1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Thị trường tăng trong nghi ngờ ----☆☆☆☆☆☆--- Dòng tiền mạnh dần lên xu thế tháng 7/ 2022 $$$$$

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 28/06/2022.

7670 người đang online, trong đó có 1065 thành viên. 10:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 9380 lượt đọc và 43 bài trả lời
  1. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531


    B, P, năng lượng, xuất khẩu sẽ làm điểm cộng đưa VN lên 1300 và hơn nữa nếu ko có biến tiêu cực nữa ! BĐS và dòng khác cần TD thêm @};-



    TCM: Thành viên HĐQT dự kiến chi 47 tỷ đồng gom cổ phiếu TCM


    Thành viên HĐQT CTCP Dệt may – Đầu tư – Thương mại Thành Công (HOSE – Mã: TCM) đăng ký giao dịch cổ phiếu TCM với mục đích đầu tư cá nhân.

    [​IMG]

    Theo đó, ông Nguyễn Văn Nghĩa, thành viên HĐQT TCM đăng ký mua vào 1 triệu cổ phiếu, giao dịch dự kiến được thực hiện ngày 30/6 - 29/7/2022, theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận. Nếu giao dịch thành công, ông Văn Nghĩa sẽ nâng sở hữu tại TCM từ gần 12,84 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 15,667% lên gần 13,84 triệu cổ phiếu, tỷ lệ 16,888%.

    Ngược chiều mua, ông Trần Như Tùng, Chủ tịch HĐQT TCM đăng ký bán 500.000 cổ phiếu TCM theo phương thức khớp lệnh hoặc thỏa thuận, dự kiến từ ngày 29/6 đến ngày 28/7/2022. Nếu giao dịch thành công, ông Như Tùng chỉ còn nắm giữ 75.042 cổ phiếu TCM, tỷ lệ 0,09%.

    Trên thị trường, đóng cửa phiên giao dịch ngày 28/6, cổ phiếu TCM tăng nhẹ 500 đồng lên 47.500 đồng/cp. Tạm tính với mức giá này, ông Văn Nghĩa sẽ phải chi khoảng 47 tỷ đồng, trong khi ông Như Tùng thu về 23,5 tỷ đồng để mua hoặc bán lượng cổ phiếu TCM như đã đăng ký.

    [​IMG]

    Diễn biến giá cổ phiếu TCM thời gian gần đây (Nguồn: TradingView)

    Về hoạt động kinh doanh, TCM đã công bố doanh thu tháng 5 đạt 13 triệu USD (~301 tỷ đồng), giảm 4% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế 501.000 USD (~11,6 tỷ đồng), giảm 29%. Doanh thu tháng 5 đến từ 3 mảng chính, trong đó, sản phẩm may chiếm 77%, vải chiếm 15% và sợi chiếm 6%.

    Lũy kế 5 tháng, doanh thu TCM đạt 77,4 triệu USD (tương đương 1.796 tỷ đồng), tăng 15% và thực hiện 43% kế hoạch năm; lợi nhuận sau thuế 4,4 triệu USD (tương đương 102 tỷ đồng), tăng 6% và thực hiện 41% kế hoạch năm.

    Doanh nghiệp cho biết đã nổ lực gia tăng năng suất và cắt giảm chi phí để bù đắp cho chi phí nguyên vật liệu đầu vào, chi phí xăng dầu và chi phí logisitic tăng mạnh trong những tháng đầu năm.

    Tính đến đầu tháng 6, Công ty đã nhận gần đủ đơn hàng cho quý III và đang nhận khoảng gần 50% đơn hàng cho kế hoạch quý IV. Đồng thời, doanh nghiệp đã hoàn thành việc lắp đặt hệ thống điện năng lượng mặt trời áp mái tại nhà máy Vĩnh Long 2 và đưa vào sử dụng nhằm đáp ứng tiêu chuẩn về môi trường đồng thời tiết kiệm chi phí.

