Thành kính tiếc thương Đại tướng Võ Nguyên Giáp - Thiên tài quân sự lớn nhất thế kỷ 20

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Hoa_Sim, 05/10/2013.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4102 người đang online, trong đó có 256 thành viên. 00:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 88047 lượt đọc và 1042 bài trả lời
  1. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Vào đây ẩn dật có thể tâm sự với em Tím iu rồi ... [r32)][r32)][r32)][r32)][r32)]
    [​IMG]
  2. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Tâm sự với em yêu thì kéo nhau về pic " Các bác vào đây yêu em Tím " nhá ! :-"
    Còn ở đây là nơi dành riêng tưởng nhớ Đại Tướng , cần sự trang nghiêm, mong bác thông cảm !

    Tôi ủng hộ bác, nói chung ai yêu em Tím tôi cũng ủng hộ, miễn là em Tím thấy vui và hạnh phúc là được...

    Về chuyện này, nếu bác muốn phản hồi thì xin trả lời tại topic " Các bác vào đây yêu em Tím " của bác, tôi sẵn sàng tham gia, xin đừng tranh luận tại đây.

    Thân ái !

    [};-[};-[};-[};-[};-[};-
  3. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142

    Có lẽ nên dừng thôi bác ạ, tranh luận với ... mà làm gì [};-
  4. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142
    [​IMG]


    Thế là Bác đã đi vào lịch sử ...
    Trái tim Người con vương vấn mãi mùa thu ...


    [};-[};-[};-[};-[};-[};-[};-





    (Xin lỗi nhà thơ Anh Ngọc)
  5. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Chốt phương án đặt tên đường Đại tướng Võ Nguyên Giáp

    http://vietnamnet.vn/vn/xa-hoi/144786/chot-phuong-an-dat-ten-duong-dai-tuong-vo-nguyen-giap.html
    "Chúng tôi đã có kế hoạch rồi. Hãy để chúng tôi làm cho Đại tướng, chúng tôi đang cố gắng làm sao để hài lòng tất cả những người dân", ông Tô Văn Động, GĐ Sở Văn hóa Hà Nội kiêm Phó chủ tịch Hội đồng tư vấn đặt tên đường phố Hà Nội nói về kế hoạch đặt tên đường mang tên Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
    Sáng 14/10, trao đổi với báo chí, GS.TS Nguyễn Quang Ngọc - Chủ tịch Hội Sử học Hà Nội, nguyên Viện trưởng Viện Việt Nam học và Khoa học phát triển, thành viên Hội đồng tư vấn đặt tên đường phố Hà Nội cho biết, tất cả đã sẵn sàng, "chỉ chờ HĐND thành phố, UBND thành phố Hà Nội quyết định".


    [​IMG]


