Thị trường bất động sản 2012: Nhiều tín hiệu lạc quan

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dongdatu, 15/01/2012.

4810 người đang online, trong đó có 437 thành viên. 22:16 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3752 lượt đọc và 54 bài trả lời
  1. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.014
    Thống đốc: Cởi trói gần như toàn bộ với lĩnh vực bất động sản
    Thứ 4, 11/04/2012, 11:17



    Với TTCK Thống đốc cho rằng vẫn sẽ tăng trưởng bền vững mà không cần mở tín dụng từ vốn ngân hàng.
    Đại diện ngân hàng Nhà nước cho biết sau khi phân tích tình hình hiện tại cũng như dự báo biến động của nền kinh tế, NHNN đã quyết định mở tín dụng cho lĩnh vực không khuyến khích cho vay bao gồm tín dụng chứng khoán, bất động sản và tiêu dùng.


    Với tín dụng tiêu dùng thì đã mở hết các loại dư nợ, chỉ trừ dư nợ tiêu dùng ở nước ngoài bao gồm du lịch, chữa bệnh, du học.


    Dư nợ tín dụng bất động sản cũng được mở với mọi loại hình vay bao gồm vay để mua bán nhà ở đầu tư, đầu cơ, để ở; mở cho vay xây dựng BĐS để bán, để ở.


    Với dư nợ cho vay chứng khoán không khuyến khích do đây là thị trường vốn dài hạn nên không thể sử dụng tín dụng ngắn hạn của ngân hàng để đầu tư.


    Tuy nhiên Thống đốc tin rằng không cần vốn từ ngân hàng thì TTCK vẫn sẽ tăng trưởng được do thừa hưởng những yếu tố tích cực từ nền kinh tế như lạm phát và lãi suất giảm. Việc tăng của TTCK sẽ không nhanh nhưng sẽ bền vứng


    Trả lời câu hỏi của phóng viên vì sao lại mở tín dụng cho lĩnh vực BĐS, Thống đốc cho biết lĩnh vực BĐS rất rộng, dư nợ tín dụng trực tiếp cho vay BĐS chỉ trên dưới 10% nhưng dư nợ trong hệ thống có đảm bảo bằng BĐS rất lớn, khoảng 60%. Do vậy phải từng bước tháo gỡ khó khăn cho tín dụng BĐS, nhất là khi nhu cầu nhà ở rất lớn và mặt bằng giá nhà đã đến mức hợp lý để người dân tiếp cân.


    Mở tín dụng thì sẽ giúp giải phóng hàng tồn kho BĐS, tạo ra chu chuyển vốn cho nền kinh tế. Nếu lĩnh vực BĐS được tháo gỡ một phần thì nhiều lĩnh vực khác cũng sẽ được tháo gỡ như xi măng, sắt thép và giúp giảm nợ xấu trong ngân hàng.


    Đối với vấn đề nợ xấu, Thống đốc Nguyễn Văn Bình chia sẻ: Nợ xấu có chiều hướng tăng lên trong mọi lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Đầu năm nợ xấu là 3,2%, đến nay là 3,6%. Đối với nợ xấu tại một số TCTD cụ thể còn cao hơn nhiều. Các ngân hàng chủ động cơ cấu lại nợ cho doanh nghiệp do gặp nhiều khó khăn bởi nhiều lý do. Nếu không tháo gỡ thì các DN sẽ rất khó khăn, dẫn tới NH sẽ khó khăn. Do vậy NHNN chỉ đạo các NHTM tái cơ cấu nợ cho các doanh nghiệp để DN vượt qua khó khăn, tiếp tục phát triển.


    Thanh Hải - Khánh Linh


    Theo TTVN
  2. ngoclongphat

    ngoclongphat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/07/2010
    Đã được thích:
    57
    khó có thể phục hồi được trong năm nay đâu.tiền mà thả vào BDS thì cũng như hạt cát thả xuống biển thôi.
  3. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.014
    Bất động sản chiếm 50% vốn đầu tư nước ngoài vào Hà Nội
    Cho đến nay tổng số vốn FDI đăng ký đầu tư vào Hà Nội đạt con số 13,63 tỷ USD, trong đó BĐS chiếm gần 50%. Vốn giải ngân đạt hơn 6 tỷ USD.