    Về kế hoạch kinh doanh, năm 2022, Dệt may Thành Công đặt kế hoạch lãi ròng tăng gần 77% so với năm 2021, đồng thời lên kế hoạch trả cổ tức bằng cổ phiếu thưởng. Cụ thể, TCM lên kế hoạch doanh thu hơn 4.180 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 253,8 tỷ đồng, tương ứng tăng lần lượt 18% và 77% so với kết quả thực hiện trong năm 2021. Mức cổ tức dự kiến cho năm 2022 là 20%.

    Theo đó, công ty sẽ điều chỉnh cổ tức với mức 15%/mệnh giá, thanh toán bằng cổ phiếu thưởng. Cổ đông sở hữu 100 cổ phần sẽ nhận 15 cổ phiếu thưởng.

    Tổng lượng cổ phiếu thưởng Thành Công sẽ phát hành xấp xỉ 11 triệu cổ phần, tương ứng trị giá thanh toán tính theo mệnh giá gần 107 tỷ đồng. Vốn điều lệ của Thành Công sau khi phát hành cổ phiếu thưởng dự kiến tăng lên 820,4 tỷ đồng.

    Theo TCM, năm 2022 sẽ là một năm khởi sắc hơn cho ngành dệt may Việt Nam nói chung và doanh nghiệp này nói riêng. Thị trường bán lẻ quần áo thế giới đã dần hồi phục sau khi dịch Covid-19 có dấu hiệu giảm dần nhờ vào việc bao phủ vaccine.

    Để thực hiện hóa mục tiêu năm nay, TCM dự kiến đưa vào vận hành nhà máy may số 2 tại khu công nghiệp Hòa Phú tỉnh Vĩnh Long với 1.500 công nhân, công suất 9 triệu sản phẩm/năm. Sau khi nhà máy vận hành sẽ đóng góp thêm doanh thu cho năm 2022 và những năm tiếp theo.

    Về mảng bất động sản, đơn vị đang ưu tiên tập trung nguồn lực và phối hợp cùng đối tác để hoàn thành hồ sơ pháp lý, xin giấy phép xây dựng trong thời gian nhanh nhất cho dự án TC1 tại số 37 Tây Thạnh, phường Tây Thạnh, quận Tân Phú, TP HCM.

    Triển vọng ngành dệt may

    Trong báo cáo mới cập nhật về triển vọng ngành dệt may, SSI cho biết trong 5 tháng đầu năm 2022, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đạt 18,7 tỷ USD (+24% so với cùng kỳ), trong đó kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may & sợi lần lượt đạt 14 tỷ USD (+24% so với cùng kỳ) và 2,4 tỷ USD (+ 11% so với cùng kỳ). Kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc sang Mỹ đạt 7,6 tỷ USD (+27% so với cùng kỳ, chiếm 54% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng may mặc).

    Bất chấp áp lực lạm phát có thể cản trở nhu cầu may mặc ở các nước phát triển trong trung hạn, hầu hết các công ty sản xuất hàng may mặc trong nước đều có đơn đặt hàng sản xuất đến tháng 11/2022, do sự chuyển dịch đơn đặt hàng hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam. Giá sợi nhập khẩu bình quân tăng 10% so với cùng kỳ trong 5 tháng do giá bông và dầu tăng lên, cùng với chi phí logistic neo ở mức cao.

    Theo Sunsirs, giá sợi polyester và sợi bông ở Trung Quốc đều tăng từ 10% -18% so với cùng kỳ. Điều này dẫn đến chi phí vải tăng lên và ảnh hưởng đáng kể đến biên lợi nhuận gộp của các công ty sản xuất trong nước - đặc biệt là những doanh nghiệp có phần lớn đơn hàng FOB như MSH (May Sông Hồng) và TCM (May Thành Công). Mặc dù chi phí vải tăng lên phù hợp với quan điểm của SSI trước đó nhưng mức độ gián đoạn logistics và giá nhiên liệu tăng lên cao hơn ước tính.

