Thị trường sẽ có những phiên giao dịch 6000-8000 khi đó hãy xem xét có pp hay không?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi GL1368, 18/04/2012.

6477 người đang online, trong đó có 813 thành viên. 13:25 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 1240 lượt đọc và 30 bài trả lời
  1. GL1368

    GL1368 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    94
    Việt Nam đứng số 1 châu Á về thu hút đầu tư nước ngoài


    Theo số liệu từ hãng nghiên cứu EPFR Global, các quỹ đầu tư nước ngoài vào cổ phiếu Việt Nam đã thu hút được 91 triệu USD trong vòng 16 tuần qua.
    Việt Nam là nền kinh tế duy nhất tại châu Á có các quỹ đầu tư cổ phiếu thu hút được dòng vốn các nhà đầu tư trong tất cả các tuần của năm trong khi VN Index lên cao nhất trong 11 tháng.

    Trong khi đó, dòng tiền vào thị trường Ấn Độ và Trung Quốc chỉ trong 8/16 tuần. Tại khu vực Đông Nam Á, Thái Lan nhận được dòng vốn đầu tư nước ngoài trong 15/16 tuần. Con số này tại Indonesia là 13/16, tại Singapore là 7/16.

    Cameron Brandt, giám đốc hãng nghiên cứu EPFR có trụ sở tại Cambridge, Massachusetts cho hay: “Có một sự thật là Việt Nam đang làm rất tốt trong việc quản lý, điều hành nền kinh tế trong khi các chính sách kinh tế của Trung Quốc đang khiến hoạt động thuê ngoài tại Việt Nam nhận được một lực đẩy mạnh”. Brandt cũng nhận định Việt Nam đang đóng một vai trò lớn hơn trong chuỗi cung ứng toàn cầu. Những động thái gần đây của Trung Quốc cho thấy nước này sẽ thu hẹp lại lĩnh vực xuất khẩu đôi chút, và cơ hội mở ra cho Việt Nam.

    Theo nhận định của Capital Economics, nền kinh tế Việt Nam đang hưởng lợi từ việc giá nhân công tại Trung Quốc tăng cao, khiến các nhà sản xuất chuyển hướng đầu tư sang các quốc gia Đông Nam Á, mà Việt Nam là một điển hình.

    Gareth Leather, chuyên gia kinh tế tại Capital Economics trong một báo cáo ngày 28/3 đã nhận định: “Mặc dù tăng trưởng có thể chậm lại trong năm nay, những viễn cảnh tươi sáng cho ngành công nghiệp dệt may là một ví dụ cho thấy tại sao kinh tế Việt Nam sẽ vẫn tiếp tục lớn mạnh trong trung hạn.”

    VN Index đã tăng 34% trong năm nay, khiến thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành thị trường tăng trưởng nhanh thứ hai thế giới chỉ sau Venezuela.

    Nền kinh tế đã tăng trưởng 4% trong quý I/2012 sau khi mở rộng 5,89% trong năm 2011. Lạm phát tháng Ba ở mức 14,15%, đánh dấu tháng giảm thứ 7 liên tiếp từ mức đỉnh 23,02% trong tháng 8/2011.

    VN Index ngày 17/4 đã đóng cửa tại mức 472,84 điểm, mức cao nhất kể từ 13/5/2011.

    Lan Hương
    Theo TTVN/Bloomberg
  2. GL1368

    GL1368 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    94
    CPI tháng 4 tăng 0,05% so với tháng 3 Thứ hai, 23/04/2012 10:11​

    Trong tháng 4, có 3 nhóm hàng giảm giám, trong đó nhóm có quyền số lớn nhất là hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,8% so tháng 3.Tổng cục thống kê vừa công bố chỉ số giá tiêu dùng(CPI) cả nước tháng 4/2012.

    So với tháng 3/2012, chỉ số giá tháng 4 tăng nhẹ 0,05%. So với tháng 4/2011, CPI tháng 4 năm 2012 tăng 10,54%. So với cuối 2011, CPI cả nước tăng 2,6%.

