Thành tích mua bán tháng 8/2007-Chia sẻ kinh nghiệm

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi OverSeaStock, 22/08/2007.

2265 người đang online, trong đó có 66 thành viên. 02:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2813 lượt đọc và 47 bài trả lời
  1. OverSeaStock

    OverSeaStock Guest

    Đó là lý do chúng ta cùng nhận diện cao thủ tại topic này. Theo chúng tôi nhận định, T8 này thực sự đầu tư rất khó nhằn. Ai thắng lợi là trình cũng phải cao rồi.
  2. noname123

    noname123 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/01/2007
    Đã được thích:
    0
    Hey, các bác hãy chia sẽ kinh nghiệm chứ.


    Được noname123 sửa chữa / chuyển vào 15:22 ngày 22/08/2007
  3. myprestige

    myprestige Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/06/2007
    Đã được thích:
    0
    Toàn thấy các bác buôn dưa lê mới lại tranh cãi.
    Bác "phân tích" cho tớ xin 1 cái danh mục khoảng 10 cái sàng HN và 10 TPHCM được không /

    Tớ ssẽ căn cứ vào đó để theo dõi và nghiên cứu đầu tư.

    Nhờ bạn cho 1 cái danh mục và vài chú thích để tớ chuẩn bị mua vào.

    Hôm nay vừa mua PVI, mua xong nó tụt luôn 0.5%.

    Bạn cho tó thông tin về STB, REE, và vài cáci Blue nhé.

    Cảm ơn bạn nhìu.
  4. OverSeaStock

    OverSeaStock Guest

    Giá BMC hôm nay là 472, anh ta chưa lấy lại được số lỗ.
    Chúng tôi đã loại trừ BMC, TCT, SGH, LBM tại chủ đề này rồi.
    Bạn xem lại trang 1 nhé.
  5. yeuduong

    yeuduong Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/07/2007
    Đã được thích:
    0
    em thấy tháng 7 khó làm ăn hơn tháng này, tháng 7 xét theo lỗ lãi thì đến 85% mọi người lỗ, trong khi đến thời điểm này tháng 8 thì đến 40% là lời
  6. OverSeaStock

    OverSeaStock Guest

    Mãi chưa thấy cao thủ xuất hiện.
    Tôi xin post 1 bài các bác đọc chơi vậy,


    Bế tắc đầu tư tiền nhàn rỗi

    Wed, Aug 22 2007


    VNEconomy


    Giá cả 7 tháng đầu năm ngày càng đắt đỏ, chứng khoán đang bị ?omất mùa?, quay sang gửi tiết kiệm gặp ngân hàng bắt đầu ?osiết? lãi suất, địa ốc cũng không còn là kênh dễ dàng sinh lợi...

    Người dân cầm tiền nhàn rỗi trong tay không biết bỏ vào đâu để có thể kiếm thêm vài đồng lợi nhuận.

    Sàn chứng khoán đã vắng bóng nhiều nhà đầu tư. Hầu hết họ đang dừng tay ngóng đợi động tĩnh thị trường. Khối lượng và giá trị giao dịch giảm cùng với đà xuống giá 30 - 40% của các cổ phiếu blue-chip so với tháng 3 trước đó.

    Sự mất giá của thị trường chứng khoán không đơn thuần ảnh hưởng bởi rủi ro hệ thống, với những nguyên nhân vĩ mô như lạm phát, chính sách điều hành (Chỉ thị 03)... Mà còn bởi niềm tin của nhà đầu tư nhỏ đang dần bị ?otước đoạt? qua các vụ vi phạm thị trường của đơn vị trung gian - các công ty chứng khoán - ngày càng bị phát hiện nhiều hơn, với gần 15 vụ từ đầu năm đến nay.

    Đồng thời, cách hành xử khuất tất và phân chia quyền lợi không công bằng giữa cổ đông nhỏ và cổ đông lớn (như FPT) càng làm người chơi thêm thất vọng đối với thị trường.

    Thuý Phương, một nhân viên văn phòng vừa khoá tài khoản ở công ty chứng khoán cho biết, cô sợ chứng khoán lắm rồi. ?oNhiều người chắt chiu từng đồng và rồi bị thị trường giáng cho một bài học về quyền hành của kẻ mạnh và sự ?obầy đàn? của lòng tham. Thị trường đang bị các đại gia làm cho ?oméo mó??, thạc sĩ Lê Đạt Chí, giảng viên Đại học Kinh tế Tp.HCM nói.

