Thị trường bất động sản 2012: Nhiều tín hiệu lạc quan

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dongdatu, 15/01/2012.

3298 người đang online, trong đó có 215 thành viên. 00:18 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3756 lượt đọc và 54 bài trả lời
  1. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.014
    Thị trường BĐS 2012: Doanh nghiệp nội lo, ngoại lạc quan

    Trong khi các doanh nghiệp trong nước kêu khó thì ngược lại, nhiều nhà đầu tư nước ngoài vẫn lạc quan về thị trường nhà đất năm 2012

    Chưa năm nào doanh nghiệp kinh doanh bất động sản (BĐS) TPHCM lại nghỉ Tết dài như năm nay và đa phần cùng hẹn nhau mùng 8 Tết (30-1) mới khai trương. Tuy vậy, bên cạnh những nỗi lo của năm cũ như: ngân hàng siết tín dụng, thanh khoản kém, khách hàng thờ ơ…, đa phần doanh nghiệp vẫn kỳ vọng thị trường sẽ tốt hơn, bởi họ quan niệm năm Thìn chắc chắn làm ăn dễ thở hơn năm Mão.

    [​IMG]Với vị trí và giá cả hợp lý, trong một tháng, gần 500 căn hộ tại dự án An Tiến (huyện Nhà Bè - TPHCM) đã bán hết.
    Tái cơ cấu bất động sản
    Cụm từ này hiện đang được khá nhiều doanh nghiệp dùng đến khi diễn tả về chiến lược kinh doanh, hoạt động của đơn vị mình trong năm 2012. Hầu hết các doanh nghiệp đều cho rằng trong tình hình khó khăn như hiện nay, cũng như các ngành khác, tái cơ cấu được coi là một trong những yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển.
    Không chỉ có thế, muốn tái cơ cấu thành công cần phải chấp nhận thay đổi, biết sắp xếp, tổ chức lại hệ thống, chủ động bố trí lại nguồn nhân lực, cắt giảm chi phí... Ngoài ra, phải điều chỉnh phương hướng kinh doanh, đưa ra các chiến lược phù hợp để thích nghi được với sự thay đổi khắc nghiệt của thị trường BĐS.
    Chấp nhận bán sản phẩm rẻ, thời gian thanh toán hợp lý là một trong những giải pháp được đề cập nhiều nhất. Biện pháp này sẽ giúp các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trước mắt, xử lý được các dự án đang đình trệ do thiếu vốn, có cơ hội để tái cấu trúc hoạt động đầu tư, cắt giảm nhân sự, chi phí... Đồng thời, tự khơi thông nguồn vốn và giảm áp lực trả nợ cũng như chi phí lãi vay cao ngất như hiện nay, trung bình từ 20%/năm đến 25%/năm.
    Một “đại gia” có tiếng trong lĩnh vực BĐS tại TPHCM vào những ngày cuối năm đã tiết lộ sau Tết Nguyên đán, doanh nghiệp của ông sẽ lần đầu tiên tung ra thị trường hơn 300 sản phẩm đất nền tại dự án ở quận 9 (cách hầm Thủ Thiêm 6 km) và hơn 600 căn hộ diện tích trên dưới 80 m2 tại quận Tân Phú với giá cực sốc và tiến độ thanh toán hợp lý, bảo đảm người có nhu cầu ở thật sẽ dễ dàng tiếp cận.
    Cơ hội cho doanh nghiệp ngoại
    Mặc dù tình hình giao dịch BĐS trong nước trầm lắng nhưng đối với các nhà đầu tư nước ngoài, thị trường BĐS Việt Nam vẫn còn nhiều tiềm năng để phát triển ở các phân khúc văn phòng cho thuê, mặt bằng bán lẻ, các khu phức hợp, khu nghỉ dưỡng, nhà ở cho người nước ngoài...
    Tại cuộc họp báo mới đây, Tổng Giám đốc điều hành Indochina Capital, ông Peter Ryder, nhấn mạnh khó khăn của các doanh nghiệp BĐS Việt Nam chính là cơ hội để họ tiếp tục phát triển hơn nữa.
    Ông Ryder lý giải sức mua của thị trường (đặc biệt là tại TPHCM và Hà Nội) vẫn khá cao, nếu dự án có vị trí tốt, giá tốt… vẫn thu hút khách hàng. Cùng quan điểm trên, ông Park Chun Seon, Chủ tịch Công ty Inpyung Việt Nam (thuộc Tập đoàn Inpyung - Hàn Quốc) - chủ đầu tư dự án Daewoo Cleve (khu đô thị Văn Phú, Hà Đông - Hà Nội), cũng tin rằng sau thời kỳ trầm lắng, thị trường BĐS Việt Nam sẽ phát triển.
    Trong khi đó, Công ty Empire Property Investors của Úc mới đây đã lựa chọn Việt Nam là điểm đến đầu tiên trong kế hoạch bắt đầu tìm kiếm cơ hội đầu tư, cung ứng các dịch vụ đầu tư phát triển dự án và quản lý BĐS ra các nước trong khu vực Đông Nam Á. Ông Jack Trần, Giám đốc Empire Property Investors, cho biết công ty đang nhắm đến hai phân khúc là nhà ở và khách sạn tại khu vực TPHCM. Hiện công ty đang nghiên cứu thị trường và tìm kiếm đối tác để phát triển dự án tại Việt Nam trong thời gian tới.
    Thêm các “ông lớn” mới
    Trước đó, Hiệp hội BĐS Á - Mỹ (AREAA) đã ký kết biên bản ghi nhớ về hợp tác, hỗ trợ phát triển với Hiệp hội BĐS Việt Nam (VNREA). Tập đoàn Tama Home (Nhật Bản) cũng chính thức tham gia hoạt động đầu tư BĐS ở Việt Nam thông qua việc mua lại 20% cổ phần của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển nhà đất Cotec (Cotecland) – thành viên của Cotec Group. Indochina Capital, một trong những quỹ đầu tư BĐS hàng đầu tại Việt Nam, có kết quả đầu tư năm 2011 khá ấn tượng, đạt doanh thu khoảng 40 triệu USD, tăng trưởng khá ở tất cả các dự án bán căn hộ. Vì vậy, mới đây, đại diện của quỹ này đã công bố sẽ tiếp tục triển khai thêm một số dự án trong năm 2012.
    Trong báo cáo quý IV/2011, các công ty nghiên cứu thị trường như CBRE hay Savills đều cho biết bên cạnh những nhà đầu tư nước ngoài có nhiều kinh nghiệm đầu tư vào Việt Nam như Hàn Quốc, Mỹ…, năm 2012, sẽ có nhiều quỹ đầu tư mới được hình thành tại thị trường Việt Nam, cùng với sự xuất hiện của vài “ông lớn” mới trong làng địa ốc thế giới đến từ châu Á, đặc biệt là Nhật Bản và Trung Đông.