    Theo các công ty sản xuất hàng may mặc trong nước, khách hàng đã rút ngắn thời gian đặt trước đơn hàng (ngoại trừ kỳ nghỉ lễ trong quý 4) do lượng hàng tồn kho ở thị trường xuất khẩu ở mức cao và áp lực lạm phát. Trước đây, khách hàng thường đặt hàng trước 6 tháng thì nay chỉ đặt hàng trước 3 tháng. Do đó, SSI ước tính tăng trưởng doanh thu của các công ty sản xuất dệt may tại Việt Nam sẽ giảm tốc trong 6 tháng cuối năm 2022 và năm 2023.

    Các công ty cũng dự kiến chi phí sợi, vải, logistic và nhân công vẫn neo ở mức cao do giá dầu tăng và sự cạnh tranh trên thị trường lao động (chủ yếu với các nhà máy FDI). Điều này tác động tiêu cực đến toàn bộ chuỗi cung ứng hàng dệt may, từ nhà sản xuất đến nhà bán lẻ. Biên lợi nhuận gộp của các công ty sản xuất trong nước tiếp tục bị thu hẹp. Tác động tiêu cực đến doanh thu và biên lợi nhuận có thể xảy ra nếu nền kinh tế Mỹ (thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam) suy yếu hoặc áp lực lạm phát cao hơn xảy ra trong 6 tháng cuối năm 2022 và năm 2023.
    Last edited: 28/06/2022
    gallant10 thích bài này.
    gallant10 đã loan bài này
  2. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    “Cổ phiếu vua” trở lại, thanh khoản tăng cao
    Kim Phong
    Nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục tăng rực rỡ trong phiên chiều như thể một khoản đảm bảo cho chỉ số tăng cao thêm. Tới 8/10 mã dẫn dắt VN-Index phiên này thuộc về nhóm ngân hàng và đóng góp thanh khoản cũng lên cao nhất 7 tuần...
    [​IMG]
    VN-Index được nhóm cổ phiếu ngân hàng kéo lên mạnh trong buổi chiều.
    Nhóm cổ phiếu ngân hàng tiếp tục tăng rực rỡ trong phiên chiều như thể một khoản đảm bảo cho chỉ số tăng cao thêm. Tới 8/10 mã dẫn dắt VN-Index phiên này thuộc về nhóm ngân hàng và đóng góp thanh khoản cũng lên cao nhất 7 tuần.

    Cổ phiếu ngân hàng điều chỉnh rất mạnh kể từ đầu năm đến nay, phần lớn tạo đỉnh trước VN-Index. Bốc hơi 30-40% giá trị, nhiều cổ phiếu nhóm này bị coi là “của nợ”, nhưng lúc này lại bắt đầu hấp dẫn trở lại.

    Tương tự nhiều cổ phiếu/nhóm cổ phiếu khác, ngân hàng đã kiểm định đáy tháng 5/2022 và thoát đáy đến T+5 hoặc T+7. Mức giảm sâu trước đó đột nhiên trở thành lợi thế thu hút dòng tiền.

    Cổ phiếu ngân hàng giao dịch sôi động giúp thanh khoản thị trường phục hồi mạnh và tăng đáng kể. Điều này gợi nhớ lại giai đoạn đột biến thanh khoản 40-50 ngàn tỷ đồng vừa qua, cổ phiếu ngân hàng cũng là trụ cột về thanh khoản.

    Hôm nay trong 10 cổ phiếu giao dịch lớn nhất toàn thị trường, cổ phiếu ngân hàng có 3 mã là MBB, VPB và STB. Tính chung tất cả các cổ phiếu ngân hàng trên sàn HoSE, giá trị khớp lệnh đạt 2.511 tỷ đồng, tăng 90% so với hôm qua, tăng 74% so với mức trung bình tuần trước. Tỷ trọng thanh khoản của cổ phiếu ngân hàng cũng đóng góp 20,1% tổng giá trị khớp lệnh sàn HoSE, là tỷ trọng cao nhất trong 7 tuần trở lại đây.