    Với tư cách cũng là một nhà đầu tư chứng khoán, ông cho rằng, người dân, nếu chưa tham gia thị trường, không nên bỏ tiền vào chứng khoán giai đoạn này.

    Chương, một người chơi lâu năm, cho biết anh cố gắng tìm kiếm lợi nhuận khi giá lên và cả khi giá xuống. Nhưng hầu như ai cũng đang ?ovật vã? và mất mát với sự biến động thất thường của thị trường mấy tháng nay. Ông Lê Đạt Chí cho rằng, người dân nên đợi thời điểm thị trường phát triển ổn định, đi vào quy chuẩn thì hãy tham gia như một kênh tiết kiệm.

    Quay về tiết kiệm?

    Trong khi thị trường bất động sản chưa dứt cơn trầm lắng, thị trường vàng vẫn kén người chơi, thì lựa chọn đơn giản nhất nằm ở kênh tiết kiệm.

    Những ngày này, nhiều người đến gởi tiết kiệm tiền đồng ở các ngân hàng không hề biết mình đang hưởng lãi suất thấp hơn 10 - 20% so với mức lãi suất tiết kiệm cuối tháng 7.

    Khoảng 10 ngân hàng đã đồng loạt giảm lãi suất tiết kiệm tiền đồng từ đầu tháng 8, mức điều chỉnh giảm trung bình 0,36%/năm đến 0,6%/năm tuỳ từng kỳ hạn. Như vậy, ví dụ, nếu gởi 100 triệu đồng, thì ở các kỳ gởi ngắn hạn 1 - 2 - 3 - 6 - 9 tháng, người gởi sẽ mất đi từ 205.000 - 281.666 đồng mỗi tháng so với mức lãi suất trước.

    Tuy nhiên, vào thời điểm này, mặc dù lãi suất đã hạ, có vẻ tiết kiệm là một kênh đầu tư được dân chúng ưu tiên. ?oLãi suất quả là thấp hơn, nhưng không đến nỗi mất vốn như chứng khoán?, Thuý Phương, giờ đã chuyển sang gởi tiết kiệm ở ngân hàng Đông Nam Á nói.

    ?oKhi đã gởi tiết kiệm, đừng so sánh lãi suất thấp và lạm phát cao?, một chuyên gia nói. Theo ông, đúng là lãi suất thực của người gởi bị âm do lạm phát. Nhưng xét về vĩ mô, lạm phát cao đồng nghĩa với tất cả thị trường chịu rủi ro cao hơn, và đều kỳ vọng một mức lãi suất cao hơn.

    Nhưng các kênh đầu tư như thị trường chứng khoán khó có thể đáp ứng được khả năng này (lãi suất cao). Như vậy, cách đơn giản hơn là gởi tiết kiệm và mua trái phiếu Chính phủ. Trong khi thị trường chứng khoán đầy rủi ro, khả năng mất vốn lớn, thì gởi tiết kiệm được xem như rủi ro phá sản bằng 0, ông nhận xét, thời điểm này như vậy là quá an toàn.

    Dù sao thực tế hiện đang diễn ra là tiền nhàn rỗi trong dân đang ?obế tắc? đầu tư và ?onằm im? chờ thời.
  7. OverSeaStock

    OverSeaStock Guest

    Nhà đầu tư nước ngoài mua vào gấp 8,2 lần bán ra


    Wed, Aug 22 2007


    TienPhong


    Nhà đầu tư nước ngoài mua vào gấp 8,2 lần bán ra

    TP - Lượng cổ phiếu mua vào của các nhà đầu tư nước ngoài trên sàn chứng khoán TPHCM trong phiên giao dịch 21/8 đột ngột tăng mạnh và gấp tới hơn 8,2 lần khối lượng cổ phiếu bán ra.

    Cụ thể, các nhà đầu tư nước ngoài đã mua vào 42 mã cổ phiếu và 1 chứng chỉ quỹ với 2.491.860 đơn vị (trị giá 203,1 tỷ đồng), tăng tương ứng gần 143,1% và 44,1% so với phiên giao dịch ngày 20/8.