    Trục giao thông cầu Nhật Tân - Nội Bài
    Theo GS Ngọc, việc Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ ra đi là điều đã được nhiều người tiên đoán trước. Đối với một nhà cách mạng, một con người vĩ đại có nhiều công lao đóng góp như Đại tướng việc quyết định, lựa chọn đặt tên đường phố mang tên người là điều hiển nhiên.
    Tiên lượng trước việc này, Hội đồng tư vấn đặt tên đường phố Hà Nội đã tiến hành tổ chức và đưa ra quyết định đặt tên đường phố mang tên Đại tướng.
    Cuộc họp do GS Phan Huy Lê, Phó chủ tịch Hội đồng, ông Tô Văn Động - GĐ Sở Văn hóa Hà Nội, Phó chủ tịch Hội động chủ trì.
    Hội đồng cũng đưa ra đề xuất lựa chọn tuyến đường cao tốc Nhật Tân - Nội Bài sẽ mang tên Đại tướng. "Đó là phương án lựa chọn tối ưu nhất" - GS.TS Nguyễn Quang Ngọc khẳng định.
    GS Ngọc cũng cho rằng: "Việc đặt tên đường phố mang tên Đại tướng rất cần được thành phố quan tâm và hoàn toàn ủng hộ. Hà Nội nên nghiên cứu đặt tên đường mang tên Cụ ngay, việc đặt tên này là làm đẹp thêm cho Thủ đô Hà Nội.
    Không nên vì bất cứ lý do gì mà phải lùi lại, đặt tên đường mang tên Đại tướng hoàn toàn có đủ lý lẽ, đủ cơ sở, và phải được thực hiện ngay trong năm nay", GS.TS Nguyễn Quang Ngọc nhấn mạnh.
    Với vai trò là Chủ tịch Hội đồng tư vấn đặt tên đường phố Hà Nội - bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, phó chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng chia sẻ mong muốn "Hà Nội lúc nào cũng mong muốn được lấy tên Đại tướng để gắn với một tuyến đường phố của Thủ đô".
    Bà Ngọc cho biết, khi có đề xuất của các nhà khoa học Hà Nội sẽ nghiên cứu. Kể cả khi không có đề xuất thì Hà Nội cũng sẽ nghiên cứu lựa chọn con đường xứng tầm nhất với Đại tướng.
    Tuy nhiên, GS. TS Nguyễn Quang Ngọc khẳng định: "Quyết định và lựa chọn của Hội đồng tư vấn đặt tên đường phố là đề nghị chính thức mà không cần bất cứ đề xuất nào khác. Hà Nội nên đưa ra quyết định rõ ràng. Quyết định cuối cùng chỉ chờ HĐND và UBND", GS Ngọc cho hay.
    Cũng trong ngày 14/10, trả lời vấn đề này, ông Tô Văn Động, GĐ Sở Văn hóa Hà Nội kiêm Phó chủ tịch Hội đồng tư vấn đặt tên đường phố Hà Nội bày tỏ, mong muốn "không nói mà hãy hành động".
    Ông Động cho biết, tất cả ý kiến của dư luận, các nhà khoa học Hội đồng tư vấn sẽ lắng nghe và nghiên cứu nghiêm túc. "Chúng tôi đã có kế hoạch rồi. Hãy để chúng tôi làm cho bác, chúng tôi đang cố gắng làm sao để hài lòng tất cả những người dân", ông Động nói.
    Giáo sư sử học Phan Huy Lê cho rằng, trong quy chế đặt tên đường của Hà Nội, các nhân vật hiện đại sau khi mất 10 năm, mới xem xét đặt tên đường. Nhưng cũng có trường hợp ngoại lệ, đặc biệt không cần chờ đến 10 năm, sau khi mất có thể đặt tên phố ngay. Các nhân vật lịch sử như Trường Chinh, Phạm Văn Đồng... là tiền lệ.
    Theo GS Phan Huy Lê, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cần đặc cách như vậy. Vấn đề là chọn con đường nào xứng đáng, khang trang tiêu biểu cho công lao cống hiến của Đại tướng đối với đất nước, Thủ đô.
    TS. Đinh Xuân Thảo, Viện trưởng Viện nghiên cứu lập pháp UBTVQH - Đoàn đại biểu Quốc hội Hà Nội cho rằng, "không chỉ lựa chọn đặt tên đường mà còn phải tạc tượng Đại tướng đặt ơ 3 nơi ghi dấu của người".
    Theo ông Thảo, đối với tên của Đại tướng Võ Nguyên Giáp khi lựa chọn tuyến đường phải lựa chọn đó là trục đường mới, hiện đại, xứng tầm với Đại tướng. Tuyến cao tốc Nội bài - Nhật Tân cũng là một lựa chọn tốt.
    (Theo Đất Việt)
  6. hoatimbanglang

    hoatimbanglang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    3.142


    Đây là đối với Hà Nội.
    Với nước ta có lẽ nên đổi đường 1A thành đưỡng Võ Nguyên Giáp thì mới xứng tầm bác ạ
  7. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Nước mắt rơi trong khu nhà người vợ đầu Đại tướng

    http://vietnamnet.vn/vn/doi-song/144690/nuoc-mat-roi-trong-khu-nha-nguoi-vo-dau-dai-tuong.html

    Những ngày này, cả đất nước nhắc đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp với niềm tiếc thương vô hạn.


