Theo ý kiến cá nhân,lúc 10h40 ngày 8/12.....lý do đặt lệnh ATC xả hàng 1 loạt

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi hungpvn, 08/12/2011.

4215 người đang online, trong đó có 287 thành viên. 14:29 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 22216 lượt đọc và 320 bài trả lời
  1. lenxuongindex

    lenxuongindex Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/07/2011
    Đã được thích:
    2.130
    Chủ top cho hỏi
    Ví dụ PVF Tây mua giá 70 bây giờ nó chọn thoái vốn à
    SSI nó mua giá khoảng trên 150 sau mấy lần chia bây giơ xvẫn lỗ sặc gạch cũng chọn lúc này thoái vốn à
    Thông tin vơ vỉn quá
  2. natsuyasumi

    natsuyasumi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/04/2002
    Đã được thích:
    301
    Nếu thông tin này trước 9h thì bác là thiên tài. Còn sau khi đã xảy ra thì có lẽ ai cũng suy đoán được! Dù sao cũng thanks bác
  3. Rau

    Rau Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

    Số : 493/2005/QĐ-NHNN cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

    Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2005


    quyết định của thống đốc Ngân hàng Nhà nước
    ban hành Quy định về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng
    để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng



    - Căn cứ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 01/1997/QH10 ngày 12 tháng 12 năm 1997, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam số 10/2003/QH11 ngày 17 tháng 6 năm 2003;

    - Căn cứ Luật Các tổ chức tín dụng số 02/1997/QH10 ngày12 tháng 12 năm 1997, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng số 20/2004/QH11 ngày 15 tháng 6 năm 2004;

    - Căn cứ Nghị định số 52/2003/NĐ-CP ngày 19 tháng 5 năm 2003 của Chính phủ Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam;

    - Sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính tại Công văn số 4280 TC/TCNH ngày 12 tháng 4 năm 2005 của Bộ Tài chính;

    Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Các Ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng,

    quyết định

    Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

    Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày đăng Công báo. Các quy định về việc phân loại tài sản ỎCóÕ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng tại các văn bản dưới đây hết hiệu lực thi hành:

    1- Quyết định số 488/2000/QĐ-NHNN5 ngày 27 tháng 11 năm 2000 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành Quy định về việc phân loại tài sản ỎCóÕ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

    2- Công văn số 354/CV-CNH ngày 10 tháng 7 năm 2002 của Ngân hàng Nhà nước về việc phân loại và trích lập dự phòng khi chuyển nợ quá hạn theo Quyết định số 688/2002/QĐ-NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.

    Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Các Ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước, Giám đốc Chi nhánh Ngân hàng Nhà nước tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc (Giám đốc) tổ chức tín dụng chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.


    thống đốc Ngân hàng Nhà nước
    Đã ký : Lê Đức Thúy




















    Quy định
    Về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng
    trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng
    (Ban hành theo Quyết định số 493 /2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005
    của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước)



    Chương I
    quy định chung

    Điều 1.
    1- Tổ chức tín dụng hoạt động tại Việt Nam (sau đây gọi tắt là tổ chức tín dụng), trừ Ngân hàng Chính sách Xã hội, phải thực hiện việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng theo Quy định này.

    Trường hợp chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam muốn thực hiện việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo quy định của ngân hàng nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phải trình Ngân hàng Nhà nước chính sách trích lập dự phòng của ngân hàng nước ngoài để xem xét, quyết định. Chi nhánh ngân hàng nước ngoài chỉ được phép thực hiện việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo quy định của Hội sở chính ngân hàng nước ngoài sau khi được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.

    2- Việc trích lập dự phòng và sử dụng dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng giảm giá chứng khoán, quỹ dự phòng tài chính thực hiện theo quy định của pháp luật về chế độ tài chính đối với các tổ chức tín dụng.