    Họ bán ra 30 mã cổ phiếu và một chứng chỉ quỹ, với tổng cộng 302.050 đơn vị (trị giá 46,4 tỷ đồng), giảm 62,8% về khối lượng và 58% về giá trị so với phiên giao dịch liền trước.

    Các cổ phiếu trên sàn chứng khoán TPHCM được mua thông qua khớp lệnh nhiều nhất trong phiên giao dịch ngày 21/8 bao gồm: STB (1.209.380 cổ phiếu), SAM (151.100 cổ phiếu), PPC (147.850 cổ phiếu), VNM (87.110 cổ phiếu), FPT (79.650 cổ phiếu), VSH (72.090 cổ phiếu), PGC (64.100 cổ phiếu), SJS (63.670 cổ phiếu), TRC (55.490 cổ phiếu). Họ mua 299.000 chứng chỉ quỹ VF1.

    Trên sàn chứng khoán Hà Nội, các nhà đầu tư nước ngoài mua vào 12 mã cổ phiếu với tổng cộng 144.000 đơn vị (trị giá 14,1 tỷ đồng), tăng so với 117.200 đơn vị và 13,3 tỷ đồng trong phiên giao dịch ngày 20/8.

    Họ bán ra 5 mã cổ phiếu, tổng cộng 153.400 đơn vị (trị giá 19,6 tỷ đồng), tăng mạnh so với 18.000 đơn vị và 1,28 tỷ đồng trong phiên giao dịch liền trước.
  8. bmwbmw

    bmwbmw Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    06/07/2007
    Đã được thích:
    3
    Bác liên hệ tôi pm miễn phí danh mục 10 mã sàn ho, 10 mã sàn ha
    và cho bác luôn kế hoạch chi tiết. Vì tôi biết bác làm cho tổ chức đang ế tiền cần giải ngân.
  9. OverSeaStock

    OverSeaStock Guest

    Thị trường chứng khoán Việt Nam ảm đạm


    Wed, Aug 22 2007


    VNDS


    Trong phiên giao dịch giữa tuần này, thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn chưa có gì sáng sủa, chỉ số VN-Index giảm 3,65 điểm sau hai phiên tăng và chỉ số Hastc-Index tiếp tục chuỗi ngày giảm giá.

    Đóng cửa ở mức 892,07 điểm với giá trị giao dịch đạt 415,57 tỷ đồng, chỉ số VN-Index biến động xung quanh mức thấp nhất kể từ cuối tháng 1 đến nay. Bên cạnh đó, chỉ số Hastc-Index đóng cửa ở mức 246,47 điểm với giá trị giao dịch đạt 83,42 tỷ đồng, kéo dài chuỗi ngày giảm giá thành 9. Trong tổng số 114 mã chứng khoán trên sàn HOSE, có 34 mã tăng giá, 57 mã giảm giá và 22 mã đứng giá. Tại sàn HASTC, số cố phiếu tăng giá là 20 trong khi số giảm giá là 42.

    Sáng nay, các Nhà đầu tư nước ngoài mua vào 26,57 tỷ đồng và bán ra 10,26 tỷ đồng trên sàn Hà Nội.

    Theo thông tin từ Sở GDCK TP.HCM, nguyên nhân chính dẫn đến việc lượng giao dịch cổ phiếu của Ngân hàng thương mại Sài Gòn Thương tín SACOMBANK (Mã CK : STB) tăng đột biến trong phiên giao dịch ngày hôm qua với hơn 2 triệu đơn vị được khớp là Trung tâm lưu ký chứng khoán đã nhầm lẫn đưa giới hạn room của nhà đầu tư nước ngoài lên 49% (theo quy định là 30%), nâng tổng room cho nhà đầu tư nước ngoài lên 218 triệu đơn vị, dư ra hơn 84 triệu đơn vị so với quy định. Hôm qua nhà đầu tư nước ngoài đã đặt mua thành công 1,2 triệu cổ phiếu SACOMBANK và kết quả các giao dịch này vẫn có hiệu lực và được thanh toán bù trừ. Trong đợt 1 của phiên giao dịch ngày hôm qua, đã có tới 1,25 triệu cổ phiếu SACOMBANK được nhà đầu tư mua ở mức giá trần (54.500 đồng/cổ phiếu). Giá cổ phiếu SACOMBANK hôm nay đóng cửa ở mức 51.000 đồng giảm 1.500 đồng (?"2,85%).

