Thiên hạ say - ta cũng say

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi aduy, 20/11/2010.

3788 người đang online, trong đó có 409 thành viên. 15:38 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 4445 lượt đọc và 59 bài trả lời
  1. hung592

    hung592 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/01/2010
    Đã được thích:
    2.544
    Cảm giác đặc biệt của tôi sau pak 10 ngày đúng 20/4/2007 múc đc cp IFS & BHS mừng hết lớn.. rồi thời gian cứ trôi cứ trôi... khi nẫo ranh kể chuyện buồn vui sau...[r2)]
  2. hung592

    hung592 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/01/2010
    Đã được thích:
    2.544
    1 thời báo chí tốn biết bao giấy mực cho cp BMC, TCT & LBM[r2)]
  3. aduy

    aduy Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    1.908
    bác là người từng trải . aduy hi vọng sẽ có dịp đựoc đàm đạo với bác .
  4. hung592

    hung592 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/01/2010
    Đã được thích:
    2.544
    ko giám ko giám, tại hạ cần học hỏi nhiều.... mong có dịp đàm đạo sau[r2)]
  5. huygia60

    huygia60 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/06/2010
    Đã được thích:
    2
    Những truyện ngắn này thật giá trị cho cuộc đời chơi chứng, sẽ cố gắng thực hành theo...
  6. vn-dauco

    vn-dauco Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2010
    Đã được thích:
    1
    những ẩn chứa xâu xa . thanks chủ top
  7. farmer64

    farmer64 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Mạn phép cho hỏi chủ píc mấy bài : đứt cáp , ông già câu cá . thấy đăng trên ATP lâu rồi ..thế có phải aduy là TrongVCBS bên ATP.
  8. aduy

    aduy Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    1.908
    bác nhìn tác giả bài viết đi ạ . đó là bài viết của đại ca aduy . anh trọng là sư phụ aduy đó .
  9. vn-dauco

    vn-dauco Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/07/2010
    Đã được thích:
    1
    đọc xong 2 truyện roài . truyện hay
  10. aduy

    aduy Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/04/2010
    Đã được thích:
    1.908
    7 điều cần tránh sau khi học đầu tư chứng khoán .

    1) Tin vào một phương pháp đầu tư duy nhất nào đó
    Tôi để ý thấy bất kỳ người nào, từ chỗ chưa biết tí gì về đầu tư, đến khi tiếp thu được một phương pháp đầu tư bài bản nào đó thì đều trải qua tâm trạng sung sướng tột độ. Họ sẽ nghĩ rằng đấy chính là kim chỉ nam, là ánh sáng soi đường trong cơn tăm tối, là siêu phẩm, là tuyệt kỹ công phu.
    Các chuyên gia, các tác giả cũng ra sức giới thiệu phương pháp của riêng mình. Trong điều kiện thị trường tăng trưởng liên tục thì chúng càng được đón nhận nồng nhiệt.
    Rồi đến một lúc nào đó tất cả mọi người đều cùng nhìn lại.
    Kết quả tệ hại khiến ai cũng nghi ngờ chính những phương pháp tuyệt hảo mà một thời họ đắm mình trong đó. Điều gì không ổn?
    Thứ nhất, như tôi đã từng nói, không thể có một phương pháp đầu tư duy nhất phù hợp cho tất cả mọi người. Mỗi người có tính cách, kiến thức, điều kiện thu nhập khác nhau, cho nên không thể áp dụng một phương pháp duy nhất cho tất cả mọi người. Ví dụ: vợ của tôi hoàn toàn không thích hợp với phương pháp phân tích kỹ thuật; anh bạn của tôi vốn không quen đợi chờ một cái gì lâu, chỉ thích tự xắn tay áo làm và xem kết quả ngay lập tức thì hoàn toàn không phù hợp với việc đưa tiền cho một quỹ nào đó đầu tư thay mình trong lâu dài.
    Thứ hai, chính vì không có phương pháp thần diệu nên mỗi người cần tự tìm ra phương pháp phù hợp nhất cho mình. Vì vậy, mới tìm hiểu một phương pháp và thấy nó tuyệt quá thì vẫn chưa đủ. Cần xem xét mình có thực hiện được nó hay không, có phù hợp với nó không, và dĩ nhiên là nó có đúng không (bằng lý luận, số liệu, chứng minh cụ thể). “Ngọc nữ tâm kinh” là một tuyệt kỹ, nhưng không phù hợp để nam giới luyện. Nếu giả sử như có thể tìm, hoặc tùy biến nó thành “Ngọc nữ tâm kinh… for men” thì ổn.
    Nhiều khi chúng ta hoang mang vì thấy mình chưa tìm được võ công tuyệt thế để học, nhưng thật ra có khi võ học đã nằm sẵn trong người mình rồi, nhưng chưa biết vận dụng ra thế nào cho hiệu quả mà thôi.
    2) Thần thánh hóa chuyên gia hay cao thủ nào đó
    Không chỉ cho rằng phương pháp đầu tư nào đó là số 1, mà chúng ta còn có xu hướng nghĩ rằng người đưa ra/giới thiệu nó cũng là số 1, là duy nhất.
    Ở đây không bàn đến chuyện các “siêu nhân” đó có đúng là siêu nhân hay không. Nhưng điều tai hại của việc phong thánh thì rất rõ: chúng ta cho rằng tất cả những gì các cao thủ nói đều đúng cho tất cả mọi người, mọi trường hợp. Nghiêm trọng hơn, chúng ta dễ lầm tưởng rằng các vị này có thể làm được mọi điều.
    Chúng ta cần tỉnh táo và khách quan khi tiếp nhận một thông tin từ người khác. Nên tránh tình trạng quy về một phía tuyệt đối của một vấn đề. Chính vì vậy, tôi luôn sẵn lòng trao đổi và thảo luận mọi vấn đề liên quan đến các phương pháp đầu tư, để mỗi người tìm ra được nhận định hợp lý của riêng mình.
    3) Dồn hết tiền, thậm chí vay thêm, để mua chứng khoán ngay lập tức
    Bác nào dồn hết tiền (hoặc rất nhiều tiền) để mua chứng khoán trong một thời gian rất ngắn với ý nghĩ làm giàu cực nhanh hẳn sẽ phải lãnh cú ngã đau đớn . cú ngã đó có thể trả giá bằng công sức lao động cả cuộc đời . và khó có thể đứng dậy đựoc.
    “ với cám dỗ kiếm tiền dễ dàng và nhanh chóng , thị trường , thị trường cổ phiếu khiến mọi người trở nên ngớ ngẩn và bất cẩn khi tiêu những đồng tiền mồ hôi nước mắt của họ”
    Hãy thận trọng bảo vệ đồng tiền mô hôi sương máu của bản thân mình .
    4) Chưa hiểu rõ kỳ vọng lợi nhuận và mức chịu đựng rủi ro của bản thân
    Lịch sử của thị trường chứng khoán Việt Nam tuy ngắn ngủi nhưng cũng đủ để dạy chúng ta về những biến động và rủi ro khi đầu tư vào chứng khoán (những năm 2001-2003). Thế nhưng nhiều người vẫn không tin vào những rủi ro có thể xảy ra, và vẫn thấy choáng váng vì chúng.
    Đây là lúc ôn lại bài vở một chút: xác định kỳ vọng lợi nhuận và rủi ro của mỗi loại hình đầu tư trước khi thực sự tham gia.
    5) Để tâm lý của mình bị thị trường dẫn dắt
    Nói nặng ra là tâm lý bầy đàn. Điều này thì ai cũng nghe đến phát chán rồi. Ở đây chỉ nói về một khía cạnh rất riêng thôi.
    Tại sao chúng ta đều quan tâm đến việc tìm hiểu về đầu tư khi thị trường đi lên, và ngược lại rất thờ ơ và ngán ngẩm với kiến thức đầu tư khi thị trường đi xuống? Sách báo, khóa học thường đắt khách khi VN-Index tăng vọt, và ế ẩm khi VN-Index xuống dốc.
    Nội dung sách báo và khóa học không hề thay đổi trong các giai đoạn, nếu chúng đã đúng thì vẫn còn đúng. Nhưng tại sao sự quan tâm của chúng ta lại khác đi? Vâng, chỉ có VN-Index thay đổi trong từng giai đoạn mà thôi.
    Ngay cả tâm lý học hỏi cũng bị chi phối bởi sự vận động của thị trường thì rất là không ổn.