    Điều 2.
    Trong Quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

    1-ỎRủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụngÕ (sau đây gọi tắt là Ỏrủi roÕ) là khả năng xảy ra tổn thất trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện hoặc không có khả năng thực hiện nghĩa vụ của mình theo cam kết.

    2- ỎDự phòng rủi roÕ là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra do khách hàng của tổ chức tín dụng không thực hiện nghĩa vụ theo cam kết. Dự phòng rủi ro được tính theo dư nợ gốc và hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng. Dự phòng rủi ro bao gồm: Dự phòng cụ thể và Dự phòng chung.

    ỎDự phòng cụ thểÕ là khoản tiền được trích lập trên cơ sở phân loại cụ thể các khoản nợ quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quy định này để dự phòng cho những tổn thất có thể xảy ra.

    ỎDự phòng chungÕ là khoản tiền được trích lập để dự phòng cho những tổn thất chưa xác định được trong quá trình phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể và trong các trường hợp khó khăn về tài chính của các tổ chức tín dụng khi chất lượng các khoản nợ suy giảm .

    3- ỎSử dụng dự phòngÕ là việc tổ chức tín dụng sử dụng dự phòng rủi ro để bù đắp tổn thất đối với các khoản nợ.

    4- ỎNợÕ bao gồm:
    a) Các khoản cho vay, ứng trước, thấu chi và cho thuê tài chính;
    b) Các khoản chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác;
    c) Các khoản bao thanh toán;
    d) Các hình thức tín dụng khác.

    5- ỎNợ quá hạnÕ là khoản nợ mà một phần hoặc toàn bộ nợ gốc và/hoặc lãi đã quá hạn.

    6- ỎNợ xấuÕ (NPL) là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4 và 5 quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quy định này. Tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ là tỷ lệ để đánh giá chất lượng tín dụng của tổ chức tín dụng.

    7- ỎNợ cơ cấu lại thời hạn trả nợÕ là khoản nợ mà tổ chức tín dụng chấp thuận điều chỉnh kỳ hạn trả nợ hoặc gia hạn nợ cho khách hàng do tổ chức tín dụng đánh giá khách hàng suy giảm khả năng trả nợ gốc hoặc lãi đúng thời hạn ghi trong hợp đồng tín dụng nhưng tổ chức tín dụng có đủ cơ sở để đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ đã cơ cấu lại.

    8- ỎKhách hàngÕ là các tổ chức hoặc cá nhân có quan hệ tín dụng với tổ chức tín dụng.

    Điều 3.
    1- ít nhất mỗi quý một lần, trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng tiếp theo, tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ gốc và trích lập dự phòng rủi ro đến thời điểm cuối ngày làm việc cuối cùng của quý (tháng) trước.

    Riêng đối với quý IV, trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng 12, tổ chức tín dụng thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đến thời điểm cuối ngày 30 tháng 11.

    2- Đối với các khoản nợ xấu (NPL), tổ chức tín dụng phải thực hiện việc phân loại nợ, đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng trên cơ sở hàng tháng để phục vụ cho công tác quản lý chất lượng và rủi ro tín dụng.

    3- Đối với các khoản cho vay bằng nguồn vốn tài trợ, uỷ thác của Bên thứ ba mà Bên thứ ba cam kết chịu toàn bộ trách nhiệm xử lý rủi ro khi xảy ra và các khoản cho vay bằng nguồn vốn góp đồng tài trợ của tổ chức tín dụng khác mà tổ chức tín dụng không chịu bất cứ rủi ro nào thì tổ chức tín dụng không phải trích lập dự phòng rủi ro nhưng phải phân loại nợ theo quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quy định này nhằm đánh giá đúng tình hình tài chính, khả năng trả nợ của khách hàng phục vụ cho công tác quản lý rủi ro tín dụng.

