Thị trường tiếp tục phiên điều chỉnh. Cơ hội rút khỏi thị trường trước khi quá muộn !!! (10h30 20/03

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vn_xmen, 19/03/2007.

2377 người đang online, trong đó có 49 thành viên. 02:59 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 27069 lượt đọc và 276 bài trả lời
  1. daucockhoan

    daucockhoan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Chứng khoán làm nóng diễn đàn đầu tư
    10:13'' 20/03/2007 (GMT+7)
    [​IMG]

    (VietNamNet) - Diễn đàn Đầu tư Việt Nam lần thứ 2 với chủ đề ?oNguồn vốn cho tăng trưởng: Con hổ tương lai của châu Á? diễn ra trong hai ngày 19 - 20/3/2007. Bên cạnh sự phát triển kinh tế được duy trì với tốc độ cao, môi trường đầu tư ngày càng ổn định thì sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam chính là điểm gây ấn tượng nhất tại diễn đàn lần này.

    Tâm điểm: thị trường chứng khoán
    Điều dễ nhận thấy trong phiên khai mạc của diễn đàn năm nay là sự xuất hiện của rất nhiều các lãnh đạo các ngân hàng, các quỹ đầu tư và trong các phiên thảo luận đầu tiên, Thị trường chứng khoán (TTCK) và sự phát triển nhanh chóng luôn trở thành đề tài được đề cập nhiều nhất của các diễn giả.

    Thị trường chứng khoán: tâm điểm chú ý của các nhà đầu tư. (Ảnh: Phước Hà)

    Hầu hết các nhà đầu tư quốc tế đều có đánh giá tích cực khi cho rằng, TTCK Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển vì quy mô thị trường hiện còn nhỏ và đây là một động lực để nền kinh tế Việt Nam sẽ còn phát triển trong thời gian tới.

    Theo ông Jack Lin Giám đốc quản lý vùng châu Á - Franklin Templeton Investmants, triển vọng TTCK VIệt Nam năm 2007 là rất lạc quan. Mặc dù vậy, chỉ số thị trường cho thấy là nóng. Tuy nhiên, ông Jack Lin cho rằng nếu quản lý một cách hợp lý thì đây sẽ là cơ hội cho nền kinh tế Việt Nam phát triển mạnh hơn. Điều cần thiết bây giờ là phải có các có biện pháp quản lý phù hợp các nguồn vốn vào thị trường. Về mặt dài hạn, Việt Nam là môi trường đầu tư đầy kỳ vọng.

    Thậm chí, các nhà đầu tư còn nhận định rằng, với TTCK phát triển nhanh, rất nhiều nguồn vốn đang đổ vào Việt Nam. Có thể nói thời điểm của thị trường vốn Việt Nam đã đến. Chúng ta không thể đảo ngược quá trình này mà cần tiếp tục cải cách và có những chính sách phù hợp để thị trường phát triển. Nếu có những biện pháp quản lý sẽ tạo sự phát triển mạnh mẽ hơn cho kênh dẫn vốn quan trọng này.

    Tuy nhiên, đi cùng với sự lạc quan về tiềm năng, các nhà đầu tư luôn nhắc đến những thách thức của một thị trường nhỏ mới phát triển cần có những chính sách thích hợp. Ông John Shrimpton - Giám đốc Dragon Capital cho rằng, năm 2007 là một năm nhiều thách thức với TTCK Việt Nam.

    Nhận định về sự phát triển được cho là "nóng" trên TTCK hiện nay, ông John Shrimpton nói, với mức cầu chứng khoán như hiện nay là cơ hội của Chính phủ để đưa thêm các cổ phiếu ra thị trường chứng khoán, đẩy mạnh cổ phần hoá. Cần tăng hàng cho TTCK chứ không cần những biện pháp hạn chế.

    Quan điểm này được rất nhiều nhà đầu tư và cả các quan chức Việt Nam chia sẻ với nhận định chung rằng, nếu được quản lý phù hợp thị trường sẽ phát triển ổn định và chúng ta không phải lo nó phát triển "quá nóng" hay "quá lạnh"

    Điểm thu hút các nhà đầu tư quốc tế
    Trao đổi với báo chí ngay trước lễ khai mạc diễn đàn, ông Mike Geoghegan, Tổng giám đốc tập đoàn HSBC nhận định tốc độ tăng trưởng ngoạn mục mà nền kinh tế đang đạt được đã khiến cho Việt Nam trở thành một nền kinh tế đáng coi trọng. Những thành tựu này chỉ có được khi Việt Nam tiếp tục thành công trong việc tiếp tục cải cách môi trường kinh doanh tích cực và hấp dẫn. Với việc gia nhập WTO, Việt Nam đã có được một nền kinh tế hướng ngoại, đang thu hút mạnh các nhà đầu tư trên thế giới.