    Mặc dù chỉ số VN-Index giảm, nhưng cổ phiếu của Công ty cổ phần Cáp treo Núi Bà Tây Ninh CATOUR (Mã CK: TCT) vẫn nằm trong số 6 cổ phiếu tăng kịch trần, đóng cửa ở mức 347.000 đồng. Đây là phiên thứ 7 liên tiếp cổ phiếu Cáp treo Núi Bà Tây Ninh tăng kịch trần. Hôm nay là ngày giao dịch không hưởng quyền trả cổ tức đợt 1 năm 2007, 800 đồng/cổ phiếu. Dự kiến năm 2007, lợi nhuận trước thuế của công ty đạt 16 tỷ đồng, cổ tức 15% - 20%.

    Hôm nay là ngày giao dịch không hưởng quyền phát hành thêm 4 triệu cổ phiếu tăng vốn điều lệ của Công ty cổ phần Sông Đà 10 (Mã CK: SDT). Cổ đông sở hữu 3 cổ phiếu sẽ được mua 2 cổ phiếu mới với giá 10.000 đồng/cổ phiếu. Sau đợt phát hành này vốn điều lệ của Sông Đà 10 sẽ tăng lên 100 tỷ đồng. Trong năm 2007, công ty dự kiến sẽ phát hành tiếp 4 triệu cổ phiếu để tăng vốn điều lệ. Kết thúc phiên giao dịch, cổ phiếu của Sông Đà 10 đóng cửa ở mức 78.200 đồng. Giá đóng cửa của cổ phiếu công ty ngày 21/8 là 120.500 đồng, được điều chỉnh xuống 76.400 đồng.

    Sở GDCK Tp.HCM đã công bố báo cáo tài chính quý 2/2007 của Công ty cổ phần Bông Bạch Tuyết (Mã CK : BBT). Theo đó doanh thu của công ty đạt 17,7 tỷ đồng tăng 2.7 tỷ đồng (?'18%) và lợi nhuận sau thuế đạt 259,2 triệu đồng giảm 367,5 triệu đồng (?"58.6%) so với quý 1. Lợi nhuận 6 tháng đầu năm đạt 886 triệu đồng giảm 105.6 triệu đồng (?"10.7%) so với cùng kỳ năm trước và bằng 14.5% kế hoạch năm 2007. Tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE) quý 2 là 0,33% và lãi cơ bản trên mỗi cổ phiếu (EPS) đạt 38 đồng/cổ phiếu. Trước đó Bông Bạch Tuyết đã thông qua phương án tăng vốn điều lệ từ 90 tỷ lên 190 tỷ đồng bằng việc phát hành thêm 10 triệu cổ phiếu. Giá cổ phiếu Bông Bạch Tuyết hôm nay giảm 600 đồng (?"2.85%) xuống mức 20.400 đồng.

    Ngoài chỉ số NIKKEI 225 của Nhật sáng nay đóng cửa ở mức không đổi, thị trường chứng khoán các nước Châu á tiếp tục tăng khá mạnh, chỉ số KOSPI của Hàn Quốc tăng 23,32 điểm (?' 1,34%), chỉ số HANG SENG của Hồng Kông tăng 486,54 điểm (?' 2,24%) và chỉ số THAILAND SET tăng 10,96 điểm (?' 1,43%). Bên cạnh đó, chỉ số SHANGHAI của Trung Quốc tiếp tục tăng thêm 0,5%, đạt 4980 điểm, tiến sát tới mốc lịch sử 5.000 điểm.

    Tối qua, các chỉ số tại thị trường Châu âu và Mỹ cũng đều tăng nhẹ. Ngoài chỉ số DOWJONES của Mỹ giảm 0,23% thì các chỉ số khác đều tăng. Những lo ngại liên quan đến thị trường bất động sản Mỹ được bù đắp lại bởi hy vọng hạ lãi suất cơ bản của FED. Bên cạnh đó, giá dầu tại thị trường New York cũng đã giảm mạnh, xuống dưới 70$/thùng.
  10. OverSeaStock

    OverSeaStock Guest

    Chưa thấy cao thủ, chẳng nhẽ chúng ta ăn mật đắng cả sao !

