Thị trường Mỹ và TG ngập tiền,trong nước cũng bơm tiền chuyện gì xảy ra ???

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi bdsanhnghiem, 28/03/2020.

6502 người đang online, trong đó có 811 thành viên. 17:18 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 19636 lượt đọc và 118 bài trả lời
  1. Phuongnamkt4

    Phuongnamkt4 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/03/2017
    Đã được thích:
    12.145
    Bảo hiểm thì a e nên mua. Tôi mua rồi papa ah, vàng đi
    --- Gộp bài viết, 28/03/2020, Bài cũ: 28/03/2020 ---
    Tiền ngập tràn trái đất , chưa bao giờ kiếm tiền dễ thế nhỉ :((:((:((
  2. Namhung2008

    Namhung2008 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    03/02/2018
    Đã được thích:
    5.896
    Chờ vụ covid 19 xong cái đã
  3. prometal

    prometal Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    18/07/2017
    Đã được thích:
    2.485
  4. bdsanhnghiem

    bdsanhnghiem Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/02/2013
    Đã được thích:
    15.280
    trong vòng 10 ngày tới sẽ là đáy của thị trường chứng khoán trong nhiều năm nữa .
    Đỉnh điểm của dịch là đáy của thị trường chứng khoán tôi nghĩ trong tuần sau sẽ có đáy chắc chắn của ttck.
    Dịch bệnh sẽ được kiểm soát sau 2 tuần nữa số ca mắc mới giảm,
    số ca khỏi tăng lên và sẽ khống chế dịch thành công.
    kinh tế sẽ tăng trưởng trở lại giống VŨ Hán và Hàn Quốc vậy giờ đã trở lại bình thường.........
    bdsanhnghiem đã loan bài này
  5. vandung09x3c

    vandung09x3c Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    25/03/2019
    Đã được thích:
    246
    Học thêm vĩ mô kinh tế đi bác. Fed nó bơm tiền qua thị trường để đến các nhỏ bu vào làm cho nó. vì nó có thể in được Tiền đồng tiền của tg. Còn 3 đồng tiền cho ng dân nó thì được bao nhiêu và chỉ là trôi qua các nước khác lâu hơn thôi..
    Phuongnamkt4 thích bài này.
  6. bdsanhnghiem

    bdsanhnghiem Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/02/2013
    Đã được thích:
    15.280
    không hiểu mới hỏi anh em bạn có thể giải thích kỹ hơn chút không mình vẫn chưa hiểu và chuyện gì sẽ sảy ra sau đó sau khi họ bơm tiền và các chính phủ đều bơm tiền .chắc chắn sẽ đến 1 thời điểm nhất định họ lại hút tiền về và họ lại nâng lãi xuất cái này chắc nó thuộc vào kt vĩ mô tuỳ từng giai đoạn của nền kinh tế.
    Mình chỉ muốn hỏi trong ngắn hạn vài quý hoặc 1 đến 2 năm thì thị trường sẽ phản ứng thế nào!?
    giá cả tài sản sẽ thế nào và lãi xuất sau thời điểm đấy sẽ thế nào từ đó sẽ có kế hoạch cho riêng mình chứ.
    bdsanhnghiem đã loan bài này
  7. bdsanhnghiem

    bdsanhnghiem Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/02/2013
    Đã được thích:
    15.280
    Dự báo tuần tới là cơ hội rất tốt để MUA vào cổ phiếu và thị trường ck VN sẽ có đáy trong nhiều năm tới ở tuần tới đây.
    bdsanhnghiem đã loan bài này
  8. bdsanhnghiem

    bdsanhnghiem Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/02/2013
    Đã được thích:
    15.280
    Đây là câu trả lời mà mình và nhiều người chưa hiểu hết .
    Dự báo chính xác tuần vừa rồi chính là Đáy của TTCK -
    https://tinnhanhchungkhoan.vn/tai-chinh/dung-hieu-lam-bom-tien-se-lam-phat-320944.html


    Đừng hiểu lầm bơm tiền sẽ lạm phát
    Tác giả Ðan Hạ

    Thứ Sáu, 3/4/2020 13:00
    Chia sẻ
    (ĐTCK) Nền kinh tế thế giới đang chịu những tác động nặng nề bởi dịch Covid-19 gây ra, nên nhiều quốc gia đồng loạt bơm tiền nhằm hỗ trợ kinh tế nội địa.
    Tiền không được tạo ra từ ngân hàng trung ương

    Không ít ý kiến cho rằng, ngân hàng trung ương bơm tiền ra nền kinh tế sẽ gây ra lạm phát lớn sau này, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống người dân.

