Thị trường sớm muộn cũng sẽ tèo thôi

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi kuas, 11/03/2008.

3583 người đang online, trong đó có 365 thành viên. 17:57 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 3448 lượt đọc và 27 bài trả lời
  1. small_best

    small_best Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2006
    Đã được thích:
    9
    Làm sao doạ nổi
  2. tungtuhu

    tungtuhu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/08/2005
    Đã được thích:
    7
    Em không hô tèo em chỉ hô thị trường úp úp nhé!
  3. Cancaucom08

    Cancaucom08 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    21/02/2008
    Đã được thích:
    0
    Tèo quái gì ? Chỉ là điều chỉnh ,và sắp tới sẽ điều chỉnh tiếp
    Chỉ cần nó cứ điều chỉnh liên tiếp thế này thì...bán nhà .
    Cấm cut loss !Phải giữ cổ ,nhà đầu tư cá nhân cũng phải có trách nhiệm với thị trường

    Vốn ngân hàng thở gấp
    n Minh Đức


    Những con số hàng chục nghìn tỷ đi cùng với những chính sách mới có thể sẽ gây xáo trộn dòng vốn từ ngân hàng ra thị trường.

    Mọi con mắt từ bất động sản, chứng khoán, sản xuất, tiêu dùng? đang ngóng về các ngân hàng thương mại thời điểm này, khi những chính sách lớn bắt đầu thực thi.

    20.300 tỷ đồng?

    Con số này trở nên quen thuộc tròn một tháng trở lại đây với nhiều bình luận, lo ngại và cả biến động hiếm thấy liên quan.

    Không như khả năng đại diện Ngân hàng Nhà nước đưa ra trong cuộc họp giao ban báo chí mới đây, hay với văn bản triển khai các chỉ đạo của Thủ tướng về tăng cường kiềm chế lạm phát 2008, việc phát hành 20.300 tỷ đồng tín phiếu bắt buộc vẫn gói gọn trong ngày 17/3, theo công văn mới đây của Ngân hàng Nhà nước.

    Như vậy, một số ngân hàng thương mại đã mừng hụt trước khả năng sẽ giãn thực hiện kế hoạch phải mua tín phiếu bắt buộc. Lợi ích trông thấy từ khả năng giãn kế hoạch phát hành tín phiếu (tất nhiên là chỉ với những trường hợp khó khăn vốn) là các ngân hàng có điều kiện tranh thủ có thêm nguồn thu. Lãi suất của tín phiếu chỉ 7,8%/năm, nếu giãn, ngân hàng có cơ hội cho vay ngắn hạn trên 12%/năm, thậm chí lợi hơn từ mặt bằng cho vay ngất ngưởng hiện nay. Ngay như cho vay qua đêm cũng có chênh lệch lớn.

    Tuy nhiên, với quyết định mới của Ngân hàng Nhà nước, từ đây, nhiều ngân hàng chịu khó khăn về vốn trong thời gian qua sẽ buộc phải gấp gáp hơn để dồn tiền mua tín phiếu.

    Điều gì xẩy ra sau áp lực dồn vốn? Đó là các khoản nợ quá hạn sẽ bị thúc ép. Đó là khả năng thắt nguồn vốn cho vay ra, bất lợi cho cả ngân hàng và doanh nghiệp. Và một hệ quả đáng chú ý, là các ngân hàng sẽ đẩy mạnh bán ra lượng chứng khoán cầm cố đến kỳ phong tỏa để hồi vốn.

    Trong thời gian tới, sau khi bị ?orút ruột? một lượng vốn lớn, khả năng nguồn vốn từ các ngân hàng ra thị trường sẽ hẹp hơn (cũng nằm trong mục tiêu kiềm chế tăng trưởng tín dụng với ?otrần? 30% của Ngân hàng Nhà nước). Và ?onạn nhân? cụ thể, trực tiếp dự báo sẽ là bất động sản và chứng khoán. Đó là chưa nói tới khả năng các khoản vay từ hai lĩnh vực này sẽ bị thúc ép trả nợ mạnh hơn, hoặc có chi phí đắt đỏ hơn.

