Thành kính tiếc thương Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Thiên tài quân sự lớn nhất thế kỷ 20

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 05/10/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3112 người đang online, trong đó có 121 thành viên. 00:59 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 88050 lượt đọc và 1042 bài trả lời
  1. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Đại tướng dặn là lúc nào thấy khó khăn thì mở bài " Quảng Bình ... " ra nghe .... [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
    ------------------------------------
    http://www.youtube.com/watch?v=BJkUUQXvAgs
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Thông báo chính thức từ hôm 10-10-2013 đây các bạn :

    Không bắn đại bác trong Lễ Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp

    Dân Việt - Trao đổi nhanh với Dân Việt sáng nay (10.10), một thành viên BTC Lễ Quốc tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho biết, Lễ Quốc tang của Đại tướng sẽ không bắn đại bác vì trước nay chưa từng có tiền lệ.



    Vị cán bộ này cũng cho biết thêm, từ trước tới nay, Lễ Quốc tang đối với cán bộ lãnh đạo của đất nước được tổ chức theo Nghị định số 105/2012/NĐ-CP về tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức được Thủ tướng Chính phủ *************** ban ký ban hành ngày 17.12.2012 không có nội dung “bắn đại bác”.

    Theo Nghị định 105/2012, việc tổ chức Lễ Quốc tang với những cán bộ đang giữ hoặc thôi giữ một trong các chức vụ sau khi từ trần: Tổng Bí thư; *************; Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội.

    Ngoài ra, Bộ Chính trị quyết định việc tổ chức Lễ Quốc tang đối với cán bộ cấp cao khác có quá trình đóng góp và công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, có uy tín lớn trong nước và quốc tế.

    Thời gian tổ chức Lễ Quốc tang là 2 ngày. Trong thời gian này các cơ quan, công sở trong phạm vi cả nước và các cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài treo cờ rủ, có dải băng tang (có kích thước bằng 1/10 chiều rộng lá cờ, chiều dài theo chiều dài của lá cờ và chỉ treo cờ đến 2/3 chiều cao của cột cờ, dùng băng vải đen buộc không để cờ bay), không tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí công cộng.

    Lễ Quốc tang tổ chức tại Nhà tang lễ Quốc gia số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội (nếu tổ chức ở Hà Nội); Nhà tang lễ Bệnh viện Quân y 175 hoặc Nhà tang lễ số 25 Lê Quý Đôn, Quận 3, TP HCM (nếu tổ chức ở TP.HCM).

    Ban Tổ chức Lễ tang sắp xếp các đoàn vào viếng theo đội hình như sau: 2 chiến sĩ khiêng vòng hoa đi đầu, tiếp theo là Trưởng đoàn, phía sau bên phải Trưởng đoàn là sĩ quan dẫn viếng, các thành viên trong đoàn viếng đi theo hai hàng dọc.

    Ban Tổ chức Lễ tang tổ chức đón và xếp các đoàn đại biểu nước ngoài, các cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện của tổ chức quốc tế tại Việt Nam và các cơ quan, cá nhân nước ngoài khác có nguyện vọng đến viếng và ghi sổ tang.

    An táng tại Nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội; Nghĩa trang TP HCM hoặc hỏa táng, điện táng, an táng tại quê hương hay nghĩa trang địa phương khác theo nguyện vọng của gia đình.

    Hải Phong

  3. goldenkey

    goldenkey Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2011
    Đã được thích:
    70
    Vấn đề nói thì dễ, làm có ra sao không?
  4. nostock

    nostock Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/09/2008
    Đã được thích:
    7.986
    Bài thơ chữ Nhẫn của Đại tướng Võ Nguyễn Giáp

    NHẪN

    Có khi nhẫn để yêu thương
    Có khi nhẫn để tìm đường tiến thân
    Có khi nhẫn để chuyển vần
    Thiên thời, địa lợi, nhân tâm hiệp hòa
    Có khi nhẫn để vị tha
    Có khi nhẫn để thêm ta bớt thù
    Có khi nhẫn tỉnh giải ngu
    Hơn hơn thiệt thiệt đường tu ai tường
    Có khi nhẫn để vô thường
    Không không sắc sắc đoạn trường trần ai
    Có khi nhẫn để tăng tài
    Khôn khôn dại dại nào ai tránh vòng
    Có khi nhẫn để khoan dung
    Ta vui người cũng vui cùng có khi
    Có khi nhẫn để tăng uy
    Có khi nhẫn để kiên trì bền gan
    Có khi nhẫn để an toàn
    Có khi nhẫn để rõ ràng đúng sai
    Bạn bè giao thiệp nào ai
    Có khi nhẫn để kính người trọng ta
    Kể ra cũng khó đó mà
    Chữ TÂM, chữ NHẪN, xem ra cũng gần.
  5. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Trong hàng ngũ các tướng của Đại tướng thì Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên được Đại tướng tin tưởng nhất .... [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-
  6. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Tướng Giáp trong ký ức người lính Mỹ dạy ông cách ném lựu đạn

    Dân Việt - “Tôi không thể nào tưởng tượng được rằng, người đàn ông nhỏ bé, được biết đến với tên gọi “ông Văn” sau này trở thành vị tướng tài ba của quân đội Việt Nam”, Henry A. Prunier - người đầu tiên dạy Đại tướng cách ném lựu đạn kể lại.