    Chính từ cơ sở niềm tin này mà Tập đoàn HSBC đang xúc tiến việc mở rộng kinh doanh tại Việt Nam. Trong đó có việc HSBC sẽ tăng gấp đôi vốn góp trong Techcombank để trở thành đối tác chiến lược nước ngoài trong ngân hàng cổ phần nội địa với tỷ lệ sở hữu 20% so với 10% hiện nay. Cái giá của 10% vốn hiện nay của Techcombank không còn là 27 triệu USD như lần trước nữa, mà đã lên tới là 85 triệu USD. Bên cạnh đó, HSBC cũng có kế hoạch thành lập ngân hàng con tại VN và có thể đây sẽ là một trong những nhà băng 100% vốn nước ngoài đầu tiên được thành lập tại Việt Nam sau WTO.

    Một quan chức cao cấp của Việt Nam có mặt tại diễn đàn, ông Vũ Văn Ninh, Bộ trưởng Bộ Tài chính tiếp tục nhắc lại những cam kết cải cách của Việt Nam về việc thực hiện lộ trình tự do hoá kinh tế theo WTO; đẩy nhanh cổ phần hoá DN NN, phát triển thị trường vốn; thực hiện cải cách tài chính công... thực hiện cam kết cải cách vì mục tiêu phát triển nhanh và bền vững mà Chính phủ Việt Nam đã đề ra. Điều này được bà Lê Thị Băng Tâm, Chủ tịch Công ty đầu tư vốn Nhà nước đánh giá: Cơ hội đẩy mạnh đầu tư nước ngoài và sự phát triển vượt bậc này được kỳ vọng là sẽ duy trì trong 5 năm tới.

    Tại diễn đàn, nhiều nhà đầu tư nhận định, nhiều cơ hội lớn, nhiều nguồn vốn đầu tư đang đổ vào Việt Nam là thuận lợi nhưng cũng là thách thức lớn. Vấn đề hiện này là cần đẩy mạnh việc thực hiện các cam kết hơn nữa, xây dựng và thực hiện các quy định pháp lý một cách nhất quán nhằm gia tăng tính cạnh tranh của nền kinh tế.

    Theo ông Mike Geoghegan thì một trong những yêu cầu để duy trì sự cạnh tranh, thu hút các là việc phát triển khung pháp lý và thể chế công khai, minh bạch cho khu vực tài chính ngân hàng.

    Bằng cách hoàn chỉnh công cuộc cải cách đang được tiến hành, theo các nhà đầu tư Việt Nam sẽ có thể thu hút được nguồn vốn đầu tư lâu dài làm định hướng cho bước tăng trưởng tiếp theo. Bên cạnh, công cuộc chống tham nhũng như là một giải pháp nhằm nâng cao sức hút của nền kinh tế Việt Nam. Theo các nhà đầu tư, điều này này liên quan đến sự công khai, minh bạch, cải cách hành chính...

    Phước Hà
  2. daucockhoan

    daucockhoan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Đón đầu cơ hội đầu tư

    Phòng hội thảo lớn nhất khách sạn Melia sáng 19/3 không còn chỗ trống với hơn 1.000 người chen chân tham dự diễn đàn đầu tư. Thị trường niêm yết nóng là lý do nhiều quỹ đầu tư tạm dừng mua bán để tìm kiếm cơ hội mới.

    Tổng giám đốc VinaCapital Don Lam cho hay bản thân quỹ và một số quỹ khác đang tạm dừng mua bán để cân nhắc kế hoạch tiếp theo. Xét về ngắn hạn, thị trường đang nóng nhưng chưa đến mức có nguy cơ bong bóng và sụp đổ, theo quy luật từ giờ đến cuối năm sẽ có những đợt điều chỉnh.

    Ông Lam cũng khẳng định rằng các quỹ đầu cơ nước ngoài chưa vào VN bởi thị trường chưa đủ lớn. "Thị trường VN nóng không phải do nhà đầu tư nước ngoài, mà do các nhà đầu tư cá nhân trong nước đua nhau mua mà không suy nghĩ về việc công ty đó tốt hay không tốt, có lợi nhuận hay không", ông nói.

    [​IMG]
    TTCK thu hút quan tâm của nhiều nhà đầu tư. Ảnh: Hoàng Hà.

    Cơ hội đầu tư trên thị trường, theo chuyên gia này, còn rất nhiều, cụ thể là nhiều công ty mới cổ phần hóa giá cổ phiếu rất tốt. Vấn đề đáng quan tâm là khả năng tính toán của nhà đầu tư thế nào. Quan trọng nhất là có sự đón đầu chứ không nên để thị trường nóng lên rồi mới đổ nhiều tiền vào, nhà đầu tư cũng phải biết lựa chọn thời điểm để vào - ra thích hợp.