    4- Đối với các khoản bảo lãnh, cam kết cho vay và chấp nhận thanh toán, tổ chức tín dụng phải phân loại vào nhóm 1 quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quy định này để quản lý, giám sát tình hình tài chính, khả năng thực hiện nghĩa vụ của khách hàng và trích lập dự phòng chung.

    Chương II
    quy định cụ thể

    Mục 1. Phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể

    Điều 4.
    1- Trong thời gian tối đa ba (03) năm kể từ ngày Quy định này có hiệu lực, tổ chức tín dụng phải xây dựng Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để hỗ trợ cho việc phân loại nợ, quản lý chất lượng tín dụng phù hợp với phạm vi hoạt động, tình hình thực tế của tổ chức tín dụng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ tối thiểu phải bao gồm:

    - Các cơ sở pháp lý liên quan đến thành lập và ngành nghề kinh doanh của khách hàng;

    - Các chỉ tiêu kinh tế tổng hợp liên quan đến tình hình kinh doanh, tài chính, tài sản, khả năng thực hiện nghĩa vụ theo cam kết;

    - Uy tín đối với tổ chức tín dụng đã giao dịch trước đây;

    - Các tiêu chí đánh giá khách hàng chi tiết, cụ thể, có hệ thống (đánh giá yếu tố ngành nghề và địa phương) trên cơ sở đó xếp hạng cụ thể đối với khách hàng.

    2- Quy định tại khoản 1 Điều này không bắt buộc áp dụng đối với tổ chức tín dụng là ngân hàng thương mại cổ phần nông thôn và quỹ tín dụng nhân dân cơ sở.


    Điều 5.
    Tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể theo quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quy định này.

    Điều 6.
    1- Tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ như sau:

    a) Nhóm 1(Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:
    b)
    - Các khoản nợ trong hạn mà tổ chức tín dụng đánh giá là có đủ khả năng thu hồi đầy đủ cả gốc và lãi đúng thời hạn;

    - Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại Khoản 2, Điều này.

    c) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:
    - Các khoản nợ quá hạn dưới 90 ngày;
    - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại;
    - Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.

    c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

    - Các khoản nợ quá hạn từ 90 đến 180 ngày;
    - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn dưới 90 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại;
    - Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.

    d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

    - Các khoản nợ quá hạn từ 181 đến 360 ngày;
    - Các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn từ 90 ngày đến 180 ngày theo thời hạn đã cơ cấu lại;
    - Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.

    đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

    - Các khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;
    - Các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý.
    - Các khoản nợ đã cơ cấu lại thời hạn trả nợ quá hạn trên 180 ngày theo thời hạn đã được cơ cấu lại;
    - Các khoản nợ khác được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại Khoản 3 và Khoản 4 Điều này.

    2- Trường hợp khách hàng trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo kỳ hạn đã được cơ cấu lại tối thiểu trong vòng một (01) năm đối với các khoản nợ trung và dài hạn, ba (03) tháng đối với các khoản nợ ngắn hạn và được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi đúng thời hạn theo thời hạn đã được cơ cấu lại, tổ chức tín dụng có thể phân loại lại khoản nợ đó vào nhóm 1.

    3- Trường hợp một khách hàng có nhiều hơn một (01) khoản nợ với tổ chức tín dụng mà có bất kỳ khoản nợ bị chuyển sang nhóm nợ rủi ro cao hơn thì tổ chức tín dụng bắt buộc phải phân loại các khoản nợ còn lại của khách hàng đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro.
    4- Trường hợp các khoản nợ (kể cả các khoản nợ trong hạn và các khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ trong hạn theo thời hạn nợ đã cơ cấu lại) mà tổ chức tín dụng có đủ cơ sở để đánh giá là khả năng trả nợ của khách hàng bị suy giảm thì tổ chức tín dụng chủ động tự quyết định phân loại các khoản nợ đó vào các nhóm nợ rủi ro cao hơn tương ứng với mức độ rủi ro.