    Thực tế, bơm tiền không đồng nghĩa với lạm phát trong tương lai.

    Lạm phát là sự mất giá của đồng tiền, kết quả của sự chênh lệch giữa hàng hóa và cung tiền trong nền kinh tế. Khi tiền quá nhiều trong khi hàng quá ít thì sẽ khó tránh khỏi sự khan hiếm của hàng hóa, khiến giá cả tăng nhanh, từ đó gây ra lạm phát.

    Nhưng tại sao việc ngân hàng trung ương bơm tiền lại chưa chắc đã gây ra lạm phát? Câu hỏi này sẽ được trả lời khi chúng ta mổ xẻ nguồn gốc của cung tiền.

    Tiền không được tạo ra từ ngân hàng trung ương, mà được tạo ra bởi các khoản vay. Dưới đây là một ví dụ đơn giản:

    An gửi 1 tỷ đồng vào Ngân hàng Á Châu. Ngân hàng được phép cho vay 90% tiền gửi của mình (10% là dự trữ bắt buộc mà ngân hàng trung ương yêu cầu các tổ chức tín dụng phải giữ lại). Bình vay 900 triệu đồng từ Á Châu và mua một món hàng từ Hoa.

    Sau đó, Hoa gửi 900 triệu đồng vào tài khoản của mình tại Ngân hàng BIDV. Và rồi BIDV cho một người nào đó vay 810 triệu đồng (10% giữ lại tại két của ngân hàng trung ương), người này sau đó chi tiêu số tiền vay.

    Như vậy, chỉ có 1 tỷ đồng dự trữ trong hệ thống ngân hàng, nhưng An và Hoa có tổng cộng 1,9 tỷ đồng trong tài khoản ngân hàng.

    Kế toán của các ngân hàng xác nhận điều đó. Cung tiền trong trường hợp này là 1,9 đồng, mặc dù số tiền thật chỉ là 1 tỷ đồng.

    Nếu quá trình đó diễn ra liên tục cho đến khi khả năng cho vay của ngân hàng còn 0 đồng (bởi dự trữ bắt buộc lấy dần) thì 1 tỷ đồng tiền gửi ban đầu sẽ tạo ra 9 tỷ đồng cung tiền. Trường hợp ngân hàng trung ương hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc xuống thấp hơn 10% thì con số cung tiền sẽ lớn hơn nhiều.

    Ðó là quy trình hoạt động tiêu chuẩn của tất cả các hệ thống ngân hàng trên thế giới và là một công cụ hiệu quả và mạnh mẽ để tạo ra lợi nhuận và hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.

    Lượng tiền bơm ra sẽ được “thổi phồng”

    Khi kinh tế gặp cú sốc, nhiều người ồ ạt rút tiền cùng một lúc (hiện tương này gọi là “bank run”), các ngân hàng sẽ không đủ tiền để cung cấp, vì họ chỉ có 1 tỷ đồng dự trữ ban đầu tại ngân hàng trung ương (theo ví dụ trên).

    Lúc này, ngân hàng trung ương sẽ phải thực hiện nhiệm vụ quan trọng nhất của mình: “Người cho vay cuối cùng”.

    Ngân hàng trung ương sẽ bơm tiền vào hệ thống ngân hàng để các ngân hàng đáp ứng nhu cầu rút vốn của khách hàng.

