1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Thôi xong...

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi xauzai77, 29/04/2021.

2870 người đang online, trong đó có 38 thành viên. 05:02 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 15083 lượt đọc và 45 bài trả lời
  1. Linhdh

    Linhdh Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    05/03/2020
    Đã được thích:
    519
  2. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.382
    Nói năng cho tử thế nhé không lại khóa nick đấy.
    nxtin1981 thích bài này.
  3. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.382
    Tin luôn ra sớm trước truyền thông.
    Giờ tin đã lên hết các mặt báo rồi, nhường lại sân cho dòng tiền và lái diễn.
    --- Gộp bài viết, 29/04/2021, Bài cũ: 29/04/2021 ---
    Chốt phiên VNI tăng gần 10 điểm.
    TVN xanh.
    MHC tiếp tục tăng trần với dư mua cả triệu cổ.
    HanaNguyen2020nxtin1981 thích bài này.
  4. HungF99

    HungF99 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/03/2021
    Đã được thích:
    171
    Sao hơn 600 triệu cổ phiếu mà thanh khoản thấp thế bác ơi
  5. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.382
    TVN Nhà nước (SCIC) đã nắm giữ 94% rồi, chỉ còn khoảng 6% trôi nổi thôi.
    nxtin1981 thích bài này.
  6. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.382
    Ngành thép quý 1: Lợi nhuận tăng hàng chục lần so với cùng kỳ, quán quân tăng trưởng thuộc về doanh nghiệp có lãi gấp 30 lần

    Giá thép tăng nóng làm cho lợi nhuận của các doanh nghiệp ngành thép đều tăng gấp nhiều lần so với cùng kỳ.

    Từ đầu năm 2021 đến nay, ngành thép đang là một trong những "tiêu đề" được bàn luận khá nhiều do những thông tin về giá thép tăng nóng được đưa ra liên tục. Có những tuần, thậm chí có đến 2-3 thông báo tăng giá thép từ các nhà máy.

    Theo Hiệp hội thép Việt Nam, giá thép tăng cao là do giá các nguyên vật liệu sản xuất thép tăng cao đột biến trên thị trường toàn cầu. Cụ thể, giá quặng sắt tính đến đầu tháng 3/2021 ghi nhận mức trên 170 USD/tấn, tăng 55% so với cuối năm 2020 và gấp đôi cùng kỳ năm trước; Giá thép cuộn cán nóng (HRC) ghi nhận 660 USD/tấn, giảm 6% so với cuối năm và tăng 44% so cùng kỳ năm trước.

    Ngoài ra việc thiếu hụt nguồn cung thép và thời gian giao hàng kéo dài ở châu Âu, Mỹ cũng là lý do khiến giá thép tăng mạnh. Nhu cầu thép tại Trung Quốc tăng cao sau dịch bệnh trước đà phục hồi kinh tế và các biện pháp kích thích kinh tế như đầu tư cơ sở hạ tầng.

    Giá thép tăng, các doanh nghiệp ngành thép hưởng lợi, đặc biệt là các doanh nghiệp chủ động được nguồn cung phôi thép và các doanh nghiệp có lượng hàng tồn kho dồi dào lúc giá còn thấp trước đó.

    Thép Hòa Phát lãi lớn, hơn 7.000 tỷ đồng ngay quý 1

    Nhắc đến doanh nghiệp ngành thép, đầu tiên sẽ nhắc đến "ông lớn" Hòa Phát (HPG) – dù đây là doanh nghiệp đa ngành nghề. Kết quả kinh doanh của công ty không chỉ đến từ các sản phẩm ngành thép, mà còn từ các mảng sản xuất kinh doanh khác.

    Doanh thu quý 1/2021 của Hòa Phát đạt 31.176 tỷ đồng, tăng 62% so với cùng kỳ. Còn lợi nhuận sau thuế đạt 7.005 tỷ đồng, gấp 3 lần lợi nhuận đạt được quý 1/2020. Đây cũng là số lãi lớn nhất theo quý công ty từng đạt được. Hòa Phát là một trong những doanh nghiệp hưởng lợi lớn nhất khi giá thép tăng bởi công ty chủ động được nguồn phôi nguyên liệu.

    [​IMG]
    Về cơ cấu doanh thu, mảng sản xuất và kinh doanh thép mang về hơn 28.800 tỷ đồng, chiếm trên 92% tổng doanh thu và tăng 23% so với cùng kỳ. Mảng nông nghiệp mang về gần 2.250 tỷ đồng doanh thu và mảng bất động sản chiếm một phần rất nhỏ với 125 tỷ đồng. Đáng chú ý, riêng mảng thép đã mang về 6.666 tỷ đồng trong tổng số hơn 7.000 tỷ đồng tiền lãi cả quý cho công ty.

