Thị trường Chứng khoán trong năm 2012

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi jimmy0989676794, 21/08/2011.

5253 người đang online, trong đó có 536 thành viên. 19:52 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 31763 lượt đọc và 135 bài trả lời
  1. jimmy0989676794

    jimmy0989676794 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/06/2010
    Đã được thích:
    0
    >>> chúc mừng những ai đã ôm 3 mã cổ phiếu chiến lược này :)):)):)):)):)):)):)):))

    (*) Hệ Thống tính tỷ giá giữa các cặp tiền 1 cách tự động và khách quan nhất => http://www.fesinvestment.blogspot.com - Quân sư Tài chính

    Lưu ý: ngoại trừ NDT là hệ thống chưa cập nhật được, ngoài ra tất cả các đồng tiền đều được so sánh thực tế. Vàng được xem như 1 đồng tiền mạnh và được ký hiệu là XAU

    >>> thử tính xem trong thời gian vừa qua chúng ta làm ăn như thế nào =))
  2. jimmy0989676794

    jimmy0989676794 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/06/2010
    Đã được thích:
    0
    http://vangvatchat.wordpress.com/2012/04/26/tran-tro-trong-nghe-tu-van-dau-tu-tai-chinh/ >>> Trăn trở trong nghề tư vấn đầu tư (Tài chính)

    2012/04/26 Để lại phản hồi

    Sau hơn 2 năm tư vấn về Vàng vât chất, Vàng tài khoản (từ năm 2010) và sau 1 năm tư vấn về Chứng khoán (từ năm 2011) … tôi nhận thấy rằng: ở đời có những người tính nết rất là CHÓ …
    Tôi nhớ lại hồi tháng 7-2011, một người đồng nghiệp sn 1987 đã từng nói rằng: tư vấn mà không đem lại lợi ích cho bản thân mình trước thì tư vấn làm gì … lúc ấy, tôi nghĩ rằng đồng nghiệp của tôi “thực dụng” quá … tư vấn viên cần đầu tư thời gian và công sức cho mọi người 1 thời gian thì Nhà đầu tư sẽ tự đánh giá và tìm tới tư vấn viên … Bây giờ là năm 2012, tôi phải thừa nhận rằng sự thực dụng của người đồng nghiệp cũ là rất đúng …
    Chưa cần biết sự tư vấn của 2 tư vấn viên có độ chính xác như thế nào … nhưng 1 bên phải trả tiền và 1 bên được miễn phí thì Nhà đầu tư thích bên trả tiền hơn … 1 bên được miễn phí thì Nhà đầu tư sẽ lợi dụng thường xuyên, nếu đúng thì khen vài lời, nếu sai thì chê bai tệ hại … xem thường … khinh bỉ …
    [​IMG]
    Tất cả những Nhà đầu tư tham gia thị trường Tài chính (forex, estate, stock) đều là những người thực dụng và thích sự thực dụng, nếu bạn muốn kiếm được tiền thì cần trở nên giống họ, đừng nên miễn phí bất cứ thứ gì. Vấn đề giữa người có Vốn và người tư vấn là sự trao đổi lẫn nhau, là sự lợi dụng lẫn nhau dưới cách gọi là HỢP TÁC.
    Đây chính là sự trải nghiệm thật của tôi nhằm tặng tất cả những người bạn đã ghé thăm trang facebook của tôi !
    Phân tích hành vi, chúng ta sẽ nhận ra rằng:
    Là người thực dụng, họ sẽ thừa hiểu rõ chẳng có gì là chắc chắn, và tư vấn viên không phải là “thánh”. Do đó, nếu độ chính xác trong tư vấn tốt thì họ sẽ tiếp tục trả tiền. Nếu độ chính xác kém đi thì sẽ chia tay … Nên nhớ rằng, là người bỏ Vốn, họ sẽ tự nghiên cứu và theo dõi bạn trong 1 quá trình nào đó rồi mới liên hệ với bạn.
    Tại sao họ có năng lực kiếm ra số Vốn lớn lại cần sự tư vấn ?
    Câu trả lời là vì 2 lý do:
    1- Họ muốn giảm bớt rủi ro trong quá trình bắt đầu tìm hiểu thị trường Tài chính mà các nhà tư vấn Am Hiểu hơn họ.
    2- Tuy họ kiếm được tiền, nhiều tiền ở lĩnh vực của họ nhưng bước vào thị trường Tài chính quá hấp dẫn, quá nhanh, quá rủi ro, quá nhiều thông tin … làm cho họ rối và hiện tại họ đang thua lỗ. Ở vị thế cần phải gỡ lại những gì đã mất và tìm kiếm lợi nhuận cao trong khi Vốn bảo ra tương ứng không nhiều, họ sẽ tìm tới các nhà tư vấn.
    [​IMG]
    Trải nghệm từ chính bản thân, tôi khuyên các bạn đã và đang làm tư vấn viên không bao giờ “miễn phí” dù cho sự tư vấn của bạn có là như thế nào … Vì nếu là những người “chợi đẹp” – nghĩa là sòng phẳng, họ sẽ không nhận khơi khơi những gì bạn cho họ đâu, là người có tiền thì cái tôi của họ lớn lắm … càng có bản lĩnh kiếm được nhiều tiền, cái tôi càng lớn !
    Chúc các bạn tư vấn viên mới, các nhà tư vấn hãy tự quý trọng thời gian và kiến thức của chính mình, đừng giống như tôi !
  3. jimmy0989676794

    jimmy0989676794 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Suy Thoái Kinh Tế