    Trên mảnh đất xứ Nghệ này, nước mắt người dân cũng đang rơi. Những ký ức về Người được người dân hoài niệm, trong đó có tuổi đôi mươi của Đại tướng và tình yêu đầu đời với người con gái thành Vinh.

    [​IMG]

    Khu lưu niệm Nguyễn Thị Minh Khai xây trên vị trí ngôi nhà trước đây của gia đình. Ảnh: H.H/giadinh.net.vn

    Khu nhà lưu niệm đồng chí Nguyễn Thị Minh Khai nằm bên con đường Quang Trung (TP Vinh, Nghệ An) tấp nập người qua lại. Nơi đây trước kia chính là nhà của gia đình ông Nguyễn Huy Bình, người đã sinh ra những người con cộng sản kiên trung bậc nhất, trong đó, có hai người con gái anh hùng: Nguyễn Thị Minh Khai và Nguyễn Thị Quang Thái.
    Bà Quang Thái chính là người vợ đầu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
    Trong khu lưu niệm, những gì còn sót lại của ngôi nhà nằm cuối ga Vinh ngày ấy là cái rương gỗ sờn tróc, cái mâm đồng cũ phai màu, một bộ ấm chén, vài bát đã sứt mẻ. Thời gian đã xóa nhòa đi rất nhiều thứ. Nơi đây, giờ chỉ còn hiện diện bóng dáng những chiến sĩ cộng sản thời kỳ tiền khởi nghĩa gian lao qua từng bức ảnh đen trắng. Có tấm hình bà Quang Thái chụp chung với Đại tướng Võ Nguyên Giáp và các đồng chí của mình, cả hai còn rất trẻ…
    Cuộc gặp gỡ giữa Quang Thái và Võ Nguyên Giáp như một định mệnh. Trên chuyến xe lửa Hà Nội - Vinh - Huế, Quang Thái từ nhà vào Huế nhập học trường nữ sinh Đồng Khánh, còn Võ Nguyên Giáp cũng trên đường công tác vào Huế. Cô gái với dáng vẻ dịu hiền, gương mặt trái xoan, nhưng đôi mắt cương nghị, thông minh đã để lại ấn tượng đặc biệt trong lòng người cán bộ cách mạng trẻ tuổi.
    Những năm 1930 – 1931 đầy sôi động. Cao trào Xô Viết Nghệ Tĩnh như ngọn lửa bùng lên, dội vào đất Huế. Học sinh phát tờ rơi, tổ chức quyên góp ủng hộ cách mạng… Thực dân Pháp đ àn áp, bắt nhiều học sinh, trong đó có bà Quang Thái. Lúc ấy, đồng chí Võ Nguyên Giáp hoạt động cũng bị bắt giam vào nhà lao Thừa Phủ. Khi đi ngang qua trại giam nữ, Võ Nguyên Giáp giật mình thấy Quang Thái! Tình yêu của hai người nảy nở từ lòng cảm phục lẫn nhau, từ chung một lý tưởng chiến đấu, cống hiến cho Tổ quốc.


    [​IMG]

