Thị trường tiếp tục phiên điều chỉnh. Cơ hội rút khỏi thị trường trước khi quá muộn !!! (10h30 20/03

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vn_xmen, 19/03/2007.

4203 người đang online, trong đó có 278 thành viên. 13:31 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 27024 lượt đọc và 276 bài trả lời
  1. nguoisaigon07

    nguoisaigon07 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    05/02/2007
    Đã được thích:
    0
    Bác nào đã nhảy tàu lướt sóng, chưa lên tàu kịp thì hô xuống mạnh lên nào để mua vào, còn không thì đi xe ôm, chạy bộ...
    Có nước giải khát TRI phục vụ miễn phí cho các bác khi khô họng.
    TT có thể điều chỉnh nhưng không sẽ không mạnh như 2 đợt vừa rồi do ảnh hưởng của tâm lý newbies + TT Mỹ, TQ giảm sâu 2 đợt quá gần.
    CP tốt vẫn là tốt.
  2. 5dollar

    5dollar Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    04/03/2007
    Đã được thích:
    0
    hôm nay thị trường CK Châu Á xanh lét , yên tâm các Bác
  3. I_love_life

    I_love_life Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2004
    Đã được thích:
    0
    Thế nhưng ngày mai thị trường VN lại down nó mới khổ. Sàn HN thì còn đỡ. Sàn SG thì em không biết làm sao cả.
  4. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    mai sàn hà nội vẫn up, tt châu á sẽ phản ứng với tt nhưng mình up nhẹ thôi cho vui
  5. nvkhanhs

    nvkhanhs Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/12/2006
    Đã được thích:
    0
    Trong tuần này sẽ còn giảm.
  6. ngthedung

    ngthedung Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/05/2006
    Đã được thích:
    0
    giảm mã nào thế bác...đè nghị nói chi tiết...đúng thì thưởng sai thì dẵm cho bét xác theo em giảm là: PPC
  7. pmh000003

    pmh000003 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/03/2007
    Đã được thích:
    0
    http://www.*********.com.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=38602&ChannelID=39

    Thứ Hai, 19/03/2007, 18:04

    Thị trường chứng khoán châu Á đồng loạt tăng

    Sáng 19/3, chỉ số chứng khoán trên các thị trường châu Á đã đồng loạt tăng mạnh, khi các nhà đầu tư đã lạc quan hơn về triển vọng kinh tế của các nước này.

    Sự lạc quan của các nhà đầu tư về triển vọng kinh tế Nhật Bản đã giúp chỉ số chứng khoán của nước này đảo ngược xu hướng giảm giá trong những phút mở cửa đầu tiên, và đạt 16.875,86 điểm khi đóng cửa, tăng 0,79% so với phiên cuối tuần trước.

    Các thị trường chứng khoán Hồng Công và Thượng Hải của Trung Quốc cũng đều tăng khoảng 0,5% do mối lo ngại Trung Quốc tăng lãi suất đã phần nào được xoa dịu bởi thông tin về kế hoạch niêm yết của nhiều hãng viễn thông lớn cùng dự đoán lạc quan về doanh thu của một số công ty lớn của nước này.

    Tại Ôxtrâylia, chỉ số S&P ASX 200 tăng 0,5%, sau khi Ngân hàng Queensland công bố thương vụ mua Ngân hàng Bendigo với giá 1,95 tỷ USD, làm tăng giá cổ phiếu tài chính. Các chỉ số của Hàn Quốc, Đài Loan và Xinhgapo cũng tăng 0,3-0,5%.

    Cũng trong sáng nay, giá vàng và giá dầu tại châu Á và thế giới vẫn tiếp tục xu hướng tăng giá từ cuối tuần trước. Giá vàng tại Hồng Công đã lên mức 654,3-654,8 USD/ounce, tăng 7,8 USD so với cuối tuần trước. Đồng USD ở thị trường Tôkyô lên giá so với yên Nhật, song lại giảm so với euro./.

    TTXVN
  8. daucockhoan

    daucockhoan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Thị trường chứng khoán VN đang rất hấp dẫn

    ][​IMG]

    TPO ?" Đây là khẳng định của ông Steve Targett, GĐ điều hành nhóm thể chế của ngân hàng ANZ trong cuộc trao đổi với Tiền phong bên lề ?oDiễn đàn đầu tư Việt Nam lần 2? về thị trường chứng khoán tại Việt Nam.


