Tháo chạy thôi .. tháng 8 TTCK VN sẽ xuống sâu và khủng hoảng hơn giờ...

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Linda_Kieu, 20/07/2007.

3541 người đang online, trong đó có 113 thành viên. 05:40 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 19661 lượt đọc và 260 bài trả lời
  1. warrenButfe

    warrenButfe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Đã được thích:
    0
    Hì hì, giai đoạn này NH nào mà chả chạy đua tăng lãi suất? còn nhớ giờ này năm ngoái, các NH chả thi nhau tăng lãi suất tiền gửi, khuyến mại, tặng quà, gửi tiết kiệm trúng nhà trúng xe .... kiểu như "Bật nắp tương trúng cầu Chương Dương" ấy còn dề.
    Riêng ACB thì lãi suất bao h mà chả ngất ngưởng, lo dề mà phải chạy?
    Tặc zăng định thứ 2 khởi nghiã đó à?



    Được warrenButfe sửa chữa / chuyển vào 17:37 ngày 20/07/2007
  2. Linda_Kieu

    Linda_Kieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/12/2006
    Đã được thích:
    34

    Bài học này thật hữu ích lúc này....xin phép bác Langbavibo...

    Ôm tiền ngồi im cũng lãi.... vì giờ càng mua càng lỗ, mua cái gì cũng lỗ....




    Trích từ bài của langbavibo viết lúc 17:07 ngày 18/07/2007:
    --------------------------------------------------------------------------------


    Phần 10: Thời gian chờ đợi mới sinh ra tiền bạc
    Bài học vỡ lòng khi tôi tham gia vào TTCK là ?obuy and hold?T, hãy mua và nắm giữ dài hạn, càng dài càng tốt ! (kể mà vừa dài vừa to thì còn tốt nữa !!!), và người ta phân chia thời gian đầu tư ra ngắn hạn - trung hạn - dài hạn tương đưong với thời gian 3 năm, 5-10 năm, 20 năm. Toàn bộ bí quyết chỉ gói gọn trong 1 từ ?oChờ đợi?!

    Thật chí lý và an toàn biết bao, chân lý rất đơn giản mà chúng ta lại hay bỏ qua nó, và chân lý này được lặp lại ở hầu hết tất cả các cuốn sách mà tôi đã đọc về chứng khoán, ồ hóa ra đi tìm chân lý thậm chí là viết sách về chân lý là việc dễ làm đấy chứ, làm theo chân lý cũng đâu có khó gì? vậy thì mua và giữ thôi ! Vậy mà tôi cứ tốn công đâu xa tìm những cuốn sách rất phức tạp đọc cả ngày không hiểu nổi một trang !

    Và với một nhà đầu tư kiên định, chân chính, giỏi giang thường đạt được kết quả tăng gấp đôi số vốn của mình trong thời gian từ 5-> 6 năm, rất ấn tượng ! 80% các quỹ đầu tư (kiểu như BF1 ở VN) cũng nằm trong đám này.

    Vào tháng 2/2007 khi cuốn sách của Oneil lần đầu được dịch và bán ở VN (tôi vốn chỉ biết đọc và viết thành thạo tiếng Việt), tôi có tò mò đọc lướt qua (vì trước đó tôi vốn không ưa những gã đầu cơ - cơ hội như ông ta !), trong phần căn bản ông có viết một đoạn khuyên các nhà đầu cơ mới tập tành mua bán cổ phiếu như tôi phải nên đặt cho mình một mục tiêu khiêm tốn là ?otăng gấp đôi số vốn của mình lên trong khoảng thời gian từ 6-15 tháng !!!!)

    Ồ, không thể tin được, hóa ra trên đời này còn có những phương pháp mà mục tiêu khiêm tốn của nó là lợi nhuận phải đạt được cỡ 20 ->30% / tháng !

    Và bí quyết để đạt được nó là gì, vẫn là từ ngữ mà tôi hằng rất quen thuộc: ?oChờ đợi?, đúng, chỉ một từ thôi: ?oChờ đợi?, vâng, đúng là ?oChờ đợi?, ?oChờ đời? chứ không phải ?oTê liệt?