    Việt Nam đứng thứ 4 trong các thị trường mới nổi
    Theo ông Sử Ngọc Khương, Giám đốc nghiệp vụ bộ phận đầu tư của Công ty Savills Việt Nam, bất chấp cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, Việt Nam vẫn được đánh giá là một trong những nơi thu hút đầu tư hàng đầu trong khu vực. Điều này được minh chứng qua việc Hiệp hội Các nhà đầu tư nước ngoài vào lĩnh vực BĐS (AFIRE) đã xếp Việt Nam đứng thứ 4 trong số những thị trường mới nổi về mức độ hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài.

    Tường Nguyên
    người lao động

  2. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.014
    Bất động sản: Sắp đến vùng đáy










    [​IMG]
    Thị trường bất động sản Việt Nam đang được ví như một nồi hầm nhừ, với hàng trăm ngàn căn hộ và nhiều diện tích đất nền bị trộn chung trong tình trạng đóng băng dài hạn.
    "Nồi hầm nhừ” của những dự báo

    “Melting pot”- nồi hầm nhừ, một khái niệm của văn hoá Mỹ mới du nhập vào Việt Nam, được ví trong lĩnh vực bất động sản không mang sắc thái tự hào như của người Mỹ khi nói về nền văn hóa đa sắc tộc của họ.

    Đầu năm nay, cái “nồi hầm nhừ” của thị trường BĐS lại có dịp thể hiện tính đa sắc thái của nó. Sắc thái ấy nằm trong các nhận định và dự báo về thị trường, hầu hết đều ngổn ngang và ủ ê. Ngoại trừ những dự báo khá tích cực cho phân khúc nhà giá rẻ từ 1 - 2 tỷ đồng trở lại, không ai dám đoán chắc về triển vọng cho các phân khúc khác.

    Vị chuyên gia hiếm hoi có cái nhìn tương đối lạc quan về thị trường BĐS trong năm 2012 lại là một người nước ngoài, CEO của Hãng tư vấn BĐS CBRE, ông Marc Townsend. Tuy nhiên, Marc đã không lý giải được một cách rõ ràng lý do của những dự báo đi ngược đám đông, ngoài sự giải thích khá mơ hồ về cơ sở lạm phát được kéo giảm.

    Nếu chỉ so về tinh thần dự báo, rõ ràng là thị trường năm 2012 có thể tồi tệ hơn nhiều, thậm chí hơn rất nhiều so với năm 2010, 2011. Bởi trong giai đoạn sát Tết năm 2010, bất chấp việc thị trường BĐS vẫn còn nằm trong vùng dư chấn của cơn khủng hoảng kinh tế thế giới một năm trước đó, không khí bình luận lại không đến nỗi quá ảm đạm. Nguồn cơn là gói kích thích kinh tế của Chính phủ trị giá 143.000 tỷ đồng (tương đương 8 tỷ USD), ban hành vào tháng 12/2008. Chỉ sau khi có gói kích cầu, những kiến nghị về phục hồi thị trường BĐS của Bộ Xây dựng mới trở nên có ý nghĩa, giúp cho giá nhà đất Thủ đô hồi phục lại từ vùng đáy của nó, tạo tiền đề cho mặt bằng giá này tăng gấp 2 - 3 lần vào cuối năm 2009. Những dự báo lạc quan của giới phân tích BĐS vào cuối năm 2009 vì thế cũng đã “vô tình” được xác nhận.

    Một lần nữa, Bộ Xây dựng lại đưa ra những biện pháp phát triển thị trường BĐS vào cuối năm 2010, càng kích thích cho sức bật của thị trường này. Nhờ vào đà tăng bất ngờ và bất thường của thị trường Hà Nội và Đà Nẵng, hoạt động dự báo của giới chuyên gia đã trở nên sôi nổi, theo chiều hướng lạc quan hơn nhiều vào sát Tết năm 2011. Nhưng Nghị quyết 11 về thắt chặt chi tiêu, đầu tư công và do đó, thắt chặt tín dụng không khác mấy quy định tăng dự trữ bắt buộc của Ngân hàng Nhà nước vào tháng 2/2008 khiến thị trường BĐS năm 2011 lâm vào cảnh đóng băng. Năm 2011 đã trở thành cơn ác mộng đối với giới kinh doanh BĐS. Hầu hết các dự báo lạc quan vì thế mà đổ sông đổ biển. Hiển nhiên, rút kinh nghiệm xương máu của năm 2011, tinh thần dự báo cho năm 2012 lại trở về co cụm, thận trọng.

    Sắc thái nào cho “melting pot” năm 2012?

    Nếu thị trường BĐS vận động theo tính chu kỳ 3 - 4 năm, thì hoạt động dự báo cũng tương tự như thế. Đặc điểm này càng được củng cố hơn khi thị trường BĐS, trong bối cảnh của hầu hết các thị trường đầu cơ ở Việt Nam, luôn theo quy luật tâm lý đám đông. Những dự báo về triển vọng của thị trường cũng hỗn độn trong cái “nồi hầm nhừ” của vô số thực trạng và giải pháp. Tinh thần dự báo cho năm 2012 đang trở lại trạng thái chán chường, vô vọng như giai đoạn đáy khủng hoảng năm 2008. Đây phải chăng cũng là một dấu hiệu để “bắt đáy”?

    Thị trường đầu cơ sinh ra trong sự ảm đạm và phát triển trong hoài nghi. Năm 2011, trải qua hai cơn vật vã đáo hạn thanh toán cho ngân hàng vào giữa năm và cuối năm, doanh nghiệp BĐS đã trở nên kiệt quệ. Cho đến khi phần lớn DN BĐS bên bờ vực phá sản, rất có thể hoạt động đầu cơ bắt đầu hình thành.

    Thật ra, những dấu hiệu đầu tiên đã bắt đầu xuất hiện vào quý I/2010 ở thị trường BĐS phía Nam, với mặt bằng giá đất nền đã tạo được thế đi ngang sau đợt lao dốc trầm kha trong thời gian khủng hoảng và hậu khủng hoảng 2008. Từ đó đến nay, bất chấp những chấn động việc bán phá giá của phân khúc căn hộ cao cấp, mặt bằng giá đất nền tại TP.HCM và một số tỉnh lân cận như Bình Dương, Đồng Nai, kể cả Long An chỉ đi ngang hoặc tăng mà không giảm tiếp.

