Thành kính tiếc thương Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Thiên tài quân sự lớn nhất thế kỷ 20

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 05/10/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2842 người đang online, trong đó có 38 thành viên. 03:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 88022 lượt đọc và 1042 bài trả lời
  1. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Chú ý tên người phải viết hoa theo đúng ngữ pháp Việt Nam, cháu nhé ! [};-
  2. namsieunhan1988

    namsieunhan1988 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2011
    Đã được thích:
    798
    vâng chú
  3. chuotnhat1884

    chuotnhat1884 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/06/2013
    Đã được thích:
    1
    Đúng rồi bác, em cũng không thích đối như thế, chỉ có thể nói bác Hồ là người thầy vĩ đại của bác Đồng và Bác Giẩp còn VTD thì đúng như bác nói, thêm vào đó là những kẻ tranh công đoạt vị đấu đá như LD,LDT..nhưng lịch sử sẽ sáng theo thời gian và nhân dân không bao giờ thờ sai người. Người sẽ sánh với các bậc vĩ nhân giống đức thánh Trần.
  4. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Đảo chữ nhà văn lại thành văn nhân để chữ văn đối với võ thì hay hơn , như sau :

    Trăm võ tướng kêu Người Đại Tướng
    Ngàn văn nhân gọi Bác Anh Văn

    Nhưng như thế này thì lại xuất hiện vấn đề mới rồi... Lối chơi chữ khá hay của bạn đã bị tôi làm hỏng !

    Ngẫm nghĩ lại thấy câu của bạn hay hơn câu đề xuất của tôi ! [};-
  5. thoivit

    thoivit Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2007
    Đã được thích:
    377
    Bạn nói sai quá. Dân thờ là thờ người có công giải phóng dân tộc khỏi ách nô lệ hàng trăm năm. Còn phát triểu & giữ gìn đc hay ko là do hậu thế tài đức thế nào? VN sẽ phải có những tướng Giáp trên mặt trận kinh tế. Thời nào cũng cần vĩ nhân. Đủ đức đủ tài đủ uy thu phục lòng người thì thời đấy mới hưng thịnh đc. Có phải cứ ngả theo tư bản là sẽ thịnh vượng. Bạn nhìn Trung Quốc xem. Về lý thuyết họ tuyên bố độc lập sau VN và vẫn là 1 nc XHCN nhưng nay đã là số 2 TG. Vì họ có những vĩ nhân làm kinh tế như Đặng Tiểu Bình. Họ tìm đc cách đi riêng, độc đáo nên họ đã thịnh vượng như ngày nay. Còn VN ko có những vi nhân như vậy. Kể cả VN nếu để nguyên tình trạng 2miền Nam Bắc giống Triều Tiên thì Miền Nam cũng ko thể nào trở thành 1 Hàn Quốc như bây giờ đc. Mà thành 1 mớ hỗn độn như Hy Lạp hoặc Mexico thôi. Hoặc như nc Đức luôn là kẻ bại trận trong cả 2 Thế chiến 1 & 2. Đất nc hoang tàn sau chiến tranh vậy mà chỉ cần thời gian ko lâu khoảng 1 thập kỷ họ lại đàng hoàng trở lại thành cường quốc ktế. :((
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Biển người đổ về Nhà tang lễ Quốc gia

    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20131012/bien-nguoi-do-ve-nha-tang-le-quoc-gia.aspx
    12/10/2013 19:45
    (TNO) Hàng vạn người dân đã đổ về Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội) trong chiều nay, 12.10, để viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

    Chuyên đề: Đại tướng Võ Nguyên Giáp

    Video: Tình cảm người dân với Đại Tướng (VTV)
    [​IMG]
    Hàng vạn người từ mọi nẻo đường xếp hàng vào Nhà tang lễ Quốc gia viếng Đại tướng
    [​IMG]
    Phố Hàng Chuối cũng một biển người
    Từ 15 giờ chiều 12.10, bất chấp cái nắng gay gắt, dòng người xếp hàng dự lễ viếng Đại tướng càng ngày càng dài.
    Ghi nhận của Thanh Niên Online cho thấy, hầu khắp các tuyến đường như phố Hàn Thuyên, Tăng Bạt Hổ, Phạm Đình Hổ, Lê Thánh Tông, Tăng Bạt Hổ… đều phủ kín người dân đi lễ tang Đại tướng. Hàng vạn người xếp thành 2, 3 hàng kéo dài đến 4-5 km trên phố, có lúc phải đứng yên tại chỗ.
    Nhiều người xếp hàng trong thời gian 5-6 giờ đồng hồ liên tục đã mệt mỏi nhưng vẫn nhẫn nại, kiên trì đứng trong dòng người để được vào trong nhà tang lễ, cúi đầu thành kính trước linh cữu của Đại tướng. Trong dòng người viếng Đại tướng ngày hôm nay, có rất nhiều du khách nước ngoài tìm đến dự lễ viếng Đại tướng.
    * Khoảng 7 giờ 25 phút sáng 12.10, khi lễ viếng Đại tướng chính thức bắt đầu ở bên trong Nhà tang lễ Quốc gia, thì ở ngoài nhà tang lễ, nước mắt tiếc thương Đại tướng đã tuôn rơi...