    Trong tháng 4, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,8% so với tháng 3. Trong đóm nhóm lương thực giảm mạnh nhất 1,69%; nhóm thực phẩm giảm 0,87%.

    Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng giảm 0,44%, nhóm bưu chính viễn thông giảm 0,01%.

    Các nhóm hàng khác tăng nhẹ từ 0,2% đến 2,67%. Nhóm hàng tăng mạnh nhất là nhóm giao thông với mức tăng 2,67%.

    Chỉ số giá vàng tháng 4 giảm 2,62% so tháng trước, chỉ số giá USD giảm 0,07%.
  3. GL1368

    GL1368 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    94
    Lãi suất tín phiếu đã giảm 2,78% trong tuần qua​
    Thứ hai, 23/04/2012 07:06 Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng cũng giảm còn từ 4,55- 5%/năm với kỳ hạn qua đêm. Lãi suất trái phiếu cũng xuống mức thấp nhất từ 10/2010.Trong tuần qua, thị trường mở (OMO) liên tục chứng kiến sự sụt giảm mạnh của lãi suất tín phiếu.

    Cụ thể, lãi suất tín phiếu kỳ hạn 28 ngày giảm từ đầu tuần đến cuối tuần và chốt ở mức 7,49%/năm vào hôm 20/4. Như vậy, lãi suất tín phiếu tuần qua giảm tới 2,78%, một mức giảm đáng kinh ngạc sau khi trần lãi suất về 12%/năm từ hôm 11/4.

    Trong khi đó, lãi suất tín phiếu kỳ hạn 91 ngày phiên cuối tuần về 10,2%/năm, giảm 0,51% so với tuần trước đó. Riêng lãi suất tín phiếu kỳ hạn 182 ngày vẫn không đổi khi ở mức 11,25%/năm.

    Hiện tượng lãi suất tín phiến liên tục giảm mạnh xuất hiện ngay sau khi lãi suất trên thị trường liên ngân hàng rớt mạnh và về thấp nhất còn 4,55%/năm trong tuần qua.

    Mặc dù lãi suất liên tục giảm, nhưng nhiều ngân hàng vẫn mạnh tay mua tín phiếu. Theo dữ liệu của Reuters, trong tuần qua, các ngân hàng thương mại đã chi 11.852 tỷ đồng mua tín phiếu của Ngân hàng Nhà nước.

    Thống kê từ ngày 15/3 đến 20/4, Ngân hàng Nhà nước đã phát hành 66.306 tỷ đồng tín phiếu, trong khi lượng tín phiếu kỳ hạn 28 ngày đáo hạn là 6.495 tỷ đồng. Như vậy, lượng tín phiếu Ngân hàng Nhà nước phát hành ròng trong thời gian qua đạt 59.811 tỷ đồng.

    Trên thị trường liên ngân hàng, lãi suất tiếp tục giảm mạnh khi lãi suất qua đêm ngày 20/4 rớt còn 4,55- 5%/năm; lãi suất 1 tuần còn 5,5%/năm; lãi suất kỳ hạn 2 tuần về 6-6,25%/năm; lãi suất 3 tháng từ 9-9,75%/năm.

    Trên thị trường trái phiếu, lợi suất trái phiếu kỳ hạn 5 năm đã xuống còn 10,9%/năm, mức thấp nhất kể từ tháng 10/2010.
    Nguồn NDH Money
  4. GL1368

    GL1368 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    94
    Tín dụng thực tế 2011 tăng trưởng 14,41%; quý I âm 1,96%

    Theo báo cáo của Chính phủ gửi Ủy ban Thường vụ Quốc hội tuần qua, tăng trưởng tín dụng đối với nền kinh tế 2011 thực tế là 14,41%.

    Con số này cao hơn con số 12 - 13% được Ngân hàng Nhà nước đưa ra tại Hội nghị tổng kết 2011 và triển khai nhiệm vụ 2012 của ngành ngân hàng ngày 17/12/2011.