    Mật đắng...
    Thứ tư, 22/8/2007, 12:08 GMT+7
    Đang cặm cụi ngồi viết bài cho kịp số báo tới, bỗng chuông điện thoại reo, đầu dây bên kia giọng Tuấn run run bảo: Chết rồi anh ơi! Cổ phiếu của em đã rớt gần một nửa, chiếc ô tô đi rồi... Quả này vợ em mà biết, chắc em chết thôi.

    Ừ thị trường mà, thua keo này ta bày keo khác, mất chiếc ô tô đối với nhà đầu tư chứng khoán có gì đâu! Biết làm thế nào tôi đành an ủi Tuấn mấy câu rồi hẹn buổi trưa gặp nhau hỏi xem sự thể thế nào.

    Sức hút đầy ma lực

    Tuấn vốn là một thanh niên hiền lành, sau khi tốt nghiệp đại học, vào làm tại một cơ quan Nhà nước, tuy mức lương không cao nhưng bù lại được cái ổn định, vợ Tuấn làm cho một công ty nước ngoài, lương tháng khoảng 500- 600USD, nhờ vậy mà kinh tế của vợ chồng Tuấn cũng kha khá. Nếu không có gì xảy ra thì cuộc sống của đôi vợ chồng trẻ như thế là tương đối ổn định. Thế nhưng, mọi chuyện đã thay đổi khi thị trường chứng khoán Việt Nam bất ngờ sôi động và trở nên quá "nóng" vào cuối năm 2006.

    Lúc đầu Tuấn chỉ chơi cho vui, nhưng sau vài lần "toàn thắng", lại được mấy đứa em "chân rết" trên sàn rủ rê: Làm gì có lãi như chơi chứng khoán, bỏ 1 đồng vốn có 4-5 đồng lời..., bùi tai Tuấn liền về bàn với vợ xin nghỉ việc cơ quan rồi kéo nhau lên sàn mở tài khoản. Đầu tiên là 10 triệu, 20 triệu, 50 triệu... sau đến 5-7 trăm triệu đồng, càng chơi Tuấn càng say, rồi trở thành nhà đầu tư chứng khoán có hạng từ lúc nào không hay.

    Cũng vì là bạn thân nên thỉnh thoảng có thời gian chúng tôi lại gặp nhau, mỗi lần gặp, nhìn mặt Tuấn hớn hở, tôi biết ngay là cậu em lại vừa trúng quả. Có lần Tuấn bảo: "Anh có chơi không em "cài" cho anh một ít. Thời bây giờ chơi chứng khoán là dễ kiếm nhất, cứ mua được là trúng...", rồi Tuấn lấy ví dụ: "Em mới đầu tư 500 triệu vào VietcomBank hồi tháng 7, lúc đó giá có 54.000đ/CP đến nay đã lên tới 100.000đ/CP.


    Giờ nghĩ lại Tuấn mới hiểu thế nào là cái gọi là "người mù chơi chứng khoán" thì đã muộn!. Ảnh minh họa


    Chỉ sau vài tháng em đã ?oăn? ngay chiếc ô tô. Hay Vinaconex đấu giá lúc đầu chỉ 26.000đ/CP giờ đã là 110.000đ/CP... Anh bảo làm gì cho lại. Vừa rồi, em chỉ cho thằng Dũng (em trai Tuấn) mua: 1000CP NAV(Công ty CP Nam Việt) giá: 108.000đ/CP đến cuối tháng giá tăng lên 120.000 đ/CP, thế là nó kiếm ngay 12 triệu đồng ngon ơ...". Nghe Tuấn nói, tôi cũng thấy sốt ruột, đứng ngồi không yên, liền bảo: Nhưng anh đâu có biết gì về chứng khoán mà chơi?.

    Tuấn cười nói: "Anh yên tâm, không cần biết! Em đã có ?ochân rết?, chỉ đâu trúng đấy, đảm bảo toàn thắng... Ở Việt Nam mình nếu đợi đến khi biết thì hết cơ hội. Phải tranh thủ ?ochộp? thôi...". Tôi hiểu Tuấn có ý tốt, nhưng thầm nghĩ trong bụng: Mình biết lấy đâu ra tiền để chơi, khi lương tháng chỉ vẻn vẹn hơn 01 triệu đồng, sống còn leo lắt nói chi đến đầu tư chứng khoán! Đành nói dối là sẽ về bàn với vợ cho oai.