    [​IMG]
    Lạm phát lõi của Mỹ luôn duy trì dưới mức 2,5%.Nguồn: tradingeconomics.com.
    [​IMG]
    Lạm phát của Nhật có cú “giật” lên 4% năm 2014 sau đó lùi về mốc 1%.Nguồn: tradingeconomics.com.
    Ðây chính là cách mà Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và các ngân hàng trung ương lớn khác đang làm ở thời điểm hiện tại. Việt Nam chưa phải thực hiện biện pháp mạnh tay này, bởi thanh khoản hệ thống vẫn tương đối dồi dào, thậm chí có những giai đoạn hệ thống dư thừa tiền, Ngân hàng Nhà nước phải rút ròng hàng chục nghìn tỷ đồng (chẳng hạn, trong tháng 12/2019, Ngân hàng Nhà nước thực hiện hút ròng 46.400 tỷ đồng ra khỏi hệ thống ngân hàng thông qua kênh repo).

    Liệu các ngân hàng có lấy tiền của ngân hàng trung ương cung cấp để mang đi cho vay? Dĩ nhiên là có, bởi về bản chất, khoản vốn này cũng giống như huy động từ dân cư.

    Họ sẽ mang tiền này cho người A vay, người A mua hàng hóa người B, người B gửi ngân hàng, ngân hàng cho người C vay...

    Nếu vòng quay này lặp đi lặp lại, lượng tiền ngân hàng trung ương bơm ra được “thổi phồng” thành một lượng cung tiền khổng lồ, hệ quả tất yếu là tiền nhiều hơn hàng và gây ra lạm phát.

    Lưu ý, sự thổi phồng từ lượng tiền gửi 1 tỷ đồng ban đầu lên 9 tỷ đồng phụ thuộc vào 3 yếu tố. Thứ nhất là tỷ lệ dự trữ bắt buộc mà ngân hàng trung ương công bố. Thứ hai là tỷ lệ dự trữ vượt mức mà các ngân hàng để lại tại ngân hàng trung ương.

    Thứ ba là sở thích nắm giữ tiền mặt của người dân. Theo đó, tốc độ thổi phồng lượng tiền trong nền kinh tế sẽ bị tác động một phần bởi ý chí của ngân hàng trung ương, ý chí của các ngân hàng thương mại và cuối cùng chính là ý chí của người dân.

    Nhiều nước đang suy kiệt tín dụng

    Với tình hình kinh tế hiện tại, chúng ta không khó để thấy rằng, hầu hết các quốc gia đang trong tình trạng suy kiệt tín dụng, tức là các ngân hàng thương mại không muốn cho vay, họ giữ tiền trong két của mình, một phần để dự phòng rủi ro, một phần vì không còn tin tưởng các đơn vị vay vốn.

    Tiền lúc này kẹt trong hệ thống nên không thể tăng cung tiền và dĩ nhiên không có lạm phát.

    Còn đối với người dân, trong bối cảnh dịch Covid-19 tác động mạnh mẽ, không ít người muốn nắm giữ tiền mặt hoặc tài sản trú ẩn như vàng, ngoại tệ mạnh… Tiền không chảy vào hệ thống ngân hàng mà nằm trong dân, nên một lần nữa, cung tiền bị suy giảm và không thể có lạm phát.

    Nhưng khi kinh tế phục hồi, các ngân hàng sẵn sàng cho vay, tín dụng được lưu thông, lạm phát có quay trở lại? Dĩ nhiên là có, nếu ngân hàng trung ương không can thiệp, nhưng thực tế họ sẽ can thiệp và có đầy đủ các công cụ để can thiệp.

    Công cụ đầu tiên là tăng lãi suất tiền gửi dự trữ bắt buộc và tiền gửi vượt mức của các ngân hàng thương mại tại ngân hàng trung ương.

    Lãi suất này nếu đủ hấp dẫn thì các ngân hàng thương mại sẽ gửi tiền tại ngân hàng trung ương, thay vì đưa ra nền kinh tế, cung tiền lúc này bị co lại.

    Ðây chính là cách mà Fed đã sử dụng rất hiệu quả trong giai đoạn 2010 - 2019 với công cụ lãi suất dự trữ vượt mức (IOER).