    Là một chuyên gia về lĩnh vực ngân hàng, ông đánh giá thế nào về thực trạng của thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay?
    Thị trường vốn Việt Nam hiện đang ở giai đoạn thứ hai của sự phát triển. Trong thời gian tới chắc chắn Chính phủ sẽ đẩy nhanh việc cổ phần hoá và đưa ra thêm nhiều công ty niêm yết hơn nữa để đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường chứng khoán hiện nay.
    Thị trường trái phiếu ở Việt Nam cũng đang trong giai đoạn phát triển nhưng vẫn còn nhỏ. Chắc chắn trong thời gian tới, với nhu cầu đầu tư về cơ sở hạ tầng và nhu cầu đầu tư cho những dự án lớn thì thị trường này cũng sẽ phát triển rất nhanh và mạnh.
    Thị trường chứng khoán của Việt Nam hiện nay rất hấp dẫn, thế nhưng nó vẫn còn hơi nhỏ so với quan điểm của các nhà đầu tư nước ngoài. Hiện nay, cầu trên thị trường này dường như lớn hơn so với lượng cung. Chính vì vậy Chính phủ cần tăng lượng cung hơn nữa để đáp ứng nhu cầu phát triển của thị trường.
    Nếu xét về mức độ rủi ro, bất cứ thị trường ở nước nào cũng có rủi ro cả chứ không phải chỉ riêng ở thị trường Việt Nam, nhất là trong giai đoạn hiện nay, thị trường chứng khoán Việt Nam được cho là đang tăng quá nóng. Giải pháp tăng cung lên chắc chắn sẽ giúp hạ nhiệt cho thị trường này. Đây là một hình thức giúp thị trường tự điều tiết.
    Tôi tin rằng, điều này chắc chắn sẽ xảy ra trong thời gian tới. Bên cạnh đó, nếu các Cty vẫn tiếp tục phát triển nhanh và có thể chứng tỏ được nguồn thu, lợi nhuận của mình vẫn tăng và có triển vọng tăng đáng kể thì yếu tố tăng giá trên thị trường chứng khoán là điều tất nhiên.
    Nhiều ý kiến cho rằng chính phủ không nên có các biện pháp can thiệp trước sự phát triển của thị trường chứng khoán ở Việt Nam hiện nay. Ý kiến của ông như thế nào?
    Tôi là người luôn tin tưởng vào cơ chế của thị trường tự do. Trong 2 tuần vừa qua, khi tôi ở châu Âu và Mỹ, tôi đã nói chuyện và thấy có rất nhiều nhà đầu tư quan tâm đặc biệt đến thị trường chứng khoán ở Việt Nam.
    Tôi nghĩ giai đoạn này là giai đoạn mà chính phủ cần phải làm sao cho vẫn duy trì được quan tâm của các nhà đầu tư nước ngoài đối với thị trường này. Chính phủ không nên đưa ra bất cứ rào cản giả tạo nào, bởi nếu đưa ra rào cản sẽ ngay lập tức sẽ làm cho các nhà đầu tư cảm thấy bị nguội lạnh trong ý đồ đầu tư của họ. Tôi nghĩ rằng nên để cho cơ chế thị trường và các khung pháp lý tự điều chỉnh thị trường này.
    Vậy theo ông, thị trường vốn ở Việt Nam có những điểm hạn chế cũng như điểm mạnh nào?
    Điều mà chúng tôi muốn đó là trong tương lai, Chính phủ Việt Nam xem xét lại việc cho phép ngân hàng nước ngoài được tham gia nhiều hơn nữa trong các hoạt động đầu tư vào các ngân hàng trong nước, mà cụ thể là tăng mức giới hạn cổ phần 10% hiện nay lên cao hơn nữa.
    Chúng tôi cũng tin rằng một hệ thống ngân hàng vững mạnh là yếu tố hết sức quan trọng đối với các nền kinh tế. Hệ thống ngân hàng mạnh thì mới dẫn đến việc tất cả người tiêu dùng được bảo vệ và được tận dụng các cơ hội mà thị trường mang lại.