    Suy thoái kinh tế (tiếng Anh: recession/economic downturn) được định nghĩa trong Kinh tế học vĩ mô là sự suy giảm của Tổng sản phẩm quốc nội thực trong thời gian hai hoặc hơn hai quý liên tiếp trong năm (nói cách khác, tốc độ tăng trưởng kinh tế âm liên tục trong hai quý). Tuy nhiên, định nghĩa này không được chấp nhận rộng rãi. Cơ quan nghiên cứu kinh tế quốc gia (NBER) của Hoa Kỳ đưa ra định nghĩa về suy thoái kinh tế còn mập mờ hơn “là sự tụt giảm hoạt động kinh tế trên cả nước, kéo dài nhiều tháng”. Suy thoái kinh tế có thể liên quan sự suy giảm đồng thời của các chỉ số kinh tế của toàn bộ hoạt động kinh tế như việc làm, đầu tư, và lợi nhuận doanh nghiệp. Các thời kỳ suy thoái có thể đi liền với hạ giá cả (giảm phát), hoặc ngược lại tăng nhanh giá cả (lạm phát) trong thời kì đình lạm.
    Một sự suy thoái trầm trọng và lâu dài được gọi là khủng hoảng kinh tế. Sự tan vỡ tàn phá nền kinh tế là suy sụp/đổ vỡ kinh tế.
    Nền kinh tế bị suy thoái gần đây nhất, nguyên nhân chủ yếu được cho là cuộc khủng hoảng và gian lận tài chính tại Phố Wall từ năm 2008, xuống dốc năm 2009-2010, và khủng hoảng sâu – trượt dài 2011.
    Nguyên nhân nữa là chạy đua vũ trang và sự lãng phí tài nguyên của con người.
    [​IMG]
    Trích từ VnEconomy 21/12/2009 16:31 (GMT+7)
    Năm 2009 được nhiều người xem như một năm suy thoái nghiêm trọng của kinh tế toàn cầu, trong đó sản lượng của nền kinh tế thế giới trải qua sự sụt giảm nghiêm trọng nhất kể từ Chiến tranh Thế giới thứ 2 tới nay. Nhưng có lẽ, sẽ là hợp lý hơn nêu coi 2009 là năm bình ổn trở lại của kinh tế thế giới, vì năm nay không chỉ đáng nhớ vì tốc độ sụt giảm chóng mặt của sản lượng, mà còn vì một thảm họa kinh tế đã được ngăn chặn một cách ngoạn mục.
    Cách đây 12 tháng, cơn hoảng loạn sau vụ phá sản của Ngân hàng Đầu tư Lehman Brothers đã đẩy thị trường tài chính toàn cầu tới mép vực sụp đổ. Các hoạt động kinh tế khắp thế giới, từ sản xuất công nghiệp tới ngoại thương, lao dốc với tốc độ nhanh hơn ở thời kỳ Đại khủng hoảng đầu thập niên 1930.
    Tuy nhiên, lần này, sự sụt giảm trên đã được ngăn chặn chỉ trong vòng vài tháng. Những nền kinh tế đang nổi lên đã tăng tốc đầu tiên và mạnh hơn cả. Sau một thời gian ngắn đình trệ, GDP của Trung Quốc đã tăng trưởng 7,9% so với cùng kỳ năm trước trong quý 2 và tăng 8,9% trong quý 3 vừa qua. Đến giữa năm, những nền kinh tế lớn, giàu có của thế giới, ngoại trừ Anh và Tây Ban Nha, đã bắt đầu tăng trưởng trở lại. Tới thời điểm này, trên thế giới hiện chỉ còn một vài nền kinh tế như Latvia và Ireland là vẫn còn chưa thoát khỏi vòng vây của suy thoái.
    Tuy nhiên, những thiệt hại mà suy thoái đã gây ra cho kinh tế thế giới là không hề nhỏ. Tỷ lệ thất nghiệp bình quân của các nền kinh tế trong Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) là gần 9%. Tại Mỹ, nơi suy thoái bắt đầu sớm hơn các nơi khác, đội ngũ thất nghiệp đã tăng gấp đôi lên 10%. Tại một số quốc gia, kết quả của tiến trình giảm nghèo kéo dài nhiều năm đã trở về con số 0 khi mà tầng lớp nghèo nhất chịu tác động tiêu cực cùng lúc của sự suy giảm tăng trưởng kết hợp với giá thực phẩm cao.
    Mặc dù vậy, nhờ sự vững vàng của những nền kinh tế lớn và đông dân như Trung Quốc, Ấn Độ và Indonesia, nhóm các nền kinh tế đang nổi lên đã chống chọi không tồi với lần suy thoái này nếu so sánh với những gì đã diễn ra trong lần suy thoái 1991. Đối với nhiều người trên thế giới, lần suy thoái này đã không quá khủng khiếp.
    Nhưng điều này không phải tự nhiên mà có. Đó là kết quả của những động thái phản ứng lớn nhất, rộng nhất và nhanh nhất từng có trong lịch sử của các chính phủ. Những nhà băng mấp mé bờ vực phá sản đã được bao bọc bằng hàng trăm tỷ USD tiền thuế của dân. Các ngân hàng trung ương đua nhau hạ lãi suất, các ngân hàng trung ương lớn tăng mạnh giá trị bảng cân đối kế toán. Các chính phủ trên toàn cầu tung ra những gói kích thích kinh tế lớn.
    Những biện pháp này đã giúp ngăn chặn sự hoảng loạn, vực dậy hệ thống tài chính và bù đắp lại sự sa sút nhu cầu của khu vực tư nhân. Nếu không có những giải pháp như vậy, Đại suy thoái 1930 rất có thể đã lặp lại.
    Nhưng mọi sự tốt đẹp mới chỉ dừng ở đó. Điều đáng ngại hiện nay là quá trình bình ổn trở lại của kinh tế thế giới vẫn còn rất mong manh, một mặt vì nhu cầu toàn cầu còn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của các chính phủ, mặt khác vì chính sách tài khóa mở rộng dù đã ngăn chặn được những rắc rối cũ, nhưng lại tạo nguồn cho những bất ổn mới.
    Giá nhà đất vẫn suy giảm tại đa số các thị trường, việc nước Áo cách đây ít ngày quốc hữu hóa ngân hàng Hypo Group cho thấy, hệ thống tài chính thế giới chưa hết căng thẳng. Những bằng chứng rõ nét về sự thanh công, chẳng hạn việc các ngân hàng lớn của Mỹ sớm trả lại tiền cứu trợ của Chính phủ, có thể khiến người ta dễ dàng quên mất rằng, sự phục hồi kinh tế vẫn còn đang phải dựa trên hoạt động chi tiêu công.
    Nếu bỏ qua những tác động tạm thời của hoạt động gia tăng sản xuất để tăng hàng tồn kho của các doanh nghiệp, thì phần nhiều của sự phục hồi nhu cầu toàn cầu là kết quả của chi tiêu công. Hoạt động gia tăng hàng tồn kho đã giúp thúc đẩy sự phục hồi tại các nền kinh tế mới nổi, trong khi chỉ có thể ngăn chặn sự trở lại của suy thoái tại nhiều nền kinh tế giàu có.
