1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Thế này là sao nhỉ$$$$$$$$$$$$

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi xgame09, 07/03/2012.

7558 người đang online, trong đó có 1096 thành viên. 14:03 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 2881 lượt đọc và 54 bài trả lời
  1. xgameno1

    xgameno1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    14/11/2009
    Đã được thích:
    8.043
    Mẹ khỉ Cafef cũng đánh lên hay lộ tin nhỉ:-w:-w:-w:-w:-w^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^
  2. xgameno1

    xgameno1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    14/11/2009
    Đã được thích:
    8.043
    L: Asiavantage Global tiếp tục “lướt sóng” 4 triệu cp
    (*********) - Asiavantage Global Limited, cổ đông lớn của CTCP Phát triển Đô thị Từ Liêm (HOSE: NTL) đăng ký mua và bán đồng thời 2 triệu cp NTL.
    Giao dịch thực hiện trong thời gian từ ngày 18/01 đến 18/03 nhằm mục đích cơ cấu danh mục phù hợp với tình hình thị trường.

    Trước đó, từ ngày 14/11/2011 đến 14/01/2012, tổ chức này cũng đăng ký giao dịch số cổ phiếu trên nhưng chỉ bán được 1,257,260 cp. Sau giao dịch giảm nắm giữ còn 3,670,140 cp (5.77%).

    Minh An
  3. xgameno1

    xgameno1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    14/11/2009
    Đã được thích:
    8.043
    Thông tin tích cực

    · NHNN xác nhận sẽ giảm một số lãi suất chủ chốt trong thời gian tới trong đó trần lãi suất huy động sẽ đưa về mức 13%. Song song với biện pháp này NHNN cũng cho biết sẽ phát hành tín phiếu với các kỳ hạn 1, 3, 6 tháng đến dưới một năm để vừa đảm bảo thanh khoản cho các tổ chức tín dụng. Đây có lẽ là biện pháp chữa cháy của NHNN để hỗ trợ các NHTM yếu kém bởi giảm trần lãi suất đồng nghĩa với việc dòng vốn sẽ tiếp tục chạy vào nhóm NHTM lớn; NHNN cũng yếu cầu các tổ chức tín dụng yếu kém phải tăng vốn mới để đảm bảo hoạt động. Có lẽ NHNN nên tiến thêm bước nữa là sẵn sàng cho giải thế các tổ chức tín dụng có vốn chủ sỡ hữu âm bởi như hoặc sáp nhập bắt buộc với các tổ chức có chất lượng cho vay quá kém. Nhìn một cách tổng thể thì khung chính sách của NHNN trong thời gian qua đã tạo được niềm tin với thị trường và đó là một bước tiến lớn.
  4. xgameno1

    xgameno1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    14/11/2009
    Đã được thích:
    8.043
    Thống kê theo dạng thức đồ thị:

    · 75% chỉ số VN-Index có giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa và 25% cho chiều ngược lại vào ngày mai;

    · 55,6% chỉ số HNX-Index có giá đóng cửa cao hơn giá mở cửa và 44,4% cho chiều ngược lại vào ngày mai;

    Theo sự biến động của mẫu hình nến:

    · 59% chỉ số VN-Index sẽ tăng giá và 40% cho chiều ngược lại vào ngày mai;

    · 61% chỉ số HNX-Index sẽ tăng giá và 31% cho chiều ngược lại vào ngày mai;

    Định lượng kỹ thuật (Tỷ trọng Cash/Stock)

