Thế này là sao nhỉ$$$$$$$$$$$$

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi xgame09, 07/03/2012.

2869 người đang online, trong đó có 32 thành viên. 03:21 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 2858 lượt đọc và 54 bài trả lời
  1. xgame09

    xgame09 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2009
    Đã được thích:
    116
    Xu thế này đang được khẳng định. Các cp BĐS một thời đã trở lại đường đua. Sóng BĐS sẽ ndài hơn sóng NH+CK. Nếu sóng NH+CK là khoảng 10 phiên thì sóng BĐS sẽ khoảng 15-20 phiên. Thế là quá ok quí 1. Nghỉ ngơi đi cúng bái chờ đợt hồi Q2.ốiHi vọng cuôí năm có thể lại là 1xx. Ha ha ha
  2. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.001
  3. xgame09

    xgame09 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2009
    Đã được thích:
    116
    Dự án Khu đô thị mới Bắc Quốc lộ 32 có quy mô hơn 38 ha, trong đó đất khu ở khoảng 16,4 ha, đất giao thông 12,8 ha, đất cây xanh, thể thao 4,3 ha, đất trường học 2,4 ha,…Tổng số biệt thự dự án này vào khoảng 800 căn, hiện nay NTL còn lại khoảng trên 200 căn các loại chưa bán.
    Dự án Bắc Quốc lộ 32 đang trong giai đoạn xây thô và hoàn thiện biệt thự. Một vài khu biệt thự dự kiến vào cuối năm 2011 đầu năm 2012 sẽ bàn giao nhà.

    BT Bắc Quốc lộ 32 đang hoàn thiện

    Bên cạnh khu đô thị Bắc Quốc lộ 32 là dự án Khu đô thị mới Kim Chung Di Trạch, dự án này hiện đang trong giai đoạn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Thời điểm sốt đất hồi đầu năm giá đất liền kề, biệt thự tại đây lên đến 50-55 triệu đồng/m2. Tuy nhiên, vào giữa tháng 4 đến tháng 8/2011 đất Kim Chung Di Trạch đã giảm xuống chỉ còn khoảng 35 triệu đồng/m2 đối với lô liền kề đường nhỏ.
    Khu vực phía Tây Hà Nội hiện đang có khá nhiều dự án đất nền đang rục rịch chào bán như Kim Chung Di Trạch, Nam 32, An Thịnh 6,…tuy nhiên, với thị trường xấu như hiện nay nhiều chủ dự án không dám tung hàng.
    Với động thái tung hàng của Bắc 32 với giá 33 triệu đồng/m2 vào thời điểm hiện nay có thể sẽ khiến các chủ đầu tư những dự án cùng khu vực nói riêng hoặc trên địa bán Hà Nội nói chung có thể sẽ phải cân nhắc lại kế hoạch và chính sách giá chào bán của mình.
    Khu vực phía Đông Nam hiện cũng đang xuất hiện một vài động thái chào bán sản phẩm mới ra thị trường từ dự án Gamuda Yên Sở, dự án Hà Nội Garden City,…
  4. xgame09

    xgame09 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2009
    Đã được thích:
    116
    Muốn biết lợi nhuận quý 1-2012 của NTL như thế nào thì cần đọc báo cáo tài chính quý 4-2011 (của công ty mẹ) :

    Link : http://www.lideco.vn/phocadownload/BCTC/BCTCQIVNAM2011.pdf

    Hãy nhìn vào mục nợ ngắn hạn, sẽ thấy : Người mua trả tiền trước là 769,88 tỷ đồng, con số này cao hơn rất nhiều so với con số của bất cứ quý nào trong những năm qua. Trong khi vay và nợ ngắn hạn cũng như dài hạn đều bằng 0.

    Đây là số tiền thu được từ bán BĐS (đọc hết báo cáo sẽ thấy rõ). Nếu chịu khó đọc lại báo cáo tài chính của 2 năm trước thì sẽ thấy giá vốn của khoản doanh thu BĐS rất thấp, khoảng trên dưới 1/2 (cần lưu ý giá bán BĐS của NTL cuối năm vừa rồi vẫn bằng giá bán của năm trước, không giảm tí nào, việc báo chí đưa tin giảm 35% là không đúng, cái gọi là "giảm 35%" chẳng qua là so với giá đất sốt ảo tại Hà Nội vào đầu năm 2011 mà thôi) Có nghĩa là khi làm xong thủ tục bàn giao thì số tiền này sẽ được ghi nhận vào doanh thu, lợi nhuận của khoản doanh thu này ít nhất là 300 tỷ.