    Tháng 4 vừa qua, tờ Thời báo Los Angeles (Latimes) của Mỹ đã đăng bài viết của tác giả Douglas Martin về ký ức Henry A. Prunier trong những ngày dạy Đại tướng Võ Nguyên Giáp bắn súng.
    Từ năm 1990 đến 2011, trong hầu hết những cuộc trả lời phỏng vấn, ông Henry A. Prunier nhắc rất nhiều lần về kỷ niệm ông có cùng với Đại tướng Võ Nguyên Giáp và ca ngợi thiên tài bẩm sinh của Đại tướng.

    [​IMG]

    Nhóm Deer Team chụp ảnh cùng Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp năm 1945 (ông Prunier đứng thứ 4 từ phải sang)


    Trong bài báo đăng trên Latimes, ông Prunier kể về bài học đầu tiên ông hướng dẫn Đại tướng Võ Nguyên Giáp cách ném lựu đạn. Đó là một ngày của tháng 7.1945, sau khi ông Prunier cùng 6 người Mỹ khác đã nhảy dù xuống một ngôi làng cách Hà Nội khoảng 120km về phía Tây Bắc để thực hiện một nhiệm vụ bí mật đó là dạy 200 du kích ********* cách sử dụng vũ khí hiện đại của Mỹ. Nhóm người Mỹ này cũng đã giúp đỡ chữa trị các căn bệnh như sốt rét, viêm gan… ở Việt Nam thời điểm đó.
    Nhóm của ông Prunier có tên là Deer Team, được chỉ định ở lại Việt Nam trong vòng 2 tháng. Tất cả họ đều là thành viên của Cơ quan Tình báo Chiến lược Mỹ OSS trong chiến tranh thế giới thứ II, muốn giúp đỡ đội quân du kích Việt Nam trong cuộc chiến chống Nhật.
    Nhờ khả năng ngoại ngữ của mình, ông Prunier, khi đó 23 tuổi, được tuyển dụng làm phiên dịch viên. Nhiệm vụ đầu tiên của ông là hướng dẫn cho một người Việt Nam có vóc người đậm thước, được người Mỹ biết đến với tên gọi “Văn” cách sử dụng súng trường, súng máy, súng bazooka và các loại vũ khí khác của Mỹ.
    Ông Prunier nhớ lại: Ông Văn mặc một bộ đồ vải lanh màu trắng, giày đen và đội mũ phớt đen. Nhìn dáng vẻ bên ngoài, sự khiêm nhường và ôn hòa trong cử chỉ, lời nói, thật khác với tưởng tượng của tôi, nhưng đó chính là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Càng không thể tưởng tượng con người này 9 năm sau lãnh đạo quân đội miền Bắc Việt Nam đánh bại Pháp trong trận Điện Biên Phủ và sau đó là đánh bại Mỹ.
    Bài học đầu tiên mà Tướng Giáp khi đó được hướng dẫn, đó là cách ném lựu đạn, tiếp đến là cách bắn các loại súng và những loại vũ khí khác.
    “Ông Giáp muốn biết vì sao chúng tôi lại tung bổng quả lựu đạn lên và cái gì đã kích hoạt súng cối. Tìm tòi, nghiên cứu không mệt mỏi, có nhiều lần ông không sợ nguy hiểm để tìm hiểu cho bằng được... Ông ấy từng cúi đầu nhìn hẳn vào thùng đạn súng cối. Lúc đó tôi đã rất bất ngờ, hoảng hốt…”
    Năm 1995, ông Prunier trở lại Hà Nội và gặp gỡ những người lính ********* năm xưa. Nhìn thấy ông, Đại tướng đã nhận ra người lính Mỹ dạy mình kỹ thuật năm xưa.
    Đại tướng đã cầm lên một quả cam, làm lại đúng cách cầm lựu đạn mà ông Prunier đã dạy mình và nhắc lại cả câu nói: “yes, yes, yes!” của người bạn Mỹ.
    Năm 2011, ông Prunier trở lại Việt Nam và được nhận bằng công nhận từ chính phủ Việt Nam. Ngày 17.3 vừa qua, ông Prunier đã qua đời tại nhà riêng, thọ 91 tuổi. Nay, tại Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam ở Hà Nội, bộ quân phục của ông Prunier đang được trưng bày tại đây.
    Cho đến khi qua đời, ông Prunier vẫn không hết ngạc nhiên và thán phục về con người và tài năng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

    Hạ Anh (Theo Latimes)
  7. PECC1234

    PECC1234 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/08/2010
    Đã được thích:
    194
    MC truyền hình bây giờ LÀ ĐÂY:

    Đại diện HTV xin lỗi vì chúc 'Quốc tang thật nhiều niềm vui': http://f319.com/home/1613997
  8. thailo2011

    thailo2011 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/05/2011
    Đã được thích:
    1.308
    khoảng 3 triệu người đứng dọc QL1A để tiên đưa bác
  9. soluuhuong_na

    soluuhuong_na Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    09/12/2010
    Đã được thích:
    12.442
    Danh hiệu cao quý nhất đó là: Đại tướng của Nhân dân!
  10. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    OSS (Mỹ) - Đồng minh trong cuộc kháng chiến chống Nhật


    Last Updated on Thứ Bảy, 04 Tháng Sáu 2011 16:07 Thứ Hai, 20 Tháng Tám 2007 07:25



    [​IMG]

    Có lẽ ít người biết được rằng Hồ Chủ tịch và lực lượng ********* đã từng có mối quan hệ với nước Mỹ, cụ thể là Cơ quan Tình báo chiến lược Mỹ (OSS) - tiền thân của CIA - nhằm củng cố thêm sức mạnh cho Việt Nam trong thời kỳ giành chính quyền những ngày đầu.

