Thị trường đang giai đoạn cuối của quá trình tích lũy tạo đáy

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi beautysaigon88, 13/07/2011.

3999 người đang online, trong đó có 330 thành viên. 13:19 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2440 lượt đọc và 48 bài trả lời
  1. cofdness3

    cofdness3 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/01/2009
    Đã được thích:
    246
    Chính thức xác nhận: chủ thớt đã bị kẹp [:D]
  2. beautysaigon88

    beautysaigon88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2010
    Đã được thích:
    2
    Vâng em kẹp rất đau HPG 28.9. DPM 31.2, mong sao nó sàn thêm 3 phiên nữa cho em rải ngân nào[r2)]
  3. cofdness3

    cofdness3 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/01/2009
    Đã được thích:
    246
    Mới mua hôm nay hả em?

    Đợi xem thử có lãi không nhé [r2)][r2)][r2)][r2)]
  4. SURISURI

    SURISURI Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/03/2010
    Đã được thích:
    13
    Vàng tăng kịch kim, thế giới hỗn loạn.
  5. Bogiaa

    Bogiaa Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/07/2010
    Đã được thích:
    5.426
    Chủ thớt mới vào hàng PR kinh quá, còn nhớ mới hôm nào PR sọ quá trời mà!!:)):)):))
  6. Hoaibaokhoquen

    Hoaibaokhoquen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/2011
    Đã được thích:
    0
    Rải ngân đến đâu có thể là bỏ luôn chỗ đó ? =D>
  7. beautysaigon88

    beautysaigon88 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    21/07/2010
    Đã được thích:
    2
    Thị trường sẽ breakout 435 vào tuần tới, sẽ hình thành xu hướng tăng trung dài hạn, cộng hưởng với vĩ mô và chính trường ổn định sẽ là những yếu tố support tốt cho chứng khoán thăng hoa, tôi sẽ mua mà các quỹ tôi quen cũng giải ngân từ tuần này, dấu hiệu tạo đáy rõ rồi, lực chờ mua giá thấp lúc nào cũng nhiều mà bên bán thì chán rồi không bán thấp nữa, chỉ 1 cú hích vĩ mô là tăng mạnh tạo cú breakout để cho chom lợn và bìm bịp cùng xuồng thôi
  8. tranquyt

    tranquyt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/06/2006
    Đã được thích:
    640
    được
    mua dần
  9. thebest1

    thebest1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/10/2007
    Đã được thích:
    846
    Kinh tế Việt Nam đã qua giai đoạn khó khăn nhất
    13/07/2011 15:05:33




    (ĐTCK-online) Trong cuộc trao đổi với ĐTCK về tình hình kinh tế 6 tháng đầu năm 2011 và dự báo cho 6 tháng cuối năm, TS. Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Uỷ ban Giám sát tài chính quốc gia cho rằng, trọng tâm của chính sách kinh tế từ nay đến cuối năm 2011 vẫn sẽ là khắc phục các bất ổn kinh tế vĩ mô, tạo lập sự ổn định vững chắc cho những năm tiếp theo.

    Ông đánh giá thế nào về chỉ số kinh tế vĩ mô 6 tháng đầu năm và dự báo các chỉ số này cho cả năm 2011?

    Điểm tích cực là hiện tại nền kinh tế đã đi qua giai đoạn khó khăn nhất khi mà cả 4 chỉ số cảnh báo sớm của nền kinh tế là tỷ giá hối đoái, dự trữ ngoại hối, lạm phát và lãi suất đều đang cho thấy dấu hiệu cải thiện so với đầu năm 2011.

    Trên thị trường ngoại tệ, sau giai đoạn căng thẳng trong 2 tháng đầu năm, áp lực tỷ giá hối đoái trong quý II đã giảm mạnh. Tỷ giá thị trường tự do sau khi lập đỉnh 22.500 VND/USD vào ngày 21/2 đã liên tục giảm và xoay quanh tỷ giá ngân hàng với mức chênh lệch rất nhỏ (± 0,5%). Bên cạnh đó, tỷ giá liên ngân hàng cũng liên tục giảm, đến cuối tháng 6 chỉ xoay quanh mức 20.618VND/USD, thấp nhất trong vòng 4 tháng trở lại đây.

    Dự trữ ngoại hối đến cuối tháng 6 mặc dù còn rất thấp so với mức 23,5 tỷ USD dự trữ vào thời điểm đầu năm 2008, nhưng đã có mức tăng đáng kể so với thời điểm đầu năm 2011. Xu thế dự trữ ngoại hối tiếp tục tăng trong bối cảnh thị trường hối đoái tương đối ổn định cho thấy khả năng đạt được mức 6 tuần nhập khẩu vào năm 2012 là hiện thực.

