Thị trường chứng khoán sẽ "giảm nhiệt" ?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi linhlong_vn, 21/01/2007.

5368 người đang online, trong đó có 453 thành viên. 23:34 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 5646 lượt đọc và 24 bài trả lời
  1. linhlong_vn

    linhlong_vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Đã được thích:
    0
    Kiến nghị tăng cung để hạ nhiệt thị trường chứng khoán



    Trước tình hình nhu cầu mua cổ phiếu tiếp tục tăng mạnh trong 2 phiên 29 và 30/1 ở cả 2 sàn Hà Nội và Tp.HCM, một số chuyên gia tài chính kiến nghị Nhà nước cần nhanh chóng can thiệp bằng biện pháp kinh tế, không nên dùng biện pháp hành chính.

    Cụ thể,

    Kiến nghị thứ nhất là cần khẩn trương tổ chức bán bớt cổ phần của Nhà nước tại các công ty niêm yết, công ty đã và đang cổ phần hóa, kể cả công ty TNHH Nhà nước một thành viên mà Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ để tăng cung trên thị trường, nhất là cổ phần của các công ty điện, dầu khí (hiện Nhà nước đang nắm giữ trên 51% cổ phần của những công ty này) nhằm hạ nhiệt thị trường đang quá nóng và thu về một lượng tiền lớn cho ngân sách quốc gia.

    Kiến nghị thứ hai là đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, có những biện pháp nghiêm khắc đối với những tập đoàn lớn, 4 ngân hàng quốc doanh trong việc chậm trễ cổ phần hóa, không thực hiện đúng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
  2. linhlong_vn

    linhlong_vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Đã được thích:
    0
    Chính phủ nhất trí CPH cả những tập đoàn lớn, bán ra không thấp hơn 30% vốn

    Tại phiên họp thường kỳ của Chính phủ tháng 1/2007 (ngày 30-31/1), đa số thành viên Chính phủ nhất trí với quy định đối tượng cổ phần hoá được mở rộng cả các tập đoàn, các tổng công ty Nhà nước, công ty TNHH Nhà nước một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

    Đây là một nội dung trong dự thảo Nghị định chuyển đổi công ty nhà nước thành công ty cổ phần được đưa ra bàn bạc. Theo dự thảo Nghị định này, phương thức bán cổ phần sẽ được thực hiện theo cách đấu giá, bán thỏa thuận? để đảm bảo gắn với thị trường, tránh thất thoát vốn nhà nước.

    Về cơ chế bán cổ phần lần đầu, Dự thảo Nghị định mới quy định tỷ lệ bán ra thị trường không thấp hơn 30% vốn điều lệ.

    Mặt khác, để giảm thiểu hiện tượng trục lợi trong việc đấu giá, Dự thảo quy định nếu nhà đầu tư từ chối mua trên 30% số lượng cổ phiếu bán ra thì tổ chức đấu giá tiếp phần từ chối đó; không áp dụng cơ chế chọn thầu cho những nhà đầu tư trả giá thấp hơn như hiện nay.
  3. linhlong_vn

    linhlong_vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Đã được thích:
    0
    Sập sàn chứng khoán do lỗi hệ thống máy chủ



    Hệ thống máy chủ của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP HCM không cập nhật dữ liệu giao dịch hôm qua, vì vậy phiên sáng nay được khởi động với giá tham chiếu của ngày 31/1. Trung tâm phải ngừng phiên giao dịch sáng, bù vào chiều nay, tuy nhiên số liệu tại các công ty chứng khoán đang lệch nhau.

    Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Vũ Thị Kim Liên xác nhận thông tin trên với VnExpress chiều nay.

    Theo quy trình, vào cuối mỗi phiên giao dịch, máy chủ sẽ chốt giao dịch, tổng hợp số liệu từ Trung tâm Lưu ký Chứng khoán, cập nhật dữ liệu làm cơ sở tham chiếu cho phiên giao dịch tiếp theo. Tuy nhiên, tối qua, nhân viên phụ trách máy chủ của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP HCM đã không thể cập nhật dữ liệu, máy bị treo song không thông báo.

    Vào lúc mở cửa phiên giao dịch sáng nay, Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP HCM mới phát hiện giá tham chiếu trên bảng giao dịch điện tử là giá chốt của ngày 31/1, thay vì ngày 1/2. Nhân viên kia đã tự nhận hình thức kỷ luật.