    Đâu chỉ có Tuấn, ở thời điểm trước Tết Nguyên đán, cứ hễ gặp nhau: Từ nhà ra ngõ, từ cơ quan đến quán cà phê, quán bia hay ngay cả trong bữa ăn, trên những cú điện thoại cho tới sàn giao dịch chứng khoán... đâu đâu người ta cũng chào nhau bằng câu chuyện cổ phiếu, bằng chỉ số index.

    Rồi chỉ số này, chỉ số kia tăng vùn vụt, thời hiện đại này không chơi bị coi nhà quê... Kẻ có tiền thì reo hò chiến thắng, người không có tiền đành lên mạng ngó nghiêng, cứ như thể nhà nhà chơi chứng khoán, người người chơi chứng khoán. Thế mới thấy, quả thật chứng khoán có một sức quyến rũ đầy ma lực.

    Canh bạc nhớ đời

    Tuy là nhà đầu tư chứng khoán, nhưng thực ra Tuấn đâu có hiểu nhiều về thị trường này, chủ yếu là mua theo phong trào, thấy người ta đổ xô mua loại CP nào là mua CP đấy hoặc theo thông tin được phím từ các "chân rết" trên sàn cung cấp. Cũng may ở thời điểm cuối năm 2006 thị trường "quá nóng", "cung chưa đáp ứng được cầu" nên trong số các lần đầu tư đa phần là Tuấn thắng.

    Do thấy kiếm tiền quá dễ, lại quan niệm "cứ mua là trúng", cộng với vụ đầu khai xuân toàn thắng, chỉ trong 20 ngày Tuấn kiếm được 100 triệu đồng nhờ CP STB (SACOMBANK), nên sau Tết Nguyên đán, Tuấn cùng mấy người bạn bắt đầu lao vào đầu tư lớn, lựa chọn những công ty có tiềm năng để "ôm" với hy vọng "gặt" được cạnh bạc lớn để đổi đời. Thế nhưng ở đời kiếm tiền đâu có dễ! Khi thị trường "quá nóng" ắt sẽ đảo chiều và thế là lợi nhuận chẳng thấy đâu, chỉ toàn thấy lỗ là lỗ.

    Trong số CP Tuấn ôm được có: 1.000 CP của SJS giá lúc mua là 406.000đ/CP; 2.000CP FPT giá 551.000đ/CP; 4.000CP Hoà Phát giá 112.000đ/CP và 2.000 CP của Ngân hàng quân đội giá 130.000đ/CP.... nay mới bán được 2 loại là CP của SJS và FPT song đều bị lỗ nặng.

    Ngày 20/4/2007, Tuấn bán 1000CP SJS giá chỉ còn 300.000 đ/CP, lỗ 106 triệu đồng. Và cuối tháng 7 vừa qua, bán 1000CP FPT giá 285.000đ/CP, lỗ gần 300 triệu đồng, số CP còn lại hiện đã đao xuống chỉ còn 1/2 giá so với thời điểm mua. Đáng buồn hơn là muốn bán tháo cũng chẳng ai mua. Giờ ngồi nghĩ lại Tuấn mới hiểu thế nào là cái gọi là "người mù chơi chứng khoán" thì đã muộn!.

    Nước mắt? thời "ăn sổi"

    Sau "cơn lốc" "cứ mua là trúng, cứ ôm là được", giờ chỉ còn lại những cái lắc đầu ngán ngẩm, những khuôn mặt đăm chiêu, cùng với nó là những hy vọng đầy nước mắt... Quả thực, có mặt tại các trung tâm giao dịch chứng khoán mới cảm nhận được thế nào là sự bi ai của cái gọi là kiếm tiền thời "ăn xổi".