    Nhờ giao dịch mạnh của cổ phiếu ngân hàng, sàn HoSE hôm nay cũng tăng 28% giao dịch, đạt gần 12.521 tỷ đồng. Đặc biệt trong rổ VN30, các mã ngân hàng chiếm tới gần 41% tổng giá trị phiên này.

    Không chỉ giúp kéo thanh khoản lên, nhóm “cổ phiếu vua” cũng đóng góp lớn cho chỉ số VN-Index và VN30-Index tăng mạnh hôm nay. Trong 10 mã kéo điểm của VN-Index, ngân hàng chiếm 8 mã là BID tăng 5,98%, VCB tăng 1,87%, CTG tăng 4,3%, VPB tăng 3,81%, TCB tăng 3,23%, VIB tăng 6,76%, EIB tăng 6,68% và MBB tăng 2,49%. VN-Index tăng 15,28 điểm tương đương 1,27%, thì xấp xỉ 10 điểm đến từ những mã nói trên.

    Hai cổ phiếu ngân hàng duy nhất đỏ trên thị trường là SGB giảm 0,74% và NVB giảm 1,59%. Tuy nhiên 2 mã này vừa nhỏ, thanh khoản lại thấp. Ngoài SSB tăng yếu 0,32%, cổ phiếu ngân hàng còn lại giảm nhẹ nhất là BVB cũng là +1,5%. Tới 17/27 cổ phiếu ngân hàng tăng trên 3% hôm nay cho thấy sức mạnh đồng đều ở nhóm này.

    [​IMG]
    Cổ phiếu ngân hàng tăng nổi bật trong nhóm vốn hóa lớn nhất của VN-Index.
    Ngoài ngân hàng, phần còn lại của thị trường cũng mạnh. Midcap tăng 1,62%, Smallcap tăng 1,14%. Độ rộng HoSE ghi nhận 326 mã tăng/126 mã giảm, với 27 mã kịch trần, 104 mã tăng từ 2% trở lên, 60 mã tăng trên 1%. Mức tăng giá như vậy thể hiện một phiên giao dịch rất tích cực.

    Trong số các trụ, nhóm kiềm chế đà đi lên của VN-Index là NVL giảm 4,7%, HPG giảm 1,75%, VIC giảm 0,27%, VNM giảm 0,42%. Các mã này cũng có chuyển biến khá tốt lúc đóng cửa, chẳng hạn VIC xuất hiện lực cầu gần 1,26 triệu cổ kéo từ 72.700 đồng lên 73.600 đồng lúc đóng cửa.

    Nhóm cổ phiếu kịch trần chiều nay tiếp tục xuất hiện nhiều mã có tính đầu cơ cao như FLC, TSC, DLG, OGC, ROS, HAR, FIT, DQC... Các mã bất động sản nhỏ chiếm khá nhiều.

    Với giá trị khớp lệnh trên 13,8 ngàn tỷ đồng trên hai sàn niêm yết hôm nay, thị trường đánh dấu việc thanh khoản quay lại ngưỡng trung bình thấp sau hai phiên cuối tuần trước tụt xuống dưới mốc 10 ngàn tỷ đồng. Việc thanh khoản cải thiện dần sau tuần kiểm định đáy giảm giao dịch đột biến là một tín hiệu tốt. Dòng tiền dường như bắt đầu quay lại mạnh mẽ hơn, dù còn kém xa giai đoạn bình thường trong khoảng 15-20 ngàn tỷ đồng trước đó.
  3. alibaba1719

    alibaba1719 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/07/2019
    Đã được thích:
    4.053
    vậy là lại bank chứng à bác
    BigDady1516 thích bài này.
  4. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    B đã chứng tùy em nhé @};-
  5. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Nhà đầu tư nước ngoài đua nhau gom cổ phiếu ngân hàng giá rẻ


    Khi cổ phiếu ngân hàng đồng loạt giảm trong tuần qua (13-17/6) thì khối lượng mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài đối với nhóm ngành này tăng mạnh.

