Thị trường chứng khoán - Lạm phát CPI và Dòng tiền

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vibanxungdang, 06/11/2021.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4060 người đang online, trong đó có 460 thành viên. 22:43 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 2328622 lượt đọc và 5387 bài trả lời
  1. Onggiadotlang

    Onggiadotlang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/01/2016
    Đã được thích:
    4.987
    Oh! Lười cãi. Người ta đang đúng thì tại sao phải cãi??? còn bợ đít hay không thì… tự tôi biết tôi là ai. Còn luis là ai???
    vibanxungdangHanhnt thích bài này.
  2. Tien123123

    Tien123123 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/03/2020
    Đã được thích:
    534
    Ôi chấp gì con ruồi này. Cắt lỗ psh đang khóc lóc ầm ĩ kìa. Như trẻ con đòi mẹ còn lên mặt dạy đời ai
  3. say2me

    say2me Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/08/2020
    Đã được thích:
    153
    Đúng là tuổi trẻ chưa trải sự đời, cứ nghĩ ai cũng ngu như mình hả bạn gì ơi ?
    Chắc thanh niên này đu đọt Luis đây. :D
    vibanxungdangHanhnt thích bài này.
  4. nghia98

    nghia98 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/07/2006
    Đã được thích:
    37
    Đọc pic này lại nhớ hồi t7 tôi có 1 bài chúc mừng các bác đã chốt lãi bank, vì bản thân đã ôm và chốt. K đụng chạm và hô hào gì. Thế mà có cháu ngứa mồm nhảy vào mắng định up bô cho ng sau à. Hô hô các cháu có rảnh thì mở pic tự sướng chứ vô nhà ng ta rồi gào lên làm méo j. Đúng là hậu sinh k khả úy. Ít khi comment cũng 1 phần vì vậy.
    vibanxungdangvinhkobe thích bài này.
  5. vibanxungdang

    vibanxungdang Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    08/08/2019
    Đã được thích:
    134.419
    Đây là cái dòng tiền cuồng vào thị trường mình phân tích hàng ngày , giờ báo chí họ mới viết phân tích ra cho các bạn đọc vì sao dòng tiền lại vào chứng ầm ầm thế , ở trong đây họ cũng nói cả lý do do dịch bùng phát đấy , mình phân tích dòng tiền đều có cả thực tế chứ không tự bịa ra được

    https://m.cafef.vn/nguoi-dan-rut-ro...m-am-do-vao-chung-khoan-20211121095604135.chn

    Người dân rút ròng tiền gửi 2 tháng liên tiếp, dòng tiền "ầm ầm" đổ vào chứng khoán
    CHỦ NHẬT, 21/11/2021, 09:56
    Lãi suất tiền gửi rục rịch tăng trở lại?

    Số liệu do NHNN mới công bố cho thấy tiền gửi của người dân tại các ngân hàng đã giảm 2 tháng liên tiếp, trong bối cảnh lãi suất huy động duy trì ở mức rất thấp. Từ tháng 3 đến nay, tiền gửi của người dân tăng trưởng "èo uột", không có tháng nào tăng trên 0,5%, thậm chí là nhiều tháng sụt giảm. Đây là diễn biến chưa từng thấy những năm trước đây.
    [​IMG]
    [​IMG]
    Ngân hàng Nhà nước vừa cập nhật số liệu về tiền gửi tại hệ thống tổ chức tín dụng đến cuối tháng 9/2021.

    Theo đó, cuối quý 3/2021, tổng tiền gửi của khách hàng tại các TCTD đạt hơn 10,55 triệu tỷ đồng, tăng hơn 530 nghìn tỷ so với đầu năm, tương đương tăng 5,3%. Mức tăng trưởng này chủ yếu nhờ khách hàng doanh nghiệp khi tiền gửi của nhóm khách hàng này tăng hơn 380 nghìn tỷ, tương đương tăng 7,8%. Trong khi đó, tiền gửi của dân cư tăng yếu, chỉ tăng thêm hơn 150 nghìn tỷ, tương đương tăng 2,9%.
    Đáng chú ý, tiền gửi dân cư đã giảm 2 tháng liên tiếp tháng 8, tháng 9. Tiền gửi của người dân trong tháng 9 sụt giảm tới gần 1.500 tỷ đồng xuống còn hơn 5,291 triệu tỷ. Trước đó, trong tháng 8, tiền gửi của người dân cũng đã giảm gần 1.000 tỷ đồng.