    Cuốn sách "OSS và Hồ Chí Minh - Đồng minh bất ngờ trong cuộc chiến chống phát xít Nhật" của giáo sư Dixee R. Bartholomew-Feis do NXB Trường đại học Kansas (Mỹ) xuất bản năm 2006, được NXB Thế Giới và Công ty văn hóa và truyền thông Võ Thị dịch và xuất bản tại VN tháng 8-2007. Đây là một tư liệu mới của Mỹ lần đầu tiên được giới thiệu tại VN - một công trình nghiên cứu hoàn chỉnh nhất về lịch sử quan hệ Việt - Mỹ trong Chiến tranh thế giới thứ hai...

    Nền móng đầu tiên

    Sau khi đảo chính Pháp, Nhật dàn xếp một cấp độ kiểm soát mới tại VN. Người VN tìm cách thoát khỏi tình trạng cùng khổ, và ở miền Bắc, một vị cứu tinh hợp lý - ********* - đang giành được động lực thúc đẩy tiến trình phát triển.
    Nhiệm vụ của Cơ quan Tình báo chiến lược (OSS) tại châu Á lúc đó là nhằm đánh bại phát xít Nhật, do đó các nhân viên OSS buộc phải tuyển mộ đặc tình, sau đó là các nhóm vũ trang quân sự dưới sự bảo trợ của OSS rồi phái họ trở lại khu vực này. Vì vậy đường lối của hai dân tộc Việt và Mỹ gặp nhau trong một thời khắc ngắn ngủi - một thời khắc vừa nguy hiểm lại vừa đầy hứa hẹn đối với tương lai của cả hai nước....
    Đến Việt Nam
    Vào ngày 2-11-1944, trong một chuyến trinh sát, trung úy Shaw - một phi công Mỹ - buộc phải đáp xuống vùng ven Cao Bằng. Trong cuốn Từ Côn Minh về Pắc Bó, Vũ Anh (bí danh Trịnh Đông Hải), một nhà tổ chức của Đảng Cộng sản Đông Dương tại Côn Minh và Việt Bắc, nhớ lại: “Một hôm, tại Cao Bằng, một tổ chức cứu quốc đã cứu sống một viên phi công Mỹ đáp xuống lãnh thổ của chúng ta do trục trặc động cơ.
    Anh là trung úy Shaw. Pháp và Nhật đang truy tìm anh, nhưng các nhà cách mạng đã bảo vệ anh, đưa anh tới phòng làm việc của ông Phạm Văn Đồng tại vùng Nước Hai. Ông Phạm Văn Đồng đưa anh tới gặp Bác Hồ. Shaw được đón tiếp chu đáo và rất vui khi gặp Bác. Anh nói rằng anh đã nghe những lời tuyên truyền bị bóp méo liên quan đến Việt Minh, và chỉ đến lúc đó anh mới nhận ra sự thật”.
    Sau này Shaw mới khám phá nhiều điều khác về *********. Khi còn ở Côn Minh (Trung Quốc), Shaw đã công bố một số thông tin, trong đó có một quyển sách nhỏ dạng nhật ký có tựa đề Một Đông Dương thực sự dưới con mắt trung úy Shaw.
    Shaw kể rằng: “Ngay khi tôi chạm đất, một người Đông Dương trẻ tuổi bước tới mỉm cười, thân mật bắt cả hai tay tôi và ra hiệu tôi đi theo anh ta. Tôi đưa cho anh ta 600 đồng Đông Dương. Anh ta nhất quyết không nhận tiền và trông có vẻ bị xúc phạm. Tôi rất ngạc nhiên với thái độ của anh ta và nghĩ có lẽ anh ta cho rằng ngần ấy tiền chưa đủ. Đó là một sai lầm lớn của tôi! Lúc đầu tôi nghĩ họ là những kẻ tham lam, nhưng trên thực tế hầu hết những người yêu nước Đông Dương lại rất đức độ. Họ giúp chúng tôi không phải vì tiền của chúng tôi, mà vì tình yêu thương và tình bằng hữu. Họ biết rằng chúng tôi đang chiến đấu không chỉ vì nước Mỹ mà còn vì tự do và dân chủ của thế giới, và cũng vì đất nước của họ nữa. Vì lý do đó mà họ coi bổn phận yêu nước của mình là giúp đỡ chúng tôi - những đồng minh của họ”.
    Mười ngày sau, Shaw nhận được lá thư từ Ủy ban Trung ương ********* chào mừng anh và thông báo: “Chúng tôi đã ra lệnh cho căn cứ địa của chúng tôi tại Cao Bằng tiến hành tất cả các biện pháp cần thiết để bảo vệ tính mạng ngài và hộ tống ngài ra biên giới Bắc kỳ - Trung Quốc”. Ủy ban Trung ương đề nghị Shaw giúp xây dựng tình hữu nghị vững mạnh giữa Mỹ và Việt Nam.
    Ngoài ra, cuốn sách cũng tiết lộ nguồn gốc và mục đích của ********* cũng như vị trí của họ trong mối quan hệ với Đồng Minh: “********* hùng mạnh thế nào, tôi không biết. Nhưng như những gì tôi đã chứng kiến thì tổ chức này rất được nhân dân ủng hộ. Đi đến đâu tôi cũng được dân làng chào với hai tiếng “*********! *********!” và họ làm tất cả để giúp những người yêu nước, cho dù có bị ngăn cấm và đ àn áp ”.
    Shaw kể: “Tháng mười hai, những người bạn Đông Dương đưa tôi trở về Trung Quốc. Trước khi chia tay, họ dặn đi dặn lại tôi phải gửi lời chào tốt đẹp nhất của họ tới quân đội và nhân dân Mỹ. Tôi rất vui khi được quay trở lại và kể với đất nước tôi về tình hình thực tế tại Đông Dương... Tôi khiêm nhường nghĩ rằng vì nhiệm vụ dân chủ cũng như vì lợi ích chiến lược, chúng ta phải giúp đỡ phong trào chống Nhật, chống phát xít của Đông Dương một cách có hiệu quả”.