    NTL không vay mượn đồng nào, trong khi tiền mặt vẫn còn rất lớn : 337,9 tỷ đồng. Đây là số tiền còn lại sau khi trả cổ tức 25% bằng tiền mặt.

    Do tiền bán hàng thu mạnh, lẽ ra lượng tiền mặt sẽ nhiều hơn, nhưng công ty tiếp tục đầu tư để có sản phẩm bán ra tiếp trong thời gian tới, vì vậy lượng hàng tồn kho đã tăng từ 661 tỷ vào đầu năm lên 1.024 tỷ vào cuối năm 2011.

    Khoản tiền người mua đã trả trước (769 tỷ) chắc chắn sẽ được ghi nhận thành doanh thu trong thời gian tới, dù tín dụng BĐS có được nới lỏng hay không. Tuy nhiên, năm nay tín dụng bất động sản bắt đầu được nới lỏng, trong số hơn 1000 tỷ hàng tồn kho chắc chắn sẽ được bán ra thêm một lượng đáng kể nữa.

    Hãy nhìn diễn biến giao dịch của NTL mấy phiên gần đây, các nhà đầu tư lớn đã gom hàng rất khéo léo nhưng vẫn không giấu được bình quân lệnh mua cao hơn bình quân lệnh bán.

    Vài thông tin cho mọi người biết để cân nhắc tự quyết định nhé !
  5. xgame09

    xgame09 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2009
    Đã được thích:
    116
    07/03 18.00.8 (4.7%) 655,970 11,568,776,000
    06/03 17.20.8 (4.9%) 2,362,330 40,559,285,000
    05/03 16.40.7 (4.5%) 59,540 976,456,000
    02/03 15.70.7 (4.7%) 618,870 9,604,299,000

    01/03 15.0-0.1 (-0.7%) 255,450 3,834,235,000
    29/02 15.1-0.3 (-1.9%) 371,420 5,613,296,000
    28/02 15.4-0.8 (-4.9%) 532,410 8,338,196,000
    27/02 16.20.7 (4.5%) 390,920 6,196,578,000
    24/02 15.50.1 (0.6%) 618,280 9,825,475,000
    23/02 15.40.7 (4.8%) 861,870 13,188,288,000
    Cởi trần 5 phiên mới đau chứ[r24)][r24)][r24)][r24)]
    Tiếp theo là giẩi trình 10 phiên trần . Chán thật~X~X~X~X~X
  6. xgame09

    xgame09 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2009
    Đã được thích:
    116
    ĐTCK) “Thị trường đầu cơ sinh ra trong sự ảm đạm, lớn lên bằng sự hoài nghi…” liệu có đúng với diễn biến TTCK Việt Nam thời gian qua?

    “Thị trường đầu cơ sinh ra trong sự ảm đạm, lớn lên bằng sự hoài nghi…”, câu nói của Sir John Templeton có đúng với diễn biến TTCK Việt Nam thời gian qua, hay sự phục hồi của thị trường là do nhiều yếu tố cơ bản hỗ trợ? ĐTCK đã ghi nhận được 8 yếu tố hỗ trợ cho TTCK.



    1. Giá cổ phiếu xuống rất thấp

    Trong báo cáo chuyên đề “TTCK Việt Nam tìm kiếm những NĐT mạo hiểm”, CTCK Bản Việt thống kê tại thời điểm cuối năm 2011, có hơn một nửa trong số 700 mã chứng khoán niêm yết có thị giá thấp hơn mệnh giá, 80% cổ phiếu giao dịch dưới giá trị sổ sách (P/B). Trong lịch sử sàn HOSE, chỉ số P/B trung bình dao động từ 1,20 lần đến 4,59 lần. Cuối năm 2011, chỉ số này là 1,23 lần, chỉ cao hơn một chút so với mức đáy 1,20 lần vào tháng 2/2009. Tương tự, chỉ số P/B trung bình của sàn HNX vào cuối năm 2011 là 0,71 lần, thấp nhất trong lịch sử (cao nhất là 5,38 lần).