    Hoạt động gom hàng giá rẻ, hoặc được coi là giá vùng đáy, cũng đã manh nha tại các khu vực này. Sôi động nhất là ở Bình Dương và khu vực quận 2, quận 9 tại TP. HCM. Cũng bởi thế, không mấy ngạc nhiên là trong bối cảnh quá trầm lắng về mật độ giao dịch, giá đất nền ở Thành phố mới Bình Dương hay tại dự án An Phú - An Khánh ở TP. HCM vẫn theo biểu đồ răng cưa hướng lên, đỉnh sau cao hơn đỉnh trước.

    Cùng với hoạt động gom hàng giá rẻ là làn sóng M&A BĐS, được xác nhận một cách chắc chắn trong năm 2011. Ngoài những vụ việc thâu tóm, chuyển nhượng dự án đã được công bố, có thể còn những thương vụ kín đáo hơn và được đạo diễn bởi bàn tay của ngân hàng, những ông chủ nợ.

    Không phải tự nhiên mà CEO của một doanh nghiệp BĐS đã dự báo làn sóng M&A BĐS có thể kéo dài đến quý III năm nay. Cũng không phải vô cớ mà một số doanh nghiệp BĐS đã được “giải thoát”, nhưng với cái giá đắt đỏ là phải gán nợ cho ngân hàng một phần tài sản của họ, dĩ nhiên với cái giá ít đắt đỏ hơn hẳn. Phải chăng chỉ sau khi việc gom hàng hoàn tất sứ mệnh của nó, quá trình làm nhừ “Melting - pot” mới bắt đầu?

    Theo Việt Thắng
    ĐTCK





    #socialboxbottom li{float: left;border: none;}#relatednews{margin: 5px 0;font-size: 90%;font-weight: normal;}#relatednews li{background: url("http://cafef3.vcmedia.vn/bds/images/arrow.png") no-repeat scroll 0 6px transparent;overflow: hidden;padding: 0 0 0 12px;}function openWindow(sUrl, title) {window.open(sUrl, title, 'scrollbars,resizable=yes,status=yes');}function ShareWeb(type) {var url = '';switch (type) {case 1:url = "http://www.facebook.com/sharer.php?u=" + window.location.href;break;case 2:url = "http://twitthis.com/twit?url=" + window.location.href;break;}var newWindow = window.open(url, '', '_blank,resizable=yes,width=800,height=450');newWindow.focus();return false;}function cutoffTitle(title) {title = title.toString();if (title.indexOf('|') > 0) { title = title.substr(0, title.lastIndexOf('|') - 1); }if (title.indexOf('|') > 0) { title = title.substr(0, title.lastIndexOf('|') - 1); }return title;}

  3. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.014
    Bất động sản đang như hổ rình mồi
    Pháp luật TPHCM - 18/02/2012 1:30:00 SA -

    Chỉ chực chờ động thái giảm lãi suất hoặc chứng khoán “phất” lên là người đang gom hàng bất động sản thắng lớn!

    Thông tin trên thị trường bất động sản (BĐS) vẫn vừa ủ ê vừa nhiễu loạn, đến nỗi tại Ngày hội đầu tư tổ chức tại TP.HCM ngày 16-2, đã có nhiều ý kiến khá lo lắng về sự phát triển của thị trường BĐS. Trong khi đó, thị trường chứng khoán (TTCK) lại đang bò lên một cách “bài bản”. Xem ra bài toán đầu tư vào kênh nào và như thế nào, vốn đã quá khó khăn vào năm trước, đến năm nay lại được bổ sung một đánh đố mới.

    Những tín hiệu “lạ”

    Nhưng nói gì thì nói, so với nửa cuối năm 2011, khi hầu hết các thị trường đầu cơ đều say sưa trong giấc ngủ đông, đến nay tình hình có vẻ đã hơi có chút khí sắc. Ai cũng biết là giữa các thị trường này có quan hệ tác động tương hỗ lẫn nhau, cái này kéo theo cái kia.

    Đặt ra câu hỏi: “Giá BĐS ra sao khi chứng khoán hồi phục?” là đã loại trừ chữ “nếu”. TTCK tuy vẫn còn đang răng cưa đánh đố nhà đầu tư nhưng đã thực sự lập đáy vào trung tuần tháng 1-2012. Đó không chỉ là một giả định mà về thực chất giống như một “mệnh lệnh”.

    Bởi nếu chứng khoán không phục hồi mà vẫn tiếp tục trôi trượt trong cơn ác mộng ban ngày như trong nguyên năm 2011, chắc chắn BĐS sẽ không còn lối thoát nào trong năm nay. Khi đó, nhiều doanh nghiệp BĐS có thể lâm cảnh vỡ nợ, chịu cảnh phát mãi và lâm vào tình thế phá sản không còn lời nào để tự bào chữa.

    Nhưng nếu TTCK phục hồi, kéo theo cả thị trường BĐS trong năm 2012 thì sao? Không phải là không có những nhận định của các chuyên gia về một kịch bản như thế. Chỉ có điều, không khí quá trầm lắng của nhà đất đã khiến cho những người lạc quan nhất cũng trở nên hết sức kiềm chế trái tim.

    Tuy nhiên, hy vọng vẫn cứ phải là hy vọng. Nếu vào đầu năm nay hy vọng đó chỉ tựa như sự hoang tưởng thì sau đúng một tháng (tính theo số phiên giao dịch) từ ngày TTCK lập đáy đến nay, trên thị trường BĐS cũng đang bắt đầu hiện ra những tín hiệu lạ.

    Vào tuần lễ thứ hai sau tết, giá đất nền ở hai dự án Phú Mỹ ven sông (quận 7) và Cotec Phú Xuân (huyện Nhà Bè) bắt đầu nhích nhẹ. Tuy chỉ là rất nhẹ, song tính đồng pha ở hai dự án cùng khu Nam Sài Gòn đã phát ra một tín hiệu chuyển biến nhỏ đối với khu vực này sau một thời gian mặt bằng giá gần như đi ngang. Tất nhiên, hãy còn quá sớm để quy kết cho một sự phục hồi nào đó từ tín hiệu trên.

    Cùng với dấu hiệu tăng giá như trên lại là một dấu hiệu khác trái chiều: Giá đất nền lao dốc ở cụm dự án 13A-B-C-E tại huyện Bình Chánh. Năm 2011, cụm dự án 13 đã nằm trong tình trạng thảm hại. Điều đáng bàn là trong bối cảnh không xuất hiện thêm thông tin xấu hơn cho thị trường BĐS TP.HCM nói chung và khu Nam nói riêng thì tình trạng lao dốc của cụm dự án này đã diễn ra trong suốt 4-5 tuần qua. Riêng giá đất nền của dự án 13B giảm mạnh nhất, mất đến 2,5-3 triệu đồng/m2.