    Những người bạn

    [​IMG]

    Chủ tịch Hồ Chí Minh và nhà lãnh đạo Võ Nguyên Giáp (đứng thứ ba và thứ năm từ trái qua) chụp ảnh với những người bạn Mỹ. Chỉ huy đội Hươu của OSS là Allison Thomas (đứng thứ tư từ trái qua) - Ảnh tư liệu

    Ngày 20-3, Wedemeyer - tư lệnh quân Mỹ tại mặt trận Trung Quốc - đã phê chuẩn QUAIL, một chiến dịch lớn tại Đông Dương, để “thiết lập những mạng lưới tình báo quân sự và cho phép chúng ta cấp vũ khí và đạn dược cho những ai kháng Nhật”. Ngày 13-4, Archimedes Patti, một cựu chiến binh của OSS trong các chiến dịch Ý, từ Washington tới đảm nhận chức vụ lãnh đạo phái đoàn OSS tại Đông Dương. Khi Patti bắt đầu tìm hiểu nơi ở của Hồ Chí Minh thì hai thành viên khác của OSS là Frank Tan và Mac Shin đang ở Tĩnh Tây, chuẩn bị cho chuyến đi hai tuần qua biên giới xuống phía nam Đông Dương, vào VN để đào tạo một nhóm du kích Việt Minh.
    Hồ Chí Minh đã đi trước hai người này và ra lệnh cho 20 người của mình quay lại hộ tống và bảo vệ họ trước quân Nhật. Hồ Chí Minh đã cùng đi với họ trong chặng cuối của cuộc hành trình tới Việt Bắc. Khi mọi người đã qua biên giới an toàn, cả nhóm tiếp tục đi tới căn cứ của Việt Minh tại Tân Trào.
    Chặng này nhóm có đông người hơn. Hồ Chí Minh, Tan (người mà Việt Minh gọi là Tam Xinh Shan để che giấu danh tính của ông) và Shin (bí danh là Nguyễn Tư Tác) nhập cùng những thành viên khác của *********, gồm năm nhân viên điện đài vừa hoàn thành khóa học tại Trung Quốc, mười học viên điện đài cho công tác tình báo, sáu người mang máy phát tín hiệu truyền thông, mười vệ sĩ - phần lớn trong số họ đã được huấn luyện kỹ tại Gio Jio và đang ở cấp bậc trung úy, được trang bị tiểu liên và súng cacbin và một nhóm thanh niên được tuyển chọn riêng để học điều khiển điện đài tại Tân Trào.
    Khi cả nhóm đến Tân Trào, Hồ Chí Minh đưa cho Tan một bản báo cáo cuộc hành quân được đánh máy với nhiều chi tiết về địa thế hiểm trở, những mối nguy hiểm khi hành quân ban đêm, hệ thống quân thám và phu khuân vác phức tạp dọc đường, những động vật hoang dã gặp phải... Và, giống như Shaw, Tan cũng bị chinh phục khi trò chuyện tới khuya với con người có sức lôi cuốn quần chúng này qua rất nhiều đêm ở bên nhau trong những khu rừng đại ngàn Bắc Việt Nam.
    Frank Tan và Mac Shin ở Tân Trào gần bốn tháng. Trong những tháng làm việc bên nhau, Hồ Chí Minh và Tan đã có một tình bạn đặc biệt thân thiết. Cả hai đều đã trải qua sự phân biệt đối xử tại quê nhà - Hồ Chí Minh dưới ách thống trị của Pháp và Tan là người Hoa lớn lên trong khu vực toàn “người da trắng” tại Boston. Tan hồi tưởng: “Khi quan hệ của tôi với Hồ Chí Minh trở nên thân thiết hơn, tôi bắt đầu hiểu rõ con người ông - một người hiến dâng cả cuộc đời để giành lại tự do cho nhân dân mình. Một sự hi sinh như thế khiến ông chẳng làm gì khác ngoài nghĩ và hành động cho một mục tiêu duy nhất”.