    Sự khác biệt như vậy giữa các nền kinh tế phát triển và đang nổi lên trong tiến trình phục hồi sẽ còn tiếp diễn. Nhu cầu tại các nước giàu sẽ vẫn còn yếu ớt, đặc biệt là ở các quốc gia có mức vay nợ cao trong các hộ gia đình và hệ thống ngân hàng nhiều rạn nứt.
    Tỷ lệ nợ so với thu nhập của các hộ gia đình ở Mỹ hiện chỉ thấp hơn mức đỉnh chút ít và cao hơn khoảng 30% so với thời điểm cách đây một thập kỷ. Các hộ gia đình ở Anh và Tây Ban Nha vẫn chưa giải quyết được gì đáng kể tình hình nợ nần, nên khả năng chi tiêu cá nhân còn bị kìm hãm trong thời gian tới là rất cao. Thêm vào đó, với gánh nặng nợ nần gia tăng, chính phủ các nước giàu sẽ gặp khó trong việc vay mượn thêm để bù đắp cho sự sa sút của nhu cầu tư nhân.
    Do vậy, sự tương phản với các nền kinh tế đang nổi lên sẽ càng rõ nét hơn. Các nhà đầu tư gần đây đã lo lắng về nguy cơ vỡ nợ của Hy Lạp, và thậm chí là cả một số quốc gia khác trong khu vực sử dụng đồng Euro. Thậm chí cả Anh và Mỹ cũng có thể phải đối mặt với mức chi phí vay nợ gia tăng.
    Trong khi đó, những nền kinh tế mới nổi lên lại đương đầu với thách thức hoàn toàn ngược lại: rủi ro bong bóng tài sản xuất hiện khi chính phủ lựa chọn, hoặc buộc phải lựa chọn, việc duy trì chính sách tài khóa và tiền tệ nới lỏng trong một thời gian quá dài. Chính sách tiền tệ nới lỏng tại các nước giàu khiến các nền kinh tế mới nổi khó thực hiện thắt chặt, vì nếu làm vậy, họ sẽ càng thu hút các dòng vốn đầu cơ từ nước ngoài.
    Liệu kinh tế thế giới có dịch chuyển trơn chu từ bình ổn sang phục hồi bền vững hay không còn phụ thuộc vào việc những khác biệt nói trên giữa hai nhóm nền kinh tế sẽ được giải quyết ra sao.
    Một số lời giải cho bài toán này không khó tìm. Chẳng hạn, nếu Trung Quốc tăng tỷ giá Nhân dân tệ, nền kinh tế của nước này sẽ cân bằng hơn, đồng thời giảm áp lực đối với các nền kinh tế mới nổi khác. Nếu chính phủ các nước giàu đưa ra được kế hoạch khả thi cho việc cắt giảm chi tiêu tài khóa trong trung hạn, thì rủi ro về việc tăng lãi suất trong dài hạn cũng sẽ giảm bớt.
    Tuy nhiên, những đánh đổi tất yếu sẽ xảy ra. Thắt chặt tài khóa ở thời điểm này sẽ chặn đứng sự phục hồi kinh tế của các nước giàu. Chính sách tiền tệ thả lỏng ở Mỹ tốt cho kinh tế Mỹ, nhưng sẽ làm căng thẳng thêm những thách thức mà các nền kinh tế mới nổi đang đối mặt.
    Đó là lý do tại sao các nhà hoạch định chính sách đang đứng trước những khó khăn lớn về mặt kỹ thuật trong việc rút lui khỏi các kế hoạch kích thích tăng trưởng.
    Tệ hơn, những thách thức này xảy đến với các nhà hoạch định chính sách trên một bức màn chính trị u ám. Việc nước Anh mới đây tuyên bố đánh thuế vào tiền thưởng của ngành ngân hàng đã cho thấy, chính sách tài khóa tại các nước giàu có nguy cơ bị ảnh hưởng mạnh bởi sự bất bình gia tăng của dân chúng đối với các ông chủ nhà băng và các gói giải cứu.
    Tại Mỹ, sự độc lập của Cục Dự trữ Liên bang (FED) đang đối mặt áp lực phải giảm bớt từ phía Quốc hội. Tỷ lệ thất nghiệp cao cũng đồng nghĩa với nguy cơ gia tăng xung đột thương mại giữa các quốc gia, khi mà các nước tìm cách bảo vệ thị trường việc làm của mình.
    Có thể rút ra điều gì từ tất cả thực trạng trên? Những người có quan điểm bi quan thì đề phòng mọi loại cú sốc có thể xảy ra trong năm 2010, từ khủng hoảng nợ công (giả sử Hy Lạp vỡ nợ) tới sự lan tràn của chủ nghĩa bảo hộ. Dễ xảy ra hơn cả là những sự việc kiểu như lợi suất trái phiếu tăng mạnh, hay những quyết định tài khóa “thiển cận” (chẳng hạn như đánh thuế vào các giao dịch tài chính), hoặc đình công đòi tăng lương…
    Để tìm được việc làm, một người lao động Mỹ có trình độ trung bình cần nhiều thời gian hơn. Nếu trong tháng Tư, để tìm một công việc mới, một người lao động mất 33 tuần, thì trong tháng Năm là 34,4 tuần, đây là một con số kỷ lục.
    Số người Mỹ không tìm được việc trong tháng Năm năm nay đã tăng mạnh so với cùng kỳ năm ngoái (1,1 triệu người, tăng 291.000 người so với tháng 5/2009). Rất ít người Mỹ tìm được việc tại các khu vực tư nhân, hầu hết trong số đó chỉ tìm được công việc tạm thời thông qua các dịch vụ giới thệu việc làm. Đây là một trong những lý do cho sự sụt giảm mức lương trung bình tại quốc gia này.
    Tại sao Mỹ lại khó thoát khỏi cuộc Đại suy thoái như vậy? Câu trả lời đó là do tình trạng khó khăn về tài chính của người tiêu dùng – những người chiếm 70% thị phần của nền kinh tế Mỹ. Trong khi đó, các công ty của Mỹ lại không có khả năng chi trả tiền thuê nhân công lao động.
    Nếu nền kinh tế Mỹ bị tái suy thoái, chính phủ nước này sẽ duy trì 3 biện pháp tạm thời: thứ nhất là, chương trình chống khủng hoảng của chính phủ (bao gồm các quỹ đã được giải ngân 75%), thứ hai là, duy trì lãi suất cận 0% (nhằm ngăn chặn tình trạng đầu cơ “bong bóng” trên thị trường) và thứ ba là biện pháp trao đổi (người tiêu dùng trao đổi xe ô tô và máy móc cũ để lấy đồ mới).
    Doanh thu bán lẻ tại Mỹ đã bắt đầu giảm, chẳng bao lâu những ưu đãi trong nền kinh tế Mỹ sẽ biến mất và quốc gia này sẽ lại rơi vào cuộc suy thoái.
    Tất cả những gì mà Mỹ có thể làm trong tương lai gần để kích thích nền kinh tế đó là gia hạn trợ cấp thất nghiệp và hỗ trợ các bang cũng như các thành phố có thâm hụt ngân sách lớn ể đảm bảo ngân sách cho trường học và các dịch vụ xã hội.
    Tuy nhiên, dường như Hạ viện Mỹ không thể tách biệt các ưu đãi ngắn hạn (là cần thiết) với nợ dài hạn (không có lợi cho đất nước).
