Thị trường ck VN đã xác nhận uptrend từ ngày 11/6/2019: sau ck Mĩ đúng 1 phiên giao dịch (VN cũng ko

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi MaiSieuPhong, 21/06/2019.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
1908 người đang online, trong đó có 31 thành viên. 03:16 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 47346 lượt đọc và 381 bài trả lời
  1. MaiSieuPhong

    MaiSieuPhong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/12/2016
    Đã được thích:
    7.746
    nhà đầu tư họ hay nghĩ về những thuyết âm mưu, vê những bài viết kiểu up bô lùa gà, v..v.., nhưng thị trường đa chiều, người thì tư vấn mua người thì tư vấn bán, ngay cả mấy tay nhà báo chuyên trang tin tức, sáng thì vẫn lí do đấy viết là tốt, chiều vẫn lí do đấy viết là xấu cũng là bình thường. Trong thời đại xa lộ thông tin ntn nhà đầu tư nên dùng thông tin để tham khảo và có cách lựa chọn thông minh theo cách của mình, nhà đầu tư ném đá vào thông tin nhiều khi là xả tress vào ko khí thôi bác
    Last edited: 28/06/2019
  2. cophieuviet

    cophieuviet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/06/2008
    Đã được thích:
    15.926
    Xả street thì ok, nhưng nhiều cá nhân cố tình gây hiềm khích hoặc mang tính đả kích cá nhân bác ạ
    MaiSieuPhong thích bài này.
  3. Linh_moi83

    Linh_moi83 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/06/2010
    Đã được thích:
    6.802
    Hic. Lúc này e nên im lặng thì tốt hơn!
    Nếu có gì đấy làm bác ko hài lòng bác bỏ qua nhé. Mà e nghĩ chắc chả có gì đó từ e đâu :D.
    Pp phân tích của bác và e khác nhau và nghề nghiệp của e cũng vậy.
    E là kỹ sư xây dựng nên e thiên về đồ thị hơn là quản trị, phân tích VNI, VN30 hơn là đi từng cổ phiếu. Đặc biệt rất ít khi e PR các cổ phiếu e cầm :D
    Pic của bác gần như là pic duy nhất trên F e vào tham khảo, học hỏi pp quản trị
    LINHPLC, figo12345678MaiSieuPhong thích bài này.
  4. MaiSieuPhong

    MaiSieuPhong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/12/2016
    Đã được thích:
    7.746
    Cảm ơn quan điểm của bác nhé, thật ra mình luôn cố gắng viết làm sao cho nhiều nhà đầu tư theo dõi hiểu đc nhất thôi. Chứ bản chất là mình là người theo dõi bảng điện để giao dịch kiểu Jesse Livermore giao dịch bằng nhìn băng giấy chạy ý bác, mấy cái đồ thị và phân tích cơ bản ko quan trọng với mình bằng cái nhìn thấy cp đang giao dịch mạnh mẽ nhất đâu. Giao dịch thì vẫn là nhìn kết quả cuối cùng thôi, còn pp ntn ko quan trọng, hiệu quả là cái đánh giá tốt nhất. Thật ra cái mình muốn làm rõ là pp đầu tư theo đà tăng trưởng cho mọi người theo dõi, còn pr cổ phiếu thì chắc ko phải đâu bác. Vì nhà đầu tư theo đà tăng trưởng ko tin tưởng vào bất kì cp nào, cp chỉ tốt khi nó tăng giá, còn nếu giảm giá mình bán ngay ko thương tiếc. Mình có thể nói về nhiều cp, nhưng khi mua mình cũng chỉ chọn 1-2 cp để mua thôi. Mình đánh giá rất cao view thị trường của bác và vẫn theo dõi để tham khảo quan điểm của bác. Tất nhiên cách nhìn thị trường chung của bác và mình đang trái ngược nhau, nhưng điều đấy ko quan trọng, mình thích đọc những cái phân tích chi tiết của bác.
    Last edited: 28/06/2019
    thaogiay7355, tuthu999, LINHPLC1 người khác thích bài này.
  5. Linh_moi83

    Linh_moi83 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/06/2010
    Đã được thích:
    6.802
    :D :D :D
    MaiSieuPhong thích bài này.
  6. Linh_moi83