    Trong khi đó, tiền gửi của doanh nghiệp có tăng trưởng khả quan hơn. Sau khi giảm gần 26.000 tỷ trong tháng 7, tiền gửi của nhóm khách hàng này đã tăng trưởng trở lại trong tháng 8, tháng 9. Đến cuối quý 3, tiền gửi của tổ chức kinh tế tại ngân hàng đạt hơn 5,25 triệu tỷ đồng.

    Có thể thấy, từ tháng 3 đến nay, tiền gửi của người dân tăng trưởng "èo uột" không có tháng nào tăng trên 0,5%, thậm chí có những tháng tăng trưởng âm. Đây là diễn biến chưa từng thấy những năm trước đây, bởi thông thường, tiền gửi của dân cư luôn tăng trưởng rất đều đặn, chỉ có thể giảm ở những tháng đầu năm do yếu tố mùa vụ Tết Nguyên đán.

    [​IMG]
    Việc tiền gửi dân cư sụt giảm mạnh trong tháng 8, tháng 9 có thể do làn sóng Covid-19 bùng phát mạnh ở thời điểm này. Theo đó, thu nhập của nhiều người bị ảnh hưởng, đồng thời giãn cách xã hội cũng khiến khách hàng khó đến ngân hàng để gửi tiết kiệm.

    Theo quan sát, một số ngân hàng cũng đã tăng lãi suất huy động thời gian gần đây để thu hút người gửi tiền trở lại. Như Sacombank hồi tháng 10 đã tăng lãi suất tiền gửi thêm 0,4-0,6%/năm ở nhiều kỳ hạn, áp dụng từ 19/10/2021. Chẳng hạn, đối với hình thức gửi tại quầy, tại kỳ hạn 36 tháng, hiện Sacombank niêm yết lãi suất ở mức 6,1%/năm, tăng 0,4 điểm phần trăm so với khảo sát hồi đầu tháng 10. Tương tự, kỳ hạn 24 tháng, 18 tháng, lãi suất cũng tăng 0,4 điểm phần trăm lên 6%/năm và 5,9%/năm.

    Tại Eximbank, ngân hàng tăng 0,1 điểm phần trăm lãi suất tiền gửi kỳ hạn từ 3 tháng trở xuống và tăng 0,1-0,2 %/năm lãi suất kỳ hạn từ 6-9 tháng. Cụ thể, lãi suất kỳ hạn 1 tháng tăng lên 3,3%/năm, kỳ hạn 3 tháng tăng lên 3,5%/năm, trong khi kỳ hạn 6 tháng giảm còn 5%/năm và 9 tháng giảm còn 5,4%/năm.


    Dù vậy, nhìn chung mặt bằng lãi suất huy động hiện nay vẫn ở mức thấp, ngoài 2 ngân hàng trên tăng lãi suất, đa số các ngân hàng khác vẫn giữ nguyên, thậm chí giảm nhẹ. Một trong những lý do là thanh khoản của hệ thống ngân hàng vẫn đang rất dồi dào nhờ các các hợp đồng mua ngoại tệ đến từ Ngân hàng Nhà nước và Kho Bạc Nhà nước thời gian gần đây. Ngoài ra, các ngân hàng cũng tăng cường huy động vốn rẻ từ vay quốc tế, tăng tỷ lệ CASA nhờ ứng dụng ngân hàng số. Các nhà băng cũng tích cực huy động vốn trên thị trường trái phiếu, với khoảng 116 nghìn tỷ đồng trái phiếu được phát hành thành công trong 9 tháng đầu năm 2021.
    Lãi suất tiền gửi ở mức thấp kỷ lục đã khiến nhiều người dân chuyển tiền sang đầu tư chứng khoán, bất động sản,… Chỉ trong vòng 10 tháng đầu năm 2021, nhà đầu tư cá nhân tại Việt Nam đã mở mới hơn 1 triệu tài khoản chứng khoán, cao hơn tổng số tài khoản đã được nhóm này mở trong cả 4 năm 2017 - 2020 cộng lại. Riêng chỉ trong tháng 10/2021 đã hơn 129.500 tài khoản chứng khoán do nhà đầu tư cá nhân trong nước mở mới, tăng gần 13% so với tháng trước.