    Cũng trong khi đó, kể từ ngày chính thức thông xe hầm Thủ Thiêm, giá đất nền ở quận 2 tịnh tiến dần đều, cho dù thanh khoản gần như… bằng 0. Điều gì đang xảy ra?

    Đánh giá xuống, gom hàng và… “chờ thời”

    Có thể lưu ý rằng vào đầu năm 2012, trên TTCK cũng đã hiện ra những tín hiệu “lạ”. Sự lạ ở đây - đầu tiên thuộc về chính sách, sau đó phát xuất từ những biến động trong nội tại thị trường như lượng mua vào cổ phiếu quỹ, xu thế mua ròng liên tục của nhà đầu tư nước ngoài, một số cổ phiếu nhỏ và vừa có sức tăng liên tục, hiện tượng “xanh vỏ đỏ lòng” có xu hướng giảm dần…

    Còn đối với thị trường BĐS, thậm chí yếu tố chính sách còn đi trước và rõ ràng hơn rất nhiều so với TTCK. Đầu tháng 12-2011, Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Chỉ thị 2196 về một số giải pháp hỗ trợ cho BĐS. Chỉ có điều, sau chỉ thị này thị trường BĐS lại chìm trong sự im lặng đáng sợ.

    Nhưng với khả năng TTCK phục hồi, một kịch bản như năm 2009 có thể tái hiện trong năm 2012 này đối với TTCK và liên đới giữa chứng khoán với BĐS. Với đà hồi phục của TTCK, cho dù chỉ số tăng không mạnh nhưng ít nhất tâm lý chứng khoán sẽ hỗ trợ cho tâm lý “mua và giữ” của giới đầu tư, đầu cơ BĐS.

    Năm 2009, kể từ cuối tháng 2, khi TTCK bắt đầu phục hồi, giá BĐS ở cả Hà Nội, TP.HCM và Đà Nẵng đã không còn giảm nữa. Tại TP.HCM, thậm chí những dự án An Phú - An Khánh ở quận 2 và Him Lam - Kênh Tẻ ở quận 7 đã có mức hồi phục khá tốt trong hai tháng liên tiếp sau đó - khoảng 30% so với đáy của chúng.

    Trái ngược với tâm trạng kiên nhẫn chờ đợi của phần đông giới đầu tư BĐS, tính nhiễu loạn thông tin lại thỉnh thoảng xuất hiện trong thời gian gần đây. Một số thông tin thuần túy mang sắc màu bi quan, thậm chí nhắc lại điệp khúc “sụp đổ” của thị trường BĐS mà vào quý II-2011 đã xuất hiện quá nhiều. Tuy vậy, S. - một nhân vật đầy kinh nghiệm xương máu của làng BĐS TP.HCM, chỉ cười: “Thủ thuật đánh xuống để gom hàng mà…”. Liên hệ với cảnh hoạt náo lao dốc ở cụm dự án 13A-B-C-E tại Bình Chánh, dấu hiệu làm giá xuống lại đang lộ ra khá rõ.

    Những hiện tượng tưởng như nghịch lý có khi lại mang tính logic đặc thù của nó. Ở TP.HCM, đã một năm rưỡi qua giá đất nền khu Đông theo chiều hướng tăng dần, còn mặt bằng giá khu Nam gần như đi ngang, bất chấp hiện tượng giảm mạnh giá bán căn hộ An Tiến ở Nhà Bè và Petro Landmark ở quận 2 vào đầu tháng 11-2011.

    Thế tương quan như trên cho thấy thị trường BĐS giống với hình dạng một con hổ đang nằm phục rình mồi hơn là con đại bàng gãy cánh. Tất cả đều đang chờ đợi một “sự biến”, hoặc từ động thái giảm lãi suất, hoặc từ một kênh đầu tư khác như TTCK…
    VIỆT THẮNG
    http://www.vpbs.com.vn/News/2012/2/18/184338.aspx
  4. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.014
    TP.HCM khởi động các khu đất “vàng”
    10:16 AM Thứ bảy, ngày 18 tháng hai năm 2012- Chuyên mụcKinh Doanh|Bất động sản|

    Sau thời gian im ắng khá lâu, những dự án tại các khu đất “vàng” trung tâm TP.HCM đã khởi động trở lại, trong thời điểm thị trường nhà ở, văn phòng cho thuê đang trầm lắng.

    Cuối năm 2011, dự án Sài Gòn Centre giai đoạn 2 đã được khởi công xây dựng. Nằm tại một trong những vị trí đắc địa nhất của khu trung tâm TP giáp với ba mặt tiền đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa - Lê Lợi - Pasteur, dự án có vốn đầu tư hơn 3.300 tỉ đồng do liên doanh Keppel Land Watco làm chủ đầu tư. Đây là một trong những dự án khởi động cho xu hướng trở lại khu đất “vàng” của các công ty kinh doanh địa ốc.


    Khu tứ giác Phạm Ngũ Lão - Phó Đức Chính - Lê Thị Hồng Gấm - Calmette, Q.1, TP.HCM đang được giải tỏa - Ảnh: Minh Đức

    “Đua” tầng cao

    Nhiều khu đất “vàng” chưa triển khai

    Năm 2007, UBND TP.HCM đã chỉ đạo Sở Quy hoạch - kiến trúc đề xuất các tiêu chí quy hoạch 20 ô phố thuộc những vị trí đẹp nhất của khu trung tâm TP (khu đất “vàng”) để kêu gọi các nhà đầu tư tham gia. Tuy nhiên đến nay chỉ mới có một nửa trong 20 khu đất trên đã, đang hoặc chuẩn bị triển khai như khu Eden, khu Sở Giáo dục - đào tạo, khu tứ giác Bến Thành, khu Nhà máy đóng tàu Ba Son, khu chung cư Cô Giang, khu Trung tâm thương mại quốc tế TP.HCM (cũ)… Những khu đất “vàng” còn lại đang chọn nhà đầu tư hoặc đang kêu gọi đầu tư.
    Theo thông tin từ UBND Q.1, dự án cao ốc văn phòng thương mại dịch vụ và căn hộ cho thuê tại khu tứ giác Bến Thành (giới hạn bởi các tuyến đường Lê Thị Hồng Gấm - Calmette - Phạm Ngũ Lão - Phó Đức Chính, P.Nguyễn Thái Bình, Q.1) đang chuẩn bị thủ tục để khởi công vào quý 1-2012.