    Chống kẻ thù chung

    Vương Minh Phương, một cán bộ ********* sống tại Côn Minh (Trung Quốc), đã gọi điện cho Archimedes Patti vào giữa tháng 4-1945. Trong cuộc nói chuyện với Patti, Phương mô tả ********* là một mặt trận chính trị và cũng là một “lực lượng vũ trang, được tổ chức thành các đơn vị du kích và tích cực hoạt động trong cuộc kháng chiến chống Nhật”.
    Phương cam đoan với Patti rằng ********* sẵn sàng chiến đấu sát cánh bên người Mỹ chống lại kẻ thù chung.


    Những ánh mắt mới

    [​IMG]

    Thiếu tá Allison Thomas (thứ tư từ phải sang) đứng quan sát những chiến sĩ ********* tập ném lựu đạn ngày 17-8-1945 - Ảnh tư liệu


    Sau khi nghe Vương Minh Phương kể nhiều về quá trình lịch sử của ********* và tin tưởng vào năng lực tiềm tàng của *********, Archimedes Patti có một yêu cầu: ông muốn gặp ***** Chí Minh. Khi Patti và Phương gặp nhau lần thứ hai, Phương nói với Patti là anh đã gửi thông điệp tới ***** Chí Minh và đã bố trí một cuộc gặp tại thị xã biên giới Tĩnh Tây.
    Cuối tháng tư, Patti rời Côn Minh, kết hợp chuyến đi đến các đơn vị của OSS đóng quân dọc theo biên giới Trung Quốc với chuyến thăm Tĩnh Tây. Sau khi làm các thủ tục với người trung gian là một đảng viên cộng sản Trung Quốc, ***** Chí Minh và Patti cuối cùng đã gặp nhau tại một hiệu ăn nhỏ bên đường vào ngày 27-4-1945. Ngay từ đầu hai người đã có thiện cảm với nhau. Mặc dù từ những nền tảng hoàn toàn khác nhau nhưng hai ông đều có chung nhiều đặc điểm: cả hai đều có, theo đánh giá của nhiều người, một trí tuệ sắc bén và cả hai đều biết làm chủ tình thế. Patti vô tình nói ra những câu mà theo bản năng ông biết rõ sẽ thu hút sự chú ý của ***** Chí Minh: “Tôi rất hài lòng khi được gặp một người có nhiều bạn bè Mỹ tại Côn Minh”. ***** Chí Minh kể vắn tắt một danh sách dài những mối bất bình đối với chủ nghĩa thực dân Pháp và cho Patti xem một loạt ảnh các nạn nhân nạn đói năm 1945. Sự đồng cảm của Patti đối với người Việt Nam và thái độ coi thường đối với người Pháp tăng lên. Ông không biết mình đã phản ánh phần lớn tình cảm của hai người Mỹ đầu tiên đã từng có mối giao thiệp rộng rãi với ***** Chí Minh là Frank Tan và Charles Fenn. Chẳng bao lâu sau họ cùng nhiều người Mỹ khác gia nhập hàng ngũ những người khâm phục ***** Chí Minh.
    Giữa tháng sáu, trung úy Dan Phelan nhảy dù xuống khu căn cứ của *********, nơi anh ta sẽ ở lại trong vài tháng. Sau khi hạ cánh, Phelan được Tan đón rồi đưa tới Tân Trào giới thiệu với ***** Chí Minh, ông Võ Nguyên Giáp và các chiến sĩ Việt Minh quanh căn cứ. Trong suốt thời gian ở cùng *********, Phelan say mê những cuộc nói chuyện dài với cụ Hồ Chí Minh. Một thời gian sau, Phelan, cũng như Fenn, Tan và Patti bắt đầu nhìn ********* bằng ánh mắt mới. Một tuần sau khi đến căn cứ của *********, Phelan gửi một bức điện với giọng điệu rõ ràng đã khác về đại bản doanh: “Các ngài đang hiểu lầm quan điểm của *********. Họ chỉ là những người yêu nước, những người xứng đáng được tin tưởng và ủng hộ hoàn toàn”.
    Tiếp tục chiến đấu
    Mùa xuân năm 1945, OSS điều thiếu tá Allison Thomas tới Trung Quốc, bắt đầu hoạt động với tư cách là chỉ huy đội SO số 13, mật danh là đội Hươu. Thượng tuần tháng sáu, ***** Chí Minh thông báo cho Patti rằng hiện Việt Minh có khoảng 1.000 chiến sĩ du kích “được huấn luyện tốt” sẵn sàng để Patti sử dụng cho “bất cứ kế hoạch nào” để chống Nhật. Ngày 16-7, Thomas nhảy dù xuống khu vực lân cận làng Tân Trào cùng hai thành viên người Mỹ trong đội của anh là Prunnier và Zielski. “Ủy ban đón tiếp” của ********* đưa ba người xuống đất. “Mọi người thật sự hứng khởi - Thomas nhớ lại - Chúng tôi vui mừng khi tất cả tiếp đất an toàn và lành lặn”. Sau đó Thomas nhận được một “màn chào mừng” từ một đám đông anh ước đoán khoảng 200 người. Cựu chiến binh ********* Vũ Đình Huỳnh nhớ lại Thomas đã rất “sửng sốt” khi ********* trả lại anh ta một nắm đôla bị rơi ra khi nhảy dù. “Đúng là họ rất sững sờ - Vũ Đình Huỳnh viết - tất cả bọn họ càng ngạc nhiên hơn khi biết sự hoàn trả này không phải của những người nguyên thủy cổ xưa không biết gì về giá trị tiền bạc, mà từ lực lượng kháng chiến biết nhiều ngoại ngữ và chắc chắn biết rõ giá trị của những gì đã rơi từ trên trời xuống”. Sau đó Thomas được đề nghị đọc một bài “diễn văn chào mừng” ngắn chứa đựng ít “lời hoa mỹ.” Anh nhớ nội dung là: “Tất cả chúng ta đang cùng nhau tiến hành cuộc đấu tranh chống Nhật”. Thomas gặp Tan và Phelan và được họ đưa cả nhóm về “ngôi nhà mới”, được chuẩn bị đặc biệt dành cho những người Mỹ.