    Số lượng nhà đầu tư tham gia thị trường chứng khoán tăng đột biến đã góp phần đẩy thanh khoản thị trường tăng mạnh. Phiên giao dịch gần đây nhất (19/11), lần đầu tiên nhà đầu tư chứng kiến tổng giá trị giao dịch trên toàn thị trường lên hơn 56.195 tỷ đồng, xấp xỉ 2,5 tỷ USD.

    Số liệu từ Tổng cục Thống kê cho thấy tổng mức huy động vốn cho nền kinh tế của thị trường chứng khoán 9 tháng đầu năm 2021 ước tính đạt 292.100 tỷ đồng, tăng 12% so với cùng kỳ năm trước. Trong khi trước đó, tổng kết nửa đầu năm 2021, Ủy ban Chứng khoán nhà nước cho biết tổng mức huy động vốn thực tế trên thị trường chứng khoán ước đạt 176.745 tỷ đồng, tăng 65% so với cùng kỳ năm trước
  6. vibanxungdang

    vibanxungdang Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    08/08/2019
    Đã được thích:
    134.419
    Không gửi tiết kiệm, doanh nghiệp đổ tiền vào chứng khoán (cafef.vn)

    Không gửi tiết kiệm, doanh nghiệp đổ tiền vào chứng khoán

    19-11-2021 - 13:43 PM | Tài chính - ngân hàng


    BÁO NÓI - 7:08


    Nhiều doanh nghiệp, hộ kinh doanh đã chuyển một phần nguồn tiền dự kiến phục vụ cho sản xuất kinh doanh sang chứng khoán để tìm kiếm mức sinh lời.


    Nhiều công ty cho vay trực tuyến không có giấy phép kinh doanh dịch vụ tài chính

    Thanh khoản thị trường chứng khoán tăng mạnh

    Vẫn như bao ngày đáo hạn phái sinh, đến gần phiên ATC ngày 18/11, sự rung lắc mạnh diễn ra, áp lực bán mạnh tại các cổ phiếu lớn, đặc biệt trong VN30 như HPG, VIC, GAS khiến những những người tham gia ở vị thế LONG trong ngắn hạn đã thua lỗ. Tuy nhiên, thanh khoản vẫn được duy trì ở mức cao ở mức khoảng 44.000 tỷ trên cả 3 sàn giao dịch.

    Ngày 18/11 là phiên thứ 17 thanh khoản thị trường chứng khoán ở mức cao, đạt trung bình 35.000 tỷ đồng/phiên, có những phiên đột biến trên 50.000 tỷ đồng.


    Trong tháng 10, có đến hơn 130.000 tài khoản chứng khoán mở mới. (Ảnh minh họa - Ảnh: TTXVN)

    Trong số đó, theo thống kê từ các công ty chứng khoán, nhà đầu tư cá nhân chiếm đến 85% giá trị giao dịch. Nguồn tiền chủ đạo trước hết đến từ nguồn tiền nhàn rỗi của các cá nhân. Riêng tháng 10, có đến hơn 130.000 tài khoản mở mới.

    Tính trong 10 tháng qua, trên 1 triệu tài khoản mở mới. Giả sử chỉ 70% số tài khoản đó hoạt động, mỗi tài khoản bỏ vào 100 triệu đồng, riêng trong năm nay, số tiền tăng thêm là 70.000 tỷ đồng. Điều đáng nói, tiền nhàn rỗi đã có sự dịch chuyển đến từ kênh tiết kiệm.

    Doanh nghiệp chuyển sang đầu tư chứng khoán

    "Doanh thu của chúng tôi một năm trung bình khoảng 5 - 6 tỷ đồng. Bây giờ lãi suất tiền gửi rất thấp. Trong thời buổi dịch bệnh khó khăn, chúng tôi quyết định cắt 40% doanh thu ra để đầu tư chứng khoán theo dạng lướt sóng nhiều hơn là dạng an toàn", anh Đức Kim Cường, Giám đốc Công ty Cổ phần Đầu tư NiO, chia sẻ.

