Thảo luận - Cổ phiếu đầu tư giá trị

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi biencan69, 20/09/2014.

5194 người đang online, trong đó có 452 thành viên. 21:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 142447 lượt đọc và 1777 bài trả lời
  1. biencan69

    biencan69 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/08/2014
    Đã được thích:
    7.587
    MBB: Tân Cảng Sài Gòn đã mua hơn 71,4 triệu cổ phiếu
    (NDH) Tân Cảng Sài Gòn đã nâng số lượng cổ phiếu MBB nắm giữ từ gần 51 triệu cổ phiếu lên thành hơn 122,5 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 7,65%).

    [paste:font size="3"][​IMG][​IMG]
    SCIC chính thức nắm giữ 10% vốn MBB



    Công ty TNHH MTV Tổng Công ty Tân Cảng Sài Gòn đã mua hơn 71,4 triệu cổ phiếu của Ngân hàng TMCP Quân Đội (mã MBB - HOSE) trong đợt MBB phát hành cho đối tác chiến lược theo Nghị quyết ĐHĐCĐ năm 2015.

    Sau khi giao dịch được thực hiện, Tân Cảng Sài Gòn đã nâng số lượng cổ phiếu MBB nắm giữ từ gần 51 triệu cổ phiếu lên thành hơn 122,5 triệu cổ phiếu (tỷ lệ 7,65%).

    Trước đó, Tổng Công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) cũng đã mua 160 triệu cổ phiếu MBB (tỷ lệ 10%). Trước khi giao dịch được thực hiện, SCIC chưa nắm giữ cổ phiếu MBB.

    Bình Minh
  2. biencan69

    biencan69 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/08/2014
    Đã được thích:
    7.587
    Vì sao MB chọn SDFC làm đối tượng sáp nhập?
    Sáp nhập Công ty Tài chính cổ phần Sông Đà (SDFC) vào NHTM CP Quân Đội (MB) là một bước đi được tính toán kỹ của MB để chiếm lĩnh hơn nữa thị phần thị trường tài chính tiêu dùng, thực hiện mục tiêu xây dựng mô hình tập đoàn tài chính đa năng.

    [paste:font size="3"][​IMG][​IMG]
    Các thương vụ M&A ngân hàng sớm bùng nổ rồi tắt lịm




    Vào ngày 6/10 tới đây, MB sẽ tổ chức ĐHĐCĐ bất thường để thông qua đề án sáp nhập này.

    [​IMG]

    Người viết đã có cuộc trao đổi cùng ông Lưu Trung Thái - Phó Chủ tịch HĐQT MB để hiểu rõ hơn vấn đề.

    [​IMG]
    Ông Lưu Trung Thái - Phó Chủ tịch HĐQT MB
    MB có kế hoạch sáp nhập cùng Công ty Tài chính CP Sông Đà, ông có thể chia sẻ lý do MB đưa ra quyết định này?

    Với mục tiêu xây dựng mô hình tập đoàn tài chính đa năng, hướng tới việc cung cấp các giải pháp tài chính trọn gói cho khách hàng, góp phần tăng trưởng doanh thu, thu nhập, từ đó tối đa hóa lợi ích cho các cổ đông, đối tác, khách hàng trong tương lai. MB mong muốn thành lập công ty con hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng. Đây là mảng thị trường tiềm năng có sự phát triển nhanh chóng, dự đoán 10 năm tới mức tăng trưởng bình quân từ 20-30%/năm.

    Tại Đại hội cổ đông thường niên 2015, các cổ đông đã nhất trí việc mua lại/mua cổ phần/nhận sáp nhập tổ chức tín dụng khác để hình thành công ty con của MB hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng. Để triển khai, MB đã tìm kiếm và nhận thấy SDFC phù hợp với các tiêu chí lựa chọn.