    [​IMG]

    Những người lính của lực lượng Việt - Mỹ, được trang bị vũ khí thu được của Pháp, trước trận đánh ở Thái Nguyên - Ảnh tư liệu

    Những tân binh trẻ của ********* được người Mỹ huấn luyện cách sử dụng súng cacbin M-1, súng tiểu liên Thompson, súng trường, bazooka, súng máy hạng nhẹ và Bren. Chương trình huấn luyện gồm phép đạc tam giác, tập bắn và lau chùi vũ khí. Họ còn được hướng dẫn cách sử dụng súng cối và lựu đạn. Việc tập luyện tương đối căng thẳng từ ngày 9 đến 15-8, từ 5g30-17g. Ngày 10-8, họ nhận được một đợt thả đồ tiếp tế bổ sung vũ khí và đạn dược để tiếp tục công tác huấn luyện tân binh. Chắc chắn nhà lãnh đạo Võ Nguyên Giáp rất vui mừng với những khí tài bổ sung này. Trang thiết bị được thả dù xuống Việt Bắc vào ba vị trí thả đồ tiếp tế của đội Hươu, kết hợp với những loại vũ khí nhẹ do ********* chế tạo tại những nhà máy quân khí đơn sơ của họ trong rừng đã tạo thành một đội quân được trang bị vũ khí đầy đủ, gây ấn tượng cho những người dân nông thôn. Ông Võ Nguyên Giáp nhớ lại: “Nhìn thấy nhóm quân mới đứng trong hàng ngũ chỉnh tề và được trang bị súng trường mới cùng lưỡi lê sáng loáng khiến chúng tôi phấn khởi và tin tưởng”.
    Trong khi đó, mặc dù sự đầu hàng của Nhật dường như đã diễn ra vào ngày 10-8, nhưng cả người Mỹ lẫn người Việt tại Việt Bắc đều không thể chắc chắn là chiến tranh thật sự kết thúc, vì vậy công tác huấn luyện vẫn tiếp tục hơn bốn ngày sau. Nhưng ngay khi người Mỹ đang kết thúc cuộc chiến của họ, ********* lại đang sắp đặt những kế hoạch mới. Giữa tháng tám, Đảng Cộng sản Đông Dương tổ chức một hội nghị chiến lược tại một ngôi làng gần Tân Trào. Niềm phấn khởi lan truyền khắp nơi khi các phái đoàn từ xa như miền Nam, miền Trung, Lào và Thái Lan trên đường về Tân Trào, khi những cán bộ đã nhiều năm không gặp nhau tìm hiểu lại về nhau và khi tự do dường như sắp đến gần. Như một hoạt động bên lề hội nghị, các đại biểu được đưa tới những trại huấn luyện để chứng kiến công tác huấn luyện của lực lượng Việt - Mỹ. Đối với hầu hết các đại biểu, các thành viên đội Hươu là những người Mỹ đầu tiên họ đã từng gặp.
    Ngày 15-8, khi hội nghị bế mạc thì Thomas ăn mừng tin về sự đầu hàng “sắp diễn ra”, ông Võ Nguyên Giáp quyết định hạ trại, đến gặp ***** Chí Minh và tiến về Thái Nguyên. Ngay khi ông Võ Nguyên Giáp và Thomas tới trụ sở chính của ***** Chí Minh thì thấy cụ đến trên một chiếc cáng. ***** Chí Minh báo tin Nhật đã đầu hàng vô điều kiện. Thomas phát những vũ khí đội Hươu đã sử dụng trong huấn luyện cho bộ đội ********* và thông báo với cả học viên và những người Mỹ rằng họ có thể sẽ ra đi ngày hôm sau. Đêm hôm đó những người Mỹ và người Việt liên hoan đến khuya. “Chúng tôi bắn pháo hiệu và pháo hoa trước các binh sĩ của mình - Thomas nhớ lại - Tất cả mọi người cùng hét to “Hoan hô! Hoan hô!”. Đêm nay chúng tôi là những chàng trai hạnh phúc. Chúng tôi sẽ có bộ dạng khá tệ khi lên đường sáng ngày mai”. Trong lúc các binh sĩ ăn uống và hát hò, một thành viên ********* là Triệu Đức Quang nói với những người Mỹ là anh đã coi họ như những người bạn. “Những người bạn Mỹ của chúng ta giải thích rằng hòa bình đã đến và bây giờ tôi không phải đánh nhau nữa”, anh nhớ lại. “Nhưng - Triệu Đức Quang vội nói thêm - quân Nhật vẫn có mặt trên đất nước tôi, và nước chúng tôi vẫn còn chiến tranh vì thế chúng tôi vẫn phải tiếp tục chiến đấu”.