    ?oChờ đợi? luôn sinh ra tiền bạc:
    -Khi chưa mua được cổ phiếu, và không phát hiện được cổ phiếu nào đáng để mua, hãy kiên trì giữ gìn tiền mặt và chờ đợi, chí ít lãi ngân hàng theo tỷ lệ dù thấp cũng sinh ra tiền cho bạn.

    - Khi chưa xác định được xu hướng của thị trường, hãy kiên trì chờ đợi xu hướng thị trường xác lập rõ rệt, và không giao dịch gì cả, đừng lo sợ bị mất cơ hội, khi một thị trường đang lên giá thường nó sẽ kéo dài đến hàng tháng. Nếu thị trường giảm giá thì tiền vẫn sinh ra cho bạn (do cổ phiểu rẻ đi và bạn sẽ mua được nhiều hơn + lãi tiền gửi).

    - Khi thị trường giảm giá thì đương nhiên phải bảo tồn tiền mặt và chờ đợi, trong cơn lũ thì phải lo giữ mình còn sống, đừng nghĩ đến chuyện vừa bơi giữa dòng lũ vừa nhặt của rơi thu lợi.

    - Khi nắm giữ cổ phiếu tốt trong tay, hãy kiên trì chờ đợi để nó có đủ thời gian tăng giá đến đỉnh hoặc gần đỉnh (Dấu hiệu nhận biết đỉnh của cổ phiếu sẽ được đề cập vào một bài khác), hãy nhớ ?ochờ đợi? ở đây không có nghĩa là ?okhông làm gì cả?, khi một cổ phiếu của bạn đang tăng giá mạnh mẽ, hãy bám sát nó từng phiên và quyết đoán ra quyết định bán ra thu lợi nhuận về.

    - Việc chờ đợi trong kinh doanh chứng khoán giống hệt như một người làm vườn gieo hạt và chăm sóc cây, chờ đợi ngày thu quả, họ cần chờ đợi đúng thời vụ để gieo hạt, cần chờ đợi cho cái cây lớn, đơm hoa, kết trái và hái quả đúng lúc quả đang chín (lên gần đỉnh hoặc đang ở đỉnh), hái sớm quá sẽ chỉ được quản non xanh (lợi nhuận thấp), hái muộn quá có khi quả đã rụng rồi (cổ phiếu qua đỉnh và đang phi xuống), trong khi chờ đợi và chăm sóc vườn cây cần loại bỏ thẳng cánh các cây gẫy, chột, cỏ dại (cổ phiếu tồi tệ-đang xuống giá, cần CUT LOSS), đừng chờ đợi và hy vọng các loài cỏ dại đó có thể lại ra được quả ngọt, thà trong vườn thưa cây nhưng cây nào cũng ra được quả (tuy ít) còn hơn là vườn tòan cỏ và không ra được quả nào.

    - Như vậy là bạn phải làm việc với một chuỗi dài sự ?oChờ đợi?: -> Chờ đợi thị trường xác lập xu thế lên giá rõ ràng -> Lựa chọn các cổ phiếu tốt -> Chờ đợi tín hiệu bùng nổ để mua cổ phiếu vào đúng thời điểm -> Chờ đợi quá trình tăng giá và quyết đoán bán ra thu lợi nhuận -> Chờ đợi tiền vốn và lãi về tài khoản, ôi sung sướng biết bao khi tôi biết chờ đợi.

    Và trong lúc chờ đợi thì tôi làm gì, tôi liên tục học hỏi, nghiên cứu và tinh lọc một danh sách các cổ phiếu ?ođáp ứng một số tiêu chuẩn tốt? cần quan tâm trong danh sách, một việc mệt mỏi và khô cúng vô cùng, nhưng may thay, công việc đầu cơ cổ phiếu lại đem lại cho các nhà đầu cơ nhỏ như tôi một niềm đam mê đắm say và rất sâu lắng !