    Phó chủ tịch Ủy ban Chứng khoán Nhà nước Nguyễn Đoan Hùng đã bay vào TP HCM ngay trưa nay để tìm hiểu tình hình và chỉ đạo xử lý sự cố.

    Trước khi Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP HCM công bố nguyên nhân, nhiều nhà đầu tư bán tín bán nghi cho rằng chính trung tâm cố tình làm sập sàn vì thị trường nóng quá mà không thể kiểm soát. Nhà đầu tư (giấu tên) sàn Habubank thì thào: "Ở đây người ta nói nóng quá, đóng cửa để bớt nóng. Tôi nghĩ chưa chắc đã có lỗi kỹ thuật".

    Nhà đầu tư trẻ Nguyễn Trọng Thái cũng đoán già đoán non: "Trang thiết bị quá kém hay là nóng quá phải dùng cách này để đánh sập sàn. Có một số ý kiến ở trên sàn bàn nhau như thế, nhưng tôi nghĩ khả năng này không nhiều vì không thể thấy thị trường nóng quá mà hành động như vậy".

    Kết thúc đợt khớp lệnh chiều nay, VN-Index tăng 2,4% lên mức 1.074,55 điểm. Theo số liệu của Công ty Chứng khoán Ngoại thương (VCBS), khối lượng giao dịch chiều nay đạt 7,6 triệu đơn vị, tương đương 833 tỷ đồng, bằng một phiên giao dịch bình thường với cả 3 đợt khớp lệnh.

    Nhiều công ty chứng khoán không khỏi ngạc nhiên với mức giao dịch kỷ lục này. Cuối buổi sáng, họ lo nhà đầu tư không biết thông tin giao dịch bù vào buổi chiều để tham gia trở lại.

    Vào lúc 10h30, nhận được điện thoại thông báo giao dịch trở lại của TTGDCK TP HCM, BSC lập tức thông báo trở lại lên bảng điện tử và đưa thông tin lên Internet để thông báo cho nhà đầu tư. Với những khách hàng quen, hay giao dịch, công ty cố gắng thông báo bằng điện thoại. SSI thì yêu cầu nhân viên gọi điện thoại tới khách hàng càng thông báo nhiều càng tốt, thông tin giao dịch lại cũng được đưa lên trang web rồi thông báo được dán khắp sàn. Do lệnh đặt từ sáng bị hủy hết nên khách muốn giao dịch buổi chiều phải đặt lệnh lại.

    VnExpress News
  4. linhlong_vn

    linhlong_vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Đã được thích:
    0
    Thắt chặt việc mua cổ phần của CTCK, vì sao?

    Ngày 17/1/2007, Chính phủ đã ký ban hành Nghị định quy định chi tiết một số điều của Luật Chứng khoán. Một trong những điểm quan trọng tại Nghị định này là việc cụ thể hoá về điều kiện thành lập 2 loại tổ chức tài chính trung gian là công ty chứng khoán (CTCK) và công ty quản lý quỹ (CTQLQ).


    Theo đó, mức vốn pháp định của một CTCK hoạt động tất cả 4 nghiệp vụ tối thiểu là 300 tỷ đồng; đối với CTQLQ, mức vốn pháp định ở mức tối thiểu 25 tỷ đồng. Những thông tin này không quá mới lạ, nhưng có một quy định bất ngờ là quy định hạn chế đầu tư vào các CTCK và CTQLQ của cùng một tổ chức, hoặc cá nhân.
    Cụ thể, theo Nghị định hướng dẫn Luật thì tổ chức, cá nhân sở hữu từ 10% vốn cổ phần hoặc phần vốn góp có quyền biểu quyết của 1 CTCK và người có liên quan của tổ chức, cá nhân đó không được sở hữu trên 5% số cổ phần hoặc phần vốn góp có quyền biểu quyết của 1 CTCK khác. Đối với CTQLQ, quy định hạn chế đầu tư cũng được đưa ra tương tự: tổ chức, cá nhân sở hữu từ 10% vốn cổ phần hoặc phần vốn góp có quyền biểu quyết của 1 CTQLQ và người có liên quan của tổ chức, cá nhân đó không được sở hữu trên 5% số cổ phần hoặc phần vốn góp có quyền biểu quyết của 1 CTQLQ khác. Vì sao lại hạn chế và ảnh hưởng của nó đến việc đầu tư của các định chế tài chính lớn ra sao là những thắc mắc được chuyển đến ĐTCK ngay sau khi Nghị định được ký ban hành.