    Tiến về Hà Nội

    Đại tướng Võ Nguyên Giáp nhớ lại sự hân hoan tràn ngập ở Tân Trào khi tin tức về Nhật đầu hàng được loan báo.
    “Tôi nhận lệnh chuẩn bị chiến đấu từ Ủy ban trung ương - ông giải thích - Ngày 16-8, cùng quân giải phóng tôi rời Tân Trào để tấn công quân Nhật tại Thái Nguyên, đó là thị xã đầu tiên được giải phóng khỏi sự chiếm đóng của quân thù trên đường chúng tôi tiến về Hà Nội”.
    Về Thái Nguyên
    Ông Giáp và Thomas Allison chỉ huy các chiến sĩ vượt qua địa hình khó khăn. Chuyến đi bốn ngày tới Thái Nguyên phải băng qua những con đường núi dốc đứng và lội qua những dòng nước lũ, thường xuyên đi trong bùn lầy và mưa. Tuy nhiên, hằng đêm họ được lo chỗ ngủ khô ráo, sạch sẽ và bữa ăn nóng sốt. Mặc dù tuyến đường vất vả, cựu chiến binh Việt Minh Nguyễn Chính hồi tưởng những cuộc trò chuyện vui vẻ bằng tiếng Pháp như chỗ bạn bè với Thomas, về nụ cười của viên thiếu tá và câu trả lời “không vấn đề gì” khi anh chịu đựng những cơn mưa rào và lôi ra những con vắt xanh.
    Chẳng những nhận được đồ tiếp tế từ những người nông dân, anh còn được chào đón bằng những nụ cười hân hoan, những tràng vỗ tay và tiếng hò reo “Hoan hô! Hoan hô!”. Nhiều cán bộ địa phương đến chào mừng Thomas. Và Thomas đã đáp lại: “Đây là lần đầu tiên chúng tôi đến đất nước của các bạn, nhưng đến lúc này chúng tôi có rất nhiều tình cảm và ấn tượng tốt đẹp về vẻ đẹp của cảnh vật và con người của vùng đất này. Tôi hi vọng sau này chúng tôi sẽ có nhiều cơ hội hơn để đi thăm đất nước các bạn, Việt Nam, và đó hẳn là một niềm vui lớn. Nhưng bây giờ, cả các bạn và chúng tôi phải thực hiện nhiệm vụ chung trong cuộc chiến chống Nhật và chúng ta hãy cùng hợp tác để hoàn thành nhiệm vụ. Chúng tôi hi vọng mối quan hệ hữu nghị Việt - Mỹ sẽ tồn tại lâu dài”.
    Ngoài sự chào đón của người dân, Thomas còn nhớ đã nhìn thấy cờ Việt Minh trong những ngôi làng mà anh đi qua. Anh kết luận rằng đây là một biểu hiện rõ ràng về sức mạnh của ********* tại khu vực đó. Cũng chính trong chuyến đi vất vả tới Thái Nguyên này mà Thomas đã hiểu thêm về nhà lãnh đạo Võ Nguyên Giáp: “Chuyến đi bộ xuyên qua những vùng đồi núi là khoảng thời gian tôi gần gũi nhất với tướng Võ Nguyên Giáp. Lúc đó tôi khoảng ba mươi tuổi, và ông có lẽ chỉ lớn hơn tôi ba tuổi. Có lúc ông kể cho tôi nghe rằng vợ và chị dâu của ông đã chết trong nhà tù của Pháp. Ông có tình cảm chống Pháp rất mạnh. Ông là người mạnh mẽ, không nghi ngờ gì nữa. Người Pháp gọi ông là núi lửa bị tuyết bao phủ. Ông luôn biết kiềm chế bản thân, và rõ ràng là rất thông minh và có giáo dục. Quân lính của ông tôn thờ ông. Tôi rất mến ông”.
    Tướng Võ Nguyên Giáp và Thomas đến Thái Nguyên vào khoảng năm giờ sáng. Nơi họ dừng chân đầu tiên là tòa thị chính thành phố. Tướng Võ Nguyên Giáp đã gửi một tối hậu thư yêu cầu đầu hàng tới quân Nhật.
    Từ 6-6g30 sáng, chiến sự nổ ra giữa quân Nhật và *********. Những trận đánh tiếp diễn sau đó. Đến ngày 26-8, Thái Nguyên đã làm lễ mừng ngày giành được tự do từ tay Nhật. Có một cuộc diễu binh trong thị xã, và hầu hết các tòa nhà đều treo cờ Việt Minh.