    Thành phố Hà Nội vừa có báo cáo tình hình đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực bất động sản trên địa bàn thành phố và có kiến nghị một số giải pháp để nâng cao chất lượng đầu tư.

    Hơn 6 tỷ USD vốn FDI đã đổ vào Hà Nội

    Theo báo cáo này của Hà Nội, từ năm 2000 đến nay Hà Nội đã thu hút được 2003 dự án với tổng số vốn đăng ký là 13,63 tỷ USD, vốn giải ngân cho đến nay đạt 6,09 tỷ USD đạt tỷ trọng 44,7%.

    Vốn FDI đăng ký đầu tư vào Hà Nội chủ yếu nằm trong giai đoạn 2006-2010 chiếm đến hơn 74% tổng vốn đăng ký của cả giai đoạn từ 2000- nay. Đây cũng là giai đoạn mà thị trường bất động sản Hà Nội cũng như cả nước tăng trưởng mạnh nhất.

    Đặc biệt, riêng trong năm 2008 vốn FDI đăng ký vào HN đạt tới 5 tỷ USD chiếm đến hơn 50% trong giai đoạn 2006 – 2010 (10,1 tỷ USD).

    Qua báo cáo cho thấy, mặc dù vốn FDI đăng ký Hà khá nhiều nhưng giải ngân trung bình chưa đạt 50% tổng vốn đăng ký. Chỉ trong giai đoạn 2011 đến nay do vốn đăng ký xuống thấp kỷ lục chỉ đạt 0,83 tỷ USD, vì vậy tỷ lệ giải ngân đạt mức cao 112% so với đăng ký.

    Năm 2009-2010 do tình hình suy giảm kinh tế tài chính của các nước trên thế giới nên FDI đăng ký cũng như giải ngân có sự giảm đột ngột. Bên cạnh đó Hà Nội đang lập quy hoạch chung giai đoạn này nên nhiều dự án phải tạm dừng, khung giá bồi thường GPMB cũng cao hơn các địa phương khác.

    Năm 2011 nền kinh tế Việt Nam có nhiều biến động phức tạp, nền kinh tế có nhiều khó khăn do nhiều nguyến nhân. Nhiều doanh nghiệp phải đóng cửa, tạm dừng hoạt động hoặc phá sản. Thị trường bất động sản đóng băng khiến việc triển khai các dự án bất động sản phải tạm dừng hoặc cầm chừng ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực khác.

    Vốn giải ngân yếu kém cũng do một phần do một số nhà đầu tư đăng ký giữ chỗ, năng lực tài chính còn hạn chế, quá trình triển khai dự án dài, nhà đầu tư gặp khó khăn về huy động vốn.

    95 dự án BĐS chiếm gần 50% vốn FDI

    Từ năm 2000 đến nay, lĩnh vực bất động sản thu hút FDI chủ yếu là giai đoạn 2006-2010 với tổng số vốn đăng ký 5,67 tỷ USD với 41 dự án bất động sản, trong giai đoạn 2011 đến nay chỉ đạt 0,29 tỷ USD. Tổng số vốn FDI đến nay khoảng 6,04 tỷ USD chiếm gần 50% tổng vốn đăng ký chung vào các dự án.

    Cho đến nay Thành phố có 95 dự án BĐS có vốn FDI có 88 dự án chiếm 1.530,5 ha đã có quyết định cho thuê đất, 7 dự án còn lại chưa có giấy chứng nhận cho thuê đất.

    Trong đó, có khu đô thị và nhà ở có 17 dự án chiếm 731 ha; TTTM, Văn phòng, căn hộ thuê, khách sạn, sinh thái 66 dự án chiếm 62,5 ha; Hạ tầng công nghiệp, công viên sân gôn 5 dự án 737 ha.

    Theo Thành phố Hà Nội, nhìn chung các dự án bất động sản có vốn đầu tư nước ngoài, các chủ đầu tư đều có ý thức tuân thủ tốt pháp luật Việt Nam trong lĩnh vực, đầu tư kinh doanh bất động sản. Các dự án đầu tư tương đối đồng bộ từ quy hoạch đến triển khai dự án.