    Linh_moi83 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/06/2010
    Đã được thích:
    6.802
    Chém gió thêm chút cho vui, trong các nhân vật Tung Của trên bác thích ai nhất? Hỏi nghiêm túc nhé
    MaiSieuPhong thích bài này.
  7. hoangnastock319

    hoangnastock319 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    15/11/2014
    Đã được thích:
    7.534
    Có thể nói, đây là bài viết Quan điểm ngược chiều chứa đựng sự phản đối lớn nhất mà chúng tôi từng làm từ trước đến nay. Với bổi cảnh thị trường giá lên (bull market) lớn nhất trong lịch sử chứng khoán Việt, không thể không nhận thấy một lớp các nhà đầu cơ non trẻ ngày ngày đang bị “thôi miên” bởi những phương pháp PTKT vô cùng phi logic – hệt như cảnh tượng quen thuộc chúng tôi từng thấy nhiều năm trước.
    Trong quyển sách huyền thoại của mình với tên gọi Security Analysis – 1934, ngài Benjamin Graham từng cho rằng: “Trong cuộc đời quản lý tài chính của chúng tôi, chưa bao giờ chúng tôi thấy một phương pháp nào giúp kiếm tiền nhanh chóng và dễ dàng – ngay cả ở phố Wall hay bất cứ đâu.
    Nhìn về kinh nghiệm và quan sát của chúng tôi về bao lớp thế hệ các nhà đầu cơ tự hào rằng mình là “chuyên gia đồ thị”, cũng như nghiên cứu của chúng tôi về các tấm gương “trading” nổi tiếng trên thế giới, chúng tôi cũng chưa bao giờ nhìn thấy một kẻ phân tích kĩ thuật nào giàu lên một cách bền vững cả. Tất cả những gì chúng tôi thấy đều là sự khoa trương qua lời nói và những khóa huấn luyện đắt đỏ, những kết quả quản lý danh mục đầu tư được kiểm toán (audited) ít nhất 10 năm chưa bao giờ xuất hiện như một minh chứng.
    Và hơn nữa, dù số đông cá nhân Việt Nam, thậm chí cả những người lâu năm trong ngành tài chính, cũng cho rằng cần phải có sự kết hợp giữa phân tích cơ bản (PTCB) và (PTKT) để thành công trên thị trường. Chúng tôi mới thể hiện một niềm tin trái chiều rằng sự kết hợp nửa vời đó sẽ chỉ đem lại kết quả tồi tệ lâu dài (!) – hệt như khi chúng ta trộn lẫn nước với dầu mỏ vậy. Vậy thì những lí do gì khiến PTKT là một công cụ phi logic cho các nhà đầu tư cá nhân?
    I. Hai tiêu chí căn bản mà PTKT không thể đáp ứng:
    -Như chúng tôi đã từng nhấn mạnh ở nhiều kỳ ấn phẩm trước, bản chất của một chiến lược đầu tư thành công chính là: (1) phải hợp lý về mặt bản (2) phải có sự khác biệt với đa số đám đông trên thị trường. Dù rằng hai mục tiêu trên có vẻ mâu thuẫn một cách vô lý, ngài Graham và hàng loạt học trò của ông như Buffett, Schloss, Ruane, Greenblatt, Klarman, Davis tự hào rằng sự nghiệp nhiều thập kỷ thành công của họ đều dựa trên triết lý đó. Tuy nhiên, khi nhìn nhận một cách toàn diện về PTKT, chúng tôi lại nhận thấy hai bản chất trái ngược hoàn toàn:
    1. Không hợp lí về mặt bản chất:
    A. , phương pháp PTKT chỉ dùng dữ liệu duy nhất để đánh giá cổ phiếu là giá cả (price) và khối lượng (volume) thay vì sử dụng một hệ thống phân tích toàn diện về doanh nghiệp. Dữ liệu sơ sài này sẽ không thể phân biệt được một doanh nghiệp tốt với một doanh nghiệp có mô hình kinh doanh yếu kém, một doanh nghiệp lừa đảo, hay một doanh nghiệp có đội ngũ lãnh đạo trì trệ. Tất cả những gì các chuyên gia PTKT cần là giá vượt đỉnh cũ (break out) và khối lượng cổ phiếu tăng vọt mà không cần đánh giá bất cứ thứ gì khác – trái ngược hoàn toàn với các nguyên tắc kinh doanh thông thường.
    B. , những kẻ PTKT cố gắng đoán thời điểm (timing) và kiếm lời đối với mọi cổ phiếu, thay vì chỉ tập trung vào một vài doanh nghiệp/lĩnh vực mà họ am hiểu (circle of competence). Từ tài chính, bất động sản đến tiêu dùng, bán lẻ, sản xuất, v.v, những cá nhân PTKT tưởng mình am hiểu mọi thứ nhưng sự thực là họ chẳng hiểu một chút nào chính xác về các ngành nghề trên.