    Điều này càng thấy rõ hơn khi nhìn vào tiền gửi tiết kiệm cá nhân trong hệ thống ngân hàng đã giảm từ mức hơn 12% năm 2020, đến tháng 9 năm nay chỉ còn 3,6%, thấp hơn đến gần 50% so với cùng kỳ năm 2020.

    "Những cá nhân, hộ kinh doanh đang gặp khó khăn vì dịch bệnh đã chuyển một phần nguồn tiền dự kiến phục vụ cho sản xuất kinh doanh sang chứng khoán để tìm kiếm mức sinh lời", anh Nguyễn Trọng Đình Tâm, chuyên gia cao cấp Chiến lược đầu tư - SSI Research, cho biết.

    Đôi khi dòng tiền còn được dùng đòn bẩy. Nhà đầu tư lãi từ chứng khoán đã tìm cách quay vòng dòng vốn.

    "Họ có thể lấy tiền đổ vào mua một mảnh bất động sản và dùng bất động sản đó thế chấp vào ngân hàng, vay tiền ra, rồi dùng tiền đó đưa trở lại thị trường chứng khoán. Kiểu hoạt động như vậy sẽ làm cung tiền tăng rất mạnh", ông Nguyễn Minh Hoàng, chuyên viên cao cấp tại Công ty chứng khoán Nhất Việt, cho hay.

    Vốn các công ty chứng khoán tăng thêm 45.000 tỷ đồng

    Dòng tiền margin đóng góp quan trọng cho thanh khoản, nhưng hiện tình hình margin đều rất căng, nhiều cổ phiếu lớn đều bị hạ tỷ lệ, thậm chí không còn room margin, đặc biệt tại các công ty chứng khoán lớn. Do đó, nhiều công ty chứng khoán liên tục tìm cách tăng vốn bằng cách trả cổ tức bằng cổ phiếu hay phát hành thêm.

    Từ đầu năm đến nay, có đến 30 đợt phát hành tăng vốn như vậy, giúp cho vốn các công ty chứng khoán tăng khoảng 44.000 tỷ đồng, từ đó dòng tiền margin tăng thêm khoảng 65.000 tỷ đồng.

    "Tăng theo kịch bản ăn theo, những cổ phiếu thật sự có giá trị. Làn sóng đầu cơ này kéo theo nhiều nhà đầu tư mới tham gia. Khi họ tham gia, họ không cần hiểu biết quá nhiều vào các cổ phiếu mua vào. Ở thời điểm này, nhiều cổ phiếu có tín hiệu phân phối, ngắn hạn. Đối với nhà đầu tư mới, họ mới tham gia vào thời điểm này. Đây có thể là thời điểm rủi ro với người đến sau", ông Đỗ Bảo Ngọc, Phó Tổng Giám đốc Công ty Chứng khoán Kiến thiết, nhấn mạnh.

    Xây dựng chứng khoán thành kênh sinh lời

    Ngoài dòng tiền tiết kiệm, dòng tiền margin, thanh khoản tăng vượt trội thời gian qua còn đến từ tiền của các ETF nội, trong 10 tháng thêm gần 5.000 tỷ đồng.

    Làm thế nào để sự tham gia của nhà đầu tư cá nhân vào thị trường một cách thực chất, cả khi sóng tăng này kết thúc, số tài khoản kể trên vẫn hoạt động? Đây cũng là chủ đề nóng được thảo luận tại Hội thảo "Thị trường chứng khoán: Khơi thông nguồn lực cho doanh nghiệp - Kênh đầu tư sinh lời và tích sản" do Báo Đầu tư tổ chức sáng 18/11.

    Nếu những năm trước, giá trị giao dịch nhà đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 15% trên thị trường, nay con số này chỉ khoảng 8%. Họ bán ròng cầm tiền phòng thủ trong bối cảnh COVID-19 là một phần, còn thực tế lượng nhà đầu tư cá nhân tăng quá nhanh, hiện chiếm hơn 80% giá trị giao dịch

    Với quy mô hiện nay, không còn lo về sự khủng hoảng mất thanh khoản toàn thị trường của năm 2008 khi hết sóng tăng, mã nào cũng nằm sàn không ai mua nhiều ngày liền, nhưng khủng hoảng kiểu đơn lẻ như vậy vẫn hoàn toàn có thể xảy ra ở các cổ phiếu đang rất "nóng" bây giờ, nhiều con sóng tăng giá không dựa trên nền tảng cơ bản chỉ chực ngày "thả trôi" các nhà đầu tư đang "say tiền". Những người vừa bị mất tiền, vừa bị mất niềm tin, đến bao giờ họ mới quay lại thị trường chứng khoán.