    Về lâu dài, Mỹ cần một chính sách tương tự chính sách của Tổng thống Roosevelt trong cuộc Đại Khủng hoảng 1933-1938.
    Các cuộc suy thoái trước đó phần lớn là do hệ thống dự trữ Liên bang nỗ lực kiềm chế lạm phát trong khi lãi suất gia tăng. Chính vì vậy, để vượt qua một cuộc suy thoái thông thường, Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) đã thay đổi tỷ giá tương đối và giảm lãi suất. Tuy nhiên, nguyên nhân của cuộc Đại suy thoái là do sự bùng nổ của “bong bóng nhà đất” tại Mỹ và để vượt qua cuộc suy thoái, thì nhất thiết phải có sự chuyển dịch cơ cấu của nền kinh tế.
    [​IMG]
    Theo TTVN 22/09/2011, 16:46
    Ông Soros cho rằng các nhà hoạch định chính sách châu Âu đã liên tục sai lầm về chính sách, khiến tình hình châu Âu trở nên nguy hiểm hơn.
    Nhà đầu tư tỷ phú George Soros khẳng định ông tin nước Mỹ thực ra đã bước vào suy thoái kinh tế lần 2 và việc Đảng Cộng hòa phản đối kế hoạch kích cầu của Tổng thống Obama chính là yếu tố dẫn đến tăng trưởng kinh tế Mỹ yếu kém.
    Phát biểu với CNBC, ông nói: “Tôi nghĩ kinh tế Mỹ đã suy thoái lần 2. Kinh tế Mỹ tăng trưởng chững lại, nước Mỹ còn đối đầu với cuộc xung đột về việc liệu người giàu có phải nộp thuế để tạo việc làm hoặc liệu đã có một thỏa thuận để giảm thâm hụt ngân sách trong dài hạn; cần có một gói kích thích tài khóa ngắn hạn, một chính sách đúng đắn. Cuối cùng nó đã bị bác bỏ, phải chờ đến cuộc bầu cử năm sau mới biết họ muốn cái gì.”
    Ông Soros cho rằng các nhà hoạch định chính sách châu Âu đã liên tục sai lầm về chính sách, khiến tình hình châu Âu trở nên nguy hiểm hơn, đe dọa tác động xấu đến hệ thống tài chính toàn cầu còn hơn cả vụ việc ngân hàng Lehman Brothers sụp đổ năm 2008.
    Ông phân tích: “Tình hình hiện nay còn nguy hiểm hơn cả so với khi Lehman Brothers sụp đổ và tôi nghĩ các nhà hoạch định chính sách, khi cần, sẽ làm tất cả những gì có thể để duy trì hệ thống, bởi lựa chọn thay thế sẽ quá tồi tệ.”
    Ông Soros dự báo nhiều nền kinh tế nhỏ thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu có thể vỡ nợ và rời khu vực đồng tiền chung châu Âu. Tuy nhiên nếu điều này xảy ra, kinh tế toàn cầu sẽ đối đầu với không ít khó khăn.
    Ông Soros dự báo: “Tôi nghĩ sẽ có khoảng từ 2 đến 3 nền kinh tế nhỏ vỡ nợ hoặc rời khu vực đồng tiền chung châu Âu, miễn là quá trình đó diễn ra một cách có trật tự. Nếu điều đó xảy ra, hệ thống tài chính toàn cầu có thể bị chấn động.”
    Ông Soros tin EU, ECB và IMF sẽ tiếp tục giải ngân tiền đợt sau cho Hy Lạp, tuy nhiên ông nhấn mạnh việc thành lập quỹ giải cứu của châu Âu sẽ quyết định liệu Hy Lạp có tiếp tục nhận được tiền trong tháng 12/2011.
    Trích Sag 02/07/2009 10:52 PM
    Gần đây giới truyền thông Phương Tây liên tục đặt ra một câu hỏi là: “Tại sao trong năm 2009, kinh tế Eurozone lại suy thoái mạnh hơn Kinh tế Mỹ?”
    Theo một báo cáo tài chính mà Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) công bố, năm 2009 tốc độ tăng trưởng của kinh tế Eurozone có thể giảm 4,8% trong khi kinh tế Mỹ giảm là 2,8%.
    Năm 2008, những biểu hiện của kinh tế châu Âu có phần nghiêm trọng và gây lo lắng hơn đối với kinh tế Mỹ. Những tháng qua, nhiều người dân châu Âu đã hiểu được một điều rằng, tình trạng của họ còn đang nguy kịch hơn rất nhiều so với tình cảnh kinh tế của nước Mỹ.
    Thứ nhất, các chuyên gia phân tích đã chỉ ra rằng, năm 2009 nhu cầu tiêu thụ tại trường nội địa của Mỹ giảm 3,5%, giảm mạnh so với con số dự đoán là 3,1% của kinh tế châu Âu. Tuy nhiên, OECD cho rằng, xuất khẩu thực sẽ là “điểm nhấn” khiến kinh tế Mỹ tăng trưởng, từ đó mới làm giảm tình trạng suy thoái của kinh tế trong nước. Đối với kinh tế của khu vực các nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu – Eurozone thì tình hình hoàn toàn ngược lại. Tình hình ngoại thương cũng để lại những ảnh hưởng khá tiêu cực, đặc biệt khiến cho con số GDP của khu vực giảm 1,7%, thêm vào đó là mức giảm 3,1% của thị trường tiêu thụ nội địa, khiến năm 2009 tổng thu nhập quốc nội (GDP) của Eurozone giảm 4,8%.
    Cũng cần phải hiểu vì sao kinh tế châu Âu lại bị tác động mạnh bởi khủng hoảng đến vậy, trong khi kinh tế Mỹ vẫn tìm thấy những nhân tố tăng trưởng? Trước tiên phải xem xét đến các nhân tố địa lý. Kinh tế Eurozone chủ yếu có các quan hệ thương mại với các nền kinh tế bị tác động mạnh bởi khủng hoảng như Mỹ, Anh và khu vực Đông Âu. Khi các doanh nghiệp Mỹ vận hành trở nên tốt hơn, họ lại tiến hành các quan hệ thương mại với một số quốc gia châu Á như Trung Quốc và các quốc gia tại châu Mỹ – Latin.
    Nguyên nhân thứ hai là phương diện thị trường tiền tệ. Đồng USD mất giá dường như trở thành một vũ khí thích hợp cho kinh tế Mỹ. Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, thời điểm hiện tại đồng USD không thể không mất giá, đây cũng được coi là một trong những công cụ của Mỹ để bổ sung con số thâm hụt thương mại của mình. Chính quyền Mỹ kiến nghị cần tăng cường xuất khẩu vì nền kinh tế không thể phụ thuộc nhiều vào nhu cầu trong nước, nhưng phương án này cũng gây nhiều bất lợi cho tăng trưởng kinh tế châu Âu.
    Theo thời báo tài chính Anh, theo các số liệu kinh tế được công bố bởi Quốc hội Mỹ, quý I/2009, kinh tế Mỹ vẫn tiếp tục suy thoái nhưng mức suy thoái giảm nhẹ so với mức dự đoán.