    5- Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ quy định tại Khoản 1 Điều này như sau:
    a) Nhóm 1: 0%
    b) Nhóm 2: 5%
    c) Nhóm 3: 20%
    d) Nhóm 4: 50%
    đ) Nhóm 5: 100%. Riêng đối với các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý thì được trích lập dự phòng cụ thể theo khả năng tài chính của tổ chức tín dụng.

    Điều 7.
    Tổ chức tín dụng có đủ khả năng và điều kiện thực hiện phân loại nợ theo phương pháp định tính thì xây dựng chính sách phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro như sau:

    1- Căn cứ trên Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, tổ chức tín dụng trình Ngân hàng Nhà nước chính sách dự phòng rủi ro và chỉ được thực hiện sau khi Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.

    2- Điều kiện để Ngân hàng Nhà nước chấp thuận chính sách dự phòng rủi ro:

    a) Hệ thống xếp hạng tín dụng đã được áp dụng thử nghiệm tối thiểu một (01) năm;

    b) Kết quả xếp hạng tín dụng được Hội đồng quản trị phê duyệt;

    c) Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ phù hợp với hoạt động kinh doanh, đối tượng khách hàng, tính chất rủi ro của khoản nợ của tổ chức tín dụng;

    d) Chính sách quản lý rủi ro tín dụng, mô hình giám sát rủi ro tín dụng, phương pháp xác định và đo lường rủi ro tín dụng có hiệu quả, trong đó bao gồm cách thức đánh giá về khả năng trả nợ của khách hàng, hợp đồng tín dụng, các tài sản bảo đảm, khả năng thu hồi nợ và quản lý nợ của tổ chức tín dụng;

    đ) Phân định rõ ràng trách nhiệm, quyền hạn của Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc trong việc phê duyệt, thực hiện và kiểm tra thực hiện Hệ thống xếp hạng tín dụng và chính sách dự phòng của tổ chức tín dụng và tính độc lập của các bộ phận quản lý rủi ro;

    e) Hệ thống thông tin có hiệu quả để đưa ra các quyết định, điều hành và quản lý đối với hoạt động kinh doanh của tổ chức tín dụng và thích hợp với Hệ thống xếp hạng tín dụng và phân loại nợ.

    3- Hồ sơ của tổ chức tín dụng đề nghị Ngân hàng Nhà nước (Vụ Các Ngân hàng và tổ chức tín dụng phi ngân hàng) chấp thuận chính sách dự phòng rủi ro gồm:

    a) Văn bản của Chủ tịch Hội đồng quản trị đề nghị Ngân hàng Nhà nước chấp thuận chính sách dự phòng rủi ro, trong đó phải giải trình được Hệ thống xếp hạng tín dụng và chính sách dự phòng của tổ chức tín dụng đáp ứng đủ các điều kiện được quy định tại các Khoản 2 Điều này.

    b) Bản sao Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và chính sách dự phòng rủi ro và các dự thảo văn bản hướng dẫn thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng.

    4- Trong thời gian ba mươi (30) ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định tại Khoản 3 Điều này, Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấp thuận chính sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng. Trường hợp không chấp thuận, Ngân hàng Nhà nước có văn bản yêu cầu tổ chức tín dụng chỉnh sửa theo quy định.

    5- Hàng năm, tổ chức tín dụng phải đánh giá lại Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ và chính sách dự phòng rủi ro cho phù hợp với tình hình thực tế và các quy định của pháp luật. Việc thay đổi, điều chỉnh chính sách dự phòng rủi ro của tổ chức tín dụng phải được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận bằng văn bản.

    6- Tổ chức tín dụng có chính sách dự phòng rủi ro được Ngân hàng Nhà nước chấp thuận quy định tại Khoản 1, Điều này thực hiện phân loại nợ và trích lập dự phòng cụ thể như sau:

    6.1- Phân loại nợ :
    a) Nhóm 1(Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn.

    b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi nhưng có dấu hiệu khách hàng suy giảm khả năng trả nợ.

    c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không có khả năng thu hồi nợ gốc và lãi khi đến hạn. Các khoản nợ này được tổ chức tín dụng đánh giá là có khả năng tổn thất một phần nợ gốc và lãi.

    d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là khả năng tổn thất cao.

    đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm: Các khoản nợ được tổ chức tín dụng đánh giá là không còn khả năng thu hồi, mất vốn.

    6.2- Tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể đối với các nhóm nợ quy định tại Khoản 6.1 Điều này như sau :
    a) Nhóm 1: 0%
    b) Nhóm 2: 5%
    c) Nhóm 3: 20%
    d) Nhóm 4: 50%
    đ) Nhóm 5: 100%

    Điều 8.
    1- Số tiền dự phòng cụ thể phải trích được tính theo công thức sau:

    R = max Ỳ0, (A - C)Ỷ x r

    Trong đó: R: số tiền dự phòng cụ thể phải trích
    A: giá trị của khoản nợ
    C: giá trị của tài sản bảo đảm
    r: tỷ lệ trích lập dự phòng cụ thể

    2- Giá trị của tài sản bảo đảm (C) được xác định trên cơ sở tích số giữa tỷ lệ áp dụng được quy định tại Khoản 3 Điều này với:

    - Giá trị thị trường của vàng;
    - Mệnh giá của trái phiếu Chính phủ, tín phiếu Kho bạc, và các loại giấy tờ có giá của các tổ chức tín dụng;
    - Giá trị thị trường của chứng khoán của doanh nghiệp và của tổ chức tín dụng khác;
    - Giá trị của tài sản bảo đảm là động sản, bất động sản và các tài sản bảo đảm khác ghi trên hợp đồng bảo đảm, hợp đồng cho thuê tài chính.

    3- Tỷ lệ tối đa áp dụng để xác định giá trị của tài sản bảo đảm quy định như sau:

    Loại tài sản bảo đảm Tỷ lệ tối đa (%)
    Số dư trên tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm bằng Đồng Việt Nam tại tổ chức tín dụng
    100%
    Tín phiếu kho bạc, vàng, số dư trên tài khoản tiền gửi, sổ tiết kiệm bằng ngoại tệ tại tổ chức tín dụng
    95%
    Trái phiếu Chính phủ:
    - Có thời hạn còn lại từ 1 năm trở xuống
    - Có thời hạn còn lại từ 1 năm đến 5 năm
    - Có thời hạn còn lại trên 5 năm
    95%
    85%
    80%
    Thương phiếu, giấy tờ có giá của tổ chức tín dụng khác 75%
    Chứng khoán của các tổ chức tín dụng khác 70%
    Chứng khoán của doanh nghiệp 65%
    Bất động sản (gồm: nhà ở của dân cư có giấy tờ hợp pháp và/hoặc bất động sản gắn liền với quyền sử dụng đất hợp pháp)

    50%
    Các loại tài sản bảo đảm khác 30%

    4- Đối với các khoản cho thuê tài chính, tài sản cho thuê được tính là tài sản bảo đảm.

    Mục 2. Dự phòng chung

    Điều 9.
    1- Tổ chức tín dụng thực hiện trích lập và duy trì dự phòng chung bằng 0,75 % tổng giá trị của các khoản nợ từ nhóm 1 đến nhóm 4 quy định tại Điều 6 hoặc Điều 7 Quy định này.

    2- Trong thời hạn tối đa năm (05) năm kể từ ngày Quy định này có hiệu lực thi hành, tổ chức tín dụng phải thực hiện trích lập đủ số tiền dự phòng chung theo quy định tại Khoản 1, Điều này.

    Mục 3. Sử dụng dự phòng

    Điều 10.
    Tổ chức tín dụng sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng đối với các khoản nợ trong các trường hợp sau đây:

    1- Khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể, phá sản theo quy định của pháp luật; cá nhân bị chết hoặc mất tích.