    Trong quý I, theo báo cáo của Ngân hàng Nhà nước, tăng trưởng tín dụng cả nước ước âm 1,96%. Con số Ủy ban Giám sát tài chính đưa ra trước đó là âm 2,13%.
  5. GL1368

    GL1368 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    94
    Lãi suất cho vay được dự báo giảm sâu từ quý III

    Theo TBKTSG, đa phần các nhận định từ phía các ngân hàng và chuyên gia đều cho rằng phải từ đầu quý III, mặt bằng lãi suất cho vay mới thực sự giảm sâu.

    Ông Lý Xuân Hải, Tổng giám đốc ACB cho rằng, hiện tại các ngân hàng mới đang thăm dò tình hình hấp thụ vốn của doanh nghiệp và biên lợi nhuận nên lãi suất chưa thể giảm nhiều.

    Đại diện một ngân hàng TMCP lớn cũng cho biết, vấn đề của 6 tháng đầu năm tại các ngân hàng là giải quyết nợ xấu, nếu giải quyết được cơ bản thì mặt bằng lãi suất sẽ xuống sâu.

    Vị này dự báo, lãi suất sẽ đồng loạt về 15,5%/năm trong tháng 7 và tháng 8 tới.
    Nguồn DVT/Tổng hợp
  6. GL1368

    GL1368 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    94
    Có thể cho bán T+3 và tăng thời gian giao dịch buổi chiều ​
    Thứ hai, 23/04/2012 07:13 Sau 5/6/2012, giao dịch buổi chiều có thể từ 13h30 đến 15h. Nhà đầu tư cũng có thể bán cổ phiếu vào ngày T+3 nếu CTCK chuyển tiền trước 16h ngày T+2. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCKNN) chuẩn bị trình Bộ Tài chính cho ý kiến về một số giải pháp kỹ thuật nhằm tăng thanh khoản cho thị trường kể từ tháng 6/2012.

    Trước hết là việc thay đổi cho hợp lý hơn và gia tăng thời lượng giao dịch buổi chiều. Hiện tại việc giao dịch buổi chiều kéo dài từ 13 giờ đến 14 giờ 15 phút đối với cả ba sàn đang trong quá trình thử nghiệm ba tháng và sẽ kết thúc vào ngày 5/6/2012. Sau thời điểm này, thời gian giao dịch buổi chiều có thể sẽ bắt đầu từ 13 giờ 30 và kết thúc lúc 15 giờ.

    Việc phân bổ thời gian giao dịch như vậy tạo điều kiện thu hút những nhà đầu tư mới, những người không có thời gian đến sàn hoặc quan sát bảng điện tử vào buổi sáng. Ngoài ra, giao dịch buổi chiều giải quyết sự chênh lệch múi giờ, giúp nhà đầu tư nước ngoài có thể tham gia vào thị trường Việt Nam.

    Tuy nhiên, đề cập đến khía cạnh này, các công ty chứng khoán lại tỏ ra e ngại vì tác dụng của nó có khả năng bị triệt tiêu bởi một quy định khác. Những công ty đang quản lý một lượng lớn tài khoản của người nước ngoài cho rằng mấu chốt là phải tháo gỡ việc xin xác nhận lý lịch tư pháp khi mở tài khoản. Thủ tục này mất rất nhiều thời gian và với nhiều nhà đầu tư ngoại là không thể thực hiện vì họ không sống cố định một nơi.

    Trước đây khi đặt ra quy định nói trên, cơ quan quản lý hẳn muốn có một bản lý lịch tư pháp của nhà đầu tư nước ngoài nhằm ngăn chặn hiện tượng rửa tiền. Song hoạt động rửa tiền, nếu có, cần được điều chỉnh bằng các quy định của ngành ngân hàng (đã có nghị định về vấn đề này), chứ không thể đơn thuần bằng một lý lịch tư pháp.

    Giải pháp kỹ thuật thứ hai quan trọng hơn là nhà đầu tư có thể bán cổ phiếu vào ngày T+3 nếu công ty chứng khoán chuyển tiền cho Trung tâm Lưu ký trước 16 giờ ngày T+2.