    Hiện tại, dù thị trường phục hồi rất mạnh, thậm chí nhiều mã chứng khoán đã tăng trên 100%, nhưng CTCK Bản Việt tính toán, cuối tháng 2/2012, các chỉ số định giá thị trường vẫn ở mức rẻ tương đối so với quá khứ, khi chỉ số P/E trung bình trên HOSE khoảng 9 lần và P/B vào khoảng 1,48 lần. TTCK Việt Nam chịu nhiều sức ép trong cả năm 2011, đặc biệt là áp lực bán của các CTCK và ngân hàng nhằm thu hồi nợ cuối năm, nên sự phục hồi mang tính kỹ thuật sau khi đã giảm rất sâu cũng là điều bình thường.



    2. NĐT nước ngoài lạc quan

    Hành trình đi lên vừa qua của thị trường chủ yếu được dẫn dắt bởi khối ngoại. Tính riêng trong tháng 2, khối ngoại đã mua ròng gần 60 triệu USD, tập trung vào 24 cổ phiếu blue-chip trong “rổ” VN30. Sự hưng phấn này giảm sút vào những ngày đầu tháng 3, khi thị trường tăng mạnh. Nhưng trong một thời gian ngắn liên tục xuất hiện các dự báo lạc quan cho TTCK Việt Nam. Nhật báo Phố Wall chạy tít: “Buy now… or you will be sorry” (tạm dịch: Không mua bây giờ sẽ hối hận”), với những lời có cánh: “TTCK Việt Nam được coi như là một điểm sáng trong những thị trường sơ khai trong năm 2012, kể cả khi mức giá các cổ phiếu đã tăng 20% từ đầu năm thì giá hiện tại vẫn là rất thấp”.

    Không chỉ giới truyền thông lạc quan, Hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Rating vừa nâng mức xếp hạng kinh tế Việt Nam lên B+, với đánh giá triển vọng kinh tế ổn định, dựa trên yếu tố lạm phát hạ nhiệt và sự cải thiện của cán cân thương mại. Áp lực thoái vốn của khối ngoại vẫn hiện hữu và gây áp lực không nhỏ trong trung hạn, nhưng trong ngắn hạn, một số quỹ đóng đã chuyển đổi thành công thành quỹ mở và quay lại thị trường.



    Làn sóng hạ lãi suất sẽ là luồng gió mát với TTCK

    3. Cổ phiếu ngân hàng hâm nóng thị trường

    Tâm điểm chú ý của thị trường vài tuần gần đây là nhóm cổ phiếu “vua” - ngân hàng với những câu chuyện về chủ đề thâu tóm. Sẽ không hợp lý khi áp đặt câu chuyện này với nhóm cổ phiếu “vua”, do Sacombank là ngân hàng hội tụ nhiều yếu tố ngẫu nhiên để rơi vào hoàn cảnh hiện tại. Tuy nhiên, “hiệu ứng Sacombank” tác động đến nhóm cổ phiếu đang chiếm tỷ trọng lớn trên TTCK ở một khía cạnh khác: tâm lý phòng thủ của một số ngân hàng niêm yết để tránh gặp phải tình trạng giống như Sacombank, do cổ phiếu lùi quá sâu dưới mệnh giá; nhóm NĐT ăn theo trên thị trường hy vọng có một Sacombank thứ hai; động thái chạy đua ghế HĐQT nhằm kiểm soát quyền lực giữa các nhóm cổ đông lớn trong ngân hàng trước kỳ ĐHCĐ khiến giá cổ phiếu tăng mạnh… Bên cạnh Sacombank liên quan đến hoạt động thâu tóm, nhiều cổ phiếu “vua” khác phục hồi là bệ đỡ quan trọng cho thị trường.



    4. Các kênh đầu tư khác bế tắc

    Phần lớn kênh đầu tư đang tỏ ra thất thế so với chứng khoán. Tỷ giá USD/VND khá ổn định trong nhiều tháng qua. Giá vàng chủ yếu đi ngang trong thời gian dài, khiến giới đầu cơ mất một kênh “lướt sóng”. Thị trường BĐS vẫn rơi vào trạng thái tê liệt thanh khoản, nên không thu hút được dòng tiền nhàn rỗi. Tiền gửi ngân hàng vẫn đang là kênh đầu tư có vị thế lấn lướt, nhưng ưu thế này có thể sớm đánh mất khi lạm phát đi vào quỹ đạo kiểm soát. Nhiều kênh đầu tư cùng lúc tắc nghẽn, việc đầu tư vào cổ phiếu giá thấp trở nên hấp dẫn, dù vẫn hiện hữu rủi ro.