    Đối với 41 ngân hàng và tổ chức tín dụng, lượng vốn bỏ ra mua tín phiếu bắt buộc dự tính là rất lớn. Chỉ riêng một ngân hàng cổ phần có tầm, lượng vốn đó phải mất cả tháng cạnh tranh lãi suất cao, khuyến mại tích cực mới có thể gom đủ.

    ... và trên 52.000 tỷ đồng

    Trong chỉ đạo của Thủ tướng về các biện pháp tăng cường kiềm chế lạm phát 2008, có một giải pháp ít được dư luận chú ý: ?oBộ Tài chính sớm chỉ đạo thực hiện chuyển số dư tiền gửi của Kho bạc tại các ngân hàng thương mại hiện nay về Ngân hàng Nhà nước?.

    Trong văn bản triển khai chỉ đạo trên, Ngân hàng Nhà nước cũng nhấn mạnh đến kế hoạch chuyển vốn này. Con số liên quan vừa xuất hiện trong tuần qua ước tính là trên 52.000 tỷ đồng.

    Trên 52.000 tỷ đồng đó hiện đang nằm ở 5 ngân hàng quốc doanh; được biết là vẫn được sử dụng để cho vay khách hàng doanh nghiệp và các dự án. Điều gì xẩy ra khi lượng vốn khổng lồ đó (hơn gấp đôi lượng tín phiếu bắt buộc 17/3) rút về Ngân hàng Nhà nước?

    Trước hết, mục tiêu của định hướng rút số dư tiền gửi của Kho bạc nhà nước về Ngân hàng Nhà nước để ?obảo đảm tạo điều kiện thực hiện tốt việc điều hành chính sách tiền tệ?.

    Không có thông tin cụ thể về việc điều hành đó sẽ như thế nào, nhưng có thể suy đoán rằng: Ngân hàng Nhà nước sẽ dùng lượng tiền khổng lồ đó để có sự hỗ trợ kịp thời đối với những trường hợp thiếu vốn, với vai trò là người đứng sau cùng cung - cầu vốn trên thị trường, thông qua thị trường mở, như khẳng định mới đây của cơ quan này. Lượng vốn đó cũng có thể được sử dụng linh hoạt để cho vay các dự án, doanh nghiệp?

    Nhưng, ở một hướng khác, việc lượng vốn quá lớn đó rút về Ngân hàng Nhà nước có thể gây khó khăn trực tiếp đối với 5 ngân hàng quốc doanh và ?oloang? ra hệ thống. Hệ lụy cũng sẽ là khả năng thắt chặt tín dụng đối với một số lĩnh vực, đặc biệt là bất động sản và chứng khoán.

    Tuy nhiên, điều đó được dự báo sẽ khó xẩy ra, bởi việc chuyển vốn sẽ được thực hiện ?oâm thầm?, có lộ trình, tránh gấp gáp, gây ?osốc? cho cả hệ thống.

    Hơn chục năm về trước, Ngân hàng Nhà nước cũng đã từng làm vai trò quản lý nguồn vốn đó chứ không gửi ở các ngân hàng quốc doanh như hiện nay. Tuy nhiên, vào thời điểm ấy, khả năng của Ngân hàng Nhà nước có hạn, đặc biệt trong việc thanh toán và tiếp vốn kịp thời. Còn nay, năng lực thanh toán và sự phát triển của hệ thống đã cho phép trả lại vai trò này.

    Tuy nhiên, cũng như việc mua vào ngoại tệ, Ngân hàng Nhà nước cần có thông tin cụ thể về việc chuyển giao vốn này, tránh những lo ngại mơ hồ, nhất là với những suy luận bắt nguồn từ sự thiếu thông tin của nhiều nhà đầu tư trên thị trường bất động sản và chứng khoán.