    Nhiều công ty tuyên bố có khả năng đáp ứng thời hạn chuyển tiền đó. Thực tế là các công ty phải chuyển tiền thanh toán trước 14 giờ vì thanh toán bù trừ liên ngân hàng chỉ có hai lần/ngày, vào 9 giờ và 15 giờ. Mọi lệnh chuyển tiền từ ngân hàng nọ sang ngân hàng kia sau 15 giờ đều phải dời lại vào sáng hôm sau.

    Trong bối cảnh chứng khoán mới gượng dậy chưa lâu, và dòng tiền đầu tư trung, dài hạn vẫn còn đang do dự, thì hoạt động lướt sóng có thể coi như đòn bẩy thanh khoản, lát những viên gạch dẫn đường để thị trường phục hồi vững chắc.

    Việc rút ngắn thời gian bán chứng khoán xuống một ngày, theo ước lượng của giới đầu tư, có thể làm tăng thanh khoản thị trường thêm 20-30% so với hiện tại. Vòng quay của dòng tiền sẽ nhanh hơn và thị trường sẽ hấp dẫn được nguồn vốn ngắn hạn. Nói cách khác là hoạt động lướt sóng sẽ được tăng cường. Trong bối cảnh chứng khoán mới gượng dậy chưa lâu, và dòng tiền đầu tư trung, dài hạn vẫn còn đang do dự, thì hoạt động lướt sóng có thể coi như đòn bẩy thanh khoản, lát những viên gạch dẫn đường để thị trường phục hồi vững chắc.

    Hiện tại thanh khoản những ngày giao dịch sôi động của cả hai sàn ước đạt 2.000 tỉ đồng. Những giải pháp kỹ thuật có thể đẩy thanh khoản lên 2.500-3.000 tỉ đồng/ngày - mức mà các công ty chứng khoán đánh giá họ sẽ có lời đủ bù đắp chi phí cho nghiệp vụ môi giới. Nhưng biện pháp mới cũng sẽ là thử thách với nhiều công ty.

    Khi giao dịch kết thúc vào 15 giờ, các nhân viên chứng khoán, nhất là bộ phận thanh toán sẽ phải kéo dài thời gian làm việc tới 19-20 giờ tối, thậm chí trễ hơn. Hiện tượng quá tải là khó tránh khỏi, nên một số công ty phải tuyển thêm nhân sự, đầu tư cho hệ thống và điều này tất nhiên làm tăng chi phí.

    Đó là lý do giải thích tại sao mặc dù lạc quan về diễn biến thị trường, những công ty không có hoạt động tự doanh vẫn đặt chỉ tiêu lợi nhuận khá khiêm tốn cho năm 2012. Những công ty có tập đoàn kinh tế, ngân hàng đứng sau lưng cũng chỉ lên kế hoạch 30-50 tỉ đồng lợi nhuận trước thuế.

    Những biện pháp mới cũng sẽ khiến sự phân hóa giữa các công ty chứng khoán trở nên rạch ròi. Tốp mười công ty lớn chiếm gần 70% thị phần môi giới đang và tiếp tục dùng nguồn lực công nghệ, tài chính để “lôi kéo” khách hàng. Chắc chắn không nhà đầu tư nào chọn công ty giao dịch là nơi chỉ có thể bán cổ phiếu T+4 trong khi những nơi khác là T+3.

    Những công ty có công nghệ hiện đại như giao dịch qua Internet đang được lựa chọn. SBS, Kim Eng, SSI, FPTS... cho biết quy mô đặt lệnh qua Internet được cải thiện rõ rệt gần đây và họ đang phát triển hướng giao dịch này nhằm tiến tới thay đổi nghiệp vụ môi giới, theo đó nhân viên môi giới sẽ tập trung vào tư vấn cho khách hàng, thay vì chỉ đặt lệnh như từ trước đến nay.