    5. TTCK nhận được sự quan tâm từ nhiều cấp quản lý

    Mặc dù TTCK còn đối diện với nhiều thách thức trong trung hạn, nhưng chưa bao giờ thị trường nhận được nhiều sự quan tâm như hiện nay. Lần lượt các lãnh đạo cao nhất của UBCK, Bộ Tài chính đăng đàn có những phát ngôn trấn an, ổn định thị trường.



    6. Lộ trình tái cấu trúc TTCK

    Cuối năm 2011, cơ quan quản lý phát đi thông điệp trọng tâm năm 2012 sẽ đi sâu vào tái cấu trúc TTCK, xoay quanh 4 vấn đề nổi cộm: tái cấu trúc các trung gian tài chính, thị trường hàng hóa, cầu đầu tư và các CTCK. UBCK đã chuẩn bị xong đề án tái cấu trúc TTCK. Hầu hết giải pháp tái cấu trúc thị trường chỉ có thể phát huy tác dụng trong trung và dài hạn, nhưng ngắn hạn tạo ra hiệu ứng tâm lý “TTCK không phải là đứa con bị bỏ rơi”.



    7. Kỳ vọng giảm lãi suất

    Diễn biến trong quá khứ cho thấy, xu hướng tăng giảm của chứng khoán Việt Nam chịu ảnh hưởng mạnh mẽ bởi hai yếu tố vốn ngoại và chính sách tiền tệ trong nước. Suốt một thời gian dài, lãi suất đứng ở mức cao tạo nên gánh nặng vượt quá sức chịu đựng của nhiều DN. Chiều 6/3, NHNN đã chính thức công bố hạ trần lãi suất huy động từ 14%/năm xuống còn 13%/năm. Với động thái này và lãi suất huy động trái phiếu chính phủ ngày càng giảm, các DN và nền kinh tế kỳ vọng sẽ có một mức lãi suất cho vay “dễ thở” hơn trong thời gian tới.



    8. Tâm lý NĐT hồi phục

    Dù trạng thái tâm lý rất dễ thay đổi, nhưng suốt một năm qua, NĐT trong nước luôn lưỡng lự giữa hai thái cực tâm lý lạc quan trong thận trọng về các định hướng chính sách của Chính phủ và bi quan về các thực tại bất ổn của nền kinh tế nói chung, sự tuột dốc của TTCK nói riêng. Tâm lý này đã phản ánh vào giá cổ phiếu, khiến thị trường trượt dốc. Tuy nhiên, sự quan tâm của cơ quan quản lý, sự quay lại của NĐT nước ngoài, cộng với một số chỉ số vĩ mô cải thiện đã khiến tâm lý giới đầu tư dần phục hồi. Bộ phận môi giới nhiều CTCK lớn phản ánh, nhóm NĐT bảo thủ đứng bên lề làm quan sát viên đã quay trở lại thị trường với tâm lý hưng phấn.



    9. Ẩn số lạm phát

    Đây được nhận diện là thách thức lớn nhất với xu hướng phục hồi trung hạn của TTCK, vì liên quan chặt chẽ đến chính sách tiền tệ. Tuy nhiên, ẩn số này không chỉ phụ thuộc vào các nhân tố trong nước như lộ trình tăng giá điện, giá than, mà cả nhiều biến động khách quan bên ngoài như giá xăng dầu và giá nhiều nguyên liệu cơ bản.
  7. xgame09

    xgame09 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2009
    Đã được thích:
    116
    Từ khóa "Việt Nam" đang thu hút các NĐT Nhật Bản

    07-03-2012 12:02:42


    (ĐTCK) Từ Nhật Bản, chuyên gia tài chính Imai Masayuki cho rằng, TTCK Việt Nam đang từ đáy đi lên và là cơ hội đầu tư không thể bỏ qua.

    Ông có thể chia sẻ động thái của các nhà đầu tư Nhật Bản đối với Việt Nam?

    Giới truyền thông của Nhật Bản lẫn Việt Nam đều tích cực đưa tin về các thương vụ mua bán cổ phần, nổi bật là: Tập đoàn Mizuho mua 15% cổ phần của Ngân hàng Vietcombank, Tập đoàn Sumitomo mua 15% của Ngân hàng Eximbank, SBI Securities mua 20% của Chứng khoán FPT, Glico mua 10,5% của Công ty Kinh Đô.

    Từ khoá "Việt Nam" xuất hiện nhiều hơn trên các mặt báo kinh tế của Nhật, góp phần thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư cá nhân Nhật Bản.