    ________________________________________________________________
    GIRL XINH - LAPTOP XỊN - CỔ PHIẾU HOT
    Các CP đều tồi, chỉ một số ít trong chúng có thể PR để tăng giá



    --------------------------------------------------------------------------------
  3. nqsoft

    nqsoft Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/09/2004
    Đã được thích:
    0
    Kẻ mù cũng nhìn thấy tình hình thị trường như sau:

    Tất cả các cổ phiếu tốt đang bị dìm giá để kéo VNI xuống tạo sự hoảng loạn cho bà con nhằm hưởng lợi. Bên cạnh đó, những PS có chút ít thông tin tốt và PS chia thưởng đang tăng nhanh để đánh lừa cảm giác bà con (bọn BB đang ăn ở chỗ này) để bù lỗ cho sự dìm giá ở trên

    Kết hợp với sự lộng hành của NN và BB + thờ ơ của CP thì VNI xuống 900 là có khả năng, tuy nhiên số tiền mất đi từ túi nhà đầu tư lại không nhiều. Thể hiện ở số lượng giao dịch ko có sự tháo chạy. Vì thế trong 1 hai tháng nữa VNI vẫn tụt dốc, nhưng quan trọng của nả của nhà ai vẫn nằm ở nhà đó

    Thời gian này là thời của lừa nhau trên chiến trường PS. Ai giỏi thì sẽ ăn --> Vậy thôi
  4. nguoiyeuxa

    nguoiyeuxa Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/06/2007
    Đã được thích:
    0
    Mịa nghe theo thằng Tazang thì các bác ăn cám thoai. Các bác đọc lại xem 1,2 hôm trước nó viết như thế nào. Chỉ có thằng thần kinh mới liên thiên trên diễn đàn như thế
  5. sincere78ck

    sincere78ck Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/05/2007
    Đã được thích:
    0
    Cuộc tháo chạy của bác Tarzan - girl và các chú monkey to nhỏ , lớm bé , già trẻ ! Ặc !
    Chạy đi , chạy hết nhé ! Chuối và hoa thơm qủa ngọt em sẽ nhờ cọp beo hái cho !
  6. warrenButfe

    warrenButfe Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/06/2007
    Đã được thích:
    0
    Bình tĩnh đi bác. làm cốc cho hạ hoả nào.
  7. modep4

    modep4 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/07/2007
    Đã được thích:
    14
    Thế thì bác đừng bán FPT,...như bán SSI nhé
  8. cuonghcd

    cuonghcd Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/02/2006
    Đã được thích:
    0
    các bác nào chưa biết múc con nào thì vào đây nghe kaka sẽ có lờihttp://www9.ttvnol.com/forum/f_319/943623.ttvn
  9. wonderful_tonight

    wonderful_tonight Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/09/2005
    Đã được thích:
    0
    bây giờ cp giá rẻ ko mua chả lẽ đợ nó phi mã mới chen nhau đi mua sàn? hap hôm nay là một ví dụ cho các bác rồi đấy.
    tazan vừa mới hô hào tống khứ hết hap của hiền giấy tuần trước bây h đã kêu mua lai rồi mya mà em cứ thấy bác tặc hô j` làm ngược lại hôi xuống 7x bác ấy hô bán ra là em mua vào bây gới mới có hơn tuần đã 8x thế này rồi


    Cuộc chơi lớn mới bắt đầu



    Bản báo cáo của Merrill Lynch với những nhận định tiêu cực về TTCK Việt Nam đã có tác động nhất định tới tâm lý của một bộ phận nhà đầu tư và là một trong những nguyên nhân khiến giá nhiều cổ phiếu suy giảm. Để góp thêm một tiếng nói giúp nhà đầu tư Việt Nam đọc báo cáo của các tổ chức tài chính quốc tế một cách độc lập, đồng thời tham khảo thêm một cách xây dựng cơ hội đầu tư cho mình, ĐTCK-online xin giới thiệu bài viết của ông Đặng Quang Gia, giảng viên TTCK Trường đại học Ngân hàng.

    Nhà đầu tư nước ngoài có thể phân thành 3 loại: các quỹ đầu tư, các nhà đầu tư mạo hiểm và các nhà đầu tư nhỏ. Ở đây, quỹ đầu tư được hiểu như là một tổ chức tập hợp tiền bạc của nhiều nhà đầu tư nhỏ để mua cổ phiếu trên sàn và OTC. Các quỹ này có các tiêu chí đầu tư riêng của họ. Nói chung thì các quỹ này có chủ trương chính là an toàn, lợi nhuận hàng năm từ 10% đến 15% là ổn. Bởi vậy ta không ngạc nhiên khi các quỹ đầu tư nằm trong Ngân hàng HSBC và Merrill Lynch đều nói về hệ số P/E. Hệ số này cho biết về sự tương quan giữa giá cả và tiền lời của một DN. P/E càng nhỏ thì an toàn cao. An toàn cao là mục tiêu của quỹ, nhưng an toàn cao sẽ khó có khả năng lãi nhiều. Đó là kinh nghiệm chung trên các TTCK thế giới.