    Danh mục đầu tư của Indochina Capital, quỹ quản lý khoảng 1 tỷ USD vốn nước ngoài, bao gồm đủ cổ phần của các doanh nghiệp tư nhân, nhà nước, liên doanh cổ phần hóa, tài sản có thu nhập ổn định như trái phiếu, cổ phiếu niêm yết. Ông Peter R.Ryder, Tổng giám đốc Indochina Capital, cho hay quỹ này đặt mục tiêu trở thành nhà đầu tư chiến lược của các công ty hàng đầu VN, tập trung ở những lĩnh vực như bán lẻ, hàng tiêu dùng, công nghệ thông tin truyền thông. "Cơ hội đầu tư còn nhiều", Peter R.Ryder nói. Hàng tháng các chuyên gia của quỹ này tiếp xúc với khoảng 20 công ty để tìm kiếm cơ hội.

    Là một quỹ mới thành lập, CFA không đặt mục tiêu đầu tư cổ phiếu niêm yết tại TP HCM và Hà Nội. Giám đốc điều hành Nguyễn Xuân Minh cho hay còn rất nhiều cổ phiếu của các công ty chưa niêm yết hấp dẫn xét về giá và các chỉ số tài chính.

    Lọc vốn ngoại

    Một trong những chủ đề bên lề diễn đàn được các chuyên gia quan tâm là dòng vốn nước ngoài đổ vào thị trường tài chính VN. Ông Mike Geoghegan, Tổng giám đốc Tập đoàn HSBC toàn cầu, cho rằng dòng vốn ra vào với mỗi nền kinh tế, đặc biệt là các nền kinh tế mới nổi, rất quan trọng song phải thận trọng với các khoản tiền nóng, vào và có thể ra rất nhanh.

    Giám đốc Sở giao dịch Ngân hàng Nhà nước Trương Văn Phước nêu quan điểm: "Muốn đồng vốn vào Việt Nam ổn định, phục vụ cho tăng trưởng cần có cơ chế sàng lọc song công cụ thực hiện phải minh bạch, rõ ràng và không gây cho nhà đầu tư cú sốc". Ông Phước nêu thuế và phí như hai công cụ có thể thực hiện hữu hiệu nhất không chỉ để điều tiết lợi tức tư bản mà còn tác động cả các khoản đầu tư dài hạn của nhà đầu tư. Theo chuyên gia này, khi ban hành một chính sách nào đó cần có sự đối thoại để phát tín hiệu trước khi áp dụng, tạo điều kiện cho nhà đầu tư có thể xoay sở. Nếu cảm thấy những chính sách đó trong tương lai không hợp với khẩu vị thì có thời gian điều chỉnh.

    Chia sẻ mối quan tâm trên, ông Peter R.Ryder cho rằng cách đuổi nhà đầu tư nước ngoài nhanh nhất là áp dụng các biện pháp kiểm soát vốn. "Tôi hiểu thị trường có giá trị vốn hóa tăng quá nhanh từ 2 tỷ USD lên 20 tỷ USD trong vòng một năm khiến các nhà quản lý VN lo ngại, nhưng những biện pháp như đánh thuế vào lợi nhuận trên vốn, kiểm soát chặt dòng tiền vào ra khiến nhà đầu tư nhanh chóng chán nản", ông nói.

    Vị tổng giám đốc hy vọng trong thời gian tới, Chính phủ sẽ áp dụng các biện pháp tăng cung để làm dịu cơn khát của nhà đầu tư, thúc đẩy cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, dỡ bỏ hạn chế đầu tư nước ngoài.

    Việt Phong - Song Linh
  3. daucockhoan

    daucockhoan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/03/2007
    Đã được thích:
    0
    TTCK Việt Nam: ?oNóng? nhưng vẫn lạc quan!

    TP - Đó là nhận định của các nhà đầu tư nước ngoài. Các quỹ đầu tư đã và đang ?osùng sục? tìm kiếm các kênh đầu tư như: thị trường cổ phiếu niêm yết, OTC, địa ốc, quỹ hạ tầng, sản xuất, dịch vụ. Dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài khi đổ vào sẽ làm cho TTCK trở nên sôi động.


    Các đại biểu tham dự Diễn đàn đầu tư Việt Nam thường niên lần thứ 2 trao đổi trong giờ nghỉ giải lao. Ảnh: Phong Cầm

    Vốn vào - ?omừng và ?olo?

    Bên lề ?oDiễn đàn đầu tư Việt Nam thường niên lần thứ 2? hôm qua (19/3), Tổng giám đốc HSBC tại Việt Nam Alan Cany đã xác nhận Tập đoàn này đang xúc tiến kế hoạch để có thể thành lập ngân hàng con trong thời gian sớm nhất, khi Việt Nam chính thức chấp nhận loại hình ngân hàng này.

    ?oVới việc thành lập ngân hàng con 100% vốn, chúng tôi hy vọng sẽ mở 5-10 chi nhánh tại Việt Nam trong vòng 4-5 năm tới? ?" Ông Alan Cany nói.

    Được biết, theo cam kết gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), từ 1/4/2007, các ngân hàng con 100% vốn nước ngoài bắt đầu được hoạt động tại Việt Nam, được đối xử bình đẳng.

    Đã có nhiều ngân hàng nước ngoài đánh tiếng dạm hỏi về điều kiện, thủ tục. HSBC có thể xem là ngân hàng đầu tiên xác nhận về kế hoạch của mình.