    C. , những kẻ sử dụng PTKT luôn có tư duy liên tục mua bán, sử dụng đòn bẩy và kiếm lời ngắn hạn thay vì kiên nhẫn chờ đợi những cơ hội tốt nhất và chờ đợi cho sự phát triển của công ty. Bất cứ nhà đầu tư từng trải và lí trí nào cũng hiểu rằng những cơ hội tốt nhất đều đến rất hiếm hoi, và việc chờ đợi (waiting) là tất yếu. Cũng giống như trò chơi Poker vậy, một tay chơi khôn ngoan sẽ không bao giờ cố gắng chiến thắng mọi ván bài, vào mọi lúc cả.
    D. , tư duy gốc của PTKT là đi theo xu hướng, phụ thuộc vào thứ mà họ gọi là dòng tiền thay vì có tư duy độc lập và thiết lập biên an toàn (margin of safety) cho bản thân. Khi thứ “dòng tiền” trên đảo chiều bất ngờ do các hiện tượng vĩ mô hoặc các đợt margin call, những kẻ PTKT nghĩ rằng mình sẽ tháo chạy trước kẻ khác đều sẽ nhận lấy kết quả thua lỗ tồi tệ. Bởi vì kẻ nào là kẻ mua vào khi tất cả “dòng tiền” trên đều rút ra?!
    2. Không có sự khác biệt:
    Thoạt nhìn, PTKT là một phương pháp vô cùng đơn giản, dễ tiếp thu, và có thể hiện thực hóa lợi nhuận nhanh chóng – thậm chí là trong vòng vài ngày. Vì lí do đó, đây là thứ các môi giới, công ty chứng khoán và các trader ngắn hạn rất ưa thích khi diễn giải cho các cá nhân “khờ dại” mới tham gia, đặc biệt là các bạn sinh viên. Nhưng cũng chính vì lí do này, đây là trò chơi mà mỗi người chơi rất khó để có được lợi thế cạnh tranh – trừ khi anh ta khác hẳn với đám đông.
    Trong khi 90% cá nhân, môi giới và các chuyên gia PTKT ngày ngày đang cố gắng chọn lọc cổ phiếu dựa trên các mẫu hình PTKT như “chiếc cốc”, “vai đầu vai”, “hai đáy”, “hai đỉnh”, v.v, họ không hiểu rằng khi quá nhiều người cùng nghiên cứu một mô hình, chính họ sẽ tác động lên giá, dẫn đến họ sẽ phá vỡ chính mô hình đó. Đây là thuyết phản ánh (reflexivity) của ngài George Soros viết trong tự truyện của mình, thể hiện sự tương quan giữa giá cả và con người, dẫn đến con người lại tiếp tục tác động đến giá, và kết cục là các mô hình dự đoán đều bị phá vỡ.
    Cuối cùng, vì bản chất mà PTKT vốn dựa trên, mục tiêu đầu tư sẽ đơn thuần là việc kiếm lợi trên cơ sở một kẻ khác sẽ bị thua lỗ: một “kẻ khờ khạo” mua vào khi ta bán ra ngay đỉnh cao. Tóm lại là một trò “zero-sum” game không hơn không kém. Ngược lại, một nhà đầu tư giá trị thuần chủng sẽ hưởng lợi bền vững từ sự phát triển của doanh nghiệp mà anh ta nắm giữ – với EPS và cổ tức ngày càng tăng trưởng qua thời gian.
    II Vì sao cả sự kết hợp nửa vời giữa cơ bản và kỹ thuật cũng sai lầm?
    Như chúng tôi đã đề cập, tư duy sai lầm về việc kết hợp giữa PTCB & PTKT này phổ biến đến mức bất cứ ai nghe đến đều thoạt nhận thấy hợp lí. Chúng tôi cho rằng có hai lí do khiến mọi người nghĩ rằng sự kết hợp này sẽ thành công: một, PTCB giúp họ lựa chọn cổ phiếu tốt, có nhiều tiềm năng cho sự tăng giá; hai, PTKT giúp họ chọn thời điểm, từ đó mua thấp bán cao một cách dễ dàng.
    Song đáng buồn thay, theo quan sát nhiều năm của chúng tôi, thứ mà một nhà đầu tư “nửa vời” như trên nhận được, lại là một kết quả hoàn toàn trái ngược:
    1. Mua sai một cổ phiếu tệ hại:
    Dù nghĩ rằng mình hiểu về các yếu tố cơ bản của một doanh nghiệp, nhưng sự thực là kẻ kết hợp nửa vời hầu như không hiểu/hoặc hiểu sai về mô hình kinh doanh hoàn toàn, do thời gian mà anh ta bỏ ra nghiên cứu quá ít. Thay vào đó, anh ta lại quyết định mua dựa trên tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn thay vì am hiểu về giá trị thực của doanh nghiệp.
    Hơn nữa, một kẻ kết hợp nửa vời không hề có biên an toàn (margin of safety) khi quyết định đầu tư để bảo vệ khỏi những biến động bất thường trong tương lai. Những nhà đầu cơ tin rằng mình có thể cắt lỗ bằng các tín hiệu kỹ thuật sẽ phải suy nghĩ lại với những trường hợp “trắng bên mua” mà chúng tôi từng nhìn thấy nhiều năm qua. Những gì họ nhận lại là những “mẩu giấy” với mô hình kinh doanh yếu kém và định giá cao ngất ngưởng, như trường hợp của TTF, JVC, BII, DRH, CDO,…