    Nhìn chung, nhà đầu tư và đầu cơ của Việt Nam không có cùng mục tiêu an toàn cao như các quỹ. Đối tượng này thường muốn có lợi nhuận lớn và như vậy, đương nhiên phải chấp nhận rủi ro cao. Do mục tiêu đầu tư khác nhau, nên không thể lấy nhận định của bất cứ một quỹ đầu tư nước ngoài nào làm chuẩn để đầu tư cả.

    Là người từng làm việc nhiều năm tại TTCK Mỹ và đã tham gia giảng dạy trên 14 năm tại Việt Nam, tôi thấy TTCK Việt Nam có một số điểm khác biệt quan trọng:

    + TTCK Việt Nam mở cửa được 7 năm, nhưng chỉ hoạt động mạnh từ sau khi Việt Nam gia nhập WTO. Đây là cơ hội lớn cho dân Việt Nam kiếm lời và làm giàu từ TTCK.

    + Hầu hết các công ty niêm yết cổ phiếu trong vòng vài năm trở lại đây là có tiềm năng lớn, trong khi giá nhiều cổ phiếu còn rẻ, cũng tạo cơ hội cho các nhà đầu tư Việt Nam.

    + Nhà đầu tư cá nhân chưa phải đóng thuế, ít nhất cũng đến năm 2009, là cơ hội tốt nhất cho các nhà đầu tư Việt Nam trong giai đoạn đầu của TTCK.

    Cuối năm 2006, khi Việt Nam chưa gia nhập WTO, tôi đã từng khuyến cáo nhà đầu tư nên chọn mua cổ phiếu của những DN hàng đầu (trên sàn như VNM, KDC, GMD và những cổ phiếu chưa niêm yết như PVD, FPT?) và đến nay, giá của các loại cổ phiếu này có khoảng chênh lệch lớn so với thời điểm khuyến cáo mua, dù TTCK có suy giảm hay DN có thực hiện điều chỉnh giá do thưởng cổ phiếu. Thực tế, cơ hội đầu tư ở ngay trước mặt, nhưng nếu không biết nắm lấy thì năm sau có thể sẽ phải mua với giá cao hơn và lợi nhuận sẽ ít đi. Trong tương lai, những DN mạnh trên sàn Việt Nam sẽ niêm yết ở nước ngoài. Muốn niêm yết ở nước ngoài, cần phải có kiểm toán quốc tế để xây dựng lòng tin với nhà đầu tư nước ngoài. Đây cũng là một ?ochìa khóa? cho các nhà đầu tư Việt Nam đầu tư vào các công ty triển vọng như VNM, KDC, GMD, FPT...

    Theo tôi, các nhà đầu tư Việt Nam không nên bỏ cuộc. Cuộc chơi lớn mới bắt đầu và điều quan trọng nhất là phải chọn đúng cổ phiếu mạnh: doanh thu tăng trưởng trên 40%/năm trong 3 đến 5 năm liên tục, lợi nhuận thuần EPS cũng tăng trưởng với tốc độ tương tự - đó mới là ?otiêu chuẩn vàng? quốc tế khi chọn cổ phiếu. Cho dù TTCK có rớt, công ty tốt vẫn có thể lên giá và đó chính là cơ hội đầu tư an toàn cho các nhà đầu tư.

    Nói về nhà đầu tư Việt Nam, thực tế, những nhà đầu tư chiến lược có số tiền lớn và thời gian đầu tư trên 1 năm thì chưa có nhà đầu tư nào bị lỗ cả, mà chỉ có những nhà đầu tư nhỏ trên sàn, mua bán thường xuyên và hay sử dụng chiến thuật lướt sóng mới dễ bị thua lỗ.

