Thành kính tiếc thương Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Thiên tài quân sự lớn nhất thế kỷ 20

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 05/10/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
2842 người đang online, trong đó có 38 thành viên. 03:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 88022 lượt đọc và 1042 bài trả lời
  1. haleclub

    haleclub Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/05/2009
    Đã được thích:
    26
    2 người cuối cùng vào viếng là Nguyễn Ngọc Đỉnh và Nguyễn Thị Mai, 2 vợ chồng đến từ Quận 1, TP.HCM. Họ đáp chuyến bay 12h trưa nay, 12/10, ra tới Hà Nội lúc 14h và đến nhà Nhà tang lễ lúc 16h. Tới 23h30, họ tới lượt vào viếng nhưng buổi lễ đã khép lại. Họ vẫn xin được đặc cách vào viếng và được chấp thuận.

    12h, ở ngoài còn khá nhiều chưa được viếng và họ đành vái vọng từ xa.

    Ngày Quốc tang đầu tiên đã khép lại trước nửa đêm.
    [​IMG]
    2 người cuối cùng vào viếng Đại tướng rời khỏi Nhà Tang lễ lúc 11h50 ngày 12/10.
    [​IMG]

    Các ngả đường đã được chặn lại. Không còn người được nối thêm vào đoàn nữa. Người cuối cùng trong đoàn cũng đã bước từ Hàng Chuối sang Nguyễn Công Trứ. Ngày viếng Đại tướng sắp khép lại.


    Đoàn người lặng lẽ trong sân nhà tang lễ.
    [​IMG]

    [​IMG]
  2. haribo.de

    haribo.de Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/04/2011
    Đã được thích:
    89
    Mạo muội chút ! ace thứ lỗi nhé
    Tại sao các anh chị cứ phải xoay quanh từ "Áo" trong câu đối về bóng rất tối nghĩa. Mình nghĩ kết bằng " ..vẹn(vẫn) Nguyên Giáp trận" sẽ có ý nghĩa sâu hơn, tuy nhiên theo vậy thì vế trên phải đổi "...dũng Chí Minh anh"
  3. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Người Pháp tưởng niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp


    [​IMG]
    "Tướng Giáp có thể sẽ vui khi những giá trị mà ông đã dành cả đời để đấu tranh bảo vệ sẽ tiếp tục lan truyền rộng khắp".




  4. longduong

    longduong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/03/2010
    Đã được thích:
    662
    người ta giúp tui gần hết đâu có dám nhận làm tác giả bác Hoa sim ui
  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Trong chủ đề này, nhiều tài liệu các bạn đưa lên rất có giá trị lịch sử trong việc tôn vinh vai trò quyết định của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp trong chiến dịch Điện Biên Phủ.
    Tuy nhiên , nếu không nhắc đến các trận khác như chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950 , chiến dịch Hồ Chí Minh 1975 mà trận mở màn là Buôn Ma Thuột, chiến dịch giải phóng Trường Sa... mà Đại Tướng là người đề ra những quyết định sáng suốt nhất thì chúng ta chưa thấy hết tầm vĩ đại của Người.
    Về quần đảo Trường Sa, nếu Đại Tướng chỉ lo chỉ huy trong đất liền mà quên ngoài biển thì chúng ta đã mất trọn Trường Sa do Philippin, Đài Loan , Trung Quốc... thừa cơ phổng tay trên rồi !

    Xin giới thiệu tiếp đến các bạn loạt bài về các chiến dịch lịch sử trên, những chiến dịch mang đậm dấu ấn và tài thao lược, mưu trí, sáng tạo của Đại Tướng Võ Nguyên Giáp !