    SDFC được thành lập năm 2008, do MB và Tổng Công ty Sông Đà, Tổng Công ty CP Bảo Minh sáng lập, là một công ty tài chính với mức vốn điều lệ đến thời điểm 30.4.2015 là 686 tỷ đồng, tổng tài sản hơn 1,200 tỷ. Việc lựa chọn công ty tài chính là SDFC để sáp nhập cũng rất phù hợp vì qua quá trình là cổ đông sáng lập, MB nắm rõ tình hình hoạt động của SDFC và có sự đồng thuận của các cổ đông còn lại trong giai đoạn hậu sáp nhập. Đây là một lợi thế để đảm bảo cho thương vụ M&A này được diễn ra suôn sẻ và nằm trong tầm kiểm soát của MB.

    Như vậy, việc lựa chọn SDFC một mặt giúp tăng cường năng lực kinh doanh của MB Group thông qua việc phát triển mô hình kinh doanh mới. Đồng thời sau giao dịch sáp nhập, quy mô vốn điều lệ của MB tăng lên, góp phần nâng cao năng lực tài chính và quyền lợi của các cổ đông hiện hữu sẽ được tăng thêm do sẽ được nhận bổ sung cổ phiếu MBB tại thời điểm phát hành tăng vốn. Còn bản thân SDFC cũng sẽ được tái cơ cấu để hoạt động hiệu quả theo định hướng đề ra.

    Xin ông chia sẻ thêm về hướng phát triển của công ty tài chính mới?

    Thị trường tín dụng tiêu dùng hiện nay có sự tham gia của hầu hết các ngân hàng thương mại và một số công ty tài chính tuy nhiên được triển khai trên 2 phân khúc khác nhau. Ngân hàng thương mại thường tiếp cận với các khách hàng có nguồn thu nhập tương đối cao và ổn định, hoặc các khách hàng có tài sản đảm bảo. Trong khi đó, khách hàng mà các công ty tài chính tiêu dùng chủ yếu nhắm đến lại là nhóm có thu thập thấp hơn, món vay nhỏ và khó khăn hơn khi tiếp cận nguồn vốn của ngân hàng.

    Công ty Tài chính Tiêu dùng MB sẽ nhắm vào nhóm khách hàng trẻ, thu nhập chưa cao song có khả năng chi trả trong tương lai để khai thác và phát triển. Đồng thời, khai thác nhóm khách hàng tiềm năng từ khách hàng của kênh liên kết với Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel, khách hàng các công ty con của MB và các khách hàng khai thác qua kênh đối tác tiêu dùng là các siêu thị điện máy, điện tử…

    Đồng thời, MB sẽ tìm kiếm đối tác chiến lược nước ngoài góp vốn mua cổ phần hoặc liên doanh với Công ty Tài chính Tiêu dùng MB sau một thời gian hoạt động nhằm tạo điều kiện gia tăng sự hỗ trợ tài chính, kinh nghiệm, công nghệ…. của các Công ty tài chính nước ngoài có kinh nghiệm trong hoạt động tín dụng tiêu dùng. Mặt khác, chúng tôi sẽ giảm các chi phí tối đa, cung cấp thêm một kênh dịch vụ với lãi suất cho vay cạnh tranh và nhiều điểm giao dịch cung cấp dịch vụ cho khách hàng.

    MB tin tưởng với các lợi thế về hạ tầng eBanking, mobileBanking, các khách hàng là các nhà phân phối bán lẻ, sử dụng kênh phân phối đa kênh và tận dụng mạng lưới sẵn có của MB nguồn nhân lực, tiềm lực tài chính phát triển bền vững của mình, cùng với sự hỗ trợ tích cực của các đối tác, cổ đông chiến lược và sự ủng hộ của các cổ đông, cơ quan quản lý nhà nước công ty Tài chính Tiêu dùng của MB sẽ phát triển tốt và thành công trong tương lai.

    Tỷ lệ hoán đổi cho phương án sáp nhập là 1 cp MBB đổi 2.2 cp SDF, tỷ lệ này có hợp lý cho cổ đông hiện hữu của MB không, thưa ông?