    Được Cancaucom08 sửa chữa / chuyển vào 12:18 ngày 17/03/2008
  4. anhtumlm

    anhtumlm Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2006
    Đã được thích:
    1
    Đây! Góp thêm bài này giúp TT tèo nhanh hơn

    Khối ngoại lập kỷ lục về lượng mua vào

    (CafeF) - Nhà đầu tư nước ngoài đang gia tăng mua vào các cổ phiếu lớn với khối lượng ngày càng nhiều, đặc biệt là những cổ phiếu đã giảm mạnh trong thời gian qua

    Tại Sở GDCK TP Hồ Chí Minh:

    Tổng khối lượng cổ phiếu và chứng chỉ quỹ được nhà đầu tư nước ngoài mua vào tăng hơn 50% so với tuần trước, đạt 10,64 triệu đơn vị (khối lượng khớp lệnh đạt 9,4 triệu đơn vị). Trong khi đó, lượng bán ra giảm hơn 0,6 triệu đơn vị, đạt 4,38 triệu đơn vị.

    Ngoại trừ phiên cuối tuần, lượng mua đều áp đảo so với lượng bán. Trong phiên giao dịch đầu tuần, lượng mua vào của khối ngoại vọt lên tới 4,24 triệu đơn vị - một mức cao chưa từng có. Các phiên còn lại, lượng mua đều đạt trên 1 triệu đơn vị.

    Lượng bán ra của phiên đầu và cuối tuần đạt 1,3 triệu đơn vị, các phiên còn lại lượng bán ra khá thấp.

    Lượng mua của các cổ phiếu lớn như DPM, SSI, PPC đều tăng mạnh so với tuần trước trong khi lượng bán ra không nhiều.

    Sau khi bị đổ ra bán hơn 1,4 triệu đơn vị trong phiên cuối tuần trước, tuần này, lượng bán ra của PPC khá thấp.

    Lượng mua ròng toàn thị trường lên tới 6,26 triệu đơn vị, các cổ phiếu lớn tiếp tục được họ mua vào nhiều.

    Trung tâm GDCK Hà Nội:

    Lượng mua vào tăng gấp đôi tuần trước, đạt 1,35 triệu đơn vị. Ba mã PVI, BVS và PVS chiếm phần lớn lượng mua vào.

    Lượng bán ra đạt 237 nghìn đơn vị, giảm mạnh hơn 340 nghìn đơn vị so với tuần trước. NTP đứng đầu lượng bán ra với 92.600 đơn vị.
    Đức Hải
  5. thuongmotnguoi

    thuongmotnguoi Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/09/2005
    Đã được thích:
    0
    Hiện giờ giá của STB đã quá hấp dẫn, chọn lựa STB trong thời điểm này là hợp lý nhất! nới rộng room cho ngân hàng sẽ sớm thành hiện thực thôi. Các bạn hay nhanh chân lên kẻo nhỡ tàu đó.
  6. tuananhdao

    tuananhdao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/03/2007
    Đã được thích:
    3
    HOA PHƯỢNG ĐỎ NỞ GIỮA MÙA XUÂN
  7. apolo10

    apolo10 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/04/2007
    Đã được thích:
    0
    thằng ba dũng sinh hùng nói tt lên nhưng chắc chúng nó cũng *** tin tưởng
    nếu nó nói xuống thì tt về mo re rồi

    ba dũng hòi trước khi lên tt về nghệ an hứa hiiêu hứa vượng gì đó đến khi lên rồi quên mịa nó mất ck cũng thế thôi
  8. kuas

    kuas Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/04/2007
    Đã được thích:
    13
    Những thằng 11/3 vãn giải ngân đâu? những thằng chửi ngu như cho đâu? Còn ở đây buôn chứng không thì vào mà ngẫm. IMF là thằng nào có biết không? Nó là bố của tất cả các TTCK trên thế giới đấy. Nó cảnh báo cho các NĐT chân chính từ 7/3. Báo chí VN đăng lại, nhưng chỉ đăng phần tốt, báo nó copy lại báo kia. Buôn chứng phải chịu khó kiểm chứng thông tin chứ? Đ hiểu a? Cụt trym là phải thôi. Tất cả các cuộc khủng hoảng TTCK đều xuất nguồn từ tăng trưởng tín dụng đấy.
    Post lại cái nguồn cho ACE đọc cho vui. Chiu khó search báo Việt nam ngày 8-9/3 là co bài tiếng Việt cụt.
    http://www.imf.org/external/pubs/ft/survey/so/2008/CAR03708A.htm

Chia sẻ trang này