    Ông nhận định như thế nào về chứng khoán Việt Nam trong thời gian tới?

    Sau khủng hoảng tài chính năm 2008, kinh tế Việt Nam đối mặt với nhiều khó khăn và lạm phát tăng cao. Vào thời điểm đó, hệ số P/E của chứng khoán Việt Nam ước tính là 7,9 lần.

    Còn tính đến ngày 31/1, hệ số P/E cũng quay lại mốc 7,9 này, báo hiệu chứng khoán có thể gần như đã chạm đáy. Sức bật của thị trường khá mạnh là lý do giúp Việt Nam tiếp tục hấp dẫn các nhà đầu tư Nhật Bản.




    Theo ông, CPI tác động như thế nào đến chứng khoán của Việt Nam?

    Năm 2009, VN-Index bật tăng từ đáy 234,66 điểm lên 633,21 điểm, chủ yếu dựa vào những yếu tố vĩ mô như lạm phát được kiểm soát. Hãy xem biểu đồ để cùng phân tích mối quan hệ chứng khoán và CPI.



    Khu vực tô màu xanh: Chỉ số VN-Index và hệ số P/E cùng đi lên, ngay vào thời điểm lạm phát được kiềm chế (CPI xuống thấp nhất).

    Trước Tết Nguyên đán, CPI có tăng do nhu cầu mua sắm tiêu dùng lên cao, nhưng sau Tết gần như CPI đã được kiểm soát. Chính vì vậy, nếu xem xét theo khuynh hướng đó thì chứng khoán Việt Nam đầu năm nay sẽ có dấu hiệu khởi sắc hơn.

    Có thể nói, việc Chính phủ Việt Nam kiểm soát được lạm phát đã góp phần thu hút thêm dòng tiền đầu tư từ nước ngoài, đặc biệt là từ những nhà đầu tư Nhật Bản vốn luôn theo dõi các chính sách kinh tế - tài chính cũng như biến động CPI để đưa ra các quyết định đầu tư.



    Chuyên gia Imai trong chương trình StockVoiceTV của Sàn giao dịch chứng khoán Tokyo

    Đánh giá cao triển vọng của kinh tế và chứng khoán Việt Nam, vậy ông có dự định gì trong thời gian tới?

    Nhận thấy nhiều tín hiệu tích cực từ thị trường cũng như tiềm năng của các công ty Việt Nam, từ ngày 18 đến ngày 22/3 này tôi sẽ đến Việt Nam để gặp các doanh nghiệp lớn tại Hà Nội và TP. HCM.

    Mục đích của chuyến đi này là tìm hiểu và quảng bá hình ảnh của các công ty Việt Nam cho nhà đầu tư Nhật Bản, góp phần thúc đẩy dòng tiền từ Nhật vào Việt Nam, cũng như giúp người Nhật tìm được những công ty tốt nhất để đầu tư vào.




    Imai Masayuki (ảnh) là chuyên gia về kinh tế, chứng khoán Việt Nam, người thường xuyên xuất hiện trên các kênh truyền hình (StockVoiceTV), tạp chí đầu tư, website tài chính (Yahoo!Finance, MorningStar, MoneyPost...) của Nhật Bản.
    Chuyên gia Imai Masayuki đã từng sang Việt Nam du lịch kết hợp đầu tư từ năm 2005 và từ đó rất thích Việt Nam.

    Tác giả Huy Le, tốt nghiệp đại học tại Tokyo và hiện đang làm việc cho tập đoàn tài chính – chứng khoán tại Tokyo. Tác giả là người sáng lập trang CFOViet.com, trang web tập trung giải thích các vấn đề kinh tế - tài chính và các thuật ngữ phức tạp bằng những hình ảnh minh họa.
  8. xgame09

    xgame09 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2009
    Đã được thích:
    116
    BVS con tích lũy . Sóng hàng này phải là cực táo 5 phiên liền [r24)][r24)][r24)]
    Túc tắc cung gần gấp đôi:-bd:-bd:-bd:-bd
  9. xgame09

    xgame09 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2009
    Đã được thích:
    116
    Sàn HA 30 tỏi vẫn ngon[r24)][r24)][r24)][r24)][r24)]
  10. xgame09

    xgame09 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/11/2009
    Đã được thích:
    116
    Sau phiên 1 NTL hết tham chiếu xanh mướt[r24)][r24)][r24)][r24)]

Chia sẻ trang này