    Do các tài liệu thường khá dài nên HS chia thành nhiều phần để các bạn tiện theo dõi.
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Những chiến công lẫy lừng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp


    [​IMG] TGT (Tổng hợp) - Theo Trí Thức Trẻ
    12/10/2013 10:30 AM

    Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã từ trần vào hồi 18h ngày 4/10/2013. Người anh cả của Quân đội Nhân dân Việt Nam đã ra đi nhưng tên tuổi và những chiến công hiển hách của ông vẫn mãi khắc ghi trong lịch sử hào hùng của dân tộc.
    Là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao của Quân đội Nhân dân Việt Nam, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là chỉ huy chính trong Chiến tranh Đông Dương (1946–1954) và chiến tranh Việt Nam (1960–1975).
    Ông cũng trực tiếp và tham gia chỉ huy nhiều chiến dịch quan trọng như Chiến dịch Biên giới Thu Đông 1950, trận Điện Biên Phủ (1954), Chiến dịch Tết Mậu Thân (1968), Chiến dịch Xuân Hè năm 1972, Chiến dịch Hồ Chí Minh…

    Phần I
    Chiến dịch Biên giới Thu Đông năm 1950
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp là chỉ huy trưởng kiêm chính ủy mặt trận của chiến dịch này. Ông đã lãnh đạo 29.500 binh sĩ đánh bại 10 tiểu đoàn Âu Phi, 1 tiểu đoàn và 9 đại đội lính Việt của Pháp, phá hủy hoàn toàn vành đai đồn bốt Pháp thực hiện sau năm 1947 để bao vây Việt Bắc. Chiến dịch khai thông biên giới Việt-Trung (từ Cao Bằng đến Đình Lập), mở rộng địa bàn kiểm soát lên đến 4.000 km2 và 35 vạn dân.


    [​IMG]

    Trên đường đi chiến dịch Biên giới 1950, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp thăm Chủ tịch Hồ Chí Minh.
    Chiến dịch Biên Giới nối tiếp hàng loạt các nỗ lực thực hành đánh công kiên xung quanh Việt Bắc, từ Lào Cai,Yên Bái (đồn Phố Lu) cho đến Lạng Sơn, Quảng Ninh (các đồn An Châu, Phố Ràng...). Sau chiến dịch này, quân Việt Nam hoàn toàn thoát khỏi thế bao vây, thành lập nhóm cơ động gồm các đại đoàn mạnh, mở nhiều cuộc tiến công lớn xa căn cứ Việt Bắc, giành quyền chủ động từ tay quân Pháp.
    Đây là chiến dịch đầu tiên mà Quân Đội Nhân Dân Việt Nam chủ động tấn công, làm thay đổi cục diện chiến trường: bắt đầu giành quyền chủ động chiến lược trên chiến trường chính Bắc Bộ. Quân Pháp thất bại lớn cả về quân sự và chính trị, bị đẩy lùi vào thế phòng ngự bị động. Chiến dịch này có ý nghĩa bản lề quan trọng, là bước ngoặt của cuộc kháng chiến chống Pháp

  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Những chiến công lẫy lừng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

    Phần II

    Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954 lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu
    Đây cũng là chiến dịch đưa tên tuổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp nổi tiếng khắp năm châu, đánh dấu sự thành công của nghệ thuật chiến tranh du kích do ông áp dụng. Ông cũng chuyển phương án tác chiến từ “Đánh nhanh, thắng nhanh” sang “Chậm mà chắc” và đã thành công.


    [​IMG]





    Đại tướng Võ Nguyên Giáp báo cáo tình hình chiến dịch Điện Biên Phủ với Chủ tịch Hồ Chí Minh.
    Sau 56 ngày đêm chiến đấu cực kỳ anh dũng, chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ đã toàn thắng. Ta tiêu diệt và bắt sống 16.200 tên địch, bắn rơi và phá huỷ 62 máy bay, thu toàn bộ vũ khí, kho xăng, đạn dược, quân trang quân dụng. Tướng Đờ-cat-tơ-ri và toàn bộ tham mưu tập đoàn cứ điểm của địch bị bắt sống. Gần 1 vạn quân địch nhảy ra khỏi hầm xin hàng. Đêm đó ta tấn công bắt sống toàn bộ quân địch ở phân khu Nam.
    Chiến thắng Điện Biên Phủ kết thúc thắng lợi 9 năm kháng chiến chống Pháp xâm lược. “Đã được ghi vào lịch sử như một Bạch Đằng, Chi Lăng, Đống Đa ở thế kỷ 20 và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi, đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa của chủ nghĩa đế quốc” (cố Tổng Bí thư Lê Duẩn)..
  8. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Những chiến công lẫy lừng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