    · HOSE: 80,85%/19,15%

    · HNX: 85,94%/14,06%

    VN-Index trong ngày đã nhận được sự hỗ trợ mạnh tại (3) và phục hồi trở lại vào cuối phiên. Các chỉ báo kỹ thuật vẫn ở trạng thái quá “nóng” và đây có thể coi là vùng giá nhạy cảm. Các nhà đầu tư nên tiếp tục quan sát giao dịch của thị trường.
  5. xgameno1

    xgameno1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    14/11/2009
    Đã được thích:
    8.043
    Mịa Mai sợ em nó lại họ nhà táo mất:-w:-w:-w:-w
  6. xgame09

    xgame09 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2009
    Đã được thích:
    116
    Ngân hàng nước ngoài giảm lãi suất sớm
    Sau khi Ngân hàng Nhà nước tuyên bố sẽ giảm trần lãi suất huy động xuống 13%, một số ngân hàng nước ngoài đã đưa lãi suất huy động xuống dưới mức trên trong khi các ngân hàng trong nước chưa có dấu hiệu hạ lãi suất.
    Ngân hàng ANZ Việt Nam đã chính thức áp dụng biểu lãi suất mới, trong đó, mức tối đa chỉ là 13%/năm. Với các khoản tiền gửi từ 500 triệu đồng trở lên, khách hàng sẽ nhận được lãi suất 12,7%. Theo giải thích của nhân viên ngân hàng này thì việc giảm lãi suất tiền gửi là do quy định giảm lãi suất 1 điểm phần trăm của Ngân hàng Nhà nước đưa ra và cũng nói thêm là nên gửi sớm vì lãi suất tiền gửi có thể sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới, và khách hàng nếu có gửi khoản tiền lớn thì sẽ được lãnh mức lãi cao hơn, nhưng vẫn chỉ đến mức 13%.

    Trong ngày hôm qua, Ngân hàng Shinhan Việt Nam cũng đã bắt đầu hạ lãi suất tiền gửi tiết kiệm, trong đó mức bình quân của đa phần các kỳ hạn là 12,8%, mức cao nhất là 13% cho các khoản tiền gửi từ 1 đến 3 tháng.

    Theo thông điệp phát đi từ Ngân hàng HSBC Việt Nam thì ngân hàng này cũng đang có kế hoạch giảm lãi suất huy động theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.Và trong một hai ngày tới, ngân hàng sẽ công bố mức lãi suất huy động cụ thể.

    Trong khi đó, các ngân hàng trong nước đều đang niêm yết mức lãi suất huy động từ 13-14% tùy theo các kỳ hạn. Theo thông tin từ các ngân hàng này, chỉ khi Ngân hàng Nhà nước có thông báo chính thức thì lãi suất mới hạ. Nhân viên một ngân hàng thương mại cổ phần lớn cho biết, ở chi nhánh anh đang làm việc, việc thỏa thuận lãi suất vẫn được thực hiện. Nếu khách hàng gửi số tiền trên 1 tỉ đồng thì mức lãi suất tối đa có thể nhận được là 16%, nhưng chỉ giám đốc chi nhánh mới có quyền quyết định.

    Một số ngân hàng nhỏ vẫn tiếp tục giữ vững mức lãi suất đã thỏa thuận với khách hàng, ở một ngân hàng quy mô nhỏ tại quận 1, TPHCM, nếu khách hàng gửi trên 500 triệu đồng thì mức lãi suất được nhận là 17%. Hôm nay, nhân viên ngân hàng này cũng đã gọi cho khách hàng khẳng định lãi suất cho đợt gửi mới vẫn giữ nguyên ở mức đã thỏa thuận.

    Trước thông tin trần lãi suất huy động sẽ xuống 13% như tuyên bố của Ngân hàng Nhà nước, tiến sĩ Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị Kinh doanh, Đại học Ngân hàng, cho rằng việc giảm lãi suất đến thời điểm này mới tuyên bố là đã hơi trễ. Thực sự lãi suất tiền gửi có thể bắt đầu giảm từ sau khi Ngân hàng Nhà nước phân nhóm tín dụng. Những ngân hàng nhóm 1 và 2 đã nhận được nguồn vốn từ các ngân hàng nhóm 3, nhóm 4, trong khi trước đó các ngân hàng này cũng đã có nguồn vốn huy động dồi dào do lãi suất trần 14% được áp dụng từ ngày 7-9-2011. Nguồn vốn vào tăng, trong khi trên thực tế doanh nghiệp có đủ tiêu chuẩn vay không nhiều, doanh nghiệp dám vay cũng ít nên ngân hàng lớn đã dư vốn, giảm lãi suất vay, điều này kéo theo việc giảm lãi suất huy động.