    Độc lập
    Vào tháng 8-1945 không có ai làm việc cần mẫn và vất vả hơn Việt Minh để soi sáng con đường đến thắng lợi. Khi Archimedes Patti đến Hà Nội, thái độ lạc quan dâng cao trong người Việt rằng cuối cùng họ có thể giành được tự do, cái mà họ đã phải đấu tranh quá lâu. Ba ngày trước khi Patti đến, ********* đã tiếp quản thành phố. Nhiều năm sau, tướng Võ Nguyên Giáp nhớ lại: “Hiểu rõ những chỉ thị của Đảng, và lợi dụng tình trạng mất tinh thần cao độ của Nhật, sự khiếp đảm của chính quyền bù nhìn và sự dao động của lực lượng bảo an, các tổ chức Đảng địa phương và ********* ngay lập tức nắm lấy thế chủ động để lãnh đạo quần chúng giành chính quyền”.
    Tin tức về những sự kiện tại Hà Nội nhanh chóng lan đến miền Nam, miền Trung Việt Nam. Ngày 23-8, một đoàn nông dân khoảng 100.000 người tuần hành vào Huế cổ vũ thành lập ủy ban giải phóng *********. Kinh ngạc trước “phép mầu” xuất hiện nhanh đến khó tin, vua Bảo Đại buộc phải xin thoái vị và trao ngọc ấn cho *********. Theo đề nghị trong bức điện từ “Ủy ban Ái quốc” tại Hà Nội, vua Bảo Đại quyết định từ bỏ ngai vàng và trở thành một “công dân bình thường” có tên Vĩnh Thụy. Ngày 25-8, vua Bảo Đại thông báo ý định thoái vị cho các thành viên hoàng tộc đang sững sờ và tuyên bố rằng ông ta “thà làm dân trong một quốc gia độc lập còn hơn làm vua của một đất nước bị nô lệ”.
    Khi Bảo Đại đang chuẩn bị đọc bài phát biểu cuối cùng với tư cách là một hoàng đế, Patti đã hội kiến rất nhiều thành viên trong giới báo chí Việt Nam tại Hà Nội. Patti tuyên bố ngắn gọn, cố làm rõ lập trường của Mỹ: “Người Mỹ chúng tôi đánh giá cao sự đón tiếp nồng ấm của các bạn. Công việc của chúng tôi chỉ là thực thi quân lệnh và xin các bạn vui lòng hiểu rằng lập trường và thái độ của chúng tôi là trung lập. Chúng tôi đến đây với mục đích duy nhất là mở đường cho hội nghị hòa bình sắp diễn ra để chính thức chấm dứt xung đột. Chúng tôi vui mừng được gặp các bạn, cũng như bất cứ cá nhân thuộc bất kỳ đảng phái và quốc tịch nào và vào bất kỳ thời gian nào”.
    Ngày 29-8, ***** Chí Minh đề nghị Patti tới gặp mình. ***** Chí Minh có hai thông báo quan trọng: Thứ nhất, Bảo Đại sẽ chính thức thoái vị vào ngày hôm sau, chấp thuận trao quyền cho *********; thứ hai, ngày 2-9 sẽ trở thành ngày độc lập của Việt Nam. Khi chuẩn bị cho ngày quan trọng này, ***** Chí Minh muốn trao đổi với Patti về một tài liệu quan trọng: Bản tuyên ngôn độc lập của Việt Nam. Patti chúc mừng ***** Chí Minh và “mong ngài thành công” trong kế hoạch giành độc lập. Bản tuyên ngôn độc lập viết: “Tất cả mọi người được sinh ra đều có quyền bình đẳng; tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Những lời mở đầu được mượn từ Bản tuyên ngôn độc lập của Mỹ.
    Vào chủ nhật 2-9, Patti và đội của ông hòa cùng hàng nghìn người Việt Nam đổ ra các đường phố Hà Nội chờ chứng kiến những sự kiện sẽ xảy ra vào ngày đầy hứa hẹn này. Patti rõ ràng bị ấn tượng với cảnh tượng cờ đỏ bay phấp phới trong làn gió nhẹ và làm nổi bật thành phố được kết đầy hoa. Những người lính ********* được tập luyện tốt nhất, ăn mặc chỉnh tề nhất và trang bị tốt nhất tạo ra sự hiện diện đầy ấn tượng phía trước khán đài trang hoàng cờ hoa.
    Là “người giải phóng và vị cứu tinh của đất nước", ***** Chí Minh bắt đầu nói với nhân dân, dừng lại sau một câu để hỏi đồng bào có nghe rõ ông nói hay không. “Đó là một bậc thầy về hùng biện - Patti nhận xét - Từ khoảnh khắc đó, cả biển người nghe như nuốt lấy từng lời... Rõ ràng trong tâm trí chúng tôi ông đang ở sát bên họ”. Những ngày sau đó, thêm nhiều người Việt Nam đọc, hoặc nghe nguyên văn những bài phát biểu và cảm thấy dâng lên niềm tự hào dân tộc.
    DIXEE R. BARTHOLOMEW-FEIS
    (LƯƠNG LÊ GIANG dịch)
    Theo Tuổi Trẻ



    Lời bình của Hoa_Sim:
    Thật đáng tiếc, việc hợp tác giữa Mỹ và ********* đã kéo dài không lâu...
    Khi được Pháp cầu cứu, Mỹ đã chi 80% chiến phí cho Pháp, cử máy bay và phi công trực tiếp ném bom tại Điện Biên Phủ...
    Nếu đừng như thế , nếu người Mỹ tiếp tục quan hệ bạn bè với *********, chắc chắn máu xương đôi bên đã không phải đổ ra uổng phí... để rồi cuối cùng người Mỹ cũng phải chấp nhận thất bại tại Việt Nam...
    Bây giờ người Mỹ đã trở lại trong tư thế khác: là bạn của Việt Nam trong hoà bình, ủng hộ Việt Nam tại nhiều diễn đàn quốc tế...
    Giá như điều đó bắt đầu từ 1945 có phải tốt hơn không ?


Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này