    Phần III

    Chiến dịch Hồ Chí Minh
    Chiến dịch Hồ Chí Minh, là chiến dịch cuối cùng của Quân đội Nhân dân Việt Nam trong Cuộc tổng tấn công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 và cũng là chiến dịch cuối cùng của cuộc Chiến tranh Việt Nam. Chiến thắng này đã chấm dứt hoàn toàn sự chia cắt hai miền Nam - Bắc Việt Nam sau 21 năm, đưa đến việc thống nhất xã hội, chế độ chính trị, dân cư và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam trên đất liền, vùng lãnh hải, vùng trời và một số hải đảo.
    Trong chiến dịch Hồ Chí Minh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong vai trò chỉ huy đã lựa chọn phương châm tránh chỗ mạnh, đánh chỗ yếu để tác chiến. Thay vì đánh thẳng vào “bộ não” của địch ở Sài Gòn, quân ta chọn Buôn Mê Thuột làm mục tiêu chủ yếu của chiến dịch. Mưu kế chiến lược của ông là bày ra một hình thế giàn trận chiến lược - bày binh bố trận nhằm ghìm địch ở hai đầu Nam Bắc chiến tuyến là Sài Gòn và Huế - Đà Nẵng để tạo thế phá vỡ Tây Nguyên.


    [​IMG]

    Quân ủy Trung ương đang theo dõi diễn biến Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975. Trong ảnh, từ trái sang phải là Đại tá Lê Hữu Đức (Cục trưởng Cục tác chiến), Thượng tướng Hoàng Văn Thái (Phó Tổng tham mưu), Thiếu tướng Vũ Xuân Chiêm (Phó chủ nhiệm Tổng cục Hậu cần), Thượng tướng Song Hào (Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị), Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Tổng tư lệnh, Bộ trưởng Quốc phòng, Bí thư Quân ủy Trung ương) và Trung tướng Lê Quang Đạo (Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị). - (Ảnh: Sách ảnh"Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp").
    Thắng lợi của chiến dịch Tây Nguyên là thắng lợi của mưu kế, của sự đấu mưu đấu trí, của tinh thần chiến đấu và dựa vào thế trận lòng dân. Từ chiến thắng Tây Nguyên đã tạo thế cho chiến dịch gối đầu Huế - Đà Nẵng được mở ra nhanh chóng giành được những thắng lợi liên tiếp. Ngay khi giải phóng Đà Nẵng, nắm bắt thời cơ, ngày 29/3/1975 Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương họp quyết định giải phóng miền Nam trước mùa mưa năm 1975.
    Đây là một quyết định rất sáng suốt, rất triệt để cách mạng theo tư tưởng quân sự Hồ Chí Minh là: đánh cho Mỹ cút đánh cho ngụy nhào. Nắm chắc thời cơ đó, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp đã ra lệnh cho các đơn vị đang đổ vào chiến trường: “Thần tốc, thần tốc hơn nữa. Táo bạo, táo bạo hơn nữa. Tranh thủ từng giờ từng phút xốc tới mặt trận giải phóng mền Nam. Quyết chiến và toàn thắng”.

  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Những trận chiến lịch sử lưu danh Đại tướng Võ Nguyên Giáp:
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp và cuộc giải phóng Trường Sa

    11/10/2013 15:15 (GMT + 7)


    TTO - Trong tác phẩm Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã dành riêng một chương “Giải phóng Trường Sa” để hồi tưởng sự kiện này.


    [​IMG]


    Đại tướng Võ Nguyên Giáp cùng tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên và chính ủy Đặng Tính thăm đường 20


    Dù không nằm trong kế hoạch chiến lược ban đầu của cuộc Tổng tiến công mùa xuân năm 1975, nhưng khi thời cơ đến, nhận định đúng tình hình, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Quân ủy trung ương đã kịp thời kiến nghị Bộ Chính trị cho phép tiến công giải phóng quần đảo Trường Sa, trước sự lăm le nhòm ngó của nước ngoài.