    Vấn đề lạm phát đã hạ nhiệt, theo ông Dương, cũng là cơ sở để giảm lãi suất. Ông Dương cho rằng lạm phát cả năm thường bằng gấp đôi quí 1, với mức tăng ước tính khoảng 3% trong 3 tháng đầu năm thì lạm phát xem như không phải vấn đề đáng để lo lắng trong thời gian tới, vì vậy việc giảm lãi suất là chắc chắn, đó cũng là quy luật cung cầu của thị trường. Việc đã khoanh vùng được 9 ngân hàng yếu kém và có biện pháp riêng với các ngân hàng này cũng cho thấy việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước cũng đã dễ dàng hơn, việc chạy đua lãi suất sẽ có nhưng khó mạnh như các năm trước.

    Tuy vậy, vấn đề đặt ra vào lúc này, theo ông Dương, chính là việc vốn sẽ chảy vào đâu, có vào các nhóm có lợi cho nền kinh tế như doanh nghiệp xuất khẩu, nông nghiệp, phụ trợ…không, hay chảy vào những tập đoàn nhà nước làm ăn không hiệu quả, thêm vào đó, doanh nghiệp có tiếp cận được vốn hay không. Tổng lượng vốn kinh tế được nhận là bao nhiêu, nếu chỉ tăng trưởng tín dụng của cả nền kinh tế là 10% thì tăng trưởng kinh tế cũng rất khó.

    Trong khi đó, Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), cho rằng nên bỏ trần lãi suất, vì thực tế, với các thông tin hỗ trợ như lạm phát giảm hay vốn vào ngân hàng tăng…như hiện nay thì việc hạ lãi suất có thể thị trường sẽ tự quyết định. Còn nếu áp trần thì phải có những biện pháp chế tài đủ mạnh, vì hiện tại nhiều ngân hàng vẫn vượt trần lãi suất, và nếu tuân thủ quy định, các ngân hàng nhỏ (không yếu) sẽ gặp thêm khó khăn vì phải cạnh tranh với ngân hàng lớn.
  7. xgame09

    xgame09 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2009
    Đã được thích:
    116
    So với đầu năm 2011, dự trữ ngoại hối cuối năm vừa rồi đã tăng xấp xỉ 50%. Và chỉ trong hai tháng đầu năm nay, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã tăng 20% nữa so cuối năm vừa rồi.

    Mục tiêu của Việt Nam trong năm 2012 đạt dự trữ ngoại hối tương đương 16 tuần nhập khẩu.
    Chiều nay (6/3), trao đổi với Dân trí tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 2, Thống đốc Nguyễn Văn Bình cho biết, hiện nay Ngân hàng nhà nước (NHNN) đang mua vào một lượng ngoại tệ rất lớn.

    Hoạt động này nhằm hai mục đích:một là cân đối thị trường hai là giúp cho nâng cao dự trữ nhà nước hay là cung ứng vốn cho thị trường.

    Theo đó, so với đầu năm 2011, dự trữ ngoại hối cuối năm vừa rồi đã tăng xấp xỉ 50%. Và chỉ trong hai tháng đầu năm nay, dự trữ ngoại hối của Việt Nam đã tăng 20% nữa so cuối năm 2011.

    Mặc dù không công bố con số cụ thể trong lần này với báo giới, song Thống đốc có hé lộ, chi tiết cụ thể hơn sẽ được đưa ra trong lần họp báo riêng do NHNN tổ chức thời gian sắp tới.

    Số liệu ngoại hối của Việt Nam được đưa ra gần đây nhất là hồi tháng 6/2011 trong dịp diễn ra Hội nghị tư vấn các nhà tài trợ (CG) giữa kỳ. Trong dịp này, Phó Thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cho biết, mục tiêu của Việt Nam trong năm 2012 này là sẽ tiếp tục tăng cường dự trữ ngoại hối, đạt mức tương đương 16 tuần nhập khẩu.