    [​IMG]
    Cô Lê Thị Kim Loan rơi nước mắt khi đọc bài thơ mừng thọ Đại tướng ở tuổi 103
    [​IMG]
    Cụ bà Trần Thị Luân (83 tuổi, ở phố Nguyễn Lương Bằng, Hà Nội) đi bộ từ nhà ở phố Nguyễn Lương Bằng đến số 5 Trần Thánh Tông dự lễ viếng Đại tướng
    Năm ngày gia đình Đại tướng mở cửa cho người dân cả nước đổ về căn nhà số 30 phố Hoàng Diệu, Hà Nội viếng Đại tướng dường như chưa đủ. Theo kế hoạch, lễ viếng Đại tướng ở Nhà tang lễ Quốc gia cho người dân sẽ bắt đầu từ 15 giờ chiều 12.10. Thế nhưng, có mặt tại phố Trần Thánh Tông từ lúc sáng sớm mới biết người dân thương tiếc Đại tướng đến nhường nào.
    Không quản đường xa, ông Nguyễn Bá Đệ (71 tuổi, quê ở H.Đông Hưng, Thái Bình) cùng cháu đi xe máy từ 12 giờ đêm, xuống đến Hà Nội lúc 4 giờ sáng.
    “Ngay từ khi biết lịch trình lễ viếng Đại tướng tôi đã sốt sắng, không vào cúi đầu viếng trước linh cữu của bác Giáp lòng tôi cũng chẳng yên", ông Đệ chia sẻ.
    Những năm tháng kháng chiến chống Mỹ, ông Đệ đã tham gia chiến đấu ở Đại đội cứu thương thuộc Tư lệnh 559 và may mắn được một lần gặp Đại tướng.
    Là một cựu chiến binh vào sinh ra tử, từng lái xe ứng cứu tuyến lửa khu IV năm 1966 nhưng ông Nguyễn Văn Cầm (73 tuổi, quê Hoàng Xuyên, H.Hoàng Hóa, Thanh Hóa) không ngăn nổi dòng nước mắt trong thời khắc cả nước đang tiễn đưa Đại tướng.
    Từ 5 giờ sáng nay, một mình ông Cầm đạp xe từ P.Giát Bát, Q.Hoàng Mai lên số 5 phố Trần Thánh Tông và may mắn có mặt trong khuôn viên vườn hoa Pasteur.
    “Mong muốn lớn nhất của tôi là bắt xe vào Quảng Bình để được thắp nén nhang trong lễ an táng ở mảnh đất sinh ra Đại tướng nhưng bây giờ tuổi già sức yếu làm sao có thể đi được nữa”, ông Cầm cứ ngậm ngùi.
    Đến từ rất sớm, cô Lê Thị Kim Loan (56 tuổi, ở Hà Đông) mang theo một tập thơ viết tay cùng bức hình chụp với Đại tướng. Cô Loan rất hay làm thơ về Đại tướng.
    Trong lúc người dân chờ đợi vào viếng Đại tướng, vườn hoa Pasteur đã chứng kiến biết bao giọt nước mắt thương tiếc của người dân rơi xuống. Họ tiếp tục chuyền tay nhau những tập thơ, những bức hình và những kỷ vật về Đại tướng rồi rưng rưng xúc động, đôi mắt đỏ hoe.