    “Điều đó cho thấy tầm nhìn chiến lược cao rộng của anh Văn - người mà lịch sử đã trao cho sứ mệnh làm tổng tư lệnh quân đội để bảo vệ vẹn toàn Tổ quốc với “tam sơn, tứ hải, nhất phần điền” mà cha ông để lại” - thiếu tướng, anh hùng Mai Năng - nguyên tư lệnh Binh chủng đặc công, người chỉ huy cuộc tiến công giải phóng Trường Sa tháng 4-1975, nói.
    “Nếu chậm, có thể quân nước ngoài chiếm trước”
    Trong tác phẩm Tổng hành dinh trong mùa xuân toàn thắng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã dành riêng một chương “Giải phóng Trường Sa” để hồi tưởng sự kiện này.
    Ông viết: “Ngay sau chiến thắng Buôn Ma Thuột, Quân ủy Trung ương kiến nghị với Bộ Chính trị Trung ương Đảng: Vừa chuẩn bị cho trận quyết chiến chiến lược cuối cùng, vừa tiến hành giải phóng các đảo và quần đảo quân ngụy đang chiếm giữ. Kiến nghị này đã được ghi vào Nghị quyết Bộ Chính trị ngày 25-3-1975”. Ông cho biết đây là “sự kiện đặc biệt đã diễn ra ngoài kế hoạch chiến lược ban đầu”.
    Ông Mai Năng, khi ấy đeo quân hàm thượng tá, chỉ huy Đoàn 126 đặc công nước huyền thoại, đang ém quân ở Hải Phòng chờ lệnh tiến về Sài Gòn, kể lại: “Phải nói rằng khi ấy trong tâm tưởng mỗi người lính và chỉ huy chúng tôi thì mục tiêu là được tham gia đoàn quân tiến về Sài Gòn, thực hiện nhiệm vụ thiêng liêng thống nhất đất nước.
    Cuối tháng 3-1975, tôi bất ngờ nhận được mật lệnh: lập tức chuyển quân vào Đà Nẵng, chọn lực lượng tinh nhuệ, chuẩn bị giải phóng quần đảo Trường Sa. Tôi tuyển lựa khoảng 250 chiến sĩ tinh nhuệ, sẵn sàng cho trận tiến công lịch sử ngoài biển khơi bao la. Sau này tôi mới biết chính anh Văn là người thay mặt Quân ủy trung ương kiến nghị Bộ Chính trị cho phép giải phóng Trường Sa và trực tiếp dặn dò, chỉ thị cặn kẽ các tình huống tác chiến trên biển…”.
    Ngày 9-4, khi Cục Quân báo phát hiện quân đội Sài Gòn bắt đầu rút quân khỏi các đảo, Quân ủy trung ương đã phát đi bức điện tối khẩn vào Quân khu 5, người nhận là Võ Chí Công, Chu Huy Mân và Hoàng Hữu Thái: "Các anh cho kiểm tra lại ngay và chỉ thị cho lực lượng ta hành động kịp thời theo phương án đã định. Nếu để chậm, có thể quân nước ngoài chiếm trước, vì hiện nay một số nước ngoài đang có ý đồ xâm chiếm".
    Ngày 13-4, Đại tướng Võ Nguyên Giáp điện cho tướng Chu Huy Mân dặn dò rất cụ thể: “Thời cơ cụ thể đánh chiếm là: a) Nếu địch đã rút toàn bộ hoặc rút đại bộ phận thì đánh chiếm ngay. Nếu quân nước ngoài đánh chiếm trước thì đánh chiếm lại; b) Nếu địch mới có triệu chứng rút hoặc bắt đầu rút thì theo dõi, kịp thời đánh chiếm khi địch rút đại bộ phận; c) Khi tình hình chung của địch nguy khốn, nhất là tình hình địch ở trọng điểm, thì đánh chiếm ngay. Hai thời cơ cụ thể trên do anh theo dõi và quyết định. Thời cơ cụ thể thứ ba tôi sẽ kịp thời báo anh khi xuất hiện".
    Tướng Mai Năng, nay là một cựu binh đã 84 tuổi, người từng tham gia cả hai cuộc kháng chiến, nói về vai trò của tướng Giáp: “Nếu chúng ta đến Trường Sa chậm một vài ngày, thậm chí chỉ chậm một vài giờ khi quân đội Sài Gòn đã rệu rã, choáng váng vì các tin tức thất trận trong đất liền, thì nước ngoài có thể thừa cơ mà chiếm lấy quần đảo Trường Sa thuộc chủ quyền của chúng ta. Trong giờ khắc lịch sử ấy, bộ óc thiên tài Võ Nguyên Giáp thật anh minh, sáng suốt nhận định tình hình và kịp thời đưa ra những chỉ đạo rất trúng”.
    Ra khơi…