    2. Bán sớm một cổ phiếu tốt:
    Mua sai doanh nghiệp là một sai lầm đáng kể. Song trên quan điểm của chúng tôi, việc bán sai (hay bán sớm) một cổ phiếu lại là sai lầm nghiêm trọng hơn hẳn – xét đến chi phí cơ hội khổng lồ mà một nhà đầu cơ bỏ qua chỉ vì tầm nhìn của anh ta hạn chế.
    Nhiều năm qua, chúng tôi từng chứng kiến rất nhiều cổ phiếu tiềm năng được bán ra với định giá rẻ mạt so với tiềm năng tăng trưởng bởi các chuyên gia đồ thị kỹ thuật (chartists) chỉ vì chúng đã tăng 30%, hay 50% về giá. Nhiều đọc giả sẽ phản đối với tư duy rằng: “Bạn không thể sai khi chốt lời một cổ phiếu.”hay là Không nên quá tham lam khi nắm giữ.”
    Đối với chúng tôi, những quan điểm như vậy chỉ chứng minh rằng người đó chưa hiểu về ngành, lợi thế cạnh tranh và chiến lược tăng trưởng của một doanh nghiệp. Thử nhìn về chuỗi tăng vốn hóa thị trường kinh ngạc của VCS, PTB, MWG, PNJ, VNM, … mới thấy chi phí cơ hội cho ranh giới giữa sự giàu có và sự thiếu thốn mờ nhạt như thế nào.
    Điều này có thể giải thích do sự hiểu biết hạn chế của một nhà đầu cơ theo trường phái kết hợp PTCB + PTKT về giá trị thực của một doanh nghiệp – bao gồm suất sinh lợi, tiềm năng tăng trưởng và các giá trị vô hình khổng lồ của một doanh nghiệp bao gồm thương hiệu, đội ngũ quản trị, lợi thế về quy mô, sản phẩm đặc thù. Tất cả những gì anh ta cần là một khoản lời ngắn hạn, để rồi anh ta tiếc nuối khi các cổ phiếu trên tăng nhiều lần sau đó như những chiếc “túi mười gang” (ten-baggers) mà ngài Peter Lynch ưa thích.
    Do sự hiếm hoi của một cơ hội tốt, xác suất mà một nhà đầu cơ kỹ thuật bán đi một cổ phiếu tốt và mua nhầm phải một cổ phiếu tệ hại là rất cao. Chúng tôi cho rằng đây là lí do chính yếu khiến chúng ta dường như không bao giờ thấy một người theo trường phái kĩ thuật giàu lên một cách bền vững. Họ thường xuyên thực hiện hành vi mà ngài Peter Lynch gọi là: “Bán đi cổ phiếu tốt và mua thêm cổ phiếu yếu kém giống như việc bạn cắt những cành hoa đi và tưới nước thêm vào cỏ dại vậy.”
    II. Đâu mới là phương pháp đúng đắn?
    Ở đây, chúng tôi muốn kết lại bải viết Quan điểm ngược chiều mà chúng tôi tâm huyết nhất từ trước đến nay bằng ba bài học lớn mà chúng tôi đã từng nhấn mạnh nhiều lần:
    (1) Một phương pháp thành công, nhất thiết phải hợp lí về mặt bản chất, và phải khác biệt với số đông trên thị trường. Bởi vì công việc đầu tư thành công yêu cầu đức tính chăm chỉ để lọc ra hàng trăm cơ hội và đức tính kiên nhẫn để chờ đợi đúng cơ hội tốt nhất, cũng như chờ đợi để doanh nghiệp phát triển qua thời gian.
    (2) Nguyên tắc tối thượng trong đầu tư chính là biên an toàn (margin of safety). Những người kết hợp giữa PTKT và cơ bản khi mua bán cổ phiếu sẽ chỉ nhận lại kết quả tồi tệ, do anh ta không hiểu rõ về giá trị thực của một doanh nghiệp, dẫn đến quyết định sai lầm khi mua sai một cổ phiếu tệ hại, hoặc bán quá sớm một doanh nghiệp đầy triển vọng.
    (3) Đầu tư thành công sẽ không giống như việc vẽ ra các đồ thị vô nghĩa, lập ra những công thức máy móc hay những mô hình toán học đầy phức tạp như mọi người nghĩ rằng nó phải như vậy. Thử hỏi nếu thị trường niêm yết đóng cửa ngày mai, hoặc đột nhiên thế giới doanh nghiệp của bạn là những công ty tư nhân – liệu bạn có thể vẽ ra các đồ thị để quyết định mua hay không? Bởi vì cũng như đoạn văn kết luận huyền thoại của ngài Graham đã viết trong quyển The Intelligent Investor, 1949 “Đầu tư sẽ luôn thông minh nhất khi nó giống như việc kinh doanh nhất”
    .https://newslettervietnam.com/vi-sao-phan-tich-ki-thuat-la-mot-phuong-phap-phan-khoa-hoc/
    Last edited: 28/06/2019
    system84Linh_moi83 thích bài này.
  8. MaiSieuPhong