    Việc xác định tỷ lê chuyển đổi giữa cổ phiếu MB và SDFC được xác định dựa trên các cơ sở sau:

    Thứ nhất, kết quả xác định giá trị tài sản thuần của SDFC do Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam (E&Y) - một trong 4 công ty kiểm toán hàng đầu chuyên về dịch vụ như thuế, tư vấn tài chính, kiểm toán và bảo hiểm và có nhiều tư vấn chính sách cho Ngân hàng Nhà nước và Ủy ban Chứng khoán tính toán.

    Thứ hai, tham chiếu giá giao dịch bình quân trong 1 quý gần nhất của SDFC và MB

    Cuối cùng, cân nhắc chi phí cơ hội của việc tham gia tái cơ cấu và thành lập công ty tài chính tiêu dùng mới.

    Xem xét 3 yếu tố trên, MB và SDFC quyết định tỷ lệ chuyển đổi trên đảm bảo hợp lý và hài hòa lợi ích của 2 bên.

    Một báo cáo mới đây của một công ty chứng khoán cho rằng cổ đông MB sẽ mất hơn 500 tỷ đồng cho thương vụ sáp nhập này, quan điểm của ông thế nào về nhận định này?

    Theo tôi, để đánh giá giá trị của một thương vụ M&A cần có đội ngũ tư vấn chuyên nghiệp và cần nhiều thời gian tìm hiểu mới có được nhận định tương đối chính xác. Chúng tôi không bình luận những nhận định mang tính chủ quan của công ty chứng khoán mà bạn đề cập. Theo tôi, họ chỉ dựa trên việc phân tích số liệu nên không đánh giá được chi tiết danh mục cho vay của SDFC để đưa ra kết luận về chất lượng từng tài sản, khoản phải thu của SDFC. Như đã nói ở trên, Công ty kiểm toán E&Y là đơn vị đánh giá độc lập đã trực tiếp thẩm định đánh giá khách quan từng khoản mục. Về phía MB, chúng tôi có đủ thông tin, căn cứ đánh giá, và MB đã cử đội ngũ nhân sự giỏi nghiệp vụ, có nhiều kinh nghiệm thẩm định, đánh giá lại tài sản và xác định giá trị SCFD trước khi đưa ra tỷ lệ hoán đổi.

    Ngoài ra, để đánh giá một thương vụ hợp nhất, cần đánh giá cả giai đoạn sau sáp nhập. Với việc sáp nhập SDFC, MB có cơ hội thành lập công ty tài chính hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng - 1 lĩnh vực rất mới và đang có nhiều tiềm năng trong tương lai.

    MB vừa hoàn thành đợt tăng vốn lên 16,000 tỷ đồng, có thể nói là đợt tăng vốn rất thành công, ông có thể chia sẻ thêm về vấn đề này?

    Vừa qua, MB đã hoàn thành đợt tăng vốn điều lệ lên 16,000 tỷ đồng. Kế hoạch tăng vốn đã thực hiện với thời hạn sớm hơn so với dự định. (đã hoàn tất tăng vốn lên 16000 tỷ đồng trong tháng 9/15). Trong bối cảnh nền kinh tế khó khăn, chúng tôi đánh giá đây là đợt tăng vốn thành công không chỉ đạt được quy mô về vốn , thực hiện được cam kết với các cổ đông trong nhiều kỳ Đại hội qua mà còn tìm được đối tác chiến lược mới là Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) thông qua đợt chào bán riêng lẻ cho các đối tác chiến lược.

    Với việc sở hữu tỷ lệ cổ phần tại MB là 10%, SCIC trở thành cổ đông lớn thứ 2 tại MB. Là một doanh nghiệp Nhà nước đặc biệt có khả năng mang lại các giá trị gia tăng cho MB thông qua việc chia sẻ các cơ hội đầu tư, phát triển khách hàng, chia sẻ kinh nghiệm quản trị điều hành…, MB đánh giá cao việc SCIC tham gia là cổ đông chiến lược lâu dài của MB. Việc phát hành cổ phiếu đợt 3 cho các đối tác chiến lược vừa qua đã giúp MB có thêm một nguồn thặng dư vốn là 380,103 tỷ đồng do giá chào bán cho các đối tác là giá thị trường theo Nghị quyết của Đại hội cổ đông.