    Tại thời điểm giữa năm 2011, theo số liệu của IMF thì dự trữ ngoại hối của Việt Nam đạt 13,5 tỷ USD, tương đương khoảng 6 tuần nhập khẩu.
  8. xgame09

    xgame09 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2009
    Đã được thích:
    116
    Ngân hàng nước ngoài giảm lãi suất sớm
    Sau khi Ngân hàng Nhà nước tuyên bố sẽ giảm trần lãi suất huy động xuống 13%, một số ngân hàng nước ngoài đã đưa lãi suất huy động xuống dưới mức trên trong khi các ngân hàng trong nước chưa có dấu hiệu hạ lãi suất.
    Ngân hàng ANZ Việt Nam đã chính thức áp dụng biểu lãi suất mới, trong đó, mức tối đa chỉ là 13%/năm. Với các khoản tiền gửi từ 500 triệu đồng trở lên, khách hàng sẽ nhận được lãi suất 12,7%. Theo giải thích của nhân viên ngân hàng này thì việc giảm lãi suất tiền gửi là do quy định giảm lãi suất 1 điểm phần trăm của Ngân hàng Nhà nước đưa ra và cũng nói thêm là nên gửi sớm vì lãi suất tiền gửi có thể sẽ tiếp tục giảm trong thời gian tới, và khách hàng nếu có gửi khoản tiền lớn thì sẽ được lãnh mức lãi cao hơn, nhưng vẫn chỉ đến mức 13%.

    Trong ngày hôm qua, Ngân hàng Shinhan Việt Nam cũng đã bắt đầu hạ lãi suất tiền gửi tiết kiệm, trong đó mức bình quân của đa phần các kỳ hạn là 12,8%, mức cao nhất là 13% cho các khoản tiền gửi từ 1 đến 3 tháng.

    Theo thông điệp phát đi từ Ngân hàng HSBC Việt Nam thì ngân hàng này cũng đang có kế hoạch giảm lãi suất huy động theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.Và trong một hai ngày tới, ngân hàng sẽ công bố mức lãi suất huy động cụ thể.

    Trong khi đó, các ngân hàng trong nước đều đang niêm yết mức lãi suất huy động từ 13-14% tùy theo các kỳ hạn. Theo thông tin từ các ngân hàng này, chỉ khi Ngân hàng Nhà nước có thông báo chính thức thì lãi suất mới hạ. Nhân viên một ngân hàng thương mại cổ phần lớn cho biết, ở chi nhánh anh đang làm việc, việc thỏa thuận lãi suất vẫn được thực hiện. Nếu khách hàng gửi số tiền trên 1 tỉ đồng thì mức lãi suất tối đa có thể nhận được là 16%, nhưng chỉ giám đốc chi nhánh mới có quyền quyết định.

    Một số ngân hàng nhỏ vẫn tiếp tục giữ vững mức lãi suất đã thỏa thuận với khách hàng, ở một ngân hàng quy mô nhỏ tại quận 1, TPHCM, nếu khách hàng gửi trên 500 triệu đồng thì mức lãi suất được nhận là 17%. Hôm nay, nhân viên ngân hàng này cũng đã gọi cho khách hàng khẳng định lãi suất cho đợt gửi mới vẫn giữ nguyên ở mức đã thỏa thuận.

    Trước thông tin trần lãi suất huy động sẽ xuống 13% như tuyên bố của Ngân hàng Nhà nước, tiến sĩ Lê Thẩm Dương, Trưởng khoa Quản trị Kinh doanh, Đại học Ngân hàng, cho rằng việc giảm lãi suất đến thời điểm này mới tuyên bố là đã hơi trễ. Thực sự lãi suất tiền gửi có thể bắt đầu giảm từ sau khi Ngân hàng Nhà nước phân nhóm tín dụng. Những ngân hàng nhóm 1 và 2 đã nhận được nguồn vốn từ các ngân hàng nhóm 3, nhóm 4, trong khi trước đó các ngân hàng này cũng đã có nguồn vốn huy động dồi dào do lãi suất trần 14% được áp dụng từ ngày 7-9-2011. Nguồn vốn vào tăng, trong khi trên thực tế doanh nghiệp có đủ tiêu chuẩn vay không nhiều, doanh nghiệp dám vay cũng ít nên ngân hàng lớn đã dư vốn, giảm lãi suất vay, điều này kéo theo việc giảm lãi suất huy động.