    Về viễn cảnh của thị trường vốn năm 2007, ông Fiachra Mac Cana, Trưởng bộ phận nghiên cứu VinaCapital đã đưa ra nhận xét: ?oTổng số tiền đã được huy động từ thị trường vốn quốc tế cho các quỹ đầu tư tại Việt Nam trong 6 tháng qua lên đến 2 tỷ USD.

    Chắc chắn phần lớn số vốn này sẽ được đầu tư vào các Cty cổ phần hóa trong năm nay, trước hết là Vietcombank ?" dự kiến vào mùa hè năm 2007, rồi các Cty thực phẩm và đồ uống lớn như Sabeco, Habeco cùng với các đại gia ngành viễn thông như MobiFone và Viettel có thể lên sàn vào dịp cuối năm?.

    Nhìn nhận về thị trường Việt Nam trong những năm tới, ông Sin Foong Wong, Giám đốc phụ trách Việt Nam, Lào, Campuchia của Cty Tài chính Quốc tế cho rằng dù Việt Nam có xuất phát điểm thấp, nhưng hiện tại có thể lạc quan về con đường phát triển sắp tới.

    ?oVề mặt dài hạn, Việt Nam là thị trường lạc quan và đáng được kỳ vọng? - Ông Sin Foong Wong khẳng định.

    Dưới chủ đề thảo luận ?oHậu WTO - Biến lời nói thành hành động?, tại diễn đàn, đại diện thường trú cao cấp của Quỹ tiền tệ Quốc tế tại Việt Nam thì nhìn nhận, thị trường vốn và đầu tư chứng khoán đang hấp dẫn các nhà đầu tư.

    Tuy nhiên, điều họ quan tâm là lĩnh vực ngân hàng sẽ được cải cách thế nào? Quá trình cải cách của Chính phủ có triệt để và TTCK Việt Nam sẽ đi đến đâu khi mà quy mô hiện tại vẫn còn nhỏ?

    ?oChúng tôi đánh giá cao nghị định của Chính phủ về quản lý vốn nói chung và TTCK nói riêng. Nhưng về lâu dài, cần tạo ra sự minh bạch hóa trong hệ thống thông tin, cần tuyên truyền cho nhiều người dân hiểu và quan tâm thực sự đến sự phát triển của TTCK?.

    Vốn vào nhiều, theo lẽ thường đó là điều rất đáng mừng. Tuy nhiên, đứng từ góc độ quản lý, ngay chính ông Mike Geoghegan, Tổng giám đốc Tập đoàn HSBC cũng thừa nhận: Dòng vốn ra ?" vào với mỗi nền kinh tế đặc biệt là nền kinh tế mới nổi rất quan trọng. Song phải thận trọng với các khoản tiền nóng, có thể vào và có thể ra đi rất nhanh?.

    Nói về điều này, ông Trương Văn Phước, Giám đốc Sở giao dịch Hà Nội (nguyên Vụ trưởng Vụ Quản lý ngoại hối NHNN) cũng khuyến cáo: ?oNgày nay chúng ra mở cửa để đón dòng vốn vào thì cũng phải ý thức dòng vốn này rất linh động, tính di động rất nhanh.

    Muốn đồng vốn vào Việt Nam ổn định để phục vụ cho tăng trưởng lâu dài, chúng ta phải có cơ chế sàng lọc các dòng vốn. Nhưng phải ?osàng lọc? bằng các biện pháp kinh tế tiền tệ chứ không phải bằng những biện pháp hành chính đơn thuần.


    Thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn đầy tiềm năng - Ảnh: Hồng Vĩnh.
    TTCK có quá ?onóng??

    Nhiều nhà đầu tư nước ngoài cho rằng TTCK Việt Nam đang phát triển quá ?onóng?. Tuy nhiên, theo ông Don Lam, Tổng giám đốc quỹ đầu tư VinaCapital thì ?othị trường chưa đến mức ?onóng? như người ta lo ngại (là bong bóng và có nguy cơ sụp đổ) mà mới chỉ ?onóng chút xíu?.

    ?oTừ nay đến cuối năm sẽ có những đợt điều chỉnh? - Ông Don Lam nhìn nhận.

    Trả lời câu hỏi, liệu các quỹ đầu cơ nước ngoài (hedge fund) có ?ovai trò trong việc TTCK Việt Nam tăng trưởng nóng thậm chí có hiện tượng đầu cơ??, ông Don Lam nói rằng hiện TTCK Việt Nam còn chưa đủ lớn để các ?ohedge fund? vào.

    ?oTTCK Việt Nam ?onóng? không phải do các nhà đầu tư nước ngoài mà do nhà đầu tư cá nhân cứ nghĩ nước ngoài mua vào nhiều nên họ mua đón đầu mà không suy nghĩ xem Cty đó có tốt hay không, lợi nhuận thế nào. Chính nhà đầu tư trong nước mua nhiều nhất và đẩy giá lên?- Ông Don Lam nói.