    "Phải giám sát từ xa và kiểm tra tại chỗ, cần tăng cường khâu giám sát để đón biết trước để có hướng xử lý. Cần xem xét và xử lý nghiêm những hạt sạn trên thị trường", ông Phạm Hồng Sơn, Phó Chủ tịch, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, nói.

    "Hệ thống tài chính cần được củng cố, các chủ thể của nó ở trong hệ thống đó. Những gì yếu kém và rủi ro cần chủ động các giải pháp để xử lý để đảm bảo hệ thống tài chính lành mạnh, an ninh tài chính quốc gia và cân đối vĩ mô được giữ vững. Chỉ có như vậy thị trường chứng khoán mới có bệ đỡ", Thứ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Đức Chi nhấn mạnh.

    Hoạt động giám sát, cơ chế quản lý cũng đang liên tục được sửa đổi, bổ sung để bắt kịp với những phát triển tích cực và tiêu cực, để chứng khoán thực sự là kênh huy động vốn cho doanh nghiệp, là kênh đầu tư sinh lời, tích sản lâu dài cho người dân.

    Với sự phát triển bền vững hơn, không chỉ có những phiên 35.000 tỷ, mà sẽ có 50.000 tỷ, 70.000 tỷ, thậm chí 100.000 tỷ diễn ra, nhất là khi Việt Nam đang hướng tới nâng hạng thị trường theo tiêu chuẩn MSCI, FTSE trước năm 2025.
    Hanhnt đã loan bài này
  7. F0_ga

    F0_ga Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2021
    Đã được thích:
    43
    Chị lùa gà vào HAI hết xong chị xả chưa? :D
    dafhoatc thích bài này.
  8. Hanhnt

    Hanhnt Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/02/2021
    Đã được thích:
    106
    Bạn nói học hỏi hàng ngày kiểu gì mà đi cãi chủ pic vậy à b, tự mãn, mới vào thị trường mà tính kiêu căng thế này thì hỏng. Đừng quay lại nữa nhé, tốn diện tích của pic. Nghe chị chủ và các bác cầu thị, hiểu biết cùng nhau chia sẻ nhận định, kinh nghiệm cho mọi người học hỏi thêm.
    Không hiểu sao mỗi lần chị chủ mở lại pic là bao nhiêu sóng gió, nhòm ngó :D:D
    lamtran174, ChuathayquangotMember1026 thích bài này.
  9. Mingxing

    Mingxing Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/02/2008
    Đã được thích:
    41
    Giới phân tích nó hay có câu “In God we trust, all others must bring data”. Mình thấy bạn chủ Pic phân tích nhiều nhưng ít thấy số liệu.
    Về lạm phát, như bạn nói khi người dân quay trở lại TP lớn, KCN thì CPI tăng trở lại thế thì cần check lại xem tổng doanh thu bán lẻ so với CPI trong lịch sử thế nào, có đúng là doanh thu bán lẻ tăng thì cpi tăng ko… thì phân tích sẽ có sức thuyết phục hơn.
    Về dòng tiền, cũng vâỵ. đồng ý tiền vào chứng tăng mạnh như số của UBCK ở trên. Bạn phân tích trên kinh nghiệm quá khứ, tuy nhiên tiền vào Blue Chip hay Penny- Midcap cũng cần phải có số má mới nói mạnh được ko thì cũng chỉ là kể cho F0 nghe những câu chuyện đã qua thôi
    tuanvtkpg, huyenthitx, dafhoatc2 người khác thích bài này.
  10. Viet1978

    Viet1978 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/10/2019
    Đã được thích:
    2.213
    Trả có một miếng lịch sự vậy cũng làm người
    Member1026, Hanhntvibanxungdang thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này