    Tổng số dự án bất động sản có vốn đầu tư nước ngoài đến nay là 95 dự án, trong đó được chia làm 4 nhóm.

    Nhóm 1 có 57 dự án đang hoạt động với tổng vốn đầu tư đăng ký 3,84 tỷ USD, tổng vốn đầu tư đã thực hiện 1,76 tỷ USD chiếm 1.249 ha theo Giấy chứng nhận đầu tư, đến nay thành phố đã giao đất thực tế là 524 ha.

    Nhóm 2 có 30 dư án đang xây dựng cơ bản với tổng vốn đăng ký 4,77 tỷ USD, vốn đã thực hiện 1,36 tỷ USD, với tổng diện tích theo đăng ký 1.451 ha và đã giao đến nay là 678 ha.

    Nhóm 3 là 4 dự án đang vướng mắc, khó khăn với tổng vốn đăng ký 658 triệu USD, thực hiện 127 triệu USD, diện tích đất đăng ký 418 ha và đã giao 4,7 ha.

    Nhóm 4 có 4 dự án không triển khai đề nghị thu hồi với vốn đăng ký 312 triệu USD, vốn đã thực hiện 38 triệu USD với 7,2 ha đất đăng ký và đã giao 1,03 ha.

    Theo định hướng chung của Hà Nội từ nay đến 2020 sẽ đẩy mạnh thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư, tạo lợi thế trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp từ nước ngoài.

    Theo đó, đến năm 2015 từng bước đầu tư đồng bộ các khu đô thị dự kiến tại khu vực Hoài Đức, Hà Đông, Đông Anh, Từ Liêm, Mê Linh. Đầu tư vào các dự án TTTM, Văn phòng cho thuê, khách sạn, căn hộ cho thuê….

    Bình An
  4. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.014
    Sóng giảm giá bất động sản sẽ tan ?
    Thị trường bất động sản đã có một quá trình giảm dài từ giữa năm 2011 cho đến nay. Nhiều người cho rằng thị trường đã bắt đáy và sóng giảm giá bất động sản sẽ dần tan trong những quý tới.
    Giá nhà đất đã “bắt đáy”

    Hiện giá tất cả các phân khúc đất nền dự án, nhà chung cư, nhà phố… tại Hà Nội đang có mức giảm giá hấp dẫn nhất từ trước tới nay, thậm chí ở một vài dự án, mức giá đã trở về thời điểm 3 năm về trước.

    Theo báo cáo của CBRE Việt Nam, ở thị trường thứ cấp giá căn hộ chào bán tiếp tục xu hướng giảm bắt đầu từ quý II/2011. Những căn hộ chào bán mới cũng tiếp tục được các chủ đầu tư điều chỉnh theo chiều hướng giảm. Cụ thể, đã có khoảng 53% căn hộ được chào bán mới có giá dưới 20 triệu đồng/m2, một hiện tượng ít gặp kể từ cơn sốt nhà đất năm 2007. Các vị trí hấp dẫn như Mỹ Đình, Định Công, và KĐT Cầu Giấy có giá chào bán tốt quanh mức 20 triệu đồng/m2. Giá căn hộ trong bán kính 5-7km so với trung tâm Hoàn Kiếm gần bằng mức giá trong bán kính 10km tại thời điểm 2012, giá chỉ khoảng 20 triệu đồng/m2 điển hình như Thăng Long Garden, Sky Garden, Nam Đô complex...

    Phân khúc biệt thự và liền kề tại các KĐT mới giá đã giảm khoảng 20-30% so với cùng kỳ năm ngoái, cá biệt có những dự án giảm giá tới 40% trong khi giao dịch đặc biệt chậm đối với biệt thự hoặc liền kề có diện tích lớn mặc dù giá đã giảm nhiều.

    Theo ông Phan Xuân Cần - Chủ tịch HĐQT Cty tư vấn BĐS Sohovietnam, thị trường nhà đất Hà Nội hiện nay giá đã giảm về mức an toàn và đây cũng là lý do khiến xuất hiện ngày càng nhiều các giao dịch thành công trên thị trường.

    Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, do chủ dự án và các nhà đầu tư BĐS đã gặp khó khăn trong một khoảng thời gian dài, nên đây là cơ hội cho người mua có sẵn tiền mặt trong lúc này. Tâm lý của khách hàng cũng như các nhà đầu tư BĐS sẽ dần ổn định hơn, thị trường có thể dao động đi xuống đôi chút nhưng nhìn chung sẽ có triển vọng tích cực hơn quý I. Giao dịch sẽ tốt dần lên và giá cả cũng dần bình ổn trở lại.

    Bất động sản sẽ tan sóng và khởi sắc

    Gần cuối năm 2011, đầu năm 2012 do tâm lý của người VN ko mua bán gì trước và sau tết âm lịch nên quý 1 2012 thị trường vẫn trầm lắng. Tuy nhiên, đến cuối tháng 3 bên cạnh những tiến hiệu của thị trường tuy chưa rõ nét nhưng thị trường đã có một số giao dịch được tiến hành ở một số phân khúc từ trung bình cho đến hạng sang.

    Đánh giá về xu hướng giảm giá trên thị trường BĐS trong thời gian tới, Bà Nguyễn Anh Thư, Phó giám đốc Savills cho biết: “Đối với các sản phẩm trong một quá trình kinh doanh dài, có thể chủ đầu tư vẫn phải đáp ứng những cam kết đối với khách hàng đã mua, họ vẫn phải tiến hành khuyến mại, kích cầu, giảm giá. Đối với những sản phẩm mới sắp tới sẽ đưa ra thị trường vào quý 2 năm 2012 thì chủ đầu tư đã cân nhắc rất kỹ. Họ đã thay đổi chiến lược kinh doanh phù hợp cấu trúc của thị trường và có một lộ trình tỷ giá hợp lý. Vì vậy, khó có sự giảm giá của những sản phẩm mới trên thị trường".

    Mới đây thông điệp nới lỏng tín dụng cho vay với bất động sản của NHNN đã khiến nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực này như “mở cờ trong bụng”. Nhiều doanh nghiệp kỳ vọng thị trường địa ốc sẽ có hiệu ứng “nổi sóng” trong thời gian tới.

    Theo đánh giá của nhiều nhà đầu tư, việc Thống đốc công bố hạ trần lãi suất huy động xuống 12% cùng với việc loại bất động sản khỏi nhóm không khuyến khích cho vay là một tín hiệu tốt, khi thị trường bất động sản trầm lắng trong suốt thời gian vừa qua là do dòng vốn bị “trói chặt” từ ngân hàng. Với những tác động tích cực như vậy, và sự điều chỉnh của thị trường trong thời gian qua, chắc chắn bất động sản sẽ ấm lên trong nửa cuối năm 2012 này.


    Thanh Ngà
  5. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.014
    Lãi suất giảm, dân đổ tiền vào bất động sản
    Sau khi ngân hàng hạ lãi suất huy động xuống mức 12% nhiều người dân đã chuyển kênh tích trữ từ tiền gửi tiết kiệm sang bất động sản.
    Sau khi ngân hàng hạ lãi suất huy động xuống mức 12% nhiều người dân đã chuyển kênh tích trữ từ tiền gửi tiết kiệm sang bất động sản.
    Ngày 11/4, Thống đốc ngân hàng nhà nước Nguyễn Văn Bình đã công bố hạ lãi suất huy động xuống mức 12% và dành nhiều tỉ đồng để cho vay với lãi suất 15% - 16,5%/năm. Đặc biệt, việc loại các khoản mục cho vay mua nhà ở, xây dựng nhà ở, nhà để cho thuê, vay đầu tư bất động sản ra khỏi danh sách không khuyến kích đã tạo một cú hích lớn trên thị trường tài chính, bất động sản. Đồng thời, góp phần trấn an tâm lý cho nhiều nhà đầu tư.

    Ngay sau khi Ngân hàng nhà nước phát đi thông điệp này thì rất nhiều ngân hàng thương mại đã đồng loạt triển khai các gói tín dụng 4.000 -6.000 tỷ đồng với lãi suất giảm xuống 15%.

