1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

......Thắt chặt tiền tệ: Đã quá đủ.....................

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tranhphong, 07/05/2011.

5997 người đang online, trong đó có 543 thành viên. 22:57 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 930 lượt đọc và 13 bài trả lời
  1. tranhphong

    tranhphong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2006
    Đã được thích:
    0
    Thắt chặt tiền tệ: Đã quá đủ
    Nếu thắt chặt tiền tệ hơn nữa, lãi suất cao sẽ đẩy chi phí doanh nghiệp lên và như vậy, lạm phát sẽ cao hơn
    Sau gần 3 tháng triển khai chính sách tiền tệ thận trọng, thắt chặt, nhiều chuyên gia kinh tế hiện bắt đầu lo ngại và đề xuất không nên thắt chặt tiền tệ thêm để bảo đảm hoạt động sản xuất kinh doanh của cộng đồng doanh nghiệp (DN).
    [​IMG]
    Doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn do lãi suất cao.
    ffice:eek:ffice" />
    Ảnh hưởng ngày càng nặng

    Bộ Kế hoạch - Đầu tư cho biết, do phải tập trung mục tiêu kiềm chế lạm phát nên tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế bị ảnh hưởng. GDP quý I/2011 ước đạt 5,43%, thấp hơn tốc độ tăng của quý I/2010. Mục tiêu tăng trưởng GDP cả năm 2011 cũng được điều chỉnh từ mức tăng trưởng theo kế hoạch từ đầu năm là 7% - 7,5% xuống mức 6,5% để bảo đảm phát triển bền vững...

    Còn theo Bộ Công Thương, việc thực hiện chính sách chặt chẽ, thận trọng trong lĩnh vực tiền tệ và cắt giảm đầu tư công; giá cả nguyên vật liệu nhập khẩu tăng; chi phí phục vụ sản xuất tăng đã ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và tiêu thụ của một số ngành. Tháng 4, tăng trưởng sản xuất nhiều sản phẩm chủ yếu chậm hơn so với tháng 3 và cả cùng kỳ năm trước...

    Trong khi đó, Phó Thống đốc Ngân hàng (NH) Nhà nước Nguyễn Đồng Tiến cho biết tính chung 4 tháng đầu năm 2011, tín dụng tăng trưởng trên 5%, tổng phương tiện thanh toán tăng 1,5%. Độ trễ của chính sách tiền tệ thường là 4-5 tháng nên sản xuất sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn từ cuối quý II do chính sách tiền tệ thắt chặt.

    TS Cao Sỹ Kiêm, thành viên Hội đồng Tư vấn chính sách tiền tệ quốc gia, Chủ tịch Hiệp hội DN nhỏ và vừa Việt Nam, cho biết so với thời điểm năm 2008, tình hình của các DN đang khó khăn hơn nhiều. Vì tốc độ tăng trưởng tín dụng đang từ 50%/năm và 38%/năm của những năm trước nay giảm xuống chỉ còn 18% khiến nguồn vốn ít hơn, lãi suất cao hơn, gây khó khăn cho cả khả năng tiếp cận và sử dụng vốn của DN. Rất nhiều DN phải thu hẹp sản xuất và hoạt động cầm chừng chờ đợi qua giai đoạn khó khăn...

    Không thể thắt chặt hơn

    Theo khảo sát mới đây của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) về động thái của DN trong quý I/2011, có 33% DN cho rằng không thể chịu nổi lãi suất NH ở mức 12 - 13%/năm.

    Còn tại thời điểm này, TS Cao Sỹ Kiêm cho biết mặt bằng lãi suất cho vay đối với sản xuất đang đứng quanh mức bình quân 18% - 20%/năm, lãi suất cho vay tiêu dùng đã vọt lên 24% - 25%/năm. Với mức này, người vay sợ không làm ra đủ lợi nhuận để trả lãi, NH cũng ngại cho vay vì nguy cơ nợ xấu cao. Việc cho vay khó khăn đến mức một số NH đang lo ngại không đạt được chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cả năm dưới 20% như mục tiêu của NH Nhà nước.

    TS Cao Sỹ Kiêm cho rằng không nên thắt chặt thêm tiền tệ vì lãi suất đã quá cao. Trong suốt thời kỳ tăng trưởng GDP trên 7%/năm, chưa bao giờ tốc độ tăng trưởng tín dụng dưới 20%, tổng phương tiện thanh toán dưới 16%. Nếu thắt chặt tiền tệ hơn nữa, lãi suất cao sẽ đẩy chi phí DN lên và như vậy, lạm phát sẽ cao hơn.