    Ngoài ra, các số liệu mà bộ Lao động Mỹ công bố cũng cho thấy, tuần trước số người yêu cầu trợ cấp thất nghiệp của Mỹ tăng lên so với dự đoán, số liệu này cũng cho thấy, mặc dù nền kinh tế đã có những chuyển biến tốt đẹp nhưng những chuyển biến khá khẩm hơn của thị trường việc làm vẫn diễn ra rất chậm chạp.
    Trích từ VTC News 13/04/2009 22:47
    Đức là một trong những nền kinh tế phát triển chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của cuộc khủng hoảng toàn cầu. Tuy nhiên, tại sao mọi người dân nước này lại điềm tĩnh trước thực tế đó?
    Khủng hoảng kinh tế đã và đang tiếp tục gây tổn thất khắp châu Âu. Bạo lực đường phố xảy ra khắp nước Pháp và Anh quốc. Nhưng Đức vẫn giữ vẻ điềm tĩnh. Trong khi kinh tế được dự báo sụt giảm 5,3% năm nay so với mức 4% ở Mỹ, 3,7% tại Anh và 3,3% ở Pháp, người Đức dường như nằm ngoài sự lo lắng về viễn cảnh chờ đợi.
    Khi nhiệt độ mùa xuân cuối cùng đã tới vào cuối tháng 3, những nhà hàng vỉa hè ở Berlin chật cứng người. Tiêu dùng bắt đầu tăng mạnh, doanh thu bán ô tô trong tháng 3 tăng 40% so với cùng kỳ năm trước nhờ sáng kiến thương mại của chính phủ cùng với gói kích thích tài chính.
    Chỉ 13% người Đức được hỏi nói rằng, khả năng tài chính cá nhân của họ có thể bị ảnh hưởng vì khủng hoảng. Kế hoạch biểu tình tại Berlin vào cuối tháng 3 chỉ thu hút được vài nghìn người phản đối toàn cầu hoá và những thành viên cánh tả.
    “Tại sao mọi thứ vẫn yên ả?”, tờ báo Frankfurter Allgemeine đưa ra câu hỏi này trong số xuất bản gần đây, chủ yếu bàn về nội dung người Đức có thể “khoanh tay” trước cuộc suy thoái được coi là tồi tệ nhất trong vòng 60 năm nay.
    Lý do chính khiến hầu hết người Đức không cảm nhận thấy tác động khủng hoảng đơn giản là vì họ không bị ảnh hưởng. Tỉ lệ thất nghiệp ở mức 8,6% trong tháng 3 (tháng 12 năm trước là 7,4%) vẫn khá thấp so với thời điểm đầu thập niên 80.
    Các ngân hàng Đức nằm trong số những nhà đầu tư lớn nhất vào tài sản xấu ở Mỹ nhưng lại có ít tác động trở lại với người dân bản địa. Họ không chứng kiến sự bùng nổ bong bóng ở giá bất động sản hay tăng trưởng chóng mặt của tín dụng tiêu dùng – những thực tế giờ đây đang làm người Mỹ, Anh, Ireland hay Tây Ban Nha khốn đốn.
    Và, cho dù thị trường chứng khoán Đức giảm 41% so với thời kỳ đỉnh cao, nó cũng ảnh hưởng không lớn tới nhà đầu tư cá nhân, người về hưu thì phụ thuộc vào các chính sách lương hưu và bảo hiểm nhân thọ của quốc gia.
    Tận hưởng ngày vui
    Hơn cả, hầu hết người Đức lại cảm thấy sung sướng vì nhiều thứ họ chưa từng chứng kiến trong thập niên qua. Thậm chí gần đây có tăng, nhưng tỉ lệ thất nghiệp ở Đức vẫn kém xa so với đỉnh điểm năm 2005 ở con số 12,6%. Sau nhiều năm cắt giảm chi phí, các nghiệp đoàn cuối cùng đã đàm phán thành công trong việc tăng lương. Tiền lương trung bình mới nhất gần đây người lao động Đức được hưởng ở mức cao nhất trong 13 năm. Giá năng lượng sụt giảm, kế hoạch kích cầu thông qua giảm thuế cũng tạo tâm lý phấn khởi cho dân bản địa.
    Thậm chí suy thoái bắt đầu ảnh hưởng tới Đức – chủ yếu do sự lao dốc trong xuất khẩu (chiếm chừng 40% GDP) thì người Đức vẫn luôn tin tưởng vào hệ thống phúc lợi xã hội họ được hưởng, sẽ bọc lót cho họ, tránh cho họ những tác động xấu từ Mỹ, chỉ số ít người lao động Đức lo lắng về việc mất bảo hiểm y tế.
    Việc làm ở Đức chậm biến mất, thông qua chính sách bảo vệ công nhân. Tình trạng thất nghiệp ở ngành xuất khẩu, đặc biệt trong sản xuất ô tô và máy móc, được cố gắng giữ ở mức thấp có thể nhờ quyết định mở rộng trợ cấp từ chính phủ dành cho 50.000 công ty, để họ giữ lại hơn 1 triệu lao động thậm chí hãng không có nhiều việc để làm.
    Hơn nữa, một cuộc tổng tuyển cử sẽ diễn ra vào tháng 9, chính phủ liên minh của Thủ tướng Angela Mer-kel càng phải nỗ lực giữ vững thị trường việc làm cũng như những công ty lớn ở Đức, do quan ngại tỉ lệ thất nghiệp lớn có thể đem lại chiến thắng cho liên minh cánh tả.
    Một thực tế nữa giúp người Đức giữ được bình tĩnh trong cơn suy thoái, đó là quan niệm bất kỳ những gì xảy ra, họ đã trải qua. Người Đức đã nếm trải dư vị thất nghiệp tồi tệ hơn nhiều mức 11,6% dự đoán cho năm 2010, họ cũng không còn lạ lẫm hay bất ngờ trước tình trạng suy thoái kinh tế gần đây bởi những năm 90, đầu 2000 họ đã từng trải.
    Nghịch lý là, trong khi toàn cầu chao đảo vì khủng hoảng, giờ đây, nhiều người Đức lại có thể ngủ ngon hơn, đặc biệt là khi có gần một nửa số người được nhận trợ cấp từ chính phủ, lương hưu hay các chính sách phúc lợi xã hội khác.
    Con đường hoa hồng sẽ được thử thách trong những tháng tới khi tình trạng không trả được nợ hay thất nghiệp tăng cao hơn, sự sụt giảm trong xuất khẩu ở Đức thậm chí có thể lan sang cả tới năm sau. Nhưng từ nay tới khi ấy, nền kinh tế lớn nhất châu Âu sẽ không để cho lo lắng suy thoái cướp đi “một ngày vui sống” của người dân.
    Trích từ CNBC 07/07/2011 12:50 (GMT+7)
    Cho dù có thành công trong việc kiểm soát lạm phát, nền kinh tế Trung Quốc sẽ rơi vào suy thoái, một chuyên gia kinh tế nhận định với hãng tin CNBC.
    “Chúng tôi cho rằng, suy thoái kinh tế ở Trung Quốc sẽ xảy ra trong 2-3 năm tới”, ông Bill Smead, Giám đốc đầu tư tại công ty quản lý quỹ Smead Capital Management, phát biểu khi trả lời phỏng vấn của CNBC. Theo chuyên gia này, nền kinh tế lớn thứ nhì thế giới sẽ suy giảm 3% so với quý liền trước trong vòng hai quý liên tục.