    Một chỉ số rất quan trọng khác là lạm phát tháng 6 ở mức 1,09% so với tháng trước và tăng 20,2% so với cùng kỳ - mức tăng theo năm cao nhất trong vòng 27 tháng qua. Tuy nhiên, điểm tích cực là lạm phát đang có xu thế giảm khi mà những yếu tố gây bùng nổ lạm phát đã được kiểm soát tương đối tốt như cung ứng tiền, đầu tư công… Dự báo chỉ số CPI tính theo tháng sẽ tiếp tục giảm mạnh. Tuy nhiên, chỉ số này tính theo năm dự kiến sẽ còn ở mức khá cao 21,22% trong tháng 7 - 8, bắt đầu giảm mạnh từ tháng 9 và sẽ đạt xấp xỉ 15% vào cuối năm.

    Trên thị trường ngân hàng, cạnh tranh lãi suất đang có xu hướng giảm. Thanh khoản của các NHTM, đặc biệt là các NHTM nhỏ đã được cải thiện. Một số NHTM lớn đã giảm lãi suất huy động các kỳ hạn xuống từ 1 - 2%/năm, lãi suất huy động phổ biến ở mức 16 - 17%/năm và lãi suất cho vay phổ biến ở mức 18 - 20%/năm, giảm nhẹ so với quý I/2011. Mặc dầu lãi suất giảm chưa nhiều nhưng với sự giảm mạnh của lãi suất thị trường liên ngân hàng (lãi suất qua đêm khoảng 11 - 12%), lãi suất trái phiếu chính phủ là những dấu hiệu cho thấy lãi suất trên thị trường tín dụng sẽ giảm.

    Đối với việc cắt giảm đầu tư công, mặc dù mức cắt giảm kể cả chi thường xuyên mới đạt trên 8.300 tỷ đồng, bằng 0,4% GDP, nhưng là dấu hiệu quan trọng đối với quyết tâm giảm thâm hụt ngân sách từ 5,6% xuống trên dưới 5%.

    Nhìn chung, cả 4 chỉ số cảnh báo sớm của nền kinh tế đều cho thấy những biện pháp quyết liệt của Chính phủ trong việc ổn định kinh tế vĩ mô đã bắt đầu phát huy hiệu quả tích cực.



    Theo ông, những vấn đề gì cần phải tiếp tục cảnh báo từ nay đến cuối năm trong quá trình thực hiện Nghị quyết 11?

    Thứ nhất, với việc thắt chặt tiền tệ hà khắc như 6 tháng đầu năm (tổng phương tiện thanh toán chỉ khoảng 3%, trong khi chỉ tiêu này cả năm là 16%) và độ trễ của chính sách tiền tệ khoảng 5 - 6 tháng, thì tốc độ tăng trưởng GDP nửa cuối năm có thể sẽ giảm mạnh nếu không có những biện pháp hỗ trợ thích hợp. Điều này thể hiện rất rõ qua việc Chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (IIP) đã giảm từ 12,6% đầu năm 2011 xuống còn 9% vào tháng 6/2011.

    Thứ hai, rủi ro tỷ giá hối đoái. Mặc dù tỷ giá đang ổn định nhưng nguy cơ biến động vào cuối năm là lớn với 3 lý do chủ yếu là tín dụng ngoại tệ tăng mạnh nửa đầu năm dẫn đến áp lực lớn khi các khoản nợ ngoại tệ đáo hạn; tỷ giá hối đoái hiện đang ổn định do lãi suất VND rất cao, nếu lạm phát giảm, lãi suất VND giảm cũng sẽ làm tăng tỷ giá hối đoái; tỷ giá hối đoái thực VND so với USD cho thấy VND còn bị đánh giá quá cao so với USD cũng là sức ép lớn đối với kỳ vọng tăng tỷ giá.

    Thứ ba, rủi ro chéo từ TTCK, bất động sản và chính sách tài khoá đối với chất lượng tài sản của hệ thống ngân hàng là rất lớn. Đặc biệt là các NHTM nhỏ đang làm tích tụ nợ xấu cả trong ngắn hạn và trung hạn. Vấn đề này nếu không được xử lý kịp thời có thể sẽ ảnh hưởng xấu đến an toàn hệ thống ngân hàng và uy tín của Việt Nam.



    Ông có thể cho biết trọng tâm của chính sách kinh tế vĩ mô từ nay đến cuối năm là gì?

    Việc thực hiện Nghị quyết 11 của Chính phủ trên cả 3 mặt: chính sách tiền tệ, chính sách tài khoá và an sinh xã hội cần phải được thực hiện một cách kiên trì và quyết liệt. Tuy nhiên, liều lượng và thời điểm cần được điều chỉnh cho phù hợp với mục tiêu ổn định kinh tế vĩ mô trong khi vẫn duy trì tăng trưởng kinh tế an toàn và an sinh xã hội hợp lý. Cần tránh điều chỉnh giật cục (thắt chặt quá, nới lỏng quá) hoặc tâm lý chủ quan với những kết quả đã đạt được.
  10. hohuunghi

    hohuunghi Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/02/2011
    Đã được thích:
    1
    thị trường dần dần chuyễn sang giai đoạn ung thư=))=))=))=))

Chia sẻ trang này