    “Chính sách tiền tệ đã hết dư địa, cần tăng cường các giải pháp đồng bộ khác. Giảm đầu tư công chưa được bao nhiêu, bội chi ngân sách vẫn lớn, nhập siêu chưa giảm, đặc biệt là hàng xa xỉ vẫn nhập nhiều, công tác QLTT về giá cả chưa có nhiều chuyển biến. Nếu các giải pháp này không được triển khai tốt, gây sức ép thắt chặt tiền tệ quá giới hạn sẽ ảnh hưởng lớn đến sản xuất”- TS Cao Sỹ Kiêm cảnh báo.

    http://www.stockbiz.vn/News/2011/5/6/207069/that-chat-tien-te-da-qua-du.aspx
  2. hohuunghi

    hohuunghi Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/02/2011
    Đã được thích:
    1
    chưa bít đâu cụ...thà đau 1 lần còn hơn>:)
  3. songthan2009

    songthan2009 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/02/2010
    Đã được thích:
    212
    Lâu mới thấy [:D]
  4. lekien1989

    lekien1989 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/01/2008
    Đã được thích:
    0
    Chưa đủ đâu , cần phải thắt mạnh hơn nữa . Bọn nó kêu la vậy thôi ,nới ra là chúng nó lại tiêu sài vung vít ngay đấy , lại mua mấy mảnh đất om chờ ăn lãi vài trăm % . Chẳng mang lại lợi ích gì cho xã hội cả .
  5. vni368

    vni368 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/03/2010
    Đã được thích:
    1.148
    Vấn đề chủ top đưa ra có vẻ được hiểu theo hướng khác. Chính sách hiện nay và sắp tới là: Đã, đang và sẽ tiếp tục Thắt. Nhưng cần hiểu là thắt ở chỗ nào. Phi sản xuất như BĐS thì càng thắt, CK cũng thế. Thử hỏi số tiền bung ra cho việc đẩy giá BĐS thực tế đã là bao nhiêu? và nó đã và đang làm méo mó sự phát triển của kinh tế, của đời sống xã hội - người cần nhà thì càng xa cơ hội, kẻ lắm tiền thì càng hưởng lợi. Chả nhẽ các bác lãnh đạo lại không nhận ra cái tình hình nguy hiểm này?
  6. Acer2003

    Acer2003 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/05/2003
    Đã được thích:
    0
    Thắt thế này mà tổng phương tiện thanh toán vẫn tăng 1.5% thế này gọi gì là thắt, đang bơm ra đấy chứ [r2)]
  7. chosoi

    chosoi Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    10/09/2010
    Đã được thích:
    861

    Vì vậy hãy thắt chặt tín dung hơn nữa đối với BĐS, khoản đầu tư công, nhưng phải ngay lập tức nới lỏng tín dụng cho các ngành sản xuất chế biến hàng xuất khẩu như thủy hải sản, lúa gạo, nông sản, hàng tiêu dùng nội địa, bằng cách ngay hạ lãi suất cho vay.

    Không phải cứ áp dụng thắt chặt kiểu vơ đũa cả nắm như vừa qua. Các khoản cho vay BĐS phải áp lãi suất cao, tỉ lệ DTBB cao, ngược lại,ối với các lãnh vực sx, chính phủ nên lập tức hỗ trợ ngay lãi suất cho các doanh nghiệp sx, xuất khẩu như đã nêu trên.

    Có như vậy, chính phủ sẽ giải quyết được tình trạng lạm phát hiện nay mà không làm đình đốn sx trong nước.
  8. chosoi

    chosoi Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    10/09/2010
    Đã được thích:
    861

    Vì chổ cần thắt là đầu tư công, BĐS thì không chịu thắt, mà đi thắt tín dụng của cả mấy ngành sản xuất hàng hóa, ngành xuất khẩu vốn là những ngành đã bao phen cứu VN qua những cuộc khủng hoảng.
  9. chaytoekhoi

    chaytoekhoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/11/2009
    Đã được thích:
    0
    Thế mới tài =))
  10. kienvkt

    kienvkt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2010
    Đã được thích:
    355
    Xin phép các PÁC nhắc lại


    Xin hỏi ông Huỳnh Thế Du, nếu lạm phát ở Việt Nam chỉ do nguyên nhân tiền tệ thì tại sao CPI cao nhất vào tháng hai (trung bình 10 năm qua là 2,17%) và tháng Giêng (trung bình 10 năm qua là 1,25%)? Việt Nam chưa bao giờ thắt chặt về tiền tệ (thể hiện mức tăng M2 chưa bao giờ thấp hơn 20%/ năm). Ông nghĩ gì về điều này?


    Ông Huỳnh Thế Du:

    Tôi xin trả lời hai câu hỏi của ông Thắng như sau:

    Thứ nhất, đối với vấn đề lạm phát. Như tôi đã phân tích, yếu tố tiền tệ vẫn là căn nguyên của lạm phát, nhưng ở một số thời điểm nhất định (ngắn hạn) còn yếu tố cầu kéo và chi phí đẩy. Ở Việt Nam, mức tăng giá hàng năm vào tháng 1 và tháng 2 thường tăng cao là rơi vào dịp tết âm lịch, khi đó mức cầu của hầu hết các loại hàng hóa tiêu dùng đều cao hơn mức cung có (cho dù đã được chuẩn bị sẵn) nên ở thời điểm này giá tăng cao hơn bình thường.

    Như vậy, việc tăng giá theo mùa vụ này chính là do cầu kéo. Điều này không chỉ đúng ở Việt Nam mà còn đúng ở các nước khác trong các mùa lễ hội như các nước phương Tây vào tháng 11-12 hay Trung Quốc vào tháng 1-2. Tuy nhiên, cần phải lưu ý rằng, nếu cung tiền không tăng quá nhiều thì qua những thời điểm mùa vụ này giá sẽ được điều chỉnh và mức tăng giá của cả năm sẽ không quá cao.

    Thứ hai, đối với vấn đề thắt chặt tiền tệ: Ông đúng và đó là nguyên nhân dẫn đến lạm phát cao.

Chia sẻ trang này