    Ông bà Nguyễn Việt Sỹ và Nguyễn Thị Mỹ Cường kể lại chuyện gia đình bà Quang Thái. Ảnh: TL/giadinh.net.vn.
    Năm 1935, Nguyễn Thị Quang Thái 20 tuổi, Võ Nguyên Giáp 26 tuổi, đã tổ chức lễ cưới. Đó là một đám cưới chạy tang chuẩn bị gấp gáp vì bà ngoại của Quang Thái đột nhiên ngã bệnh.
    Quãng đời chung sống của Quang Thái và Võ Nguyên Giáp quá ngắn ngủi, 10 năm chồng vợ nhưng chỉ có 5 năm chung sống bên nhau ở Hà Nội. Năm 1940, đồng chí Võ Nguyên Giáp phải ra nước ngoài hoạt động bí mật. Ở nhà, bà Quang Thái vừa chăm lo cho bố mẹ, vừa nuôi con gái Hồng Anh, vừa tham gia cách mạng. Một lần, bà tìm cách giúp đỡ cán bộ thì bị lộ, giặc xông vào nhà bắt bà đi trong lúc đang mặc áo tang làm lễ 3 ngày cho cụ thân sinh vừa mất. Bà bị giải vào Sở mật thám Vinh, rồi đưa ra nhà tù Hỏa Lò, Hà Nội. Sự hà khắc của chế độ nhà tù, sức khỏe yếu, bà Quang Thái ngã bệnh và mất năm 1944 khi vừa tròn 29 tuổi.
    Ngôi nhà ở Vinh của gia đình cách mạng ấy giờ đây trở thành khu lưu niệm để đồng bào đến thăm viếng. Có hai ông bà vẫn thường hay sang chơi vì giữ những ký ức kỷ niệm cùng ngôi nhà từ ngày đất Vinh đỏ lửa chiến tranh. Đó là ông Nguyễn Việt Sỹ (80 tuổi) và bà Nguyễn Thị Mỹ Cường (79 tuổi), trú tại phường Quang Trung, TP Vinh.
    Bà Cường kể: “Nhà tôi gần nhà bà Minh Khai và bà Quang Thái, ngày nhỏ tôi vẫn đi qua đó suốt. Tôi vẫn nhớ đó là một ngôi nhà vừa đủ rộng, nằm cuối ga Vinh. Khi toàn quốc kháng chiến, Vinh thực hiện chủ trương vườn không nhà trống, phá hủy rất nhiều công trình. Đường ray xe lửa bị dỡ, ngôi nhà nằm ở cuối ga Vinh trở thành đống gạch vụn nát, sau này mới được xây lại”.
    Bà Cường nhớ lại, thời trước, nghe kể chuyện mối tình của bà Quang Thái và tướng Giáp, bao nhiêu lớp thanh niên đều lấy làm ngưỡng mộ, trở thành tình yêu lý tưởng thời chiến. Bà cũng noi theo mà xung phong lên tận Điện Biên Phủ chiến đấu, để được gần chồng, để hai vợ chồng sống chết có nhau, không trong cảnh “ngưu lang chức nữ” nữa.
    Cách đây mấy hôm, nghe tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp mất, hai người lính già đã khóc. Năm xưa, nghe chuyện bà Quang Thái – tướng Giáp họ đã khóc vì cảm phục, tự hào. Giờ đây, tóc đã bạc, họ khóc vì đã mất đi vị tướng suốt đời của mình. “Người chẳng thể ở lại mãi với chúng ta, bởi cuộc sống này là hữu hạn. Nên hãy tin rằng đó không phải là một sự ra đi mà là sự trở về. Sẽ có đất mẹ ôm Người vào lòng, sẽ có biết bao người lính đã ngã xuống trên khắp mảnh đất Việt Nam này đón người chỉ huy vĩ đại của Quân đội nhân dân Việt Nam và sẽ có cả những người thân đã ở đó từ lâu lắm rồi đợi Người. Cuộc hội ngộ trùng phùng ấy, ắt hẳn cũng đầy cảm động thiêng liêng”, bà Cường nói trong nước mắt.
    (Theo giadinh.net.vn)
  8. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
    Đại tướng lúc nào cũng mong cho con cháu có tình yêu đẹp & hạnh phúc .... [};-[};-[};-[};-[};-
  9. Hoa_Sim

    Hoa_Sim Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    23.967
    Tướng Giáp và hậu duệ: Chuyện bây giờ mới kể

    Đằng sau ánh hào quang của chiến trận oai hùng, người ta vẫn gặp một “anh Văn” rất thương vợ, yêu con. Con cháu tướng Giáp đều là những người giỏi giang.