    Cổ phiếu ngân hàng trải qua một tuần giao dịch diễn biến tiêu cực với sắc đỏ bao trùm. Trong 27 cổ phiếu ngân hàng đang giao dịch trên sàn chứng khoán thì có tới 24 mã giảm giá trong tuần qua (13-17/6/2022), trong khi 3 mã tăng giá.

    3 cổ phiếu ngược dòng tăng giá

    VIB giảm mạnh nhất trong ngành, mất 21% trong tuần qua khiến thị giá rơi xuống còn 20.650 đồng/cp, thấp nhất kể từ tháng 2/2021. Trong 5 phiên giao dịch gần đây thì cổ phiếu này có đến 3 phiên giảm sàn.

    Hàng loạt cổ phiếu khác cũng giảm trên 15% tuần qua như LPB (-19,5%), MSB (-18,3%), KLB (-17,6%), PGB (-15,6%), MBB (-15,3%).

    Các mã giảm nhẹ nhất là VCB (-2,1%), VAB (-4,9%), HDB (-5%),…

    Chiều ngược lại, chỉ có 3 mã tăng giá là SSB, EIB, SGB. Cổ phiếu SSB tăng tới 8,2% trong tuần qua với 3/5 phiên trong sắc xanh, bất chấp toàn ngành lao dốc. Ngày 17/6 vừa qua, SSB đã chốt danh sách cổ đông để trả cổ tức bằng cổ phiếu.

    EIB cũng duy trì được sắc xanh khi tăng 3,1% trong tuần. Nhà băng này vừa thông qua việc triển khai phương án phát hành cổ phiếu để trả cổ tức (tỷ lệ 20%) từ nguồn lợi nhuận năm 2017-2021. Theo đó, cổ đông EIB chuẩn bị được nhận cổ tức sau 8 năm chờ đợi.

    Sau thời gian liên tục giảm, hiện một cổ phiếu ngân hàng đã rớt xuống dưới mệnh giá là VAB, đóng cửa tuần này còn 9.800 đồng/cp. VBB và ABB cũng về sát mệnh giá, chốt phiên 17/6 ở mức 10.300 đồng/cp và 10.100 đồng/cp.

    Khối ngoại mua ròng nhiều mã

    Đáng chú ý, khi cổ phiếu ngân hàng đồng loạt giảm giá trong tuần qua thì khối lượng mua ròng của nhà đầu tư nước ngoài đối với nhóm ngành này tăng mạnh. Cụ thể, khối ngoại đã mua ròng hơn 14,5 triệu cổ phiếu trong 5 phiên vừa qua, gấp khoảng 3 lần so với tuần trước.

    Có 11 mã được mua ròng là SHB, HDB, LPB, STB, BID, OCB, VCB, SSB, TCB, VAB, MSB. Trong khi các mã bị bán ròng là MBB, ABB, CTG, NVB, TPB, EIB.


    HDB vẫn được khối ngoại miệt mài gom, mua ròng 3,9 triệu cp trong tuần qua, giá trị 96 tỷ đồng, đồng thời đánh dấu chuỗi mua ròng 7 phiên liên tiếp.

    Trong hơn một tháng qua, đây là cổ phiếu ngân hàng được nhà đầu tư nước ngoài "săn đón" nhất khi toàn bộ đều là mua ròng, chỉ có một phiên duy nhất có khối lượng bán ra nhiều hơn mua vào là hôm 8/6 (bán ròng 496.100 cp).

    Tính trong 1 tháng trở lại đây (17/5-17/6), HDB là cổ phiếu ngân hàng hiếm hoi không bị mất giá trong khi toàn thị trường diễn biến kém khả quan. Hiện thị giá của HDB ở mức 24.600 đồng/cp.