    Nếu việc ứng dụng những giải pháp kỹ thuật mới mang lại hiệu quả mong đợi, thị trường có quyền hy vọng Bộ Tài chính sẽ cân nhắc thử nghiệm một số sản phẩm phái sinh. Trong đề án phát triển thị trường chứng khoán mới được Chính phủ thông qua cách đây hai tháng, ứng dụng sản phẩm phái sinh đã được nhắc tới. Có thể sản phẩm phái sinh cần lộ trình, nhưng để cải thiện thanh khoản lên một tầm mới, gấp 3-4 lần hiện tại và cũng là để nâng cấp thị trường Việt Nam lên ngang hàng các nước khu vực, thì việc áp dụng nó không nên chậm trễ hơn nữa.
    Nguồn TBKTSG
  7. GL1368

    GL1368 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    94
  8. GL1368

    GL1368 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    94
    Chỉ 1/3 số công ty chứng khoán có thể tồn tại
    =>loại bỏ những thằng làm ăn bậy bạ=> điều này tốt cho thị trường

    Thứ hai, 23/04/2012 10:32 Công ty chứng khoán (CTCK) sẽ bị đình chỉ hoạt động nếu rơi vào tình trạng kiểm soát đặc biệt 6 tháng liền, kèm với lỗ luỹ kế 50% vốn điều lệ.Phần lớn lỗ, thanh khoản yếu

    Đầu tháng 9/2011, một số nhà đầu tư tìm cách chạy khỏi CTCK SME vì cho rằng đơn vị này không thể đáp ứng các giao dịch rút, chuyển tiền của họ. Sau đó, SME bị Trung tâm Lưu ký Chứng khoán (VSD) đình chỉ hoạt động lưu ký 1 tháng cuối năm 2011.

    Cùng thời điểm đó, CTCK Tràng An (TAS) cũng bị VSD cảnh cáo vì mất khả năng thanh toán cho các giao dịch chứng khoán. TAS không còn khả năng thanh toán trong các giao dịch mua bán với nhà đầu tư, đồng thời nợ Quỹ Hỗ trợ Thanh toán của VSD hơn 7 tỷ đồng.

    Tổng Giám đốc TAS, ông Lê Hồ Khôi khi đó thừa nhận TAS mất khả năng thanh toán, vì không quản lý chặt khâu chuyển tiền của nhà đầu tư.

    Việc mất khả năng thanh toán trở thành làn sóng được dự báo khi nhiều CTCK liên tiếp lỗ và vốn chủ sở hữu cũng không còn nhiều.

    Theo ông Phạm Hồng Sơn, Vụ trưởng Vụ Quản lý kinh doanh (UBCKNN), nếu so với năm 2011 thì bức tranh thị trường chứng khoán trong quý I/2012 đã khả quan hơn.

    Tuy nhiên, tính cạnh tranh thì ngày càng khốc liệt. Với khoảng 10 CTCK trong Top đầu đã chiếm tới 60% thị phần, rất nhiều CTCK vốn nhỏ nay đã cạn tiền, không có thị phần sớm muộn sẽ phải dừng chân.

    "Quý I/2012 có 4 CTCK xin rút nghiệp vụ môi giới. Điều này đồng nghĩa những CTCK này sẽ xóa sổ hoạt động. Động thái cho thấy các CTCK này tự nhận thấy không đủ sức trong cuộc chơi nên tìm hướng đi khác", ông Sơn nói.

    Ông Phạm Hồng Sơn cũng cho biết: "Trong 1 tháng qua, chúng tôi liên tục mời chủ tịch HĐQT, tổng giám đốc, kế toán trưởng của 40 CTCK đến làm việc.

    Hiện UBCK đang xem xét, có thể đầu tuần này sẽ công bố đợt đầu những CTCK thuộc diện kiểm soát đặc biệt để đảm bảo quyền lợi khách hàng.

    Nếu để rơi vào tình trạng kiểm soát đặc biệt 6 tháng liền, kèm với lỗ luỹ kế 50% vốn điều lệ, CTCK sẽ bị đình chỉ hoạt động".

    Đánh giá CTCK theo tiêu chí an toàn tài chính, TS Vũ Thị Kim Liên, Phó Chủ tịch UBCKNN, cho hay, hiện có 40/105 CTCK khó khăn về thanh khoản không đảm bảo chỉ tiêu an toàn tài chính; có 71 CTCK bị thua lỗ (do giá cổ phiếu giảm thấp và đầu tư không hiệu quả).