    [​IMG]

    Gia đình Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Ảnh tư liệu)


    Nội dung nổi bật:
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp kết hôn lần đầu với bà Nguyễn Thị Quang Thái (em gái nhà yêu nước Nguyễn Thị Minh Khai) năm 1934. Bà Quang Thái trở thành liệt sỹ và để lại một người con gái là Võ Hồng Anh.
    Bà Võ Hồng Anh được phong học hàm Giáo sư. Bà công tác tại nhiều Viện, giảng dạy và nghiên cứu khoa học, được mời thỉnh giảng, trao đổi nghiên cứu, dự hội nghị khoa học ở nhiều quốc gia.
    Năm 1946, đại tướng Võ Nguyên Giáp tái hôn với giáo sư Đặng Bích Hà, con gái của giáo sư Đặng Thai Mai.
    Hai người con gái là Võ Hòa Bình (SN 1951) và Võ Hạnh Phúc (1952), từng là Ủy viên Hội đồng quản trị Tập đoàn HIPT. Người con trai trưởng Võ Điện Biên (1954), hiện là Giám đốc Công ty CP Đông Sơn. Con trai út là Võ Hồng Nam (1956), hiện là Giám đốc Công ty CP Máy tính Truyền thông Hồng Nam.
    Hai đời vợ và 5 người con
    Xuất thân là một giáo viên dạy sử, nhà báo, ông trở thành một chính trị gia và tướng lĩnh quân sự nổi bật trong lịch sử Việt Nam với các chức vụ: Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Quân ủy Trung ương, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Tổng tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam.
    Đại tướng Võ Nguyên Giáp kết hôn lần đầu với bà Nguyễn Thị Quang Thái (em gái nhà yêu nước Nguyễn Thị Minh Khai) năm 1934. Bà Quang Thái trở thành liệt sỹ và để lại một người con gái là Võ Hồng Anh.
    Mẹ mất, bà Anh sống với ông bà nội mãi đến năm 1946 mới gặp lại cha, bấy giờ là là một lãnh đạo cao cấp. Toàn quốc kháng chiến nổ ra, chiến sự lan dần đến Quảng Bình, bà được bà nội đưa đi sơ tán tại Thanh Chương, Nghệ An.
    Năm 1951, bà được gặp lại cha lần thứ hai. Sau đó, bà được chính phủ bố trí đưa sang học tại Quế Lân và Khu học xá Nam Ninh, Trung Quốc.
    Năm 1954, bà được đưa sang Liên Xô theo học Trường Thiếu nhi Việt Nam Internat Moskva. Năm 1959, bà tốt nghiệp Phổ thông với Huy chương vàng.
    Sau đó, bà theo học ngành Vật lý lý thuyết lượng tử, Đại học Tổng hợp Quốc gia Lomonosov Moskva. Bà tốt nghiệp năm 1965 với bằng đỏ (hạng ưu).
    Tốt nghiệp, bà về nước và được phân công làm cán bộ nghiên cứu thuộc Ban Toán - Lý, Ủy ban Khoa học Kỹ thuật Nhà nước rồi sang Liên Xô bảo vệ thành công luận án Phó Tiến sĩ Toán – Lý rồi làm việc tại Viện Liên hợp Nghiên cứu hạt nhân Quốc tế Dubna và được phong học hàm Giáo sư.
    Năm 1987, bà về nước kinh qua nhiều vị trí tại các viện, trung tâm năng lượng, vật lý. Giáo sư Võ Hồng Anh qua đời vào năm 2009 vì bệnh tật.
    Trong suốt gần 40 làm công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học, bà được mời thỉnh giảng, trao đổi nghiên cứu, dự hội nghị khoa học ở: Liên Xô, Nhật Bản, Mỹ, Pháp, các nước Đông Âu, Ý, Ấn Độ, Thái Lan, Malaisia...
    Bà cũng đã cho xuất bản trên 50 công trình khoa học được công bố, phần lớn ở nước ngoài, trong số đó có cuốn sách về Lý thuyết tương tác của bức xạ cường độ mạnh lên chất rắn - xuất bản ở Nga. Năm 1988, bà là người phụ nữ đầu tiên của ngành Vật lý được tặng Giải thưởng Khoa học Quốc tế Kovalevskaia - giải thưởng cao nhất của Việt Nam về khoa học kỹ thuật dành cho các nhà khoa học nữ.