    MaiSieuPhong Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/12/2016
    Đã được thích:
    7.746
    Trong những nhân vật ở Trung Quốc, mình thích nhất Hàn Tín. Mình thích tính tự tin của Hàn Tín, ông ta nghĩ mình có thể hô phong hoán vũ (nghĩa bóng), thay đổi đc thiên mệnh và đúng là như thế. Hàn Tín giỏi binh pháp thì ai cũng biết, đánh trăm trận trăm thắng, lấy lượng quân nhỏ mà phá thành trì có số lượng quân gấp hàng chục lần (điều này chưa ai làm đc), ông ta đánh trận nhanh và thống nhất TQ với thời gian nhanh nhất trong lịch sử. Cái hay nữa của Hàn Tín là cuối cùng ông ta chết vì cái đạo của mình, có thể ông ta ko có cái buông bỏ như Trương Lương, Phạm Lãi, Lưu Bá Ôn, mình thích cái đấy, mình thích những người có thể sống đến tận cùng với lí tưởng của họ
    Bill3, phikhonglo, thaogiay73552 người khác thích bài này.
  9. lifeforrent

    lifeforrent Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/03/2011
    Đã được thích:
    118
    Nói cứ như mua đc vcs đúng đáy bán đúng đỉnh vậy.
    moichoichung, MaiSieuPhonghoangnastock319 thích bài này.
  10. Linh_moi83

    Linh_moi83 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/06/2010
    Đã được thích:
    6.802
    Ám độ Trần Thương, hạ Tam Tần, "sỉ nhục" Chương Hàm, đặt vào chỗ chết oánh trận Bối Thủy 2 solo 20...cuối cùng chết vì lý tưởng của mình ở cung Vị Ương :D :D :D
    Vậy là bác thích các nhà chiến thuật :D :D :D
    MaiSieuPhong thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này