    Tư tưởng mà những người tham gia cuộc tiến công giải phóng Trường Sa nhận được từ vị Đại tướng Tổng tư lệnh của họ là: Trên mặt trận biển Đông, hành động cũng phải "Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng".
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp viết về cuộc tiến công này như sau: “Nhận các chỉ thị, mệnh lệnh của Quân ủy và Bộ Tổng tư lệnh, anh Hoàng Hữu Thái ra lệnh cho các tàu hải quân ngụy trang giả dạng tàu đánh cá, xuất phát vào lúc trời chưa sáng.
    Bằng phương tiện nhỏ và ít, đối mặt với tàu chiến lớn của địch và đại dương mênh mông, quân ta đánh theo kiểu của mình: bí mật tiếp cận, nhanh chóng đổ bộ, bất ngờ đánh chiếm mục tiêu.
    Đúng 4g30 sáng 14-4, sau hơn 1 giờ tổ chức đổ bộ, ta nổ súng tiến công, nhanh chóng tiêu diệt và bắt sống toàn bộ quân địch, giải phóng đảo Song Tử Tây, kéo lá cờ Tổ quốc lên đỉnh cột cờ trên đảo. Tiếp đó, ngày 25-4, quân ta tiến công đánh chiếm đảo Sơn Ca.
    Ngày 27-4, ta giải phóng đảo Nam Yết và đảo Sinh Tồn. Ngày 28-4, quân ta giải phóng đảo Trường Sa, đảo An Bang, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao trong vòng nửa tháng với những cố gắng lớn nhất”.
    Lực lượng của ta tiến ra Trường Sa chỉ gồm ba chiếc tàu vận tải của Đoàn 125 - đoàn tàu không số huyền thoại và Đoàn 126 đặc công nước do thượng tá Mai Năng chỉ huy.
    Trước giờ ra khơi, ông Hoàng Hữu Thái (phó đô đốc, nguyên tư lệnh Hải quân) khi ấy là chuẩn đô đốc, phó tư lệnh Hải quân, đã hỏi ông Mai Năng: “Trận này đánh có khó không?”.
    Ông Mai Năng trả lời: “Cái khó trước hết đây là vấn đề mới của đặc công nước. Bởi đặc công nước chuyên đánh tàu, chưa quen đánh căn cứ, cứ điểm. Cái khó thứ hai là đặc công phải tiếp cận và đánh ngay, đây là điều không đơn giản. Lâu nay truyền thống của đặc công là đánh gần, mà đánh gần thì đảm bảo bí mật, bất ngờ, luồn sâu, ém sát, hay nói cách khác là mắt thấy, tai nghe, tay sờ, chân phải đến; nhưng Trường Sa thì địa bàn rất rộng lớn và quân ta chưa thông thuộc địa hình…”.
    “Vậy không đánh được à?” - ông Thái hỏi. “Tôi trả lời là đánh được, nhưng phải có phương pháp mới, đánh theo phương pháp trinh sát vũ trang, có nghĩa là trinh sát đến đâu đánh đến đó, không chuẩn bị trước” - ông Mai Năng kể.
    “Bằng mọi cách phải giải phóng bằng được các đảo, không được để bất cứ lực lượng nào chiếm” - ông Mai Năng nhớ như in mệnh lệnh của cấp trên trước lúc lên đường.
    Rạng sáng 14-4-1975, khi mặt trời chưa mọc, quân của ông Mai Năng đã nổ phát súng đầu tiên ngoài Trường Sa, đổ bộ lên đảo Song Tử Tây. Binh lính của quân đội Sài Gòn nhanh chóng đầu hàng. Gặp người chỉ huy quân đội Sài Gòn tại đây, ông Mai Năng hỏi “Tại sao các cậu đã có lời thề giữ đảo đến chết mà lại đầu hàng?”, người chỉ huy phía bên kia đã đáp rằng: “Nếu là lực lượng khác đến chiếm thì chúng tôi sẽ chiến đấu đến giọt máu cuối cùng, nhưng khi nghe các ông kêu hàng thì chúng tôi muốn bàn giao đảo cho quân giải phóng…”.
    “Vĩnh biệt anh Văn. Nơi anh chọn để an giấc ngàn thu là cửa biển quê nhà, tựa vào dãy Trường Sơn và hướng ra biển Đông bao la - ở đó vẫn còn những con sóng dữ thử thách sức bền của dân tộc chúng ta…” - người tướng già Mai Năng xúc động.
    LÊ KIÊN
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Bức ảnh: Ở Miếu Văn tặng anh Văn
    Với ông Quang Phùng, những lần chụp ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp đều do cái duyên đưa đẩy. Ông không phải là người thân cận, cũng không phải là nhiếp ảnh gia chuyên nghiệp chuyên chụp ảnh chính khách.