    [​IMG]


    Đại gia đình của Đại tướng tại sở chỉ huy Mường Phăng, ngày 19.4.2004 (ảnh Nguyễn Đình Toán)
    Bà Anh nhiều lần kể chuyện về cha mình, những kỉ niệm từ lúc ấu thơ đến những ngày cuối đời. Lúc nào bà cũng ghi khắc hình ảnh của một người cha hiền lành, nhất mực yêu thương con gái.
    Năm 1946, đại tướng Võ Nguyên Giáp tái hôn với giáo sư Đặng Bích Hà, con gái của giáo sư Đặng Thai Mai. Ông bà có 4 người con, 2 gái và 2 trai, tất cả đều giỏi giang và thành đạt.
    Hai người con gái là Võ Hòa Bình (SN1951) và Võ Hạnh Phúc (1952), hiện là Ủy viên Hội đồng quản trị Tập đoàn HIPT.
    Người con trai trưởng của đại tướng được ông đặt tên Võ Điện Biên (1954), hiện là Giám đốc Công ty CP Đông Sơn.
    Con trai út là Võ Hồng Nam (1956), hiện là Giám đốc Công ty CP Máy tính Truyền thông Hồng Nam.
    Một gia đình ngưỡng vọng
    Không chỉ là một vị tướng tài danh, đại tướng Võ Nguyên Giáp còn là người ông, người cha hết lòng vì con cháu, sống giản dị và gần gũi với mọi người.
    Bà Mạc Thúy Hường - con dâu Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vợ cậu con trai út Võ Hồng Nam - khóc khi chia sẻ: "Tôi gần gũi với ba Giáp còn hơn bố đẻ vì bố tôi mất từ trước khi tôi lấy chồng. Tôi sống với ba đã hơn 30 năm. Ba là người rất tuyệt vời, yêu vợ và các con, các cháu. Với tôi, ba luôn coi như con gái".



    [​IMG]