    Còn những hy vọng ở TTCK Việt Nam? Jack Lin, Giám đốc quản lý vùng (Asia Institutional, Franklin Templeton Investments) vui vẻ nói: ?oBản thân tôi rất lạc quan về TTCK Việt Nam. Những chỉ số hiện tại có thể ?onóng? nhưng nếu nền kinh tế phát triển hơn và thì nó không còn ?onóng? nữa. Tôi nghĩ năm nay thị trường có thể tốt hơn năm ngoái bởi nền kinh tế Việt Nam do xuất phát điểm thấp nên cần có nhiều nguồn vốn?.

    Đứng dưới góc độ quản lý, đánh giá sự phát triển của TTCK như thế nào và phía NHNN cần làm gì để tránh sự rủi ro từ chứng khoán?

    Phó Thống đốc Phùng Khắc Kế cho biết quan điểm: ?oTTCK Việt Nam mới ở những bước đầu, cung ít, cầu nhiều nên chỉ số VN- Index có thể tăng ở mức tương đối nóng. Đó cũng là yếu tố bình thường (bởi ban đầu từ con số 0 để đi lên các mức điểm trên 1.000). Từ phía ngân hàng, hệ thống ngân hàng nói chung đã có những ?olo xa? nên không có gì quá rủi ro?.

    Liên quan tới tăng nguồn cung cho TTCK, theo ông Kế, năm nay, trước hết NHNN tập trung chỉ đạo cổ phần hóa thí điểm VCB mà MHB tức là phát hành cổ phiếu ra thị trường. Tiếp đến là BIDV, Incombank cũng được lập đề án cổ phần hóa, sau đó là Agribank.

    Khánh Huyền - Phong Cầm
  4. ngan1510

    ngan1510 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/03/2006
    Đã được thích:
    0
    Mấy hôm trước khoai Tây bán ra nhiều
    Hôm nay thị trường thế giới đang Up, khoai Tây lại múc vào nhiều như thế này thì VNIndex sớm Up lại thôi.

    [​IMG]
  5. hinhin2105

    hinhin2105 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/02/2007
    Đã được thích:
    1
    Ngày mai mà thị trường đi lên xanh lét thì em thay mặt bác chủ topic này hắt nước gạo vào mặt (bác ý) nhá.
  6. conde

    conde Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/01/1970
    Đã được thích:
    0
    Mất thì giờ quá, lock nhé
  7. daucockhoan

    daucockhoan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Cẩn trọng với những cảnh báo kiểu ?ogiật gân?

    [​IMG]


    Cảnh báo nên chỉ nói đến một vấn đề cụ thể hơn là thẳng thắn nhận định rằng, thị trường là quá rủi ro, giá quá cao, tăng trưởng quá nóng?
    Sau nhiều hồi chuông cảnh báo, ngân nga trong nhiều tháng, cuối cùng thì TTCK cũng ?ođỏ loét? với 5 phiên giảm giá trong số 10 phiên giao dịch của đầu tháng 3. Tỷ lệ là 5 ăn 5 thua nhưng bầu không khí trên các sàn giao dịch mấy ngày qua có phần nặng nề hơn thường nhật. Nhiều tờ báo liên tục đưa tin về ?olần điều chỉnh lớn? của thị trường, trong khi nhiều nhà phân tích buột miệng: đấy, cảnh báo mãi rồi mà chẳng chịu nghe!

    Thấy thế chắc gì đã phải thế
    Nội trong tuần qua, VN-Index có 3 phiên giảm vào các ngày liên tiếp 14, 15 và 16/3, và ngay sau giờ giao dịch phiên ngày 14/3, một tờ báo điện tử có lượng độc giả lớn có ngay một bài bình luận với tựa đề ?oCổ phiếu tại Việt Nam tuột dốc nhanh?. Điều đáng nói là trong 3 phiên giao dịch liên tiếp trước ngày 14/3, VN-Index cũng tăng liên tục mà không ai thấy lạ. Sang ngày 15/3, một tờ báo điện tử khác mô tả tình trạng thị trường với hàng tít: ?oỒ ạt bán? để tháo chạy!?.

    Sau khi VN-Index có một phiên giảm giá mạnh, hàng loạt báo đài và các bản tin truyền hình liên tiếp đưa tin về việc TTCK đang giảm. Truyền hình đưa hình ảnh các nhà đầu tư ngơ ngác cầm phiếu lệnh bán. Trong khi đó, mới một tuần trước, giám đốc một công ty quản lý quỹ tầm cỡ lớn nhất Việt Nam khẳng định trong một hội nghị đầu tư rằng, các quỹ do công ty này quản lý đang bán ra và nhiều quỹ đầu tư khác cũng đang làm như vậy. Nếu là một nhà đầu tư cá nhân mới chân ướt chân ráo vào thị trường, thử hỏi bạn có xanh mặt không?