    Nhưng công việc của một người làm ngoại giao đã mang đến cho ông những hình ảnh hiếm có trong thời khắc lịch sử đáng nhớ. Đó là giai đoạn từ năm 1984-1994 - thời điểm nước ta bắt đầu cởi mở hơn với phương Tây qua việc cho phép báo chí và các học giả vào Việt Nam.


    [​IMG]


    Mối duyên của khoảnh khắc cuộc đời
    Bức ảnh đầu tiên được ông Quang Phùng chụp năm 1984 ghi lại hình ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp trả lời phỏng vấn báo chí nước ngoài tại Điện Biên.
    “Cuộc gặp đã được hẹn trước, Đại tướng trả lời ngắn gọn trong vòng ít phút. Tôi rất nhanh đã “chộp” được khoảnh khắc đẹp khi đứng phía sau người cầm micro cho cuộc phỏng vấn. Sau đó báo chí ập đến rất nhanh và tôi chẳng có cơ hội chụp thêm lần hai” - ông Quang Phùng kể.
    Câu chuyện trong bức ảnh chủ yếu xoay quanh sự kiện 30 năm chiến thắng Điện Biên Phủ. Và dĩ nhiên, theo ông Quang Phùng, báo chí phương Tây vô cùng muốn biết thái độ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp về tình hình Việt Nam khi đó.
    Bức ảnh thứ hai được chụp vào khoảng năm 1989. Trí nhớ của một người trên 80 tuổi có thể không rõ ràng về ngày giờ nhưng khoảnh khắc chụp bức ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp bắt tay nhạc sĩ Văn Cao lại ấn tượng mạnh đến nỗi những câu chuyện về nhiếp ảnh của Quang Phùng đều bắt đầu từ tấm ảnh này.
    “Người nước ngoài mời ông Giáp vì ông rất thích piano, còn nhạc sĩ Văn Cao đối với họ là người sáng tác quốc ca duy nhất còn sống của nhân loại. Nhưng không khí lúc đó phức tạp hơn nhiều. Có rất nhiều bình luận xoay quanh việc Việt Nam muốn đổi quốc ca. Họ muốn nhờ buổi hòa nhạc mà thăm dò thái độ của ông Giáp lẫn ông Văn Cao. Khi ông Giáp đến, ông bắt tay Văn Cao và hỏi: hồi này có khỏe không? Ông Văn Cao trả lời: Cảm ơn Đại tướng, tôi vẫn khỏe! Ông Giáp nói ngắn gọn: Chúng ta về đi!
    Cuộc đối thoại này dẹp bỏ tất cả những ý đồ xấu mà nhiều người muốn vu cho ông lẫn ông Văn Cao. Hai hôm sau, khi tôi mang tặng bức ảnh, ông cười hỏi: Chụp một tay cũng được à?. Ông Giáp để ý rất kỹ, trong bối cảnh đó ông biết tôi tay cầm cốc rượu và mấy cái giấy mời còn một tay giữ máy ảnh” - nhà nhiếp ảnh Quang Phùng hồi tưởng.
    “Ở Miếu Văn tặng anh Văn”