    Phản ứng từ thị trường
    Đại diện một số định chế tài chính lớn cho biết, quy định như trên trực tiếp ảnh hưởng đến quyền kinh doanh của họ tại Việt Nam, vì theo họ, đầu tư vào các DN thuộc lĩnh vực ngân hàng, chứng khoán, quản lý quỹ được coi là có tiềm năng, nhưng nay đều bị hạn chế. Hiện nay, việc đầu tư vào cổ phiếu ngân hàng của các định chế tài chính nước ngoài bị khống chế mức tối đa 10% (vào mỗi ngân hàng) và tỷ lệ này đang được Ngân hàng Nhà nước xem xét giảm xuống còn 5% với mức mua tối đa của 1 định chế tài chính không quá 4 loại cổ phiếu ngân hàng, trừ nhà đầu tư chiến lược. Nay Nghị định hướng dẫn Luật Chứng khoán chính thức đưa ra mức hạn chế mua không quá 5% vốn cổ phần của CTCK, CTQLQ thứ hai trở đi, khiến dư luận không thể không đặt câu hỏi vì sao lại khống chế như vậy và giải quyết vấn đề hiện tại (có những định chế đã đầu tư quá tỷ lệ khống chế cho phép trên) như thế nào?
    Hiện nay, quy mô vốn trung bình của các CTCK Việt Nam mới đạt 77 tỷ đồng/công ty, nên quá trình tăng vốn để đạt mức tối thiểu 300 tỷ đồng chắc chắn sẽ phải diễn ra trong năm 2007 và 2008. Thông thường, khi tăng vốn, các DN sẽ dành một lượng cổ phần nhất định bán ưu đãi cho cổ đông hiện hữu và trong trường hợp này, nếu một tổ chức tài chính A đã mua trên 10% vốn cổ phần của CTCK X và trên 5% cổ phần của CTCK Y thì tổ chức A có thể sẽ không được hưởng trọn quyền mua số cổ phần ưu đãi khi CTCK Y tăng vốn. Trong trường hợp này, rõ ràng, quyền lợi thiết thực của tổ chức tài chính A sẽ bị ảnh hưởng, đó là chưa nói đến việc nếu họ muốn mua cổ phần của các CTCK khác thì mức đầu tư cũng bị khống chế ở mức tối đa 5%.
    Một thắc mắc khác là thông thường, một CTQLQ sẽ quản lý nhiều quỹ, vậy CTQLQ và các quỹ thuộc quyền quản lý có bị coi là ?ongười có liên quan? để phải chịu chung mức khống chế đầu tư hay không?

    Lý do và giải pháp
    Một thành viên UBCK cho biết, mục đích chính của việc đưa ra quy định khống chế đầu tư vào CTCK, CTQLQ là nhằm hạn chế tình trạng một công ty mẹ (holding) cùng là cổ đông lớn (nắm trên 5% vốn - theo quy định trong Luật Chứng khoán) tại nhiều CTCK, CTQLQ, vì nếu trường hợp này xảy ra thì công ty mẹ có thể thông qua các CTCK, CTQLQ này để thao túng giá cổ phiếu, thao túng TTCK. Thành viên này cũng cho biết, quy định tại Nghị định được xây dựng trên cơ sở tham khảo khung pháp lý tại nhiều nước khác với sự khuyến cáo của các chuyên gia quốc tế. Tại Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước cũng đang xem xét điều chỉnh hạn mức đầu tư của mỗi tổ chức, cá nhân vào cổ phiếu ngân hàng theo hướng hẹp hơn và đây cũng là một kênh tham khảo khi xây dựng Nghị định hướng dẫn Luật Chứng khoán. Theo đại diện một CTCK lớn thì việc hạn chế đầu tư của các định chế tài chính vào khối CTCK, CTQLQ là hợp lý, bởi thông thường, cổ đông nắm trên 5% vốn của một DN sẽ có chân trong hội đồng quản trị và như vậy, sẽ nắm rõ chiến lược, định hướng đầu tư của công ty mình góp vốn. Chính vì đứng ở vị trí được biết những thông tin quan trọng nên không loại trừ khả năng những tổ chức này chuyển thông tin mật từ công ty nắm ít cổ phần hơn sang công ty nắm nhiều cổ phần hơn để đạt lợi nhuận tối đa cho mình. Đây là điều các CTCK, CTQLQ rất lo ngại, vì đôi khi bí mật để thành công chỉ nằm trong thông tin về 1 dự án đang dự định đầu tư.
    Trở lại với những thắc mắc của đại diện của một số định chế tài chính lớn. Việc hạn chế đầu tư vào CTCK, CTQLQ như trong Nghị định sẽ không ảnh hưởng gì đến các nhà đầu tư nhỏ, nhưng với các định chế lớn thì chắc chắn bị thiệt thòi. Giải pháp cho vấn đề này có lẽ là UBCK nên có quy định cho phép người sở hữu quyền được bán lại quyền mua cổ phần ưu đãi khi công ty phát hành tăng vốn (để giảm thiệt hại về tài chính cho những tổ chức được hưởng quyền mua, nhưng lại không được mua hết). Bên cạnh đó, nên chăng giải thích rõ nội hàm của cụm từ ?ongười có liên quan? theo hướng những quỹ đầu tư được quản lý bởi những nhân sự độc lập (thuộc cùng công ty quản lý quỹ) được coi là những tổ chức tài chính độc lập, nhằm tránh việc các quỹ này phải chịu chung một ràng buộc về hạn chế đầu tư.