    20 năm trước tại TTCK Mỹ, tỷ lệ nhà đầu tư lướt sóng cao gấp 10 lần nhà đầu tư lâu dài, nhưng kết quả thì ngược lại. Nếu nhà đầu tư lướt sóng cũng như nhà đầu tư lâu dài khởi điểm cùng đầu tư một loại cổ phiếu, sau 1 năm, nhà đầu tư lướt sóng kiếm được số tiền không quá 20% số vốn bỏ ra, trong khi nhà đầu tư lâu dài có thể kiếm được trên 40%. Đó là chưa kể nhà đầu tư lướt sóng ?onhảy? sai công ty, nên bị lỗ.

    Kể từ sau Tết Nguyên đán Đinh Hợi tới nay, tính theo đám đông trên sàn thì trên 95% nhà đầu tư nhỏ theo chủ trương lướt sóng đều thua lỗ. Theo tôi, giai đoạn này không nên lướt sóng mà nên đầu tư có chu kỳ tối thiểu từ nay đến Tết, chọn đúng cổ phiếu tốt thì xác suất kiếm lời sẽ trên 90%. Giai đoạn này nên chọn các cổ phiếu blue-chip, tránh các cổ phiếu đầu cơ cao và sau 6 tháng các bạn sẽ thấy phần thưởng mình được hưởng. ?oBuy bad news, sell good news? là một trong những thành ngữ được đúc kết từ kinh nghiệm đầu tư thành công trên TTCK thế giới.
  10. Linda_Kieu

    Linda_Kieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/12/2006
    Đã được thích:
    34
    http://www.vnexpress.net/Vietnam/Kinh-doanh/2007/07/3B9F84E6/


    Thứ sáu, 20/7/2007, 13:23 GMT+7

    Ngân hàng ngoại chần chừ trước ''mâm cỗ'' nội

    Phong trào bán cổ phần ngân hàng cho đối tác nước ngoài, rộ lên 1-2 năm trước, nay bỗng lắng xuống lạ thường. 7 tháng đầu năm mới có một thương vụ thành công, nhiều trường hợp từng thỏa thuận nâng tỷ lệ sở hữu nay cũng ít thấy nhắc lại.

    Southern Bank bán 10% cổ phần đầu tiên cho Ngân hàng UOB của Singapore hồi tháng 1 được xem là thương vụ mở hàng cho năm nay. Gần 6 tháng sau, mới có thêm cuộc đính ước giữa Habubank và ngân hàng Đức Deutsche Bank, song thỏa thuận mua bán chính thức vẫn chờ thời gian ký kết.

    Một quan chức Ngân hàng Nhà nước xác nhận, mỗi khi có ý định tham gia thị trường nội địa, các ngân hàng ngoại đều gặp gỡ, trao đổi hay báo cáo với Ngân hàng Nhà nước. Nhưng nếu như trước đây họ thường xuyên liên lạc thì một, hai tháng gần đây bỗng ít hẳn. Từ đầu năm tới nay, đã chững lại các hình thức ký kết mua cổ phần trong nước và hiện tại, chưa có thêm đề nghị chính thức nào.

    Trong các thỏa thuận mua vốn trước đây, giữa Standard Chartered với ACB, hay Deutsche Bank - Habubank, OCBC-VPBank và cả UOB-Southern Bank, đều ghi rõ đối tác chiến lược sẽ nâng vốn lên kịch trần khi Nhà nước cho phép. Tuy nhiên, theo vị quan chức trên, ngoài HSBC, chưa có trường hợp nào liên hệ lại với Ngân hàng Nhà nước để đề cập đến chuyện mua thêm, kể từ khi Chính phủ ban hành Nghị định 69 hồi tháng 4, cho phép nâng room với đối tác chiến lược nước ngoài từ mức 10% lên 15%.


    Sự chững lại của các đối tác ngoại cũng là lý do tác động tới giá cổ phiếu ngân hàng trên sàn OTC. Ảnh: Hoàng Hà.

    Trên thực tế, chưa đánh tiếng với cơ quan quản lý, song giữa những cặp đã có tình ý với nhau thỉnh thoảng vẫn trao đổi qua lại. Ông Lưu Đức Khánh, Tổng giám đốc Ngân hàng thương mại cổ phần An Bình (ABBank) cho hay, đơn vị này đang trong quá trình đàm phán với 4 đối tác ngoại và mọi chuyện sẽ ngã ngũ chậm nhất vào quý 4.