    Xin cảm ơn ông đã dành thời gian chia sẻ!

    Theo Mỹ Hà/*********
  3. biencan69

    biencan69 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/08/2014
    Đã được thích:
    7.587
    [ĐHĐCĐ MBBank] 9 tháng lãi 2.400 tỷ, kiến nghị NHNN miễn giảm thuế MFinance
    (NDH) Ngay sau khi sáp nhập SDFC, Ngân hàng Quân đội sẽ đồng thời thành lập công ty tài chính tiêu dùng 100% vốn của MB – Cty TNHH MTV MB (M Finance) với vốn điều lệ 500 tỷ đồng. MB cũng kiến nghị NHNN miễn giảm thuế 20% cho chính MB trong 3 năm đầu tiên.
    [paste:font size="3"][​IMG]MBB

    14.1

    (0.71%)

    0.1


    [paste:font size="3"][​IMG][​IMG]
    Vì sao MB chọn SDFC làm đối tượng sáp nhập?




    Sáng ngày 6/10/2015, Ngân hàng Thương mại cổ phần Quân Đội (mã MBB-HoSE) đang tổ chức Đại hội cổ đông bất thường bàn về việc sáp nhập Công ty Tài chính cổ phần Sông Đà (SDFC) vào MBB với sự tham gia 236 cổ đông của 74,7% tổng số cổ phần đang lưu hành.

    [​IMG]

    Cổ đông MBB sẽ được nhận cổ phiếu thưởng, tỷ lệ 0,25% từ thương vụ sáp nhập

    Tại Đại hội, ông Lưu Trung Thái - Phó Chủ tịch HĐQT MB trình cổ đông phương án phát hành 31,18 triệu cổ phần cho cổ đông của SDFC để hoán đổi lấy 68,6 triệu cổ phần đang lưu hành của SDFC.

    Trong đó, 2,2 cổ phần của SDFC sẽ được hoán đổi ngang bằng 1 cổ phần của MBB, tương đương 59,8 triệu cổ phần của các cổ đông SDFC sẽ hoán đổi thành 27,18 triệu cổ phần MBB.

    Do bản thân MBB cũng là cổ đông của SDFC nên theo phương án này, cổ đông của MBB cũng sẽ nhận thêm cổ phiếu từ nguồn thặng dư vốn cổ phần (phát hành cổ phiếu thưởng). Cụ thể, 1 cổ phần của cổ đông hiện hữu MBB sẽ được nhận thêm 0,0025 cổ phần MBB tại thời điểm phát hành cổ phiếu, tương đương 8,8 triệu cổ phần của SDFC mà MBB sở hữu được hoán đổi thành 4 triệu cổ phần của MBB.

    Cổ phiếu phát hành thêm sẽ không bị hạn chế chuyển nhượng.

    Lộ trình sáp nhập dự kiến sẽ hoàn tất trong tháng 12/2015. Tháng 10 tới, MBB sẽ xin chấp thuận nguyên tắc và sáp nhâp của NHNN. MBB dự kiến sẽ hoàn tất sáp nhập vào tháng 12/2015

    Sau khi sáp nhập SDFC, Ngân hàng Quân đội sẽ đồng thời thành lập công ty tài chính tiêu dùng 100% vốn của MB – Cty TNHH MTV MB (M Finance) với vốn điều lệ 500 tỷ đồng. Thời gian hoạt động 99 năm. Giấy phép hoạt động của công ty tài chính là tài sản có giá trị lớn mà MBB thu được từ giao dịch sáp nhập này.

    Kiến nghị miễn 20% thuế TNDN đối với MB trong 3 năm tới

    MB đã đề xuất hàng loạt kiến nghị đối với NHNN. Đáng chú ý, MBB xin NHNN chấp thuận cho MB được tìm kiếm đối tác chiến lược để mua cổ phần hoặc liên doanh với Công ty tài chính tiêu dùng MB sau một thời gian hoạt động với tỷ lệ nắm giữ tối đa 49% vốn điều lệ công ty tài chính.

