2.1968, Tạp chí Time của Mỹ đã đăng bài viết dài, kèm theo bức ảnh vẽ trang bìa chân dung Đại tướng Võ Nguyên Giápcùng bài viết với tít lớn nổi bật, nguyên văn tiếng Anh North VietNam: The Red Napoleon, tác giả bài viết đã dành một lượng lớn thông tin nói về Đại tướng Võ Nguyên Giáp - học trò xuất sắc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà quân sự kiệt xuất kèm theo câu nói nổi tiếng của ông những năm chiến tranh: "Skike to win, Skike Only when Success is Certain, if it is not, then dont' strike". (Tạm dịch: Đánh là thắng, chỉ đánh khi chắc thắng, nếu không thắng thì không đánh).
    Bắt đầu từ tháng 7.1965, Tổng thống Mỹ L. Johnson đã tuyên bố tăng thêm viện trợ cho lực lượng nguỵ quyền Sài Gòn và chỉ trong 4 tháng, Mỹ đã gửi hơn 100.000 quân đến miền Nam. Cũng từ đây, cuộc chiến tranh ngày càng trở nên căng thẳng và khốc liệt, phía Việt Nam đã áp dụng nhiều chiến thuật mới, đặc biệt là đường lối chiến tranh du kích, trường kỳ.
    Năm 1959, được sự đồng ý của Bộ Chính trị, Bộ Quốc phòng đã quyết định thành lập Đoàn 559- mở đường mòn dọc dãy Trường Sơn tiếp viện chiến trường miền Nam và cũng nhờ tuyến đường này mà phong trào chiến tranh du kích ở miền Nam phát triển mạnh mẽ, sau 4 năm Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam VNra đời. Sau chiến dịch Tết Mậu Thân -1968, chiến dịch Đường 9-Nam Lào, chiến dịch Trị-Thiên, Tây Nguyên rồi chiến dịch Mùa xuân đại thắng.
    [​IMG]

    Đại tướng Võ Nguyên Giáp - người anh cả của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam.
    Với tài thao lược uyên bác, mùa xuân năm 1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã phê duyệt đề xuất lấy Nam Tây Nguyên làm hướng tấn công chiến lược, "điểm huyệt" vào hệ thống phòng ngự của quân đội Sài Gòn tại Buôn Ma Thuột, sau đó gấp rút giải phóng Đà Nẵng và chính Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã đề xuất mở chiến dịch Hồ Chí Minh, trong đó cử Đại tướng Văn Tiến Dũng là tư lệnh chỉ huy 5 cánh quân, với sức mạnh của 20 sư đoàn đồng loạt tiến về giải phóng Sài Gòn.
    Mệnh lệnh nổi tiếng nhất của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là "Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa; tranh thủ từng phút, từng giờ, xốc tới mặt trận giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước".
    Võ Nguyên Giáp - vị anh hùng Châu Á
    Kỷ niệm 60 năm ngày phát hành số đầu tiên, tờ Time Asia (Thời báo Châu Á) số đặc biệt giới thiệu danh sách các "anh hùng Châu Á", gồm các chính khách, nhân vật có ảnh hưởng lớn đến cục diện khu vực trong những năm nửa cuối của thế kỷ XX. Trong số những nhân vật được Time Asia giới thiệu có Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
    Theo Time Asia thì Võ Nguyên Giáp là vị tướng tài ba, người lính số 1 của dân tộc Việt Nam, ông đã từng lãnh đạo quân đội Việt Nam làm nên nhiều chiến thắng lẫy lừng, trong đó có cuộc kháng chiến trường kỳ 9 năm bằng Chiến dịch Điện Biên Phủ lịch sử dài 57 ngày đêm, đập tan đội quân đế quốc hùng mạnh, tuyên cáo chấm dứt sự tồn tại của chủ nghĩa đế quốc và tiếp theo là cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước kéo dài 16 năm và kết thúc bằng Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, thống nhất vẹn toàn lãnh thổ Việt Nam sau nhiều thập kỷ bị chia cắt.
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp dưới góc nhìn của dư luận Mỹ
    Bách khoa toàn thư quân sự Bộ Quốc phòng Mỹ, xuất bản năm 1993 viết: "Tài thao lược của tướng Giáp về chiến lược, chiến thuật và hậu cần được kết hợp nhuần nhuyễn với chính trị và ngoại giao... Sức mạnh hơn hẳn về kinh tế, tính ưu việt về công nghệ cùng với sức mạnh áp đảo về quân sự và hỏa lực khổng lồ của các quốc gia phương Tây đã phải khuất phục trước tài thao lược của một vị tướng từng một thời là thầy giáo dạy sử".
    Trong tác phẩm "Chiến thắng bằng mọi giá, Đại tướng Võ Nguyên Giáp - thiên tài của Việt Nam", nhà sử học quân sự Mỹ Cecil Curay nhận xét: "Trong suốt thời gian đó, ông không chỉ trở thành một huyền thoại, mà còn trở thành một thiên tài quân sự lớn nhất của thế kỷ XX và làmột trong những thiên tài quân sự lớn nhất của tất cả các thời đại...
    [​IMG]


    Tướng Giáp - vị tướng duy nhất trong lịch sử hiện đại- tiến hành chiến đấu chống kẻ thù từ thế vô cùng yếu, thiếu trang bị, thiếu nguồn tài chính, dù mới đầu trong tay chưa có quân, vậy mà vẫn liên tiếp đánh bại đế quốc Nhật, thực dân Pháp (một đế chế thực dân số 2) và quân đội Mỹ (một trong hai siêu cường thế giới)... Ông Giáp là chuyên gia hiện hữu vĩ đại nhất về chiến tranh nhân dân..., là một vị tướng hậu cần vĩ đại của mọi thời đại".
    Nếu như tiêu chí chọn tướng của Hồ Chủ tịch là "Đánh thắng đại tướng được phong đại tướng" thì suốt cuộc đời mình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã lần lượt đọ sức và đánh thắng tới 4 đại tướng của Pháp và 6 của Mỹ, chưa kể đến nhiều viên đại tướng của chính quyền Việt Nam Cộng hoà.
    Người Mỹ khi nhắc đến ông vẫn thường gọi là "Đại tướng 5 sao". William Westmoreland - cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ -gọi ông là "Tướng Giáp huyền thoại" (Legendary Giap)... Trong Bách khoa toàn thư của Mỹ và của nhiều nước, tên và hình ảnh của ông được ghi lại như là một trong những vĩ nhân quân sự hiển hách nhất.


    Theo kenh14.vn[​IMG]
    Đồng bộ nội dung với bài gốc
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này