    [​IMG]

    Nghệ sị nhiếp ảnh Quang Phùng - Ảnh: Hà Hương
    “Tôi biết Đại tướng thích chụp ảnh, một lần tôi hỏi: Bác có thường ra Hồ Gươm không? Đại tướng lắc đầu bảo: Hồ Gươm xa, mình thường đến Văn Miếu vào mồng 3 tết.
    Lúc thân tình, ông hay xưng là mình” - nhà nhiếp ảnh Quang Phùng giải thích.
    “Ông Giáp theo lệ cổ, mồng 1 tết nội, mồng 2 tết ngoại, mồng 3 tết thầy. Tôi biết ông đến viếng thầy Chu Văn An ở Văn Miếu vì nhiều lẽ, thuộc về tâm linh và bối cảnh. Trong hai năm 1990-1991, tôi đều gặp ông Giáp ở Văn Miếu nhưng chỉ chụp ảnh duy nhất một lần. Tôi đợi trong hậu cung, thấy ông đứng rất lâu, đứng lặng trước tượng thầy Chu Văn An. Những lần tôi gặp chỉ thấy ông đi một mình.
    Không nhiều người nhận ra sự có mặt của ông Giáp ở Văn Miếu hôm đó. Vì thông thường, phải đến mồng 5 Văn Miếu mới đông. Ra khỏi hậu cung mới có hai ông đồ đến xin chữ Đại tướng. Ông viết tặng mỗi người một bức. Hai ông đồ cũng viết tặng Đại tướng một bức. Thời đó viết chữ trên giấy tây nên không thấm và lâu khô nên mọi người phải cầm giấy đứng hong mất một lúc” - ông Quang Phùng kể.
    Không giống như những bức chữ thông thường ngày tết, bức chữ tặng Đại tướng gồm hai câu được viết bằng chữ Hán, phía dưới có phần dịch nghĩa bằng chữ quốc ngữ: “Trời cho ta tài ắt có dùng/ Ngàn vàng chi hết rồi lại có”. Phía dưới bức chữ còn có dòng đề từ: Ở Miếu Văn tặng anh Văn.
    “Hoàn cảnh những năm 1990-1991 khó khăn lắm. Như trong lời kể của các con ông Giáp là ông có bảo với vợ là: cùng lắm thì đi dạy học và viết sách. Những ông đồ là những người tinh tường, họ hiểu thời thế và hiểu con người ông Giáp nên mới viết ra câu đó” - nhà nhiếp ảnh Quang Phùng giải thích.
    “Ông Giáp là người rất kín đáo. Lần đó ở Văn Miếu, chân tôi bị đau, bước lên tam cấp cứ tấp tểnh. Bất ngờ phía sau có người đỡ, nhìn sang thì thấy ông Giáp đang cười. Có những khoảnh khắc khi nhớ lại là rơi nước mắt. Nó như một ký ức lúc nào cũng nguyên vẹn và sống động. Đó là nhân tâm lay động lòng người. Đời người đều có những mối duyên nào đấy. Nếu tôi rẽ vào lối khác có lẽ không gặp ông Giáp”.
    “Sau này, lúc đưa ảnh, tôi hỏi ông ảnh chụp có được không. Ông bảo được, trong khoảnh khắc thì chỉ cần ghi được cái cốt lõi của sự việc thôi. Ông Giáp lúc nào cũng nhỏ nhẹ. Tôi cũng đã gặp ông những lần khác nữa, kể cả trong vườn nhà nhưng tôi không chụp thêm. Tôi giữ lễ theo đúng cung cách con nhà nho với ông, nhưng cũng biết thế là đủ” - ông Quang Phùng chia sẻ.
    Theo HÀ HƯƠNG (TTO)
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này