    SỐ 7 (375), ngày 22/1/2007

    Tường Vi
  5. linhlong_vn

    linhlong_vn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/08/2006
    Đã được thích:
    0
    Sàn chứng khoán Hà Nội tiếp tục xu hướng giảm



    Thị trường chứng khoán Hà Nội tiếp tục chứng kiến sự giảm giá nhẹ phiên giao dịch thứ 4 liên tiếp với sự đi xuống của nhiều cổ phiếu lớn.

    Trong phiên giao dịch hôm qua (6/2), mặc dù 43 cổ phiếu tăng giá, nhiều hơn số 33 cổ phiếu giảm giá, chỉ số HASTC-Index vẫn giảm nhẹ 1,7 điểm xuống mức 342,62 điểm.

    Tống khối lượng giao dịch toàn thị trường đạt 2,88 triệu cổ phiếu, giảm 15,7% so với hôm qua, nhưng tổng giá trị giao dịch lại đạt 286,78 tỷ đồng, tăng 9% so với phiên trước.

    SVC tiếp tục là cổ phiếu giảm mạnh nhất. Sau khi giảm 13.400đ hôm qua, hôm nay cổ phiếu này tiếp tục mất thêm 13.200đ và rơi xuống mức 138.900đ/cp.

    Cổ phiếu lớn thứ 2 trên sàn chứng khoán Hà Nội là BMI là cổ phiếu có mức giảm mạnh thứ 2 trên thị trường. BMI giảm 7.000đ xuống mức 141.400đ.

    BVS là cổ phiếu có mức giảm mạnh tiếp theo với mức giảm 6.400đ xuống 363.000đ. Cổ phiếu này hiện vẫn đang có mức giá cao nhất trên TTGDCK Hà Nội.

    Một số cổ phiếu lớn khác cũng giảm giá như VNR giảm 3.900đ, POT giảm 2.900đ, SSI giảm 2.300đ, PTS giảm 2.000đ, PLC giảm 1.900đ, HAI và NTP đều giảm 1.400đ, ÌC giảm 1.000đ hay MPC giảm 800đ.

    Trong xu hướng ngược lại, SDA là cổ phiếu tăng mạnh nhất. Hôm nay SDA tăng 19.000đ lên mức kịch trần là 209.700đ.

    VC2 là cổ phiếu tăng mạnh thứ 2 với mức tăng 12.300đ lên mức giá trần là 135.300đ.

    VSP và SDT cũng tăng rất mạnh. VSP tăng 11.500đ lên mức 154.500đ, còn SDT tăng 10.700đ lên mức trần là 118.000đ.

    Về khối lượng giao dịch, SD9 đứng đầu thị trường với 273.700cp, tiếp theo là MPC với 241.400cp, BCC với 229.200cp, SSI với 202.900cp.

    TBC, SDT, VNC cũng có khối lượng giao dịch lớn với trên 100.000cp mỗi loại.

    6 cổ phiếu không có giao dịch hôm nay, gồm DAE, HLY, HSC, MCO, NPS, SAP.

    Các nhà đầu tư nước ngoài hôm nay mua 42.600cp trong khi bán ra 87.500cp.

    vnn news

Chia sẻ trang này