    2- Các khoản nợ thuộc nhóm 5 được quy định tại Điều 6 và Điều 7 Quy định này. Riêng các khoản nợ khoanh chờ Chính phủ xử lý, tổ chức tín dụng được sử dụng dự phòng (nếu có) để xử lý rủi ro tín dụng.

    Điều 11.
    1- Tổ chức tín dụng thực hiện việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng một quý một lần. Việc sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro theo những nguyên tắc sau:

    a) Sử dụng dự phòng cụ thể quy định tại Khoản 1 Điều 8 Quy định này để xử lý rủi ro tín dụng đối với khoản nợ đó.

    b) Phát mại tài sản bảo đảm để thu hồi nợ: Tổ chức tín dụng phải khẩn trương tiến hành việc phát mại tài sản bảo đảm theo thoả thuận với khách hàng và theo quy định của pháp luật để thu hồi nợ.

    c) Trường hợp phát mại tài sản không đủ bù đắp cho rủi ro tín dụng của khoản nợ thì được sử dụng dự phòng chung để xử lý đủ.

    2- Việc tổ chức tín dụng sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng không phải là xoá nợ cho khách hàng. Tổ chức tín dụng và cá nhân có liên quan không được phép thông báo dưới mọi hình thức cho khách hàng biết về việc xử lý rủi ro tín dụng.

    3- Sau khi đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, tổ chức tín dụng phải chuyển các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng từ hạch toán nội bảng ra hạch toán ngoại bảng để tiếp tục theo dõi và có các biện pháp để thu hồi nợ triệt để.

    4- Sau năm (05) năm kể từ ngày sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng, tổ chức tín dụng được xuất toán các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng ra khỏi ngoại bảng đối với các trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 10 Quy định này. Riêng đối với các ngân hàng thương mại Nhà nước, việc xuất toán chỉ được phép thực hiện sau khi được Bộ Tài chính và Ngân hàng Nhà nước chấp thuận.

    Điều 12.
    1-Trường hợp số tiền dự phòng không đủ để xử lý toàn bộ rủi ro tín dụng của các khoản nợ phải xử lý, tổ chức tín dụng hạch toán trực tiếp phần chênh lệch thiếu của số tiền dự phòng vào chi phí hoạt động.

    2- Trường hợp số tiền dự phòng đã trích còn lại lớn hơn số tiền dự phòng phải trích, tổ chức tín dụng phải hoàn nhập phần chênh lệch thừa theo quy định của pháp luật về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng.

    Điều 13.
    1- Tổ chức tín dụng phải thành lập Hội đồng xử lý rủi ro do Chủ tịch Hội đồng quản trị làm Chủ tịch và các thành viên gồm Trưởng ban kiểm soát, phụ trách bộ phận kế toán, phụ trách bộ phận tín dụng, quản lý tín dụng và các thành viên khác do Chủ tịch Hội đồng quản trị quyết định.

    2- Đối với các tổ chức tín dụng không có Hội đồng quản trị và Ban kiểm soát, Hội đồng xử lý rủi ro bao gồm Tổng giám đốc (Giám đốc) làm Chủ tịch và các thành viên khác do Tổng giám đốc (Giám đốc) quyết định.

    Điều 14.
    Nhiệm vụ của Hội đồng xử lý rủi ro:

    1- Xem xét việc phân loại nợ, trích lập dự phòng rủi ro tín dụng của quý hiện hành do Tổng giám đốc (Giám đốc) thực hiện.

    2- Xem xét báo cáo tình hình theo dõi, sao kê và thực hiện thu hồi nợ đối với các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng.

    3- Quyết nghị việc xử lý rủi ro tín dụng của quý hiện hành và phương án thu hồi nợ trong quý (tháng) tiếp theo đối với các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng, trong đó phải xác định rõ thời gian và những biện pháp để thu hồi nợ.