    Tại khu đất có tổng diện tích hơn 8.640m2 này sẽ mọc lên hai tòa tháp cao 55 tầng, tổng diện tích sàn xây dựng khoảng 137.000m2. Dự án do Tập đoàn Bitexco làm chủ đầu tư với tổng số vốn khoảng 8.400 tỉ đồng (kể cả chi phí đền bù), dự kiến hoàn thành sau ba năm thi công.

    Một dự án khác tại khu đất 1bis-1kép Nguyễn Đình Chiểu, do Công ty TNHH MTV Phát triển nhà Bến Thành làm chủ đầu tư, cũng dự kiến khởi công trong quý 1 năm nay. Dự án gồm năm tòa tháp cao 34 tầng, xây dựng trên tổng diện tích đất gần 17.600m2, chức năng là căn hộ, trung tâm thương mại và khách sạn.

    Cách khu tứ giác Bến Thành không xa, dự án khu căn hộ và trung tâm thương mại (P.Cô Giang, Q.1), do Công ty CP phát triển Đất Việt làm chủ đầu tư, đang triển khai đền bù. Theo thông tin từ UBND Q.1, hiện có khoảng phân nửa số hộ dân đã ký biên bản bàn giao mặt bằng, với diện tích đất thu hồi trên 14.500m2, và trong quý 1-2012 sẽ hoàn tất việc di dời.

    Tại khu tứ giác Nguyễn Huệ - Ngô Đức Kế - Hồ Tùng Mậu - Huỳnh Thúc Kháng, một dự án do Công ty CP đầu tư Vạn Thịnh Phát và Công ty Larkhall Holdings Limited làm chủ đầu tư, với tổng diện tích đất bị thu hồi hơn 11.000m2, cũng dự kiến tiến hành đền bù, giải phóng mặt bằng trong năm nay.

    Vốn đâu ra?

    Đón đầu xu hướng phục hồi

    Ông Đinh Thế Hiển, chuyên gia về đầu tư tài chính, cho rằng so với những khu đất khác, vị trí đất “vàng” ngay trung tâm TP là một trong những lợi thế đảm bảo mang lại hiệu quả cho các nhà đầu tư. Điều này giải thích vì sao không ít công ty vẫn “ngắm nghía” các khu đất “vàng”. Tuy nhiên, ông Hiển nói để xây dựng một dự án thường mất ít nhất 2-3 năm (chưa kể các bước chuẩn bị thủ tục, giải phóng mặt bằng trước khi triển khai dự án), do vậy việc triển khai các dự án hiện nay nhằm đón đầu xu hướng phát triển mới trong vài năm tới.
    Giải thích lý do dự án bị “ngâm” quá lâu, ông Trần Thanh Xa - giám đốc Công ty TNHH MTV Phát triển nhà Bến Thành - cho biết dù được giao thực hiện từ năm 1996, nhưng quá trình giải phóng mặt bằng có nhiều thay đổi và kéo dài đến cuối năm 2011 mới xong. Trước mắt, quý 1 năm nay sẽ khởi công xây dựng một tòa tháp cao 34 tầng để phục vụ tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng và sau đó xây dựng tiếp bốn tòa tháp còn lại. Dự kiến dự án hoàn tất vào cuối năm 2013 đầu năm 2014.

    Tương tự, theo Bitexco, dự án khu tứ giác Bến Thành và dự án khu tứ giác Nguyễn Cư Trinh đã được UBND TP chấp thuận chủ trương từ năm 2006, dự án tại khu đất Bệnh viện Sài Gòn được UBND TP chấp thuận năm 2007. Tuy nhiên trong giai đoạn 2006-2011 có nhiều thay đổi về quy định liên quan đến việc thực hiện dự án, đặc biệt là quy định về bồi thường, thủ tục đầu tư xây dựng… khiến dự án kéo dài thời gian thực hiện.

    Bitexco khẳng định mặc dù hiện nay thị trường địa ốc đang trong giai đoạn trầm lắng, nhiều khó khăn nhưng đơn vị này vẫn triển khai các dự án để góp phần chỉnh trang đô thị khu vực trung tâm TP.

    Đề cập những băn khoăn về số vốn đầu tư cho dự án, theo ông Xa, do vốn đầu tư cho dự án 1bis-1kép Nguyễn Đình Chiểu rất lớn, khoảng 3.500 tỉ đồng (trong đó chi phí đền bù từ 700-800 tỉ đồng) nên vốn công ty chỉ đáp ứng một phần, còn lại đã được các ngân hàng đồng ý cho vay và huy động từ các nhà đầu tư khác.

    “Việc huy động vốn trong thời điểm hiện nay khá khó khăn, nhưng với vị trí đất đẹp như trên nếu để trống kéo dài, chậm đầu tư sẽ lãng phí. Mặt khác, tình hình thị trường căn hộ, văn phòng cho thuê vào thời điểm hoàn thành dự án sẽ khả quan hơn nên việc đầu tư cần tính ngay bây giờ để đón đầu thị trường” - ông Xa nhấn mạnh.
  5. phuongxa20

    phuongxa20 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/06/2005
    Đã được thích:
    226
    Sắp gãy cánh cả lút roài bác ui , vài 3 cái dự án sống cầm chừng còn vốn thì cứ thụt dần , nợ cao ngất ....:))
  6. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.014
    Cơ hội của các "tay chơi" lớn
    Nguồn tin: Đầu tư Chứng khoán điện tử | 18/02/2012 8:31:32 SA
    In tin |
    Lưu vào sổ tay |
    RSS



    Các nhà đầu tư Đông Á đã sẵn sàng đổ bộ vào thị trường Việt Nam và cơ hội thực sự trên thị trường vốn chỉ dành cho các “tay chơi” lớn.

    “Bức tranh kinh tế năm 2012 vẫn mang nhiền gam màu u ám, nhưng trong đó vẫn có thể tìm được những cơ hội”, TS Lê Đăng Doanh đã mở đầu phần phát biểu của mình như vậy trong Ngày hội của các NĐT kéo dài 10 giờ đồng hồ tổ chức ngày 16/2 tại TP. HCM.

    Thách thức: Nhìn từ nhiều phía



    Sự thận trọng của TS. Lê Đăng Doanh xuất phát từ việc các tổ chức dự báo hàng đầu đều ra các kịch bản thận trọng về triển vọng kinh tế năm 2012. Theo đó, tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn cầu sẽ xấu hơn năm 2011, các đầu tầu lớn như Mỹ, EU, Nhật, Trung Quốc… đều đang có các vấn đề riêng chưa thể giải quyết triệt để. Điều này gây ra hệ lụy làm chậm lại các dòng vốn đầu tư trên toàn cầu và ảnh hưởng không nhỏ tới sức mua của các thị trường tiêu thụ lớn.