    6) Lẫn lộn trong một biển thông tin
    Khi đã không tin rằng có một phương pháp diệu kỳ thì chúng ta dễ rơi vào một bi kịch thứ hai: tìm hiểu thật nhiều nguồn thông tin, và dễ bị lạc lối vì không biết cái nào đúng, cái nào phù hợp. Hoặc là chúng ta bị tẩu hỏa nhập ma, hoặc là chúng ta sẽ mất hết niềm tin vào mọi thứ.
    Tâm trạng hiện giờ của mọi người có lẽ là như vậy.
    Điều cần làm là luôn thường xuyên mở rộng đầu óc để tiếp thu cái mới, nhưng phải biết đánh giá trước khi hấp thụ chúng. Một cách hữu hựu là kiểm nghiệm với thực tế (vì vậy mới nên bắt đầu chơi thật nhỏ, để có bị sai cũng thiệt hại không đáng kể). Ngoài ra, cũng nên trao đổi và thảo luận với nhiều người đáng tin cậy để giúp nắm bắt vấn đề đúng đắn hơn.
    Đáng tiếc rằng hiện nay có quá nhiều thông tin nhiễu, và thiếu môi trường (cộng đồng online, câu lạc bộ,…) mang tính giúp đỡ, định hướng, và hỗ trợ để mọi người cùng có lợi.
    7) Bỏ công việc để chơi chứng khoán
    Những ai bỏ công việc chính để dồn tâm sức chơi cổ phiếu đã phải nhận trái đắng. Nhiều người nghĩ rằng đầu tư chứng khoán cũng có thể là một nghề nghiệp. Có người còn nghĩ rằng đầu tư chuyên nghiệp có nghĩa là không đi làm gì khác, chỉ tập trung vào đầu tư thôi (giống như chơi thể thao chuyên nghiệp vậy!).
    Thực sự thì đối với phần lớn mọi người, công việc chính vẫn là nguồn thu nhập thường xuyên, và vẫn nên/phải giữ lấy chúng. Đồng thời, ai cũng có thể vừa làm việc chính vừa tham gia đầu tư.
    Người nào lỗ nhiều quá thì dễ thấy nản, cứ như là ngoài cổ phiếu ra mình không còn cách nào khác để kiếm tiền? Công việc chính mà mình vẫn làm ở đâu?
    Đầu tư theo kiểu “chuyên nghiệp” như vậy không phải là chọn lựa thích hợp cho phần lớn mọi người.

    Bài này aduy sưu tầm bài viết của anh nam . có chỉnh sửa

Chia sẻ trang này