    Chiều ngày 15/3, ĐTCK đã liên lạc với các công ty chứng khoán SBS, BVSC, DVSC? để hỏi thăm liệu đợt giảm giá lần này có nghiêm trọng như những thông tin mà các nhà đầu tư cá nhân và dư luận nghe được hay không. Điều đáng ngạc nhiên là lãnh đạo các CTCK này đều tỏ ra rất lạc quan và dự đoán VN-Index sẽ tăng trở lại ngay vào đầu tuần này.

    Như vậy, nhà đầu tư đọc tin thì cứ đọc, nghe cảnh báo thì cứ nghe, nhưng chưa chắc TTCK đã thê thảm như thế.

    Cảnh báo mà sao giống đánh hội đồng?
    Quý độc giả chắc chưa quên việc Tổ chức Tài chính quốc tế IMF đã tính chỉ số P/E như thế nào khi tư vấn cho các cơ quan của Chính phủ. Sự cố này có thể cho thấy, ngay cả các tổ chức lớn nước ngoài cũng hoàn toàn có thể nhìn nhận thiếu chính xác, không khách quan hoặc có thể không nói thật nhìn nhận của họ về thị trường.

    Cảnh báo là rất cần thiết đối với các nhà đầu tư nhắm mắt lao vào thị trường và không quan tâm mình mua gì và mua ở giá nào. Tuy nhiên, cảnh báo nên chỉ nói đến một vấn đề cụ thể của thị trường hơn là thẳng thắn nhận định rằng, thị trường là quá rủi ro, giá quá cao, tăng trưởng quá nóng? ?oMưa dầm thấm lâu, dư luận sẽ tẩy chay TTCK nếu như những cảnh báo chỉ cho thấy mặt tiêu cực của thị trường mà không chỉ ra rằng, những tiêu cực đó chỉ là cá biệt. Rồi báo chí lại khuyếch đại những cảnh báo lên vài lần, nghe cảnh báo cứ như một kiểu đánh hội đồng?, giám đốc một công ty chứng khoán có trụ sở tại TP. HCM nói.

    Nhà đầu tư nên lạc quan
    Một vài cổ phiếu OTC được rao bán không đúng mà một bài báo đã vội kết luận ?oCơn điên OTC? thì quả là oan cho tiềm năng rõ ràng của thị trường này, nơi mà các tổ chức đầu tư nước ngoài đến nay vẫn xem là cơ hội trước mắt dành cho họ lớn hơn nhiều lần thị trường niêm yết có quy mô hàng hóa nhỏ hơn và mặt bằng giá cao hơn.

    Nhiều cổ phiếu tăng giá trở lại ngay trong phiên giao dịch cuối tuần qua cho thấy những nhà đầu tư mua bán thật trên thị trường vẫn có thái độ rất lạc quan với thị trường: VN-Index tiếp tục tăng vững, khối lượng giao dịch lớn, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tiếp tục mua vào cổ phiếu.

    Những nhà đầu tư lạc quan thực sự đang nghĩ gì? Trong khi chúng ta còn ngạc nhiên về sự trở lại nhanh chóng của những mảng xanh trên thị trường thì các quán cà phê cóc bên cạnh các công ty chứng khoán đã ồn ào trở lại. Giám đốc một tập đoàn kinh tế lớn có trụ sở tại Hà Nội cho biết cảm giác của mình trong dịp trò chuyện đầu năm với ĐTCK: ?oTôi chưa thấy một sức hút nào mạnh mẽ như chứng khoán, người ta có thể nhận được điện thoại của những người 20 năm không gặp lại và câu chuyện làm quà là chứng khoán. Tôi chưa từng thấy lĩnh vực nào khiến người dân rút tiền đầu tư dễ dàng như chứng khoán, cũng chưa khi nào DN có điều kiện huy động vốn thuận lợi như qua TTCK lúc này?. Nếu là một nhà đầu tư, bạn nên lạc quan.


    Phúc Lân
  8. dat7up

    dat7up Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    03/12/2004
    Đã được thích:
    0
    aaaaaaaaa......cơn điên OTC àh??? báo giới điên loạn hết cả rùi thì có...dùng từ như loại "vô học" ý còn nhớ bài về "SJS sập sàn" sao Tổng biên tập báo ấy kô từ chức các bác nhỉ???
  9. daucockhoan

    daucockhoan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Các quỹ đầu cơ nước ngoài đã vào Việt Nam?

    [​IMG]

    Liệu các quỹ đầu cơ nước ngoài đã vào Việt Nam và tạo nên cơn sốt trên thị trường chứng khoán? Một số phân tích của giới truyền thông quốc tế bắt đầu đề cập đến sự xuất hiện những quỹ đầu cơ lớn (Hedge Fund) từ nước ngoài vào Việt Nam, góp phần tạo nên cơn sốt chứng khoán trong thời gian qua.

    Ảnh hưởng của ?onhững ông lớn? này được dẫn chứng từ thị trường chứng khoán London (Anh quốc) với khoảng 8.000 Hedge Fund, chi phối khoảng phân nửa doanh thu cổ phiếu mua bán mỗi ngày ở thị trường này.