    Theo phản ánh của nhiều văn phòng môi giới nhà đất tại khu vực Hà Đông thì khoảng 1 tuần nay lượng người hỏi mua đã tăng lên nhiều hơn so với những tháng trước đó và lượng giao dịch khớp bắt đầu có. Tuy nhiên, đối tượng tham gia thị trường lúc này có phần khác biệt. Trong khi giới đầu tư vẫn tỏ ra khá thận trọng, dè dặt thì những người mua để ở lại rất mạnh dạn "xuống" tiền. Bên cạnh đó, phân khúc bất động sản được nhiều người mua nhà lựa chọn lúc này chỉ là những dự án đã hoàn thiện xong nhà.

    Anh Nguyễn Đức Chính – Giám đốc công ty bất động sản Đại An cho biết, sau một thời gian giảm mạnh, giá bất động sản đã về vùng hấp dẫn vì vậy nhiều người có tiền bắt đầu mua vào. Tuy nhiên, những lô đất rẻ do chủ nhà cần tiền buộc phải bán hiện gần như không còn và giá bán của các lô này đã tăng lên vài triệu đồng/m2.

    Đơn cử, năm 2011 khu đô thị Văn Phú giao dịch được gần 30-40 lô đất, trong đó có những lô đất chủ nhà cần tiền bán với giá 4,2 -4,5 tỷ đồng/lô diện tích 90 m2 thì hiện nay giá tăng lên 4,8 tỷ đồng/lô mà không có người bán.

    Anh Chính cho biết thêm, hiện nay khách hàng hỏi mua chủ yếu là người mua nhà để ở, họ đã có nguồn tài chính sẵn đang gửi trong ngân hàng bây giờ rút tiền ra để mua nhà. Lý do họ đưa ra trong lúc này là do lãi suất ngân hàng giảm gửi tiền không có lợi cộng với nỗi lo lắng về việc tiền đồng đang ngày càng mất giá nên họ quyết định mua nhà. Còn với những nhà đầu tư chuyên nghiệp thì họ vẫn đang đứng ngoài thị trường.

    “Để đầu tư lô đất ở khu đô thị Văn Phú nhà đầu tư phải có 5 tỷ đồng, nếu đi vay ngân hàng để đầu tư lúc này là quá mạo hiểm vì lãi suất cao trong khi đối mặt với nhiều rủi ro. Vì vậy, nhiều nhà đầu tư tiếp tục chờ đợi lãi suất cho vay giảm về mức 12-13% họ mới đầu tư ” ông Chính nói.

    Tuy nhiên, với những người mua nhà để ở thì quan điểm của họ lại hoàn toàn khác. Nhiều người vẫn chấp nhận vay ngân hàng để mua tại thời điểm này.

    Bác Trương Ngọc Mai (người mua nhà) cho biết, bác dự tính sẽ rút khoản tiền tiết kiệm 4,7 tỷ đồng để mua một lô đất liền kề tại khu đô thị Văn Khê. Tuy nhiên, số tiền tiết kiệm chưa đủ để thanh toán vì vậy bác vẫn quyết định vay ngân hàng 20% giá trị căn hộ.

    “Tôi mua nhà không phải là đầu tư mà để ở, sau một thời gian dài nghiên cứu và chờ đợi thị trường. Bây giờ, là lúc thích hợp để mua vào do giá bất động sản đã rất thấp. Bên cạnh đó theo như lộ trình đã đặt ra thì lãi suất sẽ tiếp tục còn hạ xuống nữa. Vì vậy, tôi vẫn quyết định vay tiền ngân hàng để mua nhà.” bác Mai nói.

    Trước đó, trong báo cáo phân tích thị trường quý I/2012 của các công ty như Savills, CBRE,… đều cho biết, giá nhà liền kề, biệt thự tại các dự án bất động sản đều đã giảm 20-40% thậm chí có nhiều dự án đã giảm gần bằng với mức giá các công ty thứ cấp chào bán từ 1,2 năm trước đó. Tuy nhiên, lượng giao dịch thành công rất thấp chủ yếu chỉ tập trung các bất động sản cho giá trị 2-2,5 tỷ đồng, còn những căn nhà có giá trị từ 6 tỷ đồng trở lên rất khó thanh khoản.

    Theo Anh Đào
    VnMedia

Chia sẻ trang này