    Chiều 12.10, ông Lê Trường Giang, người phát ngôn Vietnam Airlines, cho biết hãng này đã chuẩn bị các kịch bản dự phòng cho hành trình vận chuyển linh cữu Đại tướng về an táng ở quê.
    Theo ông Giang, khi có các điều kiện bất thường, như điều kiện thời tiết đặc biệt, mưa lớn, ảnh hưởng của bão... máy bay sẽ hạ cánh dự phòng tại hai sân bay khác là Vinh và Huế. Thời gian và hành trình vận chuyển linh cữu sẽ vẫn giữ nguyên như dự kiến ban đầu. (Mai Hà)
    Bài, ảnh: Nguyễn Tuấn
  7. dragonf1368

    dragonf1368 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/10/2011
    Đã được thích:
    48
    Nếu không có bác Hồ, bác Giáp, Việt Nam giờ nếu không làm tay sai cho Pháp hay Mỹ thì cũng chỉ làm tay sai cho bọn Tàu mà thôi."Người Mỹ đến Việt Nam không vì quyền lợi người Việt Nam mà vì quyền lợi người Mỹ. Nền dân chủ mà người Mỹ tán dương khi can thiệp vào Việt Nam là nền dân chủ được định nghĩa trong quyền lợi của Mỹ, một thứ phó sản được dùng làm bình phong để thực hiện chính sách chia để trị, thiết lập đạo quân thứ năm, khuyến khích tình trạng vô chính phủ, nội loạn… để dễ bề khuynh loát và khi cần thiết để thực hiện các cuộc đảo chính và ám sát lãnh tụ quốc gia bằng bàn tay của các tay sai bản xứ. Chính sách viện trợ hoàn toàn có tính cách tiêu thụ đã được sử dụng như lưỡi gươm Damoclès... chỉ nhằm mục đích làm tê liệt ý chí đề kháng và nô lệ hóa…" trích lời của chính Nguyễn Văn Ngân - nguyên trợ lý đặc biệt của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Nguyễn Văn Thiệu.



  8. haleclub

    haleclub Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/05/2009
    Đã được thích:
    26
    Giữa khuya người Sài Gòn vẫn đi viếng Đại tướng

    Mặc dù đã 23h đêm, nhưng từng dòng người vẫn tiếp nối vào hội trường dinh Thống Nhất để viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

    [​IMG]
    Số lượng các đoàn khách, người dân TP.HCM đến viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại dinh Thống Nhất đến 23h đêm ngày 12/10 đã lên đến 80.000 người, tương đương hơn 773 đoàn khách. Trong ảnh: Cả gia đình cùng đi viếng tướng Giáp khi trời đã về khuya.

    [​IMG]

    [​IMG]

    Tại cổng dinh Thống Nhất, từng nhóm người vẫn lần lượt xếp hàng vào viếng. Ban tổ chức lễ viếng cho biết vẫn chưa có kế hoạch ngừng tiếp khách.

    [​IMG]
    Một vị khách nước ngoài đến viếng Đại tướng lúc 22h45.

    [​IMG]
    Trong phòng ghi sổ tang vẫn còn nhiều người chờ tới lượt.

    [​IMG]
    Khách vẫn tiếp tục tiến vào hội trường dù ngoài trời đã tối đen.
  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    'Anh Văn là Đại tướng nhưng sống rất bình dân'

    12/10/2013 17:20
    (TNO) “Anh Văn là Đại tướng nhưng trong cuộc sống không phân biệt cấp trên dưới, sống gần gũi và rất bình dân. Khi anh ra đi, tôi quyết tâm phải đến tận nơi tiễn biệt lần cuối”, ông Nguyễn Vĩnh Triệu, 84 tuổi, người có thời gian làm bảo vệ trực tiếp Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nói.

    Chuyên đề: Đại tướng Võ Nguyên Giáp


    [​IMG]