    Người con dâu nghẹn ngào nói rằng bà thường xuyên chăm chút khu vườn vì ba Giáp thích cây cối, chim muông: "Tôi trồng cây, làm hồ cá, chăm sóc phong lan… nhưng giờ ba đâu còn để ngắm nữa", bà Hường nghẹn lời.
    Tướng Giáp luôn đặt tên con cháu theo ước vọng về đất nước. Người con trai Võ Điện Biên được lấy tên theo sự kiện lịch sử 1954. Hai con gái Võ Hòa Bình, Võ Hạnh Phúc thể hiện mơ ước về ngày hạnh phúc của đất nước. Người con út Võ Hồng Nam là niềm mong ước một miền Nam rực cờ hồng.
    Hai con của Võ Hồng Nam được đặt tên là Võ Hoài Nam - nhớ mong miền Nam và Võ Thành Trung như lời thề nguyền tận trung với nước. Hoài Nam và Thành Trung được cha dạy võ từ năm 3 tuổi theo truyền thống con nhà võ nên khi lớn lên đều trở thành những thanh niên cường tráng.
    Sinh thời, tướng Giáp luôn canh cánh tâm nguyện giúp đỡ con em các vùng chiến khu nghèo khó. Con cháu ông, đặc biệt là con út Võ Hồng Nam, thường làm từ thiện âm thầm không trống giong cờ mở, với sự giúp đỡ của bạn bè doanh nghiệp.
    Ông Tấn Định, gọi tướng Giáp bằng cậu, kể Đại tướng là người vĩ đại khi ra ngoài xã hội nhưng trong gia đình lại rất tự nhiên, gần gũi và tình cảm như một người ông, người bác bình thường,rất quan tâm đến chuyện trường lớp của các cháu. Ông Định ra ở cùng tướng Giáp khi đã vào quân ngũ. Mỗi lần gặp cháu, tướng Giáp lại ân cần hỏi han chuyện đơn vị, vợ con.
    "Ông là một người lính thực thụ, luôn đề cao kỷ luật quân đội. Tuy nhiên với con cháu, ông có cách dạy rất nhẹ nhàng. Chưa bao giờ thấy ông nặng lời quát mắng, chỉ nghiêm mặt nói là tất cả đã nghe theo răm rắp", ông Định nhớ lại.
    Tướng Giáp còn là người nặng tình, nặng nghĩa. Trong nhà ông trưng bày rất nhiều kỷ vật về bà Quang Thái - người vợ đầu đã hy sinh - để nhắc nhở các thành viên gia đình không được quên bà.
    Ngày 27/7, giỗ, tết là dịp cả gia đình cùng tưởng nhớ bà Quang Thái. Khi vẫn còn đi lại được, tướng Giáp thường cùng người vợ sau là phó giáo sư Bích Hà lên nghĩa trang Mai Dịch, bất kể nắng mưa, để nhổ cỏ, lau mộ, thắp hương cho bà Thái.
    Trong hồi ký của mình, ông Tấn Định miêu tả một lần gia đình tướng Giáp thăm lại nơi giam giữ bà Quang Thái: "Hằng năm, cứ vào tiết thanh minh là cả nhà lại cùng cậu tôi lên Nghĩa trang Mai Dịch viếng mộ người thân, trong đó có mộ mợ Quang Thái...
    Lần này, cậu tôi muốn thăm Nhà lao Hỏa Lò trước khi viếng mộ ở Mai Dịch... Cậu tôi đề nghị tất cả cùng chụp ảnh kỷ niệm ngay tại khoảnh sân dưới chân Đài tưởng niệm... Sau ít phút, chúng tôi đã có mặt trước cửa phòng biệt giam các nữ tù chính trị.
    Theo lời giới thiệu của chị Dơn (hướng dẫn viên) thì mợ Quang Thái từng bị giam cầm tại căn phòng này... Trong lúc mợ Hà đang lúng túng cài những bông hồng đỏ lên khe nhỏ của các cánh cửa sắt, cậu tôi vẫn đứng im phăng phắc, mắt dõi nhìn về phía bệ xi măng bên trong phòng biệt giam như đang kiếm tìm một bóng hình thân thuộc...".
    Ông Định viết tiếp: "Cậu tôi đứng đó, tay phải vịn lên mép cửa sổ của cánh cửa sắt, tay trái cậu như đang lần tìm thứ gì ở trong túi của áo khoác ngoài. Tôi đoán là cậu đang tìm chiếc khăn mùi xoa mà trước khi lên xe mợ Hà đã cẩn thận đặt vào đó, và cuối cùng tôi đã tìm được chiếc khăn ở túi áo bên kia đặt vào tay cậu. Cậu tôi cầm lấy chiếc khăn, rồi từ từ đưa lên thấm khô những giọt nước mắt vừa trào ra từ đôi mắt già nua đang nhòe ướt... Bỗng cậu tôi đứng thẳng người lên, bỏ chiếc mũ len xuống cầm tay, và đầu hơi cúi xuống. Tất cả không ai bảo ai đều tề chỉnh đứng nghiêm và cúi đầu tưởng niệm. Chị Hồng Anh quay sang định nói gì đó với cậu tôi, nhưng mãi chị không nói được thành lời"...
    Còn nhiều chứng nhân khác nói về đại tướng. Những câu chuyện dài và xúc động. Tất cả đều bật lên một con người hiền lành, giàu tình cảm. Đại tướng đã ra đi, nhưng ông kịp để lại cho đời lớp hậu duệ đáng để người ta kính phục, ngưỡng vọng.
    (Theo Công lý)

    Một vị tướng cương quyết với quân thù nhưng với nhân dân, chiến sĩ và gia đình thì Người trọn vẹn yêu thương, với người xưa thì nặng lòng chung thuỷ...
    Vĩ nhân của mọi vĩ nhân...
    Thánh của muôn ngàn thánh...


  10. tridunghtvc

    tridunghtvc Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/12/2011
    Đã được thích:
    427
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này