    Ông Smead lý giải, trong cuộc chiến chống lạm phát, Trung Quốc không “được cả”, vì để kiểm soát sự tăng giá, Bắc Kinh phải tăng lãi suất, mà điều này có hại cho tăng trưởng.
    Hôm 6/7, Trung Quốc đã nâng lãi suất cơ bản đồng Nhân dân tệ thêm 25 điểm cơ bản. Đây là lần tăng lãi suất thứ ba của nước này trong năm nay, đưa lãi suất cho vay kỳ hạn 1 năm lên 6,56% và lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 năm lên 3,5%.
    Động thái này diễn ra trước khi Trung Quốc công bố chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 6 vào tuần tới. Chỉ số này được dự báo tăng 6,3%, cao nhất trong 3 năm, so với mức 5,5% trong tháng 5.
    Nhiều nhà phân tích đã cảnh báo về những ảnh hưởng tiêu cực trong trường hợp kinh tế Trung Quốc “hạ cánh cứng”. Tuy nhiên, chuyên gia Smead cho rằng, chính “hạ cánh cứng” là điều mà kinh tế Trung Quốc cần.
    “Để thành công với tư cách là một nền kinh tế lớn, Trung Quốc cần trải qua một quá trình thanh lọc”, ông Smead nói. Sự thanh lọc này nhằm vào những khoản nợ xấu phát sinh từ hàng tỷ USD vốn vay cấp cho các chính quyền địa phương.
    Cách đây ít ngày, hãng định mức tín nhiệm Moody’s đã cảnh báo, các địa phương Trung Quốc có thể nợ nhiều hơn so với các con số thống kê khoảng 540 tỷ USD, và nợ xấu có thể chiếm tổng 8-10% tổng dự nợ tín dụng ở nước này.
    Theo số liệu mà Cơ quan Kiểm toán Quốc gia Trung Quốc đưa ra trước đó, các địa phương nước này hiện nợ số tiền lên tới 1.650 tỷ USD, tương đương khoảng 1/3 GDP của nền kinh tế này.
    Ông Smead cho rằng, số nợ của các địa phương, vốn chủ yếu được dùng cho các dự án phát triển, giống như một quả bom hẹn giờ đối với kinh tế Trung Quốc.
    Thêm vào đó, theo ông Smead, giá nhà ở nhiều thành phố lớn của Trung Quốc cao gấp 12 lần thu nhập trung bình của các hộ gia đình, do vậy, trong 2-3 năm tới, sẽ có không ít người vay tiền mua nhà cách đây 6 tháng hoặc một năm mất khả năng thanh toán nợ.
    Ông Smead cũng cảnh báo, khi kinh tế Trung Quốc “hạ cánh cứng”, giá hàng hóa cơ bản sẽ lao dốc mạnh, tỷ giá đồng tiền của các nước được hưởng lợi nhờ thời kỳ tăng trưởng bùng nổ của nền kinh tế này, như đồng Đôla Australia, khi đó cũng sẽ sụt giảm mạnh theo.
    Trích từ VOA ngày 18 tháng 11 năm 2011
    Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama mới đây đã lên tiếng chỉ trích Trung Quốc vi phạm các luật lệ thương mại và yêu cầu Bắc Kinh hành động một cách có trách nhiệm đối với kinh tế toàn cầu. Phát biểu hôm chủ nhật vừa qua tại hội nghị thượng đỉnh APEC, nhà lãnh đạo Mỹ kêu gọi Trung Quốc hành xử như một nền kinh tế trưởng thành. Trong khi đó, một nhà kinh tế học nổi tiếng của Trung Quốc cho biết nền kinh tế lớn hàng thứ nhì thế giới này đã bắt đầu suy thoái từ tháng 7 và đang đối mặt với một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng.
    Tiến sĩ Lang Hàm Bình cho rằng một trong những nguyên do làm tăng áp lực lạm phát là chính phủ ở Bắc Kinh in tiền quá nhiều
    Mới đây, chính phủ Trung Quốc lại một lần nữa bày tỏ lạc quan về triển vọng phát triển kinh tế của nước họ và cho biết những nỗ lực cải cách cơ cấu kinh tế của quốc gia đông dân nhất thế giới này sẽ tạo thêm những tiềm năng phát triển mới cho khu vực Á châu Thái bình dương và mang lại vô số cơ hội cho các thành viên APEC.
    Tường thuật hôm thứ 3 của Tân Hoa Xã nói rằng Kế hoạch Ngũ niên thứ 12 (2011-2015) có mục đích làm sâu sắc thêm nỗ lực cải tổ cơ cấu kinh tế bằng cách chuyển đổi từ mô hình phát triển dựa vào xuất khẩu và tăng trưởng nhờ đầu tư sang một mô hình mới đặt trọng tâm vào kỹ thuật và tiêu thụ nội địa.
    Trung Quốc cho biết như thế vài ngày sau khi Tổng thống Hoa Kỳ Barack Obama lên tiếng chỉ trích Bắc Kinh thao túng chỉ tệ và không tuân thủ các luật lệ thương mại quốc tế.
    Tại cuộc họp báo ở Hawaii sau khi thảo luận với các nhà lãnh đạo Trung Quốc bên lề hội nghị thượng đỉnh APEC, ông Obama nói rằng Washington hoan nghênh sự trỗi dậy của Trung Quốc và mong muốn Bắc Kinh nhận lãnh trách nhiệm nhiều hơn đối với nền kinh tế toàn cầu. Ông nói thêm như sau:
    “Vai trò của họ hiện nay không giống như vai trò mà họ nắm giữ cách nay 20 hoặc 30 năm – là lúc mà nếu họ có vi phạm một số luật lệ thì cũng chẳng sao, vì nó không có tác động đáng kể. Lúc đó chúng ta không có những sự mất cân bằng khổng lồ về thương mại, những sự mất cân bằng có ảnh hưởng lớn tới hệ thống tài chánh thế giới. Giờ đây họ đã trưởng thành. Cho nên họ cần phải góp phần quản lý tiến trình này một cách có trách nhiệm.”
    Trong khi đó, một nhà tài chánh học nổi tiếng Trung Quốc cho biết kinh tế Trung Quốc đã lâm vào một cuộc khủng hoảng nghiêm trọng. Giáo sư Lang Hàm Bình của Đại học Trung Văn ở Hồng Kông đã phát biểu như sau tại một cuộc diễn thuyết ở thành phố Thẩm Dương hồi hạ tuần tháng 10:
    “9,1 là giả. Lạm phát 6,2 cũng là giả. Ít nhất là 16. Nhưng cứ tạm cho là tăng trưởng GDP 9%, lạm phát 6%, thì thưa quí vị, quí vị chắc cũng biết là lấy 9 trừ 6 thì còn lại 3. Đó là tăng trưởng GDP thật sự, theo cách nói của Đảng của chúng ta. Chưa tới 3%. Còn nếu lạm phát là 16%, thì tăng trưởng GPD của chúng ta hiện nay là trừ 7%. Tình hình nghiêm trọng tới mức độ như vậy, thưa quí vị.”
    Ông Trình Hiểu Nông, một nhà xã hội học Trung Quốc nổi tiếng đang sinh sống ở Mỹ, cho tờ Epoch Times biết rằng lạm phát đang đe dọa nghiêm trọng tới cuộc sống của những người dân Trung Quốc có mức thu nhập trung bình và thu nhập thấp.