    MBB cũng đề xuất NHNN có ý kiến với Cơ quan thuế xem xét giãn,miễn, giảm thuế TNDN phải nộp trong 5 năm đầu đối với bản thân MB và công ty M Finance mới được thành lập.

    Đối với các khoản nợ, phải thu của SDFC, MB đề xuất NHNN phê duyệt để SDFC phân loại nợ và trích lập dự phòng đầy đủ đối với khoản vay, mua trái phiếu trước khi sáp nhập. Nợ xấu của SDFC được MBB đề nghị NHNN cho quản lý và theo dõi riêng theo cơ chế đặc biệt và không cộng vào số dư nợ xấu.

    Đối với hoạt động kinh doanh của M Finance, MB kiến nghị cho công ty được triển khai tích hợp sản phẩm liên kết với Viettel và MB để hỗ trợ khách hàng. Đồng thời, cho phép MB trực tiếp hỗ trợ tài chính và thanh khoản cho M Finance trong 5 năm đầu thành lập. MBB cũng kỳ vọng sẽ được miễn thuế đối với M Finance mới được thành lập gồm miễn 100% thuế TNDN trong 3 năm đầu và miễn 50% thuế TNDN trong 2 năm tiếp theo và miễn thuế đối với bản thân MB 20% trong 3 năm đầu tiên sau sáp nhập.

    Kế hoạch kinh doanh MBB sau sáp nhập
    [​IMG]

    Đại diện NHNN, ông Hoàng Quốc Mạnh Phó vụ trưởng Vụ quản lý cấp phép các TCTD và hoạt động ngân hàng.

    Đối với các kiến nghị của MB, NHNN hoàn toàn ủng hộ và sẽ sớm có chấp thuận về nguyên tắc và hoạt động sáp nhập. Liên quan đến việc thành lâp công ty tài chính, NHNN đã có buổi làm việc với MB và các bên liên quan và NHNN rất ủng hộ. Các vấn đề liên quan đến thuế, trong chừng mực nhất định, NHNN sẽ đề xuất kiến nghị Bộ tài chính/ cơ quan thuế để có xử lý tốt nhất theo quy định pháp luật.

    Theo ông Mạnh, việc MB đã tham gia sáp nhập SDFC. Điều này vừa giúp NHNN trong thực hiện tái cơ cấu TCTD, đồng thời giúp MB thực hiện chiến lược của mình. Muốn hoạt động trong lĩnh vực tài chính tiêu dùng ngân hàng cần có công ty tài chính độc lập. Đánh giá về hoạt động sáp nhập giữa MBB-SDFC, ông Mạnh cho rằng hoạt động sáp nhập có ảnh hưởng đến tình hình tài chính, hoạt động chung của MB nhưng tương lai lâu dài đây là cơ hội tốt để MB có thể phát triển hoạt động của mình.

    Ông Mạnh cho biết thêm nhu cầu tham gia mảng tài chính rất lớn, nhiều tổ chức nước ngoài đăng ký.Tuy nhiên, theo chủ trương NHNN đề xuất với chính phủ việc thành lập mới công ty tài chính đối với nước ngoài sẽ hạn chế trong vài năm nữa để tập trung tiến hành tái cơ cấu. Nước ngoài muốn bước vào mảng hoạt động tài chính tiêu dùng sẽ phải trực tiếp tham gia tái cơ cấu công ty tài chính của Việt Nam.Điều này sẽ giúp hạn chế cạnh tranh rất lớn trong tương lai nên NHNN ưu tiên NH trong nước phát triển mô hình này.

    Sau ý kiến của NHNN, Đại hội tiến hành thảo luận với hàng loạt câu hỏi của cổ đông được đưa ra về tỷ lệ hoán đối 2,2:1, tình hình các khoản nợ, phải thu của SDFC, ảnh hưởng của hoạt động sáp nhập đối với cổ đông và với tình hình hoạt động kinh doanh của MB sau sáp nhập, kế hoạch kinh doanh tương lai và NIM của MBB, kết quả kinh doanh ước tính 9 tháng đầu năm...