    Điều 15.
    Hồ sơ để làm căn cứ cho việc xử lý rủi ro tín dụng:

    1- Hồ sơ về cho vay và thu nợ; hồ sơ về chiết khấu, tái chiết khấu thương phiếu và giấy tờ có giá khác; hồ sơ về bảo lãnh, cam kết cho vay; hồ sơ về cho thuê tài chính; hồ sơ về tài sản bảo đảm và các giấy tờ khác có liên quan.

    2- Đối với những trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều 11 Quy định này, ngoài hồ sơ nêu tại Khoản 1 Điều này còn phải có:

    a) Đối với khách hàng là tổ chức, doanh nghiệp:

    - Bản sao Quyết định tuyên bố phá sản của toà án hoặc quyết định giải thể của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền theo quy định của pháp luật;

    - Bản sao báo cáo thi hành quyết định tuyên bố phá sản và báo cáo kết thúc việc thi hành quyết định tuyên bố phá sản của Phòng thi hành án, văn bản giải quyết các khoản nợ của tổ chức, doanh nghiệp bị giải thể.

    b) Đối với khách hàng là cá nhân:

    - Bản sao giấy chứng tử, giấy xác nhận mất tích do cơ quan có thẩm quyền cấp.

    Điều 16.
    Mọi khoản tiền thu hồi được từ các khoản nợ đã được xử lý rủi ro tín dụng bằng dự phòng rủi ro hạch toán theo quy định của pháp luật về chế độ tài chính đối với tổ chức tín dụng.

    Mục 4. Hạch toán, báo cáo

    Điều 17.
    1- Dự phòng chung và dự phòng cụ thể được hạch toán vào chi phí hoạt động của tổ chức tín dụng.

    2- Dự phòng chung và dự phòng cụ thể được hạch toán vào tài khoản ỎDự phòng rủi roÕ. Tổ chức tín dụng thực hiện hạch toán việc trích lập, sử dụng dự phòng, số tiền thu hồi được sau khi đã sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

    Điều 18.
    1- Tổ chức tín dụng phải báo cáo việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng theo quy định về Chế độ báo cáo thống kê áp dụng đối với các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước và các tổ chức tín dụng do Ngân hàng Nhà nước ban hành.

    2- Trước ngày 15 tháng thứ hai của mỗi quý, tổ chức tín dụng phải báo cáo việc phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng cho Bộ Tài chính và Cục thuế tỉnh, thành phố nơi tổ chức tín dụng đặt trụ sở chính như sau:

    a) Tổ chức tín dụng phân loại nợ theo quy định tại Điều 6 Quy định này lập báo cáo phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng theo các mẫu biểu số 1A và 1B (đính kèm).

    b) Tổ chức tín dụng phân loại nợ theo quy định tại Điều 7 Quy định này lập báo cáo phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng theo các mẫu biểu số 2A và 2B (đính kèm).

    Mục 5. Tổ chức thực hiện

    Điều 19.
    1- Các ngân hàng thương mại cổ phần, công ty tài chính, công ty cho thuê tài chính, quỹ tín dụng nhân dân, ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài, chi nhánh ngân hàng nước ngoài (trừ các chi nhánh ngân hàng nước ngoài đã được phép thực hiện theo Khoản 1 Điều 1 Quy định này) thực hiện việc trích lập dự phòng cụ thể và dự phòng chung theo Quy định này.

    2- Các ngân hàng thương mại Nhà nước đánh giá tình hình trích lập dự phòng cụ thể và khả năng trích lập dự phòng chung báo cáo Ngân hàng Nhà nước và Bộ Tài chính xem xét quyết định trên cơ sở từng trường hợp cụ thể nhưng tối đa không quá năm (05) năm, các ngân hàng thương mại Nhà nước phải trích lập đầy đủ dự phòng theo Quy định này.