    Ông Triệu được sinh viên tình nguyện dìu vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Ảnh: P.Hậu
    Trong dòng người xếp hàng vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội) hôm nay, ông Nguyễn Vĩnh Triệu dù có người thân đi kèm nhưng liên tục cần đến trợ giúp từ sinh viên tình nguyện.
    Sáng nay, ông Triệu được cháu trai đón taxi đi từ xã Tả Thanh Oai, H.Thanh Trì lên đứng trước nhà tang lễ từ 5 giờ sáng.
    Chân đã yếu cộng thêm với tình cảm xúc động, ông Triệu dò dẫm từng bước chân qua linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giác mà khóe mắt đỏ hoe, nhòa lệ.
    Ông Triệu từ có thời gian làm bảo vệ trực tiếp cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ ngày ở ATK Định Hóa (Thái Nguyên) cho đến khi tiếp quản Thủ đô được vài năm thì chuyển qua công tác tại Văn phòng Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng.
    Ông Triệu kể lại, vào bộ đội năm 1947 thì đến năm 1948 được lên chiến khu vinh dự nhận nhiệm vụ bảo vệ an toàn cho Đại tướng.
    Những năm tháng ở rừng vô cùng gian nan vất vả. Để đảm bảo an toàn, ông Triệu cùng đồng đội phải dựng lán trại trong rừng. Nhưng cứ ở khoảng 2-3 tháng lại phải chuyển tiếp đi nơi khác vì sợ địch phát hiện cho máy bay đến thả bom.
    Cũng như anh em, Đại tướng cũng lấy lá cây làm chiếu, dùng vỏ cây ngâm xuống suối rồi giũ lên thành chăn, ăn cũng chỉ cháo với măng rừng.
    Biết ông Triệu và nhiều anh em mới từ Hà Nội lên chưa quen sống khổ. Mỗi lần rảnh rỗi, Đại tướng thường hỏi thăm tình hình quê nhà và trò chuyện.
    “Tôi nhớ có lần, ông nói đất nước chúng ta bị giặc ngoại xâm chiếm đóng, mất đất, anh em mình phải bỏ đồng bằng lên rừng núi, cái ăn cái mặc đều thiếu, cuộc sống còn nhiều gian khổ lắm. Nhưng đã là thanh niên thì phải cùng nhau cố gắng, đoàn kết đánh giặc, giải phóng quê hương. Chúng tôi nghe mà thấm thía từng lời”, ông Triệu nhớ lại.
    Hình ảnh Đại tướng trong tâm trí ông Triệu và anh em bảo vệ là con người cần mẫn, tận tụy trong công việc. Ông làm việc không ngừng nghỉ, chỉ cho mục tiêu duy nhất, đánh giặc giành độc lập, tự do cho nhân dân.
    Có thời điểm ông Triệu chứng kiến, Đại tướng chỉ ngủ vài tiễng mỗi ngày. Thời gian ông dành cho vợ con gần như không có. Khi về Hà Nội cũng thế, Đại tướng làm việc miệt mài...
    Khi chuyển công tác, ông Triệu không có nhiều cơ hội gặp gỡ Đại tướng. Khi cả hai “không còn làm việc nhà nước” nhưng mỗi năm một lần có gặp nhau trong ngày truyền thống Văn phòng Bộ Tổng tham mưu.
    “Anh em bao năm gắn bó, nghe tin anh Văn qua đời, tôi bàng hoàng sửng sốt. 3 lần ra nhà riêng mà đành lòng ra về, không đủ sức đứng xếp hàng. Ra tiễn Đại tướng về với đất mẹ thế này, tôi thấy lòng mình thanh thản, không còn mong muốn gì hơn”, ông Triệu nói.
    P.Hậu
  10. haleclub

    haleclub Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/05/2009
    Đã được thích:
    26
    Đêm cuối viếng Đại tướng: Người dân xếp hàng dài gần 4 km

    Theo ghi nhận của PV Thanh Niên Online, mặc dù đã hơn 23 giờ ngày 12.10 nhưng dòng người xếp hàng ở Nhà tang lễ Quốc gia (số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội) vẫn kéo dài 3-4 km để chờ vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

    [​IMG]
    Dòng người vẫn tiến về nhà tang lễ

    Ở khu vực giáp ranh cây xăng Trần Hưng Đạo, phố Tăng Bạt Hổ bắc qua Hàn Thuyên, người dân vẫn xếp hàng.

    Dọc theo phố Tăng Bạt Hổ, hai hàng người nhích từng bước tiến về phía nhà tang lễ. Còn ở hướng đường Trần Khánh Dư - Nguyễn Huy Tự rẽ sang Lê Thánh Tông, hàng vạn người dân, từ trẻ nhỏ đến người già vẫn kiên nhẫn chờ nhập đoàn vào viếng Đại tướng. Tại phố Lò Đúc, hàng nghìn người đứng chật kín đường.

    Một cảnh sát giao thông cho hay dòng người đi viếng ngày càng đông, đến từ nhiều hướng và không có dấu hiệu dứt. Tuy nhiên, dù đông nhưng dòng người vẫn xếp hàng khá trật tự và tuân theo sự chỉ dẫn của lực lượng hướng dẫn.

    Trước dòng người xếp hàng chờ viếng không dứt, Ban tổ chức Lễ tang ra thông báo sẽ đóng cửa nhà tang lễ vào lúc 0 giờ ngày 13.10 để có thời gian chuẩn bị cho lễ truy điệu Đại tướng vào sáng 13.10 được tốt nhất.

    Một số hình ảnh người đi viếng khuya 12.10:

    [​IMG]
    Mặc dù khuya, nhiều người vẫn xếp hàng vào viếng Đại tướng

    [​IMG]
    Trời đã khuya nhưng cụ bà này vẫn đòi con cháu đưa tới viếng Đại tướng

    [​IMG]
    Người dân xếp hàng khá trật tự

    [​IMG]
    Những ngày này lực lượng thanh niên làm việc khá vất vả
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này