    Vấn đề lạm phát đã hạ nhiệt, theo ông Dương, cũng là cơ sở để giảm lãi suất. Ông Dương cho rằng lạm phát cả năm thường bằng gấp đôi quí 1, với mức tăng ước tính khoảng 3% trong 3 tháng đầu năm thì lạm phát xem như không phải vấn đề đáng để lo lắng trong thời gian tới, vì vậy việc giảm lãi suất là chắc chắn, đó cũng là quy luật cung cầu của thị trường. Việc đã khoanh vùng được 9 ngân hàng yếu kém và có biện pháp riêng với các ngân hàng này cũng cho thấy việc điều hành chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước cũng đã dễ dàng hơn, việc chạy đua lãi suất sẽ có nhưng khó mạnh như các năm trước.

    Tuy vậy, vấn đề đặt ra vào lúc này, theo ông Dương, chính là việc vốn sẽ chảy vào đâu, có vào các nhóm có lợi cho nền kinh tế như doanh nghiệp xuất khẩu, nông nghiệp, phụ trợ…không, hay chảy vào những tập đoàn nhà nước làm ăn không hiệu quả, thêm vào đó, doanh nghiệp có tiếp cận được vốn hay không. Tổng lượng vốn kinh tế được nhận là bao nhiêu, nếu chỉ tăng trưởng tín dụng của cả nền kinh tế là 10% thì tăng trưởng kinh tế cũng rất khó.

    Trong khi đó, Tiến sĩ Nguyễn Đức Thành, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR), cho rằng nên bỏ trần lãi suất, vì thực tế, với các thông tin hỗ trợ như lạm phát giảm hay vốn vào ngân hàng tăng…như hiện nay thì việc hạ lãi suất có thể thị trường sẽ tự quyết định. Còn nếu áp trần thì phải có những biện pháp chế tài đủ mạnh, vì hiện tại nhiều ngân hàng vẫn vượt trần lãi suất, và nếu tuân thủ quy định, các ngân hàng nhỏ (không yếu) sẽ gặp thêm khó khăn vì phải cạnh tranh với ngân hàng lớn.