    Nói về ảnh hưởng của cổ đông MB khi thực hiện hoạt động sáp nhập này, Phó Chủ tịch Lưu Trung Thái cho rằng có ba mối lo lớn nhất là tỷ lệ pha loãng của cổ đông MB, giá cổ phiếu sau khi sáp nhập và cổ tức có bị ảnh hưởng lớn sau hoạt động này không.

    Theo ông Thái, quy mô tài sản cùng với vốn điều lệ của SDFC đều nhỏ hơn so với MBB nên tỷ lệ pha loãng nhỏ. Ông Thái cũng cho biết thêm từ khi công bố đề án sáp nhập, giá cổ phiếu MBB thực tế không giảm mà vẫn tăng khávà có thể còn tăng nữa.

    Tại Đại hội, ông Thái cũng công bố sơ bộ kết quả kinh doanh 3 quý đầu năm. Theo đó, tăng trưởng tín dụng 13%, huy động tăng 14% so với đầu năm. Lợi nhuận MBB đạt được khoảng 2.400 tỷ đồng, sát kế hoạch chung đặt ra.

    Dự phòng năm 2016 dự kiến sẽ vẫn tương ứng năm 2015, khoảng 2.000 tỷ đồng vì dù giảm tỷ lệ nợ xấu nhưng MB cần trích lập dự phòng cho các khoản nợ đã bán cho VAMC năm 2016.

    Đại hội tiến hành lấy ý kiến cổ đông. Theo dó, đã có 221 phiếu tán thành, tương ứng với 84,89% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. 8 phiếu không có ý kiến tương ứng với 14,55% tổng số cổ phần có quyền biểu quyết. Còn lại, 8 phiếu không tán thành với phương án trên.

    Thanh Thủy
  4. biencan69

    biencan69 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/08/2014
    Đã được thích:
    7.587
    MBB có Vịt teo, SCIC chống lưng thì chẳng lo gì, ngoài ra còn VBC, MaritimeBank, Tân Cảng SG toàn cổ đông cổ thụ :D

    SCIC chính thức nắm giữ 10% vốn MBB
    Room của MBB hiện nay đang khóa ở mức 10%, sau khi phát hành thành công thì sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại MBB sẽ tăng thêm khoảng 39 triệu cổ phiếu sau khi số cổ phiếu này được chấp thuận giao dịch trên sàn chứng khoán.

    [paste:font size="3"][​IMG][​IMG]
    Hàng loạt ông lớn đăng ký bán cổ phiếu




    Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) thông báo kết quả phát hành cổ phiếu riêng lẻ. Theo đó từ ngày 1/9/2015-18/9/2015, MBB đăng ký chào bán 390.606.250 cổ phần với giá 10.000 đồng/cp, tổng số vốn huy động dự kiến là hơn 3.900 tỷ đồng.
    Số lượng cổ phần chào bán đã được bán hết với giá thấp nhất là 10.500 đồng/cp, giá cao nhất 11.655 đồng/cp, giá bình quân 11.077 đồng/cp, tổng số tiền thu được là hơn 4.286 tỷ đồng, cao hơn số vốn huy động dự kiến 386 tỷ đồng.

    [​IMG]
    Có 5 nhà đầu tư tổ chức tham gia mua cổ phần lần này của MBB và tất cả đều là tổ chức trong nước. Trong đó đáng chú ý Tổng công ty đầu tư và kinh doanh vốn nhà nước (SCIC) đã mua vào 160 triệu cổ phần MBB, nắm giữ 10% vốn của MB sau đợt phát hành.

    Tập đoàn viễn thông Quân đội (Viettel) mua thêm 60.873.667 cổ phần, nâng sở hữu lên 240 triệu cổ phiếu, chiếm tỷ lệ 15% vốn MBB.