    Về đánh giá phân loại các công ty quản lý quỹ theo tiêu chí an toàn tài chính, có 4 công ty quản lý quỹ không đạt yêu cầu về an toàn tài chính và thua lỗ trên 50% vốn điều lệ, ngoài ra, có 23/47 công ty quản lý quỹ bị thua lỗ.

    Tái cơ cấu: Chỉ còn 1/3

    Chuẩn bị cho tái cấu trúc thị trường chứng khoán, UBCKNN đang gấp rút hoàn thiện các văn bản pháp lý gồm: sửa đổi Quyết định 27 về quy chế tổ chức và hoạt động của CTCK liên quan quản trị rủi ro, vấn đề hạn chế đầu tư, vay, tái cơ cấu CTCK, quản lý tiền; Xây dựng quy chế về quản lý rủi ro đối với CTCK theo thông lệ quốc tế.

    Cùng đó, ban hành một quy chế về cảnh báo từ xa để phân loại, đánh giá CTCK. Nhận định của UBCKNN, một bộ chỉ tiêu về cảnh báo từ xa để tăng cường kiểm tra, giám sát sẽ giúp cơ quan này đánh giá tình hình các CTCK hoạt động ra sao, những hệ lụy khi phá sản.

    Dự báo của các chuyên gia và cơ quan quản lý, trong tổng số các CTCK hiện nay, sẽ chỉ còn khoảng 1/3 tồn tại, khi mà các quy định quản lý CTCK ngày càng chặt chẽ.

    Theo ông Sơn, xu hướng mua bán, sáp nhập CTCK khó diễn ra vì CTCK rất khác với ngân hàng. Ngân hàng còn có chi nhánh, hệ thống khách hàng nhưng CTCK khi "cụt" vốn, không có khách hàng, hệ thống công nghệ kém khó cho hoạt động sáp nhập, hợp nhất. Chỉ những CTCK nào trụ được giai đoạn khó khăn trên mới có cơ hội phục hồi.
  9. GL1368

    GL1368 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    94
    Tỷ lệ nhập siêu đã giảm xuống mức cực thấp


    Tỷ lệ nhập siêu trên tổng kim ngạch xuất khẩu tính chung cả bốn tháng chỉ ở mức 0,53%.
    Theo bộ Công thương, sau khi đối chiếu số liệu về kim ngạch, lượng hàng xuất, nhập khẩu từ tổng cục Hải quan, cơ quan cấp vụ thuộc bộ này ước tính tổng kim ngạch xuất khẩu trong tháng 4 đạt khoảng 8,6 tỉ USD (tính chung bốn tháng đạt trên 33,4 tỉ USD), tăng 14,3% so với cùng kỳ năm trước và giảm 9,3% so với tháng 3.2012.

    Tổng kim ngạch nhập khẩu ước tính khoảng 9 tỉ USD (tính tổng chung bốn tháng khoảng 33,58 tỉ USD). Như vậy, trong tháng 4, nhập siêu ước tính khoảng 400 triệu USD. Tỷ lệ nhập siêu trên tổng kim ngạch xuất khẩu tính chung cả bốn tháng chỉ ở mức 0,53%. Đây là mức thấp nhất tính cùng kỳ trong mười năm trở lại đây.

    Theo Hà Thành
  10. GL1368

    GL1368 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    94
    Việt Nam đang trở thành Trung tâm giao dịch hàng hóa Đông Nam Á Thứ hai, 23/04/2012 08:08 TPHCM đã được chọn làm điểm tiêu chuẩn giao hàng cho hợp đồng giao dịch hạt tiêu tại Sở giao dịch hàng hóa Singapore tháng 2.Điều này đánh dấu sự thành công của Việt Nam trong cuộc cạnh tranh với Ấn Độ để trở thành trung tâm giao dịch hàng hóa Đông Nam Á.

    Thị trường hạt tiêu toàn cầu trị giá khoảng 2 tỷ USD. Sự xuất hiện của Việt Nam tại Sở giao dịch hàng hóa Singapore cho thấy Việt Nam đang dần trở thành một thế lực mới trên thị trường toàn cầu, trong khi vị trí này của Ấn Độ đang suy yếu.