    Việt Nam là quốc gia vẫn tăng trưởng dựa trên xuất khẩu và đầu tư sẽ đối diện với thách thức không nhỏ trong năm 2012. Theo phân tích của ông Lê Đăng Doanh, các tín hiệu sớm đã bộc lộ ngay từ đầu năm khi các thống kê cho thấy, số vốn đầu tư nước ngoài đăng ký trong tháng 1/2012 chỉ đạt 37,5 triệu USD, bằng 2,5% cùng kỳ năm trước. Số liệu thống kê cho thấy Việt Nam xuất siêu nhưng tín hiệu này không đáng mừng do khoảng cách tạo nên do việc giảm nhập khẩu nguyên liệu, thiết bị - một biểu hiện của đình đốn sản xuất. Với mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm 2012 cao hơn năm 2011 trong bối cảnh vốn đầu tư giảm mạnh, theo TS. Doanh, các DN Việt Nam buộc phải tái cơ cấu theo hướng nâng cao hiệu suất hoạt động.

    Về bức tranh kinh tế Việt Nam năm 2012, TS Doanh đánh giá, với lộ trình tăng các nguyên liệu đầu vào như than, điện… đẩy chi phí của nhiều DN tăng cao khiến mục tiêu kiểm soát lạm phát ở một con số đầy thách thức. Nếu duy trì được mức lạm phát ở mức 12% cũng đã là một thành công. Nhưng việc Ngân hàng Nhà nước đưa ra 4 nhóm ngân hàng để kiểm soát cung tín dụng, cùng với quyết tâm tái cấu trúc hệ thống ngân hàng là một tín hiệu tích cực. Tỷ giá vẫn chịu nhiều sức ép.


    Ông Nguyễn Tất Thắng, Kinh tế trưởng của CTCK HSC đánh giá, chừng nào lãi suất còn duy trì trên mức 20%/năm như hiện nay thì các DN còn phải duy trì trạng thái phòng thủ chặt chẽ. Trong năm 2012, lãi suất chắc chắn sẽ có xu hướng giảm nhưng vướng mục tiêu kiểm soát lạm phát chỉ nên kỳ vọng ở mức 17 - 18%/năm. Điều này giúp các DN BĐS dễ thở hơn, chứ chưa thể tạo ra bước ngoặt về hiệu quả hoạt động. Năm 2012 sẽ diễn ra sự sàng lọc, tái cơ cấu mà ưu thế thành công thuộc về các DN định hướng chiến lược hoạt động bám sát ngành nghề cốt lõi.


    Cơ hội nào trong năm 2012?



    TS Phạm Đỗ Chí nhận xét, với TTCK, vấn đề hiện tại là dòng tiền. Các NĐT nội địa bị mắc kẹt trong BĐS, ngoại tệ và vàng nên nguồn cung tiền cho TTCK hạn hẹp. Hai chiếc bơm quan trọng khác là vốn đầu tư nước ngoài và tín dụng cũng đang bị hạn chế. Còn thị trường BĐS các khó khăn hiện nay không dễ vượt qua bằng các chính sách vá víu tạm thời mà lâu dài vẫn phụ thuộc vào sự khởi sắc của nền kinh tế. Theo kinh nghiệm của các quốc gia đi trước, chu kỳ khủng khoảng BĐS thường kéo dài đến 5 năm. Vàng là một kênh đầu tư dài hạn gợi ý cho các NĐT cá nhân với xu hướng tăng giá trong dài hạn vẫn được khẳng định và có thể xác lập các kỷ lục đỉnh giá mới trong năm 2012.


    TS Alan T Pham, Chủ tịch Quỹ Đầu tư Viasa đánh giá vàng chỉ là kênh đầu tư phong thủ khi có các bất ổn kinh tế, chỉ có ưu điểm ít chịu các tác động mang tính định hướng. TTCK có thể biến động lên xuống trong một khoản thời gian ngắn nhưng NĐT nên quan tâm đến tính thanh khoản. Tín hiệu này gián tiếp mách bảo NĐT về mức độ quan tâm của thị trường với cổ phiếu và xu hướng sắp tới. Tiền gửi đang nổi lên như một kênh đầu tư có nhiều ưu điểm nhưng NĐT cần tính đến hiệu quả thực với yếu tố trượt giá của VND. Kênh đầu tư hàng hóa dù mới mẻ, tiềm năng nhưng là lĩnh vực hẹp, chỉ các NĐT am hiểu ngành mới thực sự giữ ưu thế.



    TS. Lê Đăng Doanh đánh giá với mục tiêu tái cơ cấu nền kinh tế, đặc biệt với việc thoái vốn đầu tư ra ngoài ngành của các tập đoàn, tổng công ty nhà nước ở lĩnh vực chứng khoán, bất động sản lên tới khoảng 20.000 tỷ đồng, cơ hội trên thị trường năm 2012 không thiếu nhưng ưu thế nghiêng về những NĐT lớn. TS. Doanh cho biết, tuy dòng vốn quốc tế tại Mỹ, EU luân chuyển chậm nhưng nhóm các NĐT Đông Á qua tiếp xúc đã sẵn sàng đổ bộ vào thị trường Việt Nam tìm kiếm các cơ hội từ các đợt IPO lớn, việc thoái vốn đầu tư khỏi các lĩnh vực thời thượng một thời như BĐS, chứng khoán… Tương tự, ông Nguyễn Tất Thắng cũng nhìn nhận cơ hội thực sự trên thị trường vốn chỉ dành cho các “tay chơi” lớn, với một vài kênh đầu tư giữ ưu thế như trái phiếu.



    Ông Đặng Doãn Kiên, Trưởng đại diện của Aureos Capital Việt Nam đánh giá, năm 2011, thị trường M&A Việt Nam sôi động với một loạt thương vụ lớn. Xu hướng sẽ tiếp nối trong năm 2012. Các DN hoạt động hiệu quả sẽ đứng trước cơ hội được tiếp nhận dòng vốn có chọn lọc của hoạt động M&A hay từ các quỹ đầu tư vào DN tư nhân chưa niêm yết. Còn với các NĐT cá nhân, TS Alan T Pham đưa ra một lời khuyên: “Nếu hội tụ các điều kiện và có hoài bão lớn, năm 2012 sẽ là thời điểm tốt để khởi nghiệp kinh doanh riêng, đón đầu chu kỳ phục hồi, tăng trưởng vài năm tới”.
  7. mbbank

    mbbank Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/09/2008
    Đã được thích:
    6.986
    Bất động sản 2012 chưa thể có gì nhiều, nói ngắn vậy cho gọn ạ:))
  8. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.014
    TS Lê Xuân Nghĩa giải bài toán khó cho bất động sản
    Vào tháng 9/2011, ông Nghĩa lần đầu tiên đưa ra một dự báo về tương quan vận động giữa hai thị trường này: BĐS phía Nam sẽ phục hồi trước BĐS Hà Nội.
    3 tháng sau, một lần nữa ông Nghĩa lại nhận định vào giữa quý 2/2012, TTCK và thị trường BĐS bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu phục hồi đầu tiên.