    Với tư cách là một người làm ngân hàng, tôi cho rằng, với một quốc gia có 85 triệu dân mà mới chỉ có 5 triệu người có hoạt động mở tài khoản thì chắc chắn đây là một thị trường còn rất nhiều tiềm năng, cả với các ngân hàng nước ngoài và trong nước.
    Tuy nhiên để bảo đảm thị trường ngân hàng này hoạt động một cách thực sự hiệu quả thì khung pháp lý cũng như độ cởi mở, việc minh bạch trong việc công bố các thông tin của Chính phủ và các công ty là yếu tố hết sức quan trọng. Nếu chúng ta làm được điều này thì sự lớn mạnh và sự phát triển của nền kinh tế sẽ mang tính lâu dài hơn.
    Vậy ông đánh giá như nào về tính ổn định của thị trường vốn ở Việt Nam hiện nay? Thời gian tới, thị trường này sẽ phát triển như thế nào?
    Theo tôi, điều mà Chính phủ Việt Nam cần và nên làm đó là hợp tác nhiều hơn nữa với tất cả các tổ chức nước ngoài có kinh nghiệm và đang hoạt động tại các thị trường mới nổi. Các tổ chức này, từ thực tế hoạt động của mình sẽ giúp tiên đoán, nhìn thấy được những vấn đề mà thị trường Việt Nam đang và sẽ gặp phải, để từ đó có những biện pháp tháo gỡ.
    Về cá nhân thì tôi cho rằng chúng ta không nên quá lo ngại về mức độ ?onhộn nhịp? của thị trường chứng khoán ở Việt Nam tại thời điểm hiện nay.
    Thị trường ở Việt Nam hiện đang ở giai đoạn phát triển tất yếu, nhất là khi trên thế giới hiện nay đang có rất nhiều nguồn vốn trong khi Việt Nam lại đang là điểm hấp dẫn đầu tư.
    Chính vì vậy, nguồn vốn từ nước ngoài đổ vào đây là việc bình thường. Điều quan trọng nhất là làm thế nào để Chính phủ Việt Nam có thể tiếp tục xây dựng khung pháp lý cũng như cơ chế để thị trường càng ngày càng minh bạch. Đây sẽ là yếu tố duy nhất để đảm bảo sự phát triển bền vững.
    Như ông nói, triển vọng của thị trường Việt Nam dường như rất lạc quan trong khi lại có những lời cảnh báo trái chiều từ những nhà kinh tế trong nước?
    Đúng là tôi rất lạc quan về triển vọng của Việt Nam. Tất nhiên cũng có điều cần lưu ý đó là làm thế nào để Việt Nam thu hút được nguồn đầu tư thật chứ không phải là nguồn vốn đầu cơ. Riêng xét về các yếu tố như: Con người, địa lý, cam kết của chính phủ Việt Nam đã cho thấy một bức tranh rất tích cực về triển vọng kinh tế.
    Nếu Chính phủ Việt Nam cho phép tăng ngưỡng giới hạn khống chế 10% cổ phần đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng nội thì ANZ có kế hoạch đầu tư như thế nào?
    Thực ra ngay cả khi thị trường chứng khoán ở Việt Nam đang ở giai đoạn được coi ?onóng? như hiện nay thì đối với chúng tôi, chúng tôi cũng không nhìn nhận thị trường này tại một thời điểm cụ thể mà chúng tôi nhìn nhận nó trong một giai đoạn từ 10 đến 20 năm nữa.
    Mục tiêu của ANZ là làm sao trở thành một ngân hàng phục vụ cho toàn bộ khách hàng ở Việt Nam, từ bán lẻ cho đến thị trường chứng khoán.
    Chính vì vậy chúng tôi rất chờ đợi ngày Chính phủ Việt Nam nới lỏng mức đầu tư 10% để chúng tôi có thể tiếp tục tăng mức cổ phần đang đầu tư tại Sacombank lên mức 20% hoặc 30% . Đây là một trong những mục tiêu lâu dài mà chúng tôi muốn thực hiện tại Việt Nam trong thời gian tới.
    Xin cảm ơn ông!
  9. daucockhoan