    Thảo Nguyên

    TBKTSG
  9. xgame09

    xgame09 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2009
    Đã được thích:
    116
    Chuyên gia kinh tế Vũ Đình Ánh cho rằng, mức tăng 10% của giá xăng là rất lớn, thị trường chứng khoán ngày mai sẽ tiêu cực khi nhà đầu tư bị “dội một gáo nước lạnh”.
    Liên Bộ Tài chính - Công Thương vừa quyết định điều chỉnh giá bán các chủng loại xăng dầu trong nước từ 16h ngày 7/3, cụ thể là giá xăng tăng 2.100 đồng/lít (10,1%), dầu diesel tăng 1.000 đồng/lít (4,9%), dầu hỏa tăng 600 đồng/lít (3%) và dầu mazut tăng 2.000 đồng/kg (11,9%). Cùng với đó, Nhà nước lùi thuế suất thuế nhập khẩu các chủng loại xăng, dầu về mức 0% và giảm sử dụng Quỹ Bình ổn giá các chủng loại xăng dầu xuống bằng mức trích Quỹ Bình ổn giá là 300 đồng/lít, kg.
    Trước động thái điều chỉnh mạnh tay của Liên bộ, đặc biệt về giá, thị trường chắc sẽ khó tránh khỏi những tác động trong thời gian tới, đã có cuộc trao đổi phỏng vấn với chuyên gia kinh tế cao cấp T.S Vũ Đình Ánh.
    Ông có nhận xét gì về đợt tăng giá xăng dầu ngày hôm nay của Liên bộ Tài chính – Công Thương?
    - Chúng tôi hoàn toàn không bất ngờ về mức tăng và cả thời điểm tăng giá hôm nay vì giá xăng dầu trên thị trường thế giới tăng quá mạnh thời gian qua và doanh nghiệp đã thực sự thấm lỗ.
    Theo ông việc giá xăng dầu tăng sẽ tác động như thế nào tới tình hình lạm phát thời gian tới?
    - Đã có nhiều cảnh báo rằng lạm phát tháng 1, tháng 2 chưa nói lên điều gì mà phải đến tháng 3, tháng 4 mới rõ. Việc tăng giá xăng dầu chắc chắn sẽ tác động không nhỏ tới tình hình lạm phát, thị trường và người tiêu dùng. Cái nhìn thấy rõ nhất sẽ là mục tiêu lạm phát một con số mà Chính phủ đề ra sẽ gặp khó.
    Lãi suất giảm như chỉ đạo của Thủ tướng ngày 6/3 theo ông có bù đắp được phần tăng giá xăng hôm nay và làm hạ nhiệt lạm phát?
    - Giá xăng tăng 10%, lãi suất hạ 1%. Đó là câu trả lời rõ nhất cho cả thị trường lẫn nhà đầu tư.
    Theo ông thị trường chứng khoán phiên 8/3 và thời gian tới sẽ như thế nào?
    - Chứng khoán phiên mai chắc chắn là tiêu cực. Mức tăng giá xăng 10% là rất lớn. Câu chuyện lạm phát, ít nhất sẽ khiến cho sự hứng khởi của nhà đầu tư thời gian qua bị "dội một gáo nước lạnh".

    Vâng, xin cảm ơn ông!

    Báo PLTPHCM ngày 5/3 dẫn lời ông Ngô Trí Long, nguyên Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Khoa học thị trường giá cả, Bộ Tài chính cho biết, trong 2 tháng đầu năm, lạm phát đã 2,38% - con số tưởng chừng thấp nhưng thực tế vẫn cao bởi mục tiêu lạm phát năm nay là một con số.
    Giá các mặt hàng thiết yếu đang có xu hướng biến động mạnh và việc cho phép giá xăng dầu tăng thời điểm này thì chẳng khác nào đổ thêm dầu vào lửa, gây hậu quả khôn lường đối với nền kinh tế.
  10. xgame09