    Trở lại vạch xuất phát

    Là người nặng lòng và có duyên nợ lâu dài với thị trường bất động sản (BĐS) Việt Nam, TS Lê Xuân Nghĩa đã trở thành một trong những chuyên gia có tần suất xuất hiện nhiều nhất và nổi bật nhất trên các diễn đàn thảo luận về giải pháp tháo gỡ cho mảng thị trường này.

    Tuy nhiên, thị trường bất động sản xem ra vẫn đang ở… vạch xuất phát, bỏ qua sự cố gắng của ông, cũng như của một số chuyên gia khác.

    Điểm xuất phát đầu tiên có thể lấy mốc từ quý 1/2011, khi Nghị quyết 11 về thắt chặt chi tiêu công và tín dụng được chính thức ban hành, để từ đó “xác lập” đỉnh của sóng BĐS Hà Nội, Đà Nẵng. Không bao lâu sau, thị trường BĐS trở nên u ám với hiện tượng thanh khoản gần như bằng không. Thời kỳ đóng băng cũng bắt đầu.

    Hàng loạt kiến nghị và đề xuất đã được ông Lê Xuân Nghĩa nêu ra vào quý 2/2011, khi tình hình thị trường BĐS đã thật sự xấu. Ở Hà Nội là khoảng 40,000 căn hộ còn tồn đọng, tại TPHCM còn lớn hơn thế - khoảng trên 50,000. Một giá trị khổng lồ đã bị “chôn” trong phân khúc căn hộ và dòng vốn hoàn toàn không có điều kiện để luân chuyển.

    Với vai trò một phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia, TS Lê Xuân Nghĩa đã lần đầu tiên nêu vấn đề về khái niệm “phi sản xuất” có hợp lý hay không khi áp dụng đối với BĐS. Những cuộc tranh cãi liên miên về khái niệm này kéo dài cho đến tháng 8/2011 thì xác định được kết quả ban đầu: BĐS không hẳn là lĩnh vực không tạo nên sự đóng góp cho GDP. Vào tháng 11/2011, một văn bản của Ngân hàng nhà nước đã chính thức xác nhận điều này khi loại trừ 4 nhóm đối tượng BĐS khỏi khu vực phi sản xuất.

    Nhưng làm thế nào để phục hồi thị trường BĐS và quay vòng vốn có hiệu quả, khi nguồn vốn cho thị trường này vẫn bị thắt chặt? Đó cũng là tâm trạng rõ nhất của TS Lê Xuân Nghĩa. Tâm trạng như thế đã kéo dài suốt một năm qua, vì cho tới nay, về cơ bản vẫn chưa có một “lối thoát” nào về giải pháp vốn cho thị trường BĐS.

    Những đề xuất thành lập quỹ đầu tư nhà ở gồm 3 nhóm như Quỹ phát triển nhà, Quỹ tiết kiệm nhà ở và Quỹ đầu tư BĐS mà Bộ Xây dựng và TS Lê Xuân Nghĩa nêu ra vào quý 2/2011 đã phần nào được hiện thực hóa trong thời gian gần đây. Nhưng đó vẫn chỉ là những giải pháp cho trung và dài hạn, chứ chưa thể giải quyết ngay được vấn đề nguồn vốn tức thời cho thị trường.

    Trong ngắn hạn, điều mà ai cũng biết là thị trường BĐS chỉ có thể lấy lại khí sắc phần nào nếu được trợ lực bởi lãi suất và dòng vốn từ kênh đầu tư khác. Tuy nhiên, khác với nhiều kiến nghị liên tục của ông Nghĩa vào quý 3-4/2011, cho đến nay NHNN vẫn chưa giảm lãi suất, nguồn vồn dân cư vẫn tìm nơi trú ẩn trong các ngân hàng là chính, còn nguồn vốn ngân hàng thì chạy lòng vòng giữa ngân hàng lớn và ngân hàng nhỏ trong thị trường liên ngân hàng. Do đó thị trường BĐS vẫn chưa có được cơ sở then chốt nào để bắt đầu hồi phục.

    Cũng khác nhiều với giai đoạn năm 2009, vào đầu năm nay TTCK còn kiệt quệ hơn, khó lấy lại sức bật một cách nhanh chóng. Có lẽ, kênh đầu tư “tiềm năng” nhất trong năm 2011 chính là thị trường vàng. Đây cũng là một cơ sở cho đề xuất của TS Lê Xuân Nghĩa. Theo ông, hiện có hàng trăm tấn vàng đang “nằm” trong một số ngân hàng mà không phát huy tác dụng luân chuyển giá trị của nó. Trong một kiến nghị vào tháng 12/2011, ông đã đề xuất NHNN nên có cơ chế cho các ngân hàng được phép xuất vàng, từ đó có thể tạo ra nguồn thu đến 5-7 tỷ USD, giải quyết tức thời khó khăn thanh khoản cho các ngân hàng và do dó còn có thể giúp các ngân hàng hỗ trợ vốn cho TTCK và thị trường BĐS.

    Tìm lối thoát cho thị trường BĐS

    Bài toán và cũng là lối thoát về thị trường BĐS của TS Lê Xuân Nghĩa đã không đơn giản chút nào. Nếu có thể gọi là thành công đối với ông và Bộ Xây dựng thì chắc hẳn phải xét đến Chỉ thị số 2196 của Thủ tướng Chính phủ về thị trường này, được chính thức ban hành vào đầu tháng 12/2011.

    Thế nhưng chỉ thị vẫn chỉ là chỉ thị, khi đã gần ba tháng qua từ chỉ thị này, thị trường BĐS vẫn không hề nhúc nhích. Thậm chí, BĐS tại một số dự án ở Hà Nội còn giảm khá mạnh, tiếp nối cho đà suy sụp từ năm trước. Trong khi đó, vốn đầu tư nước ngoài - được kỳ vọng như một liều thuốc hỗ trợ gián tiếp, lại quá mỏng manh. Vào năm 2011, lĩnh vực BĐS chỉ tiếp nhận được khoảng nửa tỷ USD nguồn vốn này, chỉ bằng 1/10 những năm 2007-2008.