    daucockhoan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Báo The Christian Science Monitor (Mỹ):
    Những "anh hùng giàu có" của Việt Nam
    Cùng với sự bùng nổ của TTCK, các cơ quan truyền thông quốc tế đang nói về sự hình thành một tầng lớp giàu có mới của VN - theo nhận xét của Báo The Christian Science Monitor (Mỹ) số ra ngày 14/3.

    [​IMG]

    Tháng trước, Lê Công Tuấn Kiệt, một giám đốc điều hành doanh nghiệp (DN) chiếu sáng của Pháp thấy tên mình trong danh sách những người nộp thuế cao nhất của TP.HCM năm 2006.
    Khoản đóng góp thuế thu nhập hằng năm tương đương 15.000 USD đưa anh vào vị trí thứ 5 trong danh sách và được báo chí nêu tên cùng với những lời khen ngợi của cơ quan thuế.
    Nhân vật ở vị trí nộp thuế cao nhất làm việc tại một DN dược phẩm Thụy Sĩ, đã nộp khoản thuế tương đương 181.000 USD tại một thành phố nơi công nhân làm việc tại nhà máy chỉ kiếm được khoảng 45 USD/tháng.
    Hơi xấu hổ nhưng không bối rối, anh Tuấn Kiệt, đã từng được đào tạo tại Pháp, không cho thứ hạng của anh là điều gì ghê gớm. Anh chỉ ra rằng danh sách chỉ gồm những người làm công cho DN nước ngoài, không phải là những doanh nhân Việt Nam, với những khoản lương lớn.
    Mặc dù vậy, anh coi đây là một đòn bẩy nghề nghiệp, bởi những nhà săn lùng nhân lực cho các công ty sẽ biết anh đòi hỏi mức lương cao. "Giàu có không còn là vấn đề ở VN hiện nay. Nhiều người mong muốn được như vậy", anh nói.
    Ở nhiều quốc gia, việc công khai danh sách những người giàu nhất là một tập quán hằng năm của cộng đồng DN tạo ra được xúc cảm tự hào cũng như ghen tị của những người có tên trong danh sách cũng như bên ngoài xã hội.
    Nhưng ở VN, đề cập về những cá nhân giàu có vẫn là một đề tài nhạy cảm.
    Theo Tạp chí Time
    Những nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục đổ tiền vào nền kinh tế năng động VN, nền kinh tế có mức tăng trưởng 8,2% năm 2006 và 83 triệu dân đang mong đợi một tương lai tươi sáng...
    Những quan niệm xã hội về sự phô trương giàu có và thành công đang thay đổi, đặc biệt là trong số những thanh niên trẻ hơn 24 tuổi chiếm đến hơn nửa dân số VN.
    Những nhà bán lẻ hàng hóa của thương hiệu cao cấp đang ganh đua nhau để giành khách hàng - những người mãi cho đến gần đây vẫn thích giấu tiền đi hoặc lặng lẽ đầu tư vào bất động sản hơn là khoe khoang về tiền bạc. Khi VN gia nhập đầy đủ vào nền kinh tế thế giới - VN đã gia nhập WTO - xu hướng này dường như mạnh thêm vì nhiều người VN tham gia vào tầng lớp những người giàu.
    Ông Thân Trọng Phúc, Giám đốc Công ty sản xuất vi mạch Intel (Intel đang xây dựng một nhà máy trị giá 1 tỉ USD tại VN) cho biết: "VN là quốc gia đã chuyển từ việc đánh giá thấp doanh nhân và DN tư nhân sang tôn vinh họ. Việc tôn vinh những doanh nhân thành đạt đã trở thành văn hóa ở đây".
    Không ở đâu lại có tốc độ thay đổi rõ ràng như ở TP.HCM, đầu tàu thương mại của VN. Khi TTCK mở cửa cách đây 7 năm chỉ có một vài chứng khoán được giao dịch. Giá trị giao dịch thật nhỏ bé và những nhà đầu tư phàn nàn về tiến trình cổ phần hóa DN nhà nước chậm chạp của chính phủ.
    Năm ngoái, 76 công ty mới đã được niêm yết trên TTCK, giá trị giao dịch mỗi ngày tăng lên đến 50 triệu USD, chỉ số chứng khoán tăng đến 144%. Tốc độ này vẫn tiếp tục trong năm nay, biến VN trở thành TTCK nóng nhất thế giới.
    Những chao đảo ở nước láng giềng Trung Quốc gần đây và hệ lụy là đợt bán tháo chứng khoán trên thế giới đã không tạo một gợn sóng nào vì những nhà đầu tư bình thường cũng háo hức gia nhập vào làn sóng đầu tư chứng khoán.
    VN cho biết sẽ duy trì vai trò chủ chốt của nhà nước trong những khu vực kinh tế chiến lược như dầu khí, vận tải biển, viễn thông...
    Theo ông Trần Du Lịch, Viện trưởng Viện Kinh tế TP.HCM thì hơn một thập kỷ qua, đóng góp của DN nhà nước cho tổng sản phẩm quốc dân đã giảm từ 45% xuống còn 35%, trong khi khu vực kinh tế tư nhân mở rộng.
    Ông Thân Trọng Phúc nhận xét: "Tàu đã rời ga. Những nhà lãnh đạo đã cam kết cải cách và VN đã gia nhập WTO".
    Theo Như Nguyễn
    Thanh Niên
  10. daucockhoan