    Giá cả giao dịch ở Sở Giao dịch hàng và phái sinh quốc gia (NCDEX) của Ấn Độ thường là định hướng cho thị trường hạt tiêu toàn cầu, nhưng giờ đây lợi thế này đang có nguy cơ bị cạnh tranh.

    Ấn Độ gần đây đã phải chịu một loạt những ảnh hưởng tiêu cực như sản lượng giảm, chi phí lao động tăng, quy mô nông trường nhỏ, trình độ cơ khí hóa thấp và những chính sách không phù hợp khiến sức cạnh tranh trên thị trường hàng hóa ngày càng giảm so với đối thủ ở Đông Nam Á.

    Mặc dù không so được với Ấn Độ về quy mô và tài nguyên, nhưng vị thế của Việt Nam như là một trung tâm giao dịch hàng hóa đang ngày càng được củng cố. Trong 5 năm qua, Việt Nam đã lần lượt vượt qua Ấn Độ ở một loạt mặt hàng như hạt điều, hải sản, cà phê và hạt tiêu. Sắp tới đây, Việt Nam có thể vượt qua Ấn Độ về sản xuất cao su.

    Một thập kỷ trước đây, Ấn Độ là nhà sản xuất hạt tiêu lớn nhất thế giới, với thu hoạch hàng năm khoảng 80.000 tấn. Nhưng trong khi sản lượng của nước này giảm còn 48.000 tấn, Việt Nam đã tăng lên 120.000 tấn và hiện nay xuất khẩu hạt tiêu nhiều gấp 5 lần Ấn Độ.

    Câu chuyện tương tự cũng xảy ra với hạt điều. Ấn Độ thường mua hạt điều thô từ Việt Nam để chế biến và tái xuất, nhưng gần đây Việt Nam đã xây dựng những trung tâm chế biến của riêng mình. Ngày nay, Việt Nam xuất khẩu khoảng 170.000 tấn hạt điều nhân so với 110.000 tấn của Ấn Độ.

    Con tôm, một mặt hàng có lợi nhuận cao hàng đầu trên thị trường hàng hóa, cũng lại là lợi thế của Việt Nam. Sản lượng tôm của Việt Nam là 75.000 tấn trong khi Ấn Độ chỉ là 30.000 - 40.000 tấn. Việt Nam còn có năng suất đặc biệt cao trong sản xuất cá basa, 250 tấn/ha trong khi Ấn Độ là 20 tấn.

    Ấn Độ hiện đang chiếm vị trí thứ 4 trên thế giới về xuất khẩu cao su. Tuy nhiên, vị trí này đang bị đe dọa khi tốc độ tăng trưởng của Việt Nam ngày một cao. Năm ngoái, sản lượng của Việt Nam tăng 8% lên 812.000 tấn và năm nay tăng 6% lên 860.000 tấn. Trong khi đó, sản lượng cao su Ấn Độ năm 2011 tăng 4,9% đạt 893.000 tấn và dự đoán sẽ chỉ tăng 4% trong năm nay.

    Jom Jacob, chuyên gia kinh tế cấp cao của Hiệp hội các nước sản xuất cao su tự nhiên cho biết Việt Nam có thể chiếm ngôi của Ấn Độ vào năm 2015, với tỷ lệ tăng trưởng hiện nay.

    Sự tăng trưởng mạnh mẽ của Việt Nam trong sản xuất nông nghiệp và thương mại đang bắt đầu thu hút các nhà đầu tư toàn cầu. IFC, một chi nhánh của Ngân hàng Thế giới, gần đây công bố 2 khoản đầu tư trị giá 40 triệu USD để hỗ trợ nhu cầu của Việt Nam về thương mại và tài chính hàng hóa.

    Theo ông PK Joshi, giám đốc Đông Á của Viện nghiên cứu chính sách lương thực quốc tế, Việt Nam có lợi thế từ những chính sách kết nối toàn bộ chuỗi giá trị, từ sản xuất đến người tiêu dùng cuối cùng ở nước ngoài. Những chính sách này cũng đang được cải thiện hiệu quả ở mỗi cấp độ.
    Nguồn Economic Times/Vnmedia

Chia sẻ trang này