    Ông nói rằng hiện nay nhiều người Trung Quốc chẳng những không đủ tiền để mua thịt cá mà tiền mua rau cũng không có — nhiều người phải đợi chợ gần tan để mua rẻ một ít rau trái cho có cái ăn qua ngày!
    Tiến sĩ Lang Hàm Bình cho rằng một trong những nguyên do làm tăng áp lực lạm phát là chính phủ ở Bắc Kinh in tiền quá nhiều. Ông nói rằng GDP của Hoa Kỳ cao hơn Trung Quốc gấp hai lần rưỡi, nhưng lượng tiền mà Trung Quốc in ra lại cao hơn Hoa Kỳ 30%.
    Ông nói thêm rằng giới hữu trách Bắc Kinh đang theo đuổi chính sách che giấu tình hình thực tế. Ông nêu lên chỉ số cấu mãi của các nhà quản lý ngành chế tạo để chứng minh rằng kinh tế Trung Quốc đã bắt đầu suy thoái từ tháng 7:
    “Chỉ số cấu mãi của các nhà quản lý ngành chế tạo đã lần lượt được công bố hồi gần đây. Chỉ số này nếu trên 50 thì có nghĩa là kinh tế phát triển bình thường, dưới 50 thì chứng tỏ kinh tế suy thoái. Tôi xin thưa với quí vị, trong 3 nước Trung Quốc, Hoa Kỳ, và Liên Âu, Trung Quốc đã đi đầu trên con đường suy thoái, đã có chỉ số thấp hơn 50 từ tháng 7. Quí vị có biết tin này không? Quí vị không biết phải không? Tại sao vậy? Tại vì tin này báo chí không được phép loan tải!”
    Tiến sĩ Lang Hàm Bình là một học giả cánh tả được nhiều người ưa chuộng qua những chương trình truyền hình ở Hồng Kông và Trung Quốc, đề cập tới những câu chuyện thời sự về kinh tế và tài chánh.
    Ông cho biết ngành chế tạo của Trung Quốc đang bị điêu đứng vì những chính sách sai lầm của chính phủ ở Bắc Kinh và điều mà ông gọi là những thủ đoạn nham hiểm của giới tư bản Âu Mỹ.
    “Kết quả nghiên cứu thực địa của tuần báo Nhà Quan sát Kinh tế cho thấy trong hai tỉnh Giang Tô và Triết Giang tỉ lệ khai công của ngành may mặc chưa tới 1/3, ngành plastic 50%, ngành cao su 60%, ngành ép dầu đậu nành chưa tới 30%. Kết quả nghiên cứu của toán nhân viên của chúng tôi cũng cho thấy các xưởng gia công giày da ở Hải Ninh hiện nay có tới 60% phải ngưng hoạt động.”
    Ông Lang Hàm Bình cũng cho rằng Trung Quốc đang đối mặt với một vụ khủng hoảng nợ và cảnh báo là các chính quyền tỉnh ở Trung Quốc sẽ đua nhau vỡ nợ trong năm nay vì vay tiền quá nhiều.
    Ông cho biết tỉnh Vân Nam đã bắt đầu vi phạm hợp đồng vay tiền vào ngày 26 tháng tư, và sau đó các tỉnh Tứ Xuyên, Quảng Đông, 3 tỉnh Đông bắc, và tỉnh Triết Giang cũng đã lần lượt vi ước.
    Tháng 10 vừa qua Ủy hội Giám sát Ngân hàng Trung Quốc cho biết vấn đề nợ nần của chính quyền địa phương đã tạo ra một số rủi ro tiềm ẩn, nhưng vấn đề vẫn nằm trong vòng kiểm soát. Ông Lưu Minh Khương, Chủ tịch Ngân giám hội, nói rằng nợ công của Trung Quốc chiếm khoảng 50% GDP tính đến cuối năm 2010, thấp hơn mức báo động là 60%.
    Trước đó, công ty xếp hạng tín dụng Moody’s cho hay khoản nợ của các chính quyền địa phương Trung Quốc cao hơn con số ước tính của các nhà kiểm toán đến 540 tỉ đô la.
    Trong bản phúc trình về hệ thống tài chánh Trung Quốc công bố hôm thứ Ba vừa qua (15 tháng 11), Quỹ Tiền tệ Quốc tế cũng cảnh báo rằng giá nhà đất tăng mạnh, ngân hàng cho vay quá nhiều, và nợ chính quyền địa phương càng ngày càng tăng đang tạo ra những mối rủi ro cho nền kinh tế Trung Quốc.
    Ông Lương Hàm Bình nói rằng Trung Quốc đang bàn tới việc trợ giúp Hy Lạp giải quyết vụ khủng hoảng nợ nần trong khi các tỉnh ở Trung Quốc tỉnh nào cũng đang là một Hy Lạp!
    Ông Tạ Điền, một nhà kinh tế học của Đại học South Carolina ở Aiken, cho biết rằng tuy ông không tán đồng những nhận định tả khuynh của ông Lang Hàm Bình về các vấn đề kinh tế thế giới, nhưng ông nghĩ rằng sự mô tả của ông Lang về tình hình kinh tế Trung Quốc hiện nay là chính xác.
    “Đối với những chuyên gia kinh tế Trung Quốc ở hải ngoại như chúng tôi thì điều này không có gì là đáng ngạc nhiên. Trong hai năm nay chúng tôi đã không ngừng nghiên cứu và thảo luận về vấn đề này.”
    Tiến sĩ Tạ Điền nói thêm rằng chính phủ Trung Quốc lâu nay vẫn thường đưa ra những số liệu kinh tế không chính xác để phục vụ cho các mục tiêu chính trị:
    “Làm giả số liệu kinh tế là điều mà Đảng Cộng Sản Trung Quốc vẫn làm từ bấy lâu nay. Từ trên xuống dưới đều làm giả. Đây là điều mà chính Phó Thủ tướng của Trung Quốc cũng đã thừa nhận. Ông Lý Khắc Cường cho biết trong thời gian còn làm tỉnh trưởng tỉnh Liêu Ninh, ông ấy đã không thể tin vào các số liệu GDP do cấp dưới cung cấp nên ông phải đích thân tìm kiếm các con số cụ thể, như lượng vận tải hàng hóa đường sắt, sản lượng điện, vân vân … để ước tính GDP của tỉnh là bao nhiêu.”
    Tiến sĩ Trình Hiểu Nông, người từng làm cố vấn cho cựu Thủ tướng Trung Quốc Triệu Tử Dương, cho biết những nhận xét của ông Lang Hàm Bình thật ra không lạ gì với các chuyên gia kinh tế ở Trung Quốc, chỉ có điều là họ biết nhưng không dám nói ra.
    Ông Trình nói thêm rằng đương kim Thủ tướng Ôn Gia Bảo thật ra cũng có một kết luận tương tự như ông Lang Hàm Bình khi ông nói rằng Trung Quốc không tiếp tục theo đuổi mô hình phát triển kinh tế hiện nay.
    [​IMG]
    Thay cho lời kết: người viết nhìn nhận vấn đề Suy Thoái Kinh Tế ở góc độ là quy luật tự nhiên và ai trong chúng ta sẽ tận dụng được cơ hội trong thời kỳ Suy Thoài Kinh Tế để đồng tiền thông minh không ngừng sinh sôi nảy nở sẽ trở thành những nhà tỷ phú mới ???
    Share this:[​IMG]
  4. 007ckc