    Mục 6. Kiểm tra và xử lý vi phạm

    Điều 20.
    1- Ngân hàng Nhà nước (Thanh tra Ngân hàng Nhà nước) có trách nhiệm phối hợp với Bộ Tài chính kiểm tra việc thực hiện phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng.

    2- Trường hợp tổ chức tín dụng vi phạm Quy định này, tuỳ theo tính chất và hành vi vi phạm, sẽ bị xử lý như sau :

    - Xử phạt hành chính.
    - Tăng tỷ lệ trích lập dự phòng tương ứng với mức độ rủi ro của các khoản nợ.
    - Hạn chế tín dụng, hạn chế mở rộng mạng lưới và nội dung hoạt động.
    - Đình chỉ hoạt động đối với trường hợp vi phạm nghiêm trọng.

    Chương III
    điều khoản thi hành

    Điều 21.
    Việc sửa đổi, bổ sung và thay thế Quy định này do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định sau khi thống nhất với Bộ trưởng Bộ Tài chính.

    Thống đốc Ngân hàng nhà nước
    Đã ký : Lê Đức Thúy
  4. tigerstock6868

    tigerstock6868 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2011
    Đã được thích:
    1
    canh bạc tàn chuẩn bị kết thúc .............sang năm là cướp bạc ,,huỷ niêm yết , phá sản,,,,,,,,,,, sao các bác vẫn thích đánh canh bạc tàn này vậy ......... bây giờ là cuộc chiến đấu của các tay to với nhau ........... ruồi muôi bu vào chỉ có chết
  5. tigerstock6868

    tigerstock6868 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/06/2011
    Đã được thích:
    1
    Riêng đối với quý IV, trong thời hạn 15 ngày làm việc đầu tiên của tháng 12, tổ chức tín dụng thực hiện việc phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro đến thời điểm cuối ngày 30 tháng 11.
    người của tôi cắm ở hết các ngân hàng cái văn bản này vứt vào sọt rác , thằng nào mà chẳng báo hoãn đến 15 tháng 12 này ...lại gia hạn thêm
  6. Satio

    Satio Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/03/2010
    Đã được thích:
    240

    Chuẩn ... giờ này là BBs lớn đang thịt dần BBs trung và bé.
    Sang năm BBs siêu lớn thịt nốt BBs lớn.
    Lúc đó mới lên được.
    Chờ quý II/2012
  7. hungpvn

    hungpvn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/04/2011
    Đã được thích:
    0
    Lúc 10h gọi điện cho mấy ông bạn, đều bận máy.
    Đến 10h42 gọi điện vcác ông bạn đều ko nghe máy, cũng thấy lạ, lệnh ATC cứ ào ào, ko hiểu điều gì đang xảy ra với những cp mình đang nắm giữ
    PVD, DPM, SSI, CTG......
  8. pmpmpm

    pmpmpm Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/02/2010
    Đã được thích:
    370
    Bây giờ Tây cũng mất niềm tin vào chứng Vịt Ngan, sau 5 năm rót vốn vào và được ăn cái bánh vẽ. Cái khoản vẽ vời thì trên TG này chắc chỉ có Vịt Ngan và Tung Của là nhất. Giờ Tây đã hiểu chơi với người Châu Á không đơn giản, vì người Châu Á quá khôn, nhưng không phải là khôn ngoan mà là khôn vặt - ăn xổi ở thì, làm ăn chộp giật.
  9. block1

    block1 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    10/10/2011
    Đã được thích:
    0
    Nghỉ ăn tết thôi, thị trường này chỉ còn cục xương và các con cáo già mà thôi.
    Hãy nghỉ đến hết qúy 2/2011[r2)][r2)]
  10. hungpvn

    hungpvn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    07/04/2011
    Đã được thích:
    0
    TT CK vịt ngan mình ko gọi là TT chưa phát triển hoặc đang phát triển gì cả mà gọi là TT KHÓ PHÁT TRIỂN

Chia sẻ trang này