    Công cụ thứ hai mạnh mẽ hơn, đó là tăng tỷ lệ dữ trữ bắt buộc. Theo đó, thay vì khuyến khích các ngân hàng thương mại gửi tiền tại ngân hàng trung ương, cơ quan này “ép” các ngân hàng phải làm điều đó. Công cụ này sẽ triệt tiêu cung tiền rất nhanh, mà hoàn toàn nằm trong quyền chủ động của ngân hàng trung ương.

    Vì là công cụ mạnh nhất và “cứng rắn”, nên dự trữ bắt buộc ít được sử dụng.

    Công cụ thứ ba là phát hành tín phiếu bắt buộc. Ðây là công cụ mang tính phi thị trường, nhưng được sử dụng khi lượng tiền trong hệ thống quá nhiều.

    Theo Thông tư số 16/2019/TT-NHNN quy định về phát hành tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, tín phiếu được phát hành theo phương thức đấu thầu hoặc phương thức bắt buộc.

    Với công cụ này, các ngân hàng thương mại sẽ phải sử dụng lượng tiền của mình để mua tín phiếu Ngân hàng Nhà nước, thay vì cho vay hoặc mua tài sản tài chính, cung tiền lúc này cũng sẽ bị triệt tiêu.

    Như vậy, khi một lượng tiền được bơm qua hệ thống ngân hàng thì ngân hàng trung ương có thể kiểm soát một cách chủ động hoặc thụ động với lượng cung tiền trong nền kinh tế. Nói cách khác, bơm tiền không đồng nghĩa với lạm phát.
    bdsanhnghiem đã loan bài này
  9. bdsanhnghiem

    bdsanhnghiem Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/02/2013
    Đã được thích:
    15.280
    Tôi đã dự báo chính xác và fullmargin đúng vùng đáy khi mà bà con hoảng loạn.
    GIờ cứ rung đùi chờ lãi nó chạy
    khi nào không chạy được nữa thì bán cổ phiếu thôi
    cảm ơn các bạn chim lợn và các bạn short cho thị trường nó đẹp như vậy.
    TIỀN RẺ BƠM RA TRÊN TOÀN THẾ GIỚI NÓ SẼ TẠO BONG BÓNG CHỨNG KHOÁN VÀ BONG BÓNG TÀI SẢN VÌ TIỀN THÌ IN NHANH IN TỐT MÀ TÀI SẢN THÌ RẺ HƠN GIÁ TRỊ THẬT THÌ TIỀN SẼ ĐƯA GIÁ TÀI SẢN LÊN CAO GỌI LÀ BONG BÓNG.
    TIẾP TỤC TẬN HƯỞNG NHỮNG NGÀY NẮNG ẤM.
    CHÚC MỪNG AE TRÊN TÀU VÀ CÒN FULLMARGIN CÒN NGUYÊN CHỤC MÃ CỔ PHIẾU.
    bdsanhnghiem đã loan bài này
  10. bdsanhnghiem

    bdsanhnghiem Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/02/2013
    Đã được thích:
    15.280
    Phím anh em cổ phiếu dòng P
    Cơ hội lớn với nhóm cổ phiếu dòng P
    DN nào còn nhiều tiền mặt ,giá cổ phiếu thấp là cơ hội mua .Thành quả sẽ xứng đáng đó
    PVS giá mua 12 năm 2020 này kỳ vọng sẽ có giá 20xxx.Giá cp hiện nay chưa bằng 1/2 giá trị sổ sách.
    Tiền mặt và tương đương tiền của pvs còn 7000 tỷ nữa thật tuyệt vời.
    CP dòng CK tôi đã chốt cuối tuần trước và chuyển sang dòng P.
    sau khi chờ ăn dòng P lại chọn thời điểm để quay lại dòng CK chứ không bỏ dòng này.
    dòng P hiện giá tốt ,cơ hội là tốt rủi do thấp hơn các dòng khác .
    Nhq72 thích bài này.
    bdsanhnghiem đã loan bài này

Chia sẻ trang này