    Lang thang trên sàn tìm hiểu, trong không khí trầm lặng, một cảnh tượng u ám tại sàn giao dịch chứng khoán APEC (Hà Nội) cuối tháng 6 vừa qua, chỉ có những tiếng thở dài ngao ngán, nuối tiếc cho đồng tiền bỏ ra, giờ đây bỗng chốc trở thành vô sản. Bất chợt, tôi nhận ra một cô gái đang ngồi lặng câm với những giọt nước mắt rơi trên má.

    Sau vài lời động viên xã giao, Hằng (tên cô gái) nói: "Mệt mỏi lắm anh ơi! Năm 2006, bố mẹ chồng em cho ít tiền để vợ chồng thêm vào mua căn nhà mới. Sau khi bán ngôi nhà cũ ở Bạch Mai, chưa tìm được căn hộ nào ưng ý, lại thấy thị trường chứng khoán sục sôi, chứng kiến mấy đứa bạn kiếm tiền dễ như trở bàn tay, nên trong lúc chưa mua được nhà, chúng em đã "thả" hết vào chứng khoán... giờ thì... Trời ạ, sao mà cay đắng thế!...".

    Chẳng biết làm thế nào, tôi đành an ủi: Thua keo này ta lại bày keo khác em ạ! Thị trường sẽ sớm hồi phục, mọi thứ vẫn còn ở phía trước mà... Nói là vậy, nhưng quả thật, nếu tôi rơi vào hoàn cảnh đó thì có lẽ chỉ còn cách nhảy lầu! đâu có còn được bình tĩnh như Hằng.

    Anh Tiến - một nhà đầu tư chứng khoán ở quận Ba Đình bày tỏ: "Hai vợ chồng tôi đang kinh doanh thời trang, thu nhập cũng thuộc loại khá ở đất Hà Thành, bỗng thấy dân tình đổ xô đi mua chứng khoán. Sốt ruột không chịu ngồi yên, liền vác 50 triệu đồng lên sàn để chơi xem sao, chứ có biết gì về chứng khoán đâu.

    Qua mấy lần đầu đầu tư, thấy kiếm tiền quá ngon... thế rồi gần 4 tỷ đồng vốn liếng chúng tôi đầu tư cả vào mua CP của Eximbank, Hoà Phát và Ngân hàng quân đội... Giờ thì buồn hết chỗ nói, giá giảm gần một nửa, muốn rút vốn ra cũng chẳng được! đành ngồi ôm "đống" CP trong "mộng" cầu mong cho thị trường đảo chiều!". Đâu chỉ có Hằng, anh Tiến, trường hợp của Hùng (một nhà đầu tư) còn đáng buồn hơn nhiều.

    Hùng tâm sự: "Tôi đang học lấy bằng Doctor ở Đài Loan, cuối năm 2006, nhận được điện thoại của cậu em là thị trường chứng khoán Việt Nam đang sôi sùng sục, kiếm tiền dễ như thời sốt đất... anh muốn ?ogặt? thì về. Nghe cậu em nói vậy, máu kiếm tiền trong tôi lại sôi sục, thế là quyết định xin nghỉ học bay về nước. Vì có cậu em làm làm nghề chứng khoán, nên thú thật khi mới tham gia thị trường này, tôi thu lời đến chóng mặt.

    Chuyện kiếm một chiếc ô tô quá đơn giản... chỉ qua một đêm là có ngay!. Ấy vậy mà chỉ sau một thời gian... Giờ tiền kiếm được chả thấy đâu, còn đi luôn cả mảnh đất tôi mua trước khi đi du học. Buồn hơn là muốn qua lại Đài Loan để học tiếp cũng không dễ, đành tạm thời ở lại làm thuê cho một công ty chứng khoán để chờ cơ hội "bán tống" số CP đầy ?omật đắng? mà tôi đang ôm...".

    Rời sàn giao dịch, chia tay với những khuôn mặt đăm chiêu, những tiếng thở dài ngao ngán từ các nhà đầu tư, tôi chợt nhận ra rằng: Đâu chỉ có Tuấn bạn mình cay đắng, hiện còn biết bao người cùng cảnh ngộ đang sống dở, chết dở chỉ vì sự nông nổi, muốn xúc tiền thiên hạ dễ như trở bàn tay. Có lẽ, đây cũng là bài học, là cái giá phải trả cho những ai muốn kiếm tiền kiểu "chộp giật"!.

    Theo Lao động thủ đô

Chia sẻ trang này