    Eximbank - Ngân hàng cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam, đã công bố kế hoạch gọi vốn ngoại từ năm ngoái. Tổng giám đốc Phạm Văn Thiệt cho hay trong năm nay sẽ hoàn tất đàm phán để tiến tới bán 15% vốn điều lệ (tương đương nửa triệu cổ phần) cho đối tác chiến lược nước ngoài.

    Tổng giám đốc Ngân hàng cổ phần Á Châu (ACB) Lý Xuân Hải cho biết tỷ lệ nắm giữ của cổ đông nước ngoài trong ACB đã chạm trần 30%. Với quy định hiện nay, ACB không được phép bán tiếp, dù đối tác nước ngoài vẫn dạm hỏi mua thêm.

    Giới kinh doanh ngân hàng thừa nhận hạn mức đầu tư là một lý do khiến các đối tác nước ngoài phải cân nhắc, dù vẫn rất muốn mua thêm cổ phần. Trong 4 đối tác dạm hỏi An Bình, có trường hợp muốn ngân hàng cam kết bán tới 30% vốn khi Chính phủ cho phép nâng thêm. "Tuy nhiên, đến khi nào tìm được đối tác thật sự tốt, An Bình mới chấp nhận điều khoản trên", Tổng giám đốc Lưu Đức Khánh tiết lộ.

    Trước khi Chính phủ ban thành Nghị định 69, các ngân hàng nước ngoài kỳ vọng hạn mức tối đa dành cho nhà đầu tư chiến lược phải là 30% và tổng room trong một ngân hàng nội địa là 49%. Theo họ, mức góp vốn như vậy mới đủ để họ thâm nhập sâu và phát triển.

    Nay room dành cho đối tác chiến lược chỉ là 15%, trường hợp đặc biệt được Chính phủ phê duyệt mới là 20%, và tổng mức dành cho các nhà đầu tư ngoại trong một ngân hàng vẫn giữ 30%. Trong khi đó, kể từ 1/4, các ngân hàng nước ngoài được phép thành lập ngân hàng con 100% vốn ở Việt Nam.

    Ông Dominic Scriven, Giám đốc quỹ đầu tư Dragon Capital - hiện sở hữu cổ phần của nhiều ngân hàng trong nước, lý giải việc các ngân hàng nước ngoài đang chần chừ có thể do họ cân nhắc lựa chọn cách thức tham gia thị trường cho phù hợp với bối cảnh mới, nên tiếp tục mua thêm cổ phần hay tự lập ngân hàng con để phát triển mạng lưới của riêng mình.

    Theo ông, việc các ngân hàng nước ngoài mua cổ phần ngân hàng trong nước thời gian qua chỉ là bước dạm hỏi ban đầu. Nay đã đến lúc nhìn nhận lại xem có nên đầu tư thêm hay dừng lại ở mức như hiện tại. "Các ngân hàng nước ngoài cũng cần thời gian để xác định mô hình hợp tác mới cho cả hai bên, nếu có thiện chí hợp tác tiếp. Đây không phải là chuyện dễ dàng", ông nói.

    Một yếu tố quan trọng khiến các ngân hàng nước ngoài phải cân nhắc, theo ông Dominic, chính là thị giá ngân hàng nội địa thời gian qua tăng cao. "Giá trị của ngân hàng trong nước cuối năm ngoái và đầu năm nay quá cao. Dragon Capital, dù có khả năng hay không cũng không tham gia cùng họ với mức giá như vậy".

    HSBC là trường hợp ngân hàng nước ngoài đầu tiên và duy nhất nâng tỷ lệ sở hữu vốn chiến lược, kể từ khi có quy định mới của Chính phủ. Hơn một năm trước, để mua 10% trong tổng số 580 tỷ đồng (tương đương 36,7 triệu USD theo tỷ giá lúc đó) vốn điều lệ của Techcombank, HSBC chấp nhận bỏ tới 17,6 triệu USD. Nhưng đến đầu tháng này, HSBC chỉ chi 16,4 triệu USD để mua thêm 5% số vốn mới của Techcombank (1.500 tỷ đồng, tương đương 93,1 triệu USD), dù thị giá cổ phiếu của ngân hàng này đã tăng vùn vụt trong nửa đầu năm nay.

    S.L. - A.H

Chia sẻ trang này