    Công ty TNHH nhà nước MTV thương mại và XNK Viettel mua thêm 26.875.441 cổ phần, nâng sở hữu lên 74,3 triệu cổ phần, chiếm tỷ lệ 4,64% vốn MBB.

    Tân Cảng Sài Gòn mua thêm 71,4 triệu cổ phần, nâng sở hữu lên 122,4 triệu cổ phần, chiếm tỷ lệ 7,65% vốn.

    Tổng công ty trực thăng Việt Nam mua thêm 71,4 triệu cổ phần, nâng sở hữu lên 127,53 triệu cổ phần, tương đương 7,97% vốn.
    Như vậy với việc phát hành thành công 390 triệu cổ phiếu, room của MBB hiện nay đang khóa ở mức 10%, thì sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại MBB sẽ tăng thêm khoảng 39 triệu cổ phiếu sau khi số cổ phiếu này được chấp thuận giao dịch trên sàn chứng khoán.


    MBB cũng thông báo phát hành thành công 15.218.188 cổ phiếu cho người lao động với giá 10.000 đồng/cp, ngày giao dịch dự kiến là 15/10/2015.

    Có 3.407 lao động được phân phối số cổ phiếu trên.

    Như vậy tổng số cổ phiếu hiện tại của MBB là 1,6 tỷ cổ phiếu.


    Theo Hoàng Ly/Vinanet
    --- Gộp bài viết, 30/10/2015, Bài cũ: 30/10/2015 ---
    Giá kỳ vọng khiêm tốn của MBB là 15, bỏ 12.5 mua SDF hoán đổi, lãi cũng khoảng 20%, lãi suất cũng khá cao :D
  5. GiaoThong

    GiaoThong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/01/2015
    Đã được thích:
    11.511
    Tôi cũng sẽ xúc ve4. Tỷ lệ cổ tức nếu giữ nguyên là ngon rồi.
    biencan69figo12345678 thích bài này.
  6. figo12345678

    figo12345678 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/05/2015
    Đã được thích:
    3.320
    chúc mừng Bác TV2, quá dữ. TV2 ngon lắm, tôi có người quen làm ở đó, việc nhiều lắm. có điều cổ tức/ giá không hấp dẫn nên thôi ... dù sao cũng chúc mừng Bác
    biencan69GiaoThong thích bài này.
  7. GiaoThong

    GiaoThong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/01/2015
    Đã được thích:
    11.511
    Mọi thứ tốt trừ cổ tức, nhưng mà cổ tăng trưởng nó thế bác nhỉ. Để ăn chênh lệch giá thôi.
    biencan69figo12345678 thích bài này.
  8. biencan69

    biencan69 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/08/2014
    Đã được thích:
    7.587
    MBB đang trở lại đường đua, mua SDF giá rẻ để đón đầu nhé :D
  9. dautugiatri0123

    dautugiatri0123 Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    03/10/2015
    Đã được thích:
    42
    Đầu tư giá trị là đây
    Cổ phiếu cực tốt không mua sẽ hối hận nhé, mà mua rồi chắc chắn sẽ có lời nhé.
    ACM giá 3.5 cổ tức 10%. 2015 chắc chắn đạt kế hoạch lợi nhuận sau thuế 50tỷ. Dự kiến đầu 2016 sẽ chia cổ tức bằng tiền 10%. Sau đây là link công bố thông tin của HDQT http://acuonggroup.vn/data/files/CBTT BT.pdf
    Giá đồng thế giới đang tăng mạnh do nguồn cung suy giảm. ACM được hưởng lọi rất lớn do chỉ khai khác mỏ đồng http://www.satthep.vn/kim-loai-mau/32-kim-loai-dong-lap-dinh-4-tuan-luong-du-tru-giam-.html
    biencan69 thích bài này.
  10. goldsun102

    goldsun102 Thành viên mới Not Official

    Tham gia ngày:
    28/10/2015
    Đã được thích:
    8
    hay lắm, chúc bạn thành công
    biencan69 thích bài này.

Chia sẻ trang này