    007ckc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/01/2012
    Đã được thích:
    3.219
    Chuẩn.

    Chung quy vì lớn nhưng khôn không đi chung đường với chú J.:-bd

  5. jimmy0989676794

    jimmy0989676794 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/06/2010
    Đã được thích:
    0
    >>> Tại sao khi đạt target của Jimmy Group, các mã cổ phiếu chiến lược này lại dừng chân nghỉ ngơi ...:-??:-??:-??

    >>> khi nào chuyến tàu lịch sử của Jimmy Group lại lăn bánh ... ~X~X~X

    >>> ;)) ... Game hay vẫn còn tiếp diễn chăng ... (đón xem :-c)
  6. jimmy0989676794

    jimmy0989676794 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/06/2010
    Đã được thích:
    0
    >>> thị trường sẽ điều chỉnh về đâu ? :)):)):)):)):)):))

    [​IMG]

    đáy mới sẽ là 340 ? hay 250 ? :-c:-c:-c:-c:-c
  7. jimmy0989676794

    jimmy0989676794 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/06/2010
    Đã được thích:
    0
    các chỉ số có sự đồng thuận cho tín hiệu giảm, ngoại trừ ... >>> :-??
    [​IMG]
  8. jimmy0989676794

    jimmy0989676794 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    22/06/2010
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    ;)) >>> các chỉ số cho thấy 1 sự đồng thuận về tín hiệu giảm của thị trường :)):)):)):)):))
  9. NanaT

    NanaT Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    18/11/2011
    Đã được thích:
    1.249
    Hô xuống cách đây hơn 3 tháng rồi vẫn còn kiên định àh ?
  10. NanaT

    NanaT Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    18/11/2011
    Đã được thích:
    1.249
    Khi thị trường lên thì mất tích còn khi thị trường xuống thì xuất hiện ^:)^^:)^^:)^

Chia sẻ trang này