    Cổ phiếu ngân hàng được khối ngoại gom mạnh tiếp theo là SHB, khối lượng mua ròng tới hơn 5,7 triệu cổ phiếu, giá trị 76 tỷ đồng. LPB và STB cũng có khối lượng mua ròng hơn 2,1 triệu đơn vị.

    SHB, MBB có khối lượng giao dịch thỏa thuận "khủng"

    Các cổ phiếu dẫn đầu về thanh khoản là STB, VPB, MBB, VPB,…. Tổng giá trị giao dịch theo phương thức khớp lệnh trên sàn của nhóm ngân hàng tuần qua đạt hơn 10.400 tỷ đồng.

    Một số cổ phiếu có giao dịch thỏa thuận lớn trong tuần qua như SHB, MSB, MBB. Trong đó, hơn 40,8 triệu cổ phiếu SHB đã được trao tay giữa các nhà đầu tư theo phương thức này, giá trị hơn 540 tỷ đồng. MSB cũng ghi nhận giao dịch thỏa thuận hơn 7,7 triệu cp trong 5 phiên vừa qua, giá trị 141 tỷ đồng. MBB thì khối lượng giao dịch hơn 15,6 triệu cp, giá trị 423 tỷ đồng.

    Cổ phiếu ngân hàng đã về vùng giá hấp dẫn?

    Theo nhận định của các công ty chứng khoán, đợt bán tháo vừa qua đã đưa định giá của các ngân hàng về mức rất hấp dẫn.

    Theo nhóm phân tích của Agriseco, định giá ngành ngân hàng hiện tại theo P/B (1,6x) đã giảm xuống dưới mức trung bình 5 năm (2,0) và thấp hơn so với VN – Index.

    Mặc dù định giá hiện nay của các ngân hàng tại Việt Nam cao hơn so với đa số các nước trong khu vực (P/B khoảng 1,3x) nhưng chỉ số ROE (18,6x%) cao hơn hẳn so với mức trung bình các nước trong khu vực (10,x%). Do vậy, Agriseco Research đánh giá ngành ngân hàng hấp dẫn để đầu tư trong 2022.

    Trước đó, VnDirect cũng cho rằng thị trường điều chỉnh gần đây đã đưa định giá ngành ngân hàng xuống 1,46 lần P/BV dự phóng năm 2022, thấp hơn rất nhiều so với mức trung bình 3 năm là 2 lần. Đợt bán tháo ồ ạt trên thị trường vừa qua đã đưa định giá của các ngân hàng về mức rất hấp dẫn.

    [​IMG]
    Hàng loạt công ty chứng khoán nhận định cổ phiếu ngân hàng đã về vùng giá hấp dẫn
  6. nguyenvanduong1975

    nguyenvanduong1975 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/10/2021
    Đã được thích:
    191
    ANV dự đạp về bao nhiêu bác
    BigDady1516 thích bài này.
  7. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Cứng vẫn là 50 - 51, nay cuối phiên hàng sàn hết mai kết có khi xanh lại@};-
    Last edited: 28/06/2022
    nguyenvanduong1975 thích bài này.
  8. nguyenvanduong1975

    nguyenvanduong1975 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/10/2021
    Đã được thích:
    191
    IDI, VHC hôm nay có tín hiệu cân bằng và phục hồi khá tốt, vậy mà ANV làm phá hỏng
    BigDady1516 thích bài này.
  9. 100k

    100k Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/12/2021
    Đã được thích:
    19.485
    Tôi vẫn múc đều tcb,vpb mấy tuần nay, cứ đỏ là múc
    BigDady1516 thích bài này.
  10. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Chuẩn rồi :drm@};-

    STB pha này dễ về 28- 29 hoặc hơn @};-

    [​IMG]
    100k thích bài này.

Chia sẻ trang này