    daucockhoan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Báo Anh: Sức hút mãnh liệt của TTCK Việt Nam
    Tạp chí "Nhà Kinh tế" của nước này mới đây có bài viết về thị trường chứng khoán (TTCK) của Việt Nam, trong đó nhận định chưa bao giờ mối quan tâm của người dân Việt Nam vào lĩnh vực đầu tư mới mẻ này lại lớn như thời điểm hiện tại.

    [​IMG]

    Bài báo có đoạn viết: "Sự lôi cuối của thị trường ngày càng mãnh liệt: chỉ số VN Index đã tăng 145% trong năm ngoái, nay lại tiếp tục tăng thêm 56% đến ngày 12/3 vừa qua. Trong khi thị trường toàn cầu biến động mạnh, TTCK Việt Nam đã vượt lên ở vị trí dẫn đầu về tốc độ tăng trưởng.
    Sự thu hút của TTCK Việt Nam ngày càng tăng một cách đột biến bởi vì trước đó bảy năm thị trường này chưa từng tồn tại ở đất nước này. Việt Nam đã đạt được tốc độ tăng trưởng 7% - 8% hàng năm kể từ năm 2000 đến nay.
    Trong năm 2007, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài dự kiến đổ vào Việt Nam sẽ lên đến 20 tỉ USD, giúp kinh tế nước này tiếp tục phát triển mạnh. Chính phủ Việt Nam đã nhanh chóng đưa ra những cải cách đáp ứng yêu cầu kinh tế thị trường mở. Cuối năm 2006, Việt Nam là nước chủ nhà tổ chức thành công hội nghị cấp cao các nền kinh tế APEC và gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO)"
    Bài báo cũng ghi nhận mặc dù, đa phần người mua là những người dân địa phương, song các nhà đầu tư nước ngoài cũng "đổ xô" vào cái gọi là phần còn lại của thị trường nhỏ này. Tổng giá trị vốn trên TTCK Việt Nam đã tăng từ 400 triệu USD hồi đầu năm 2006 lên xấp xỉ 22 tỉ USD như hiện nay.
    Theo tính toán của Qũy Tiền tệ quốc tế (IMF), tỉ lệ p/e (price-earnings ratio) (lợi nhuận đầu tư) của 20 công ty đứng đầu TTCK Việt Nam là 73,3 - cao hơn nhiều so với các thị trường mới nổi khác trong khi sự bùng nổ của kinh tế châu Á đã kết thúc từ cách đây gần một thập niên.
    Sau khi đề cập về tình trạng phát triển qúa nóng hiện nay của thị trường chứng khoán Việt Nam, bài báo dẫn lời Giám đốc Ngân hàng HSBC tại Việt Nam ông Alain Cany cho biết đến thời điểm này, các cơ quan chức năng Việt Nam đã thận trọng.
    Ông Cany hy vọng rằng các biện pháp điều chỉnh sẽ được đưa ra nhằm hạ nhiệt thị trường, thay vì cản trở nguồn vốn đầu tư gián tiếp của các tổ chức tài chính nước ngoài.
    Theo ông, những biện pháp hiệu quả giúp giảm độ nóng của thị trường chứng khoán Việt Nam là nhanh chóng cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước có quy mô lớn, kiềm chế các ngân hàng địa phương trong việc cho vay để đầu tư vào thị trường này và đánh thuế thu nhập đối với các khoản lợi nhuận thu được từ hoạt động kinh doanh chứng khoán mà Chính phủ Việt Nam đang nghiên cứu áp dụng.
    TTXVN

Chia sẻ trang này