    Nguồn vốn dày đặc nhất cho thị trường BĐS trong những năm qua đã chỉ thuộc về lượng kiều hối lên đến 5 tỷ USD. Nếu lượng kiều hối này tập trung vào một thời điểm, hẳn mọi chuyện sẽ trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Nhưng tính dàn trải qua các năm của kiều hối lại đã gây nên hệ quả là tự thân kiều hối cũng bị “chôn” trong nhiều dự án BĐS mà không sinh lợi gì.

    Khác với GS Đặng Hùng Võ là người thường quan tâm đến thị trường BĐS phía Bắc, TS Lê Xuân Nghĩa lại chú ý nhiều hơn đến mảng thị trường BĐS trong Nam. Còn nhớ vào tháng 9/2011, ông Nghĩa đã lần đầu tiên đưa ra một dự báo về tương quan vận động giữa hai thị trường này: BĐS phía Nam sẽ phục hồi trước BĐS Hà Nội. Dự báo này đã được một số cơ sở thực tế xác nhận, trong đó rõ ràng nhất là khả năng hầu như không còn tiếp tục suy giảm của thị trường đất nền ở TPHCM và các khu vực lân cận như Đồng Nai, Bình Dương, Long An.

    3 tháng sau, một lần nữa ông Nghĩa lại nhận định vào giữa quý 2/2012, TTCK và thị trường BĐS bắt đầu xuất hiện những dấu hiệu phục hồi đầu tiên.

    Tất nhiên, quý 2/2012 chưa đến, và vẫn còn thời gian cho những chứng nghiệm về nhận định của TS Lê Xuân Nghĩa. Song để nhận định này có tính thuyết phục hơn, ngay từ bây giờ lãi suất phải được kéo giảm, nếu không giảm “có ý nghĩa” thì ít ra cũng phải giảm “kỹ thuật”. Và trong những ngày gần đây, hiện tượng một số ngân hàng lớn như Vietcombank, Vietinbank và ACB đang giảm dần lãi suất cho vay có phải là tín hiệu bắt đầu cho một giai đoạn mới?


    Theo Hạ Xuyên
    *********
  9. rockwell80

    rockwell80 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/02/2008
    Đã được thích:
    3
    khó nà khó thế lào, sóng lầy ăn 100% nà chắc
  10. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.014
    Vốn FDI đổ vào bất động sản năm nay sẽ tăng gấp 3 lần
    Năm 2012 sẽ là một năm khá nhiều kịch tính, khủng hoảng của người này sẽ là cơ hội của người kia, vốn FDI đăng ký vào bất động sản (BĐS) năm nay sẽ tăng gấp 3 lần… là những chia sẻ của ông Marc Townsend, Tổng Giám đốc điều hành CBRE Việt Nam với Laodong.com.vn.

    Dựa vào đầu mà ông nhận định FDI đăng ký vào BĐS năm nay sẽ tăng gấp 3 lần?

    Bản thân BĐS có nhiều lực kéo và lực đẩy, có nhiều tín hiệu tốt hơn khi đầu tư vào các dự án BĐS. Trước đây, các giao dịch mua bán dự án được giữ kín, không có thông tin ra ngoài thì bây giờ những thông tin chào bán dự án, giảm giá bán dự án được công bố rộng rãi, cởi mở hơn. của mình. Điều này khiến thị trường BĐS ngày càng minh bạch hơn.

    Các thông tin liên quan đến mảng thị trường cũng được công chúng nhận định tốt hơn, nhiều thông tin hơn nên khả năng sinh lời của thị trường tốt hơn nhiều. Thời gian vừa qua, giá BĐS đã giảm nhiều, các chủ đầu tư, dự án trở nên thực tế hơn trong việc nhìn nhận khả năng thu hồi vốn, cũng như việc chuyển nhượng dự án của mình như thế nào; vì thế họ đưa ra giá chào bán thực tế hơn.


    CBRE nhận định, vốn FDI đổ vào BĐS năm nay sẽ tăng gấp 3 lần. Ảnh: Internet

    Khi giá bán thực tế kỳ vọng thị trường cũng sẽ thực tế khi có nhiều giao dịch sẽ được diễn ra, giao dịch đó có thể là giữa các chủ đầu tư trong nước, giữa chủ đầu tư trong nước với nước ngoài. Do đó, kỳ vọng lượng tiền đổ vào BĐS sẽ tăng lên.

    Ngoài ra, chưa kể thời gian qua có các quỹ đầu tư lớn cũng chính thức bày tỏ việc họ quan tâm đến Việt Nam và đi kèm với những dự án lớn. Đây là tín hiệu tích cực của cuối năm 2011 và những ngày đầu năm 2012.

    Khi thị trường BĐS đang lắng xuống như thế này. Theo ông nên đầu tư vào kênh đầu vàng, chứng khoán hay BĐS?
    Có thể thấy ngay rằng, BĐS không phải là kênh đầu tư có thể mang lại tiền và lợi nhuận ngay lập tức và trước mắt. Năm 2012 sẽ là năm có khá nhiều kịch tính, sẽ có người được nhiều tiền nhưng cũng có người sẽ mất nhiều.

    Thị trường chứng khoán sẽ sôi động hơn nhiều so với năm 2011, sẽ có người thắng và có người thua và niềm tin sẽ trở lại đối với thị trường này.

    Tuy nhiên, nguồn tiền trong dân vẫn còn nhưng họ đầu tư vào đâu thì vẫn là câu trả lời riêng của cá nhân.

    Theo tôi, thị trường BĐS năm nay sẽ có lợi hơn cho người mua, nhất là nguồn cung dự báo lên đến 40.000 căn. Thị trường minh bạch hơn, cam kết của chủ đầu tư tốt hơn. Theo nhận định, ngoài chuyện đầu cơ thì nhu cầu ở thực còn rất lớn và đặc tính của người Việt Nam luôn muốn sở hữu một căn nhà khi mà những đối tượng trẻ luôn tập trung đông ở các khu vực thành thị.

    Thị trường năm nay sẽ khó khăn đối với người mua hay người bán, thưa ông?
    Mỗi đối tượng đều có một cái khó khác nhau. Cái khó đối với chủ đầu tư thì vấn đề về nguồn vốn và tài chính, nó liên quan đến lạm phát, chi phí, vật liệu xây dựng cũng như vay vốn... Còn đối với người mua nhà thì lạm phát cũng ảnh hưởng lớn. Cái khó của người mua nhà họ luôn tự hỏi, đây đã là thời điểm thích hợp để mua nhà chưa và giá đã đến đáy chưa...

    Xin cảm ơn ông!

Chia sẻ trang này