    Một bản tin mới đây của BBC nhận định rằng lượng tiền từ các Hedge Fund cộng với vốn của một số Việt kiều tại Đông Âu và Bắc Mỹ đổ vào thị trường, đặc biệt là trong dịp Tết vừa qua, đã góp phần tạo nên giá trị ảo thể hiện qua giá cổ phiếu quá cao của các công ty niêm yết trên thị trường Việt Nam.

    Tuy nhiên, trước nhận định này, ông Don Lam, Tổng giám đốc Công ty VinaCapital, cho rằng các Hedge Fund hiện chưa vào Việt Nam vì quy mô thị trường hiện nay chưa đủ lớn.

    ?oHedge Fund chỉ vào khi Việt Nam có các công cụ. Hiện tại các quỹ đầu tư nước ngoài vẫn là chính. Nhưng các nhà đầu nước ngoài sẽ không mua bằng mọi giá. Họ có hội đồng đầu tư định đoạt chuyện mua bán và cho phép mua ở mức tối đa là bao nhiêu?, ông Don Lam nói và đưa ra một nhận định đáng chú ý là chứng khoán Việt Nam nóng không phải do nhà đầu tư nước ngoài, mà do tác động từ nhà đầu tư cá nhân trong nước.

    ?oCác nhà đầu tư cá nhân trong nước cứ nghĩ nhà đầu tư nước ngoài vào nhiều và đón đầu mua theo mà không suy nghĩ về việc công ty đó tốt hay không tốt, có lợi nhuận hay không. Các bạn cứ theo dõi xem, hiện tại các nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu là nắm giữ, trong khi các nhà đầu tư trong nước lại mua nhiều nhất và đẩy giá lên?, ông nói thêm.

    Trong trung và dài hạn, ông Don Lam tỏ ra khá lạc quan về sự phát triển của thị trường chứng khoán Việt Nam. Nhưng trong ngắn hạn, thị trường đang ở trạng thái ?ohơi nóng?. Và mặc dù có thể có những đợt điều chỉnh từ nay đến cuối năm nhưng độ nóng chưa đến mức mà nhiều người lo ngại về nguy cơ bong bóng và sụp đổ.

    Liên quan đến triển vọng phát triển trong trung hạn, bên lề hội nghị phát triển thị trường vốn đang diễn ra tại Hà Nội (ngày 19 và 20/3), một số nhà đầu tư nước ngoài cho rằng Việt Nam là một ?ođiểm đến tiềm năng? của các Hedge Fund.

    Tuy nhiên, thay vì lo ngại sự thao túng trên thị trường, một nhà đầu tư tên tuổi trong nước lại tỏ ra lạc quan khi sự tham gia của các Hedge Fund là một tất yếu phổ biến ở các thị trường phát triển, tạo nên môi trường đầu tư chuyên nghiệp và hấp dẫn của thị trường.

    ?oNếu bạn tìm hiểu kỹ thì có thể thấy rằng đứng sau các Hedge Fund đều là những khách hàng nặng túi và dạn dày kinh nghiệm?, ông này nói.
  10. daucockhoan

    daucockhoan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/03/2007
    Đã được thích:
    0

    Bong bóng chứng khoán hình thành và vỡ thế nào?


    Nhiều người lo sợ một bong bóng chứng khoán. Vậy bong bóng chứng khoán hình thành và vỡ thế nào?

    [​IMG]

    Các nhà kinh tế bàn cãi nhiều và không thống nhất về một mô hình được đa số chấp nhận. G. Soros - nhà kinh doanh chứng khoán nổi tiếng - có triết lý riêng của mình về sự hình thành và đổ vỡ của bong bóng mà ông gọi là chuỗi boom-bust (hưng thịnh-suy sụp).

    Theo lý thuyết kinh tế truyền thống, giá cổ phiếu của một công ty phản ánh những cái căn bản (fundamentals) của công ty đó. Đại loại chúng liên quan đến lĩnh vực và quy mô hoạt động, chiến lược kinh doanh, sản phẩm, khách hàng, doanh thu, lợi nhuận, đội ngũ lãnh đạo... của công ty đó, và giá cổ phiếu có thể tính được bằng cách chiết khấu dòng thu nhập dự kiến trong tương lai.

    Soros coi những cái căn bản là quan trọng, song ông coi thiên kiến về những cái căn bản của những người tham gia thị trường và sự nhận biết về thiên kiến của những người khác mới là cái ảnh hưởng trực tiếp đến giá cổ phiếu, ông gọi việc tư duy của chúng ta về giá cổ phiếu ảnh hưởng đến chính giá cổ phiếu là hiện tượng phản thân (reflexivity). Thực ra hiện tượng phản thân phổ biến ở nhiều lĩnh vực khác (như bất động sản, các quá trình xã hội, chính trị, lịch sử...) song ở đây chỉ giới hạn ở lĩnh vực cổ phiếu.