    xgame09 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2009
    Đã được thích:
    116
    Chủ tịch NTL: Chưa khi nào thị trường BĐS khó khăn như hiện nay
    Đó là nhận xét của ông Nguyễn Văn Kha, Chủ tịch HĐQT CTCP Phát triển đô thị Từ Liêm (HOSE: NTL) về mức độ khó khăn của thị trường bất động sản (BĐS) hiện nay.
    Ông Nguyễn Văn Kha
    Thị trường bất động sản đã trải qua nhiều thăng trầm, ông nhận xét gì mức độ khó khăn của thị trường hiện nay với các đợt biến động trước?
    Tôi đã tham gia kinh doanh hơn 40 năm nay, nhưng chưa khi nào thấy thị trường khó khăn như hiện nay. Thị trường bất động sản lên xuống rất nhiều lần nhưng chưa bao giờ rơi vào tình trạng doanh nghiệp đồng loạt không bán được hàng như bây giờ. Thị trường cũng chưa bao giờ lặng lẽ như lúc này, chỉ có thể dùng từ “không nhúc nhích” mới đúng với trạng thái thị trường.
    Nhiều giải pháp gỡ khó cho doanh nghiệp bất động sản đã được các doanh nghiệp kiến nghị trong hội nghị ngành Xây dựng tổ chức cuối năm qua. Theo ông, ở thời điểm này, doanh nghiệp bất động sản mong muốn có những chính sách mới gì?
    Nút thắt của thị trường bất động sản hiện nay là chính sách thắt chặt tài chính tiền tệ, thắt chặt vốn cho nền kinh tế. Vì thế, chúng tôi mong muốn có những chính sách khai thông vốn, vực dậy nền kinh tế, chứ không phải chỉ để “cứu” bất động sản. Chỉ cần khai thông dòng vốn, có thể tạo ra phản ứng tích cực dây chuyền, giúp các doanh nghiệp chấn chỉnh lại sản xuất, giải quyết nợ nần, ngân hàng giảm nợ xấu.
    Vẫn còn nhiều ý kiến lo ngại đưa vốn ra thời điểm này sẽ ảnh hưởng đến lạm phát, rồi doanh nghiệp lại chạy theo đầu cơ, tạo ra tài sản bong bóng. Ông nghĩ sao?
    Tôi cho rằng, sau một năm 2011 chật vật, đến giờ phút này, cả doanh nghiệp và nhà quản lý đều được thức tỉnh về mặt trái của nền kinh tế bong bóng nên không nên quá e ngại khả năng này. Còn nếu không được tiếp sức, các doanh nghiệp sẽ đổ vỡ hàng loạt, ngân hàng càng khó khăn hơn, mọi thành quả kinh tế chúng ta đã xây dựng trong hơn chục năm qua sẽ đổ xuống sông, xuống biển.
    Nhiều dự đoán cho rằng bất động sản năm 2012 sẽ tiếp tục xu hướng giảm giá. Các dự án của công ty ông có buộc phải đi theo xu hướng này?
    Cần nhìn nhận việc giảm giá trên thị trường BĐS ở 2 góc độ. Thứ nhất, những dự án có lợi thế chi phí đất đai thấp từ trước, giờ đưa ra giá bán thấp một chút, doanh nghiệp vẫn có lãi. Nhóm này tuy vậy rất ít trên thị trường.
    Thứ hai, nhóm các dự án mà chủ đầu tư không còn đường nào khác, đành phải bán tháo sản phẩm hòng tìm được lối thoát. Tình trạng “trâu lấm vảy càn” này sẽ ảnh hưởng nhiều đến các nhà đầu tư khác trong năm 2012.
    Với Công ty tôi, sẽ không có chuyện bán lỗ. Nếu bán cái nhà này đi với giá x đồng, tôi làm được cái nhà khác như thế, thì tôi sẵn sàng bán. Nhưng bán nhà với giá thấp, để rồi làm cái nhà khác không bằng mà giá lại cao hơn thì Công ty tôi không làm vậy.
    Nhiều dự án siêu khuyến mại thậm chí còn phát tờ rơi quảng cáo bán nhà. Ông có nhận xét gì về những chiêu thức bán hàng như vậy?
    Sản phẩm bất động sản không phải cái quần, cái áo mà nhà sản xuất có thể ra rả quảng cáo cả ngày để khiến khách hàng mua. Những cách làm phản cảm như vậy sẽ khó có tác dụng tốt. Giá thấp không hẳn là lựa chọn khôn ngoan, bởi chắc chắn doanh nghiệp sẽ đưa vật tư thiết bị vào dự án phù hợp với giá cả họ đưa ra. Bên cạnh đó, rất có thể với những doanh nghiệp đang có khó khăn về tài chính, tiền thu của khách hàng dự án này lại bị dùng để bù đắp ở chỗ khác khiến tiến độ dự án không đảm bảo.
    Ông dự đoán như thế nào về khả năng tham gia của các nhà đầu tư nước ngoài săn dự án giá rẻ của các doanh nghiệp BĐS Việt Nam?
    Tôi cho rằng, trong năm 2012, xu hướng này sẽ mở rộng. Người ta không mua dự án mà sẽ tiến hành thâu tóm doanh nghiệp có dự án tốt qua TTCK khi giá cổ phiếu đã quá rẻ như lúc này. Nếu các cơ quan quản lý không sớm nhận thức được điều này, các doanh nghiệp Việt Nam có lợi thế đất đai tốt sẽ rơi vào tay nhà đầu tư nước ngoài với giá thấp.
    Anh Việt thực hiện
    đầu tư chứng khoán

Chia sẻ trang này