    Bong bóng khởi đầu với một thiên kiến thịnh hành và một xu hướng thịnh hành. Thí dụ, thiên kiến thịnh hành có thể là sự ưa thích tăng trưởng nhanh thu nhập trên cổ phần dựa vào kỳ vọng giá cổ phiếu tăng mà không chú ý nhiều đến lợi nhuận thực chia cho cổ phần (đến những cái căn bản); xu thế thịnh hành có thể là khả năng của các công ty tạo ra tăng giá nhanh cổ phiếu của mình bằng cách được cổ phần hoá theo giá "bèo", bằng trái phiếu chuyển đổi hay hứa cho quyền mua cổ phiếu với giá ưu đãi.

    Ở giai đoạn đầu (1) (xem hình trang sau), xu thế còn chưa được nhận ra. Rồi đến giai đoạn tăng tốc (2), khi xu thế được nhận ra và tự tăng cường bởi thiên kiến thịnh hành. Một giai đoạn kiểm tra (3) có thể xen vào khi giá sụt.

    Nếu thiên kiến và xu thế duy trì, cả hai hiện ra mạnh hơn bao giờ hết (4). Rồi đến giờ phút thử thách (5) khi thực tế không còn duy trì được kỳ vọng bị phóng đại, tiếp theo một giai đoạn chạng vạng (6) khi người ta tiếp tục cuộc chơi, mặc dù họ không còn tin vào nó, với hi vọng họ sẽ được cứu giúp do khôn hơn những kẻ khờ dại.

    Cuối cùng đến một điểm giao (7) khi xu thế sụt giảm và ngay cả những kẻ khờ dại nhất cũng từ bỏ hi vọng. Điều này dẫn đến một sự gia tốc thảm khốc theo chiều ngược lại (8), thường được biết đến như một "sự sụp đổ".

    Như minh hoạ ở hình trên, chuỗi boom-bust có dạng bất đối xứng, với boom kéo dài hơn bust. Đây chỉ là một mô hình, không phải mọi quá trình boom-bust theo cùng hình mẫu này. Trong thị trường tiền tệ hình mẫu đối xứng hơn, tức là bên lên và bên xuống ít nhiều thuận nghịch. Trong thực tế, các quá trình phản thân tương tác, tạo ra các hình mẫu kỳ lạ và đơn nhất. Mỗi trường hợp là khác nhau.

    Các giai đoạn khác nhau có thể có biên độ và trường độ khác nhau. Quá trình phản thân tự kích có thể chẳng bao giờ khởi động được bong bóng. Trong nhiều trường hợp, cơ chế phản hồi phản thân là tự hiệu chỉnh hơn là tự tăng cường để khởi động.

    Một chuỗi boom-bust đầy đủ là một ngoại lệ hơn là thường lệ, nhưng tính phản thân - bất kể tự hiệu chỉnh hay tự tăng cường - là thường lệ trong các thị trường tài chính. Tính phản thân gây ra phản hồi dương, đưa một nhân tố bất định vào thị trường, làm cho diễn biến của thị trường khó có thể tiên đoán được.

    Trong lịch sử thị trường chứng khoán, thị trường bất động sản và các thị trường khác đã xảy ra vô vàn những bong bóng như vậy. Vấn đề là hậu quả của sự vỡ bong bóng đến đâu, có nằm trong tầm chịu đựng của nền kinh tế hay không. Có nhiều hậu quả, cả xấu và tốt, không thể lường được trước. Liệu có các cơ chế hữu hiệu hay không để đối phó với những biến động bất thường hay không. Đấy là những vấn đề làm các nhà chức trách đau đầu.

    Làm sao để tránh hay hạn chế tác hại của các bong bóng là vấn đề chính sách hóc búa. Có thể làm lạnh những cơn sốt thị trường bằng nhiều biện pháp, can thiệp hành chính một cách nóng vội, không cân nhắc thường là biện pháp tồi tệ nhất. Dùng các công cụ thị trường, nâng cao nhận thức, tạo cơ chế phòng ngừa rủi ro và biện pháp tuyên truyền, giáo dục có thể có hiệu quả lâu dài.

    Tăng cung là biện pháp giảm nóng thị trường một cách hữu hiệu. Có thể ảnh hưởng đến thiên kiến bằng nâng cao nhận thức của những người tham gia, cảnh báo họ về những nguy cơ tiềm ẩn, đòi hỏi các công ty được niêm yết và các nhà môi giới chứng khoán phải cung cấp thông tin trung thực, có các quy chế rõ ràng buộc họ phải báo cáo, phải cung cấp thông tin, phải tránh xung đột lợi ích hay biểu hiện của xung đột lợi ích.

    Xây dựng cơ sở hạ tầng thông tin của các sở giao dịch chứng khoán vững chắc, giám sát việc dùng đòn bẩy tài chính (dùng vốn vay) một cách chặt chẽ... là những lựa chọn khả dĩ. Song các nhà đầu tư phải tự học qua thành công và thất bại của mình, đấy là khuyến khích sát sườn nhất đối với họ.




    Được daucockhoan sửa chữa / chuyển vào 17:33 ngày 20/03/2007

Chia sẻ trang này