    Một trong những nguyên nhân nữa khiến lợi nhuận quý 1 của Hòa Phát tăng mạnh là do công ty ghi nhận khoản lãi chuyển nhượng các dự án đầu tư hơn 500 tỷ đồng vào doanh thu tài chính.

    Không chỉ kết quả kinh doanh tăng mạnh, giá cổ phiếu HPG cũng đã tăng khoảng 40% kể từ đầu năm 2021 đến nay. Hiện HPG giao dịch quanh mức 58.200 đồng/cổ phiếu.

    [​IMG]
    Lợi nhuận sau thuế của Tập đoàn Hoa Sen gấp 5 lần cùng kỳ

    Nhắc đến Hòa Phát, cũng không thể không nhắc đến Hoa Sen (HSG). Cũng như Hòa Phát, Tập đoàn Hoa Sen là doanh nghiệp đa ngành nghề. Mảng thép của công ty cũng chủ yếu là các loại tôn. Ngoài ra, giai đoạn từ 1/1 đến 30/3/2021 đang là giai đoạn quý 2 trong chu kỳ tài chính của Tập đoàn Hoa Sen (bắt đầu từ 1/10 và kết thúc vào 30/9 năm sau).

    Doanh thu thuần quý vừa rồi đạt 10.846 tỷ đồng, tăng gần 88% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế cũng gấp 5 lần, lên 1.035 tỷ đồng. Tổng LNST 2 quý đầu năm tài chính 2020-2021 đạt 1.607 tỷ đồng.

    [​IMG]
    Quán quân tăng trưởng thuộc về Thép Tiến Lên – gấp 30 lần cùng kỳ

    Thép Tiến Lên (TLH) công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2021 với rất nhiều bất ngờ. Doanh thu hợp nhất đạt 979 tỷ đồng, tăng không nhiều so với doanh thu gần 943 tỷ đồng đạt được quý 1/2020.

    Tuy nhiên công ty đã tiết giảm tối đa chi phí, cộng với đó các công ty liên doanh liên kết cũng mang về khoản lãi hơn 10 tỷ đồng (cùng kỳ chưa đến 1 tỷ đồng) dẫn tới lợi nhuận sau thuế thu về đạt 120 tỷ đồng, gấp 30 lần so với số lãi chưa đến 4 tỷ đồng đạt được quý 1/2020. Đây cũng là quý thứ 3 liên tiếp lợi nhuận của công ty tăng so với quý liền trước.

    [​IMG]
    Năm 2021 Thép Tiến Lên đặt mục tiêu đạt 5.000 tỷ đồng tổng doanh thu, 250 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Chỉ tiêu sản lượng tiêu thụ thép các loại ở mức 400.000 tấn.

    Cổ phiếu TLH cũng đang là một trong những cổ phiếu HOT trên thị trường với nhiều triệu cổ phiếu khớp lệnh mỗi phiên. TLH cũng đã tăng gấp đôi từ đầu năm 2021 đến nay, hiện giao dịch quanh mức 15.350 đồng/cổ phiếu.

    [​IMG]
    Loạt doanh nghiệp có lợi nhuận tăng đột biến hàng chục lần

    Quý 1 vừa qua cũng ghi nhận nhiều doanh nghiệp công bố lãi gấp hàng chục lần so với cùng kỳ. SMC công bố doanh thu quý 1 đạt 5.070 tỷ đồng, tăng 47% so với cùng kỳ. Nhờ tiết giảm chi phí giá vốn nên lợi nhuận gộp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ trong quý đạt 432 tỷ đồng, gấp 2,5 lần cùng kỳ. Biên lợi nhuận gộp cũng cải thiện đáng kể. Ngoài ra, doanh thu tài chính tăng gấp 4 lần cùng kỳ, chi phí tài chính còn 2/3. Đồng thời các công ty liên doanh liên kết mang về số lãi lớn 102 tỷ đồng – gấp 3 lần cùng kỳ. Đây là những nguyên nhân khiến lợi nhuận sau thuế trong quý đạt gần 216 tỷ đồng, gấp 15 lần lợi nhuận đạt được quý 1/2020.

    SMC cho biết, sản lượng tiêu thụ thép trong quý chỉ tăng 12% so với cùng kỳ. Tuy nhiên giá vốn thấp, hiệu quả kinh doanh tốt là nguyên nhân chính khiến lợi nhuận tăng mạnh. Năm 2021 SMC đặt mục tiêu tiêu thụ 1,35 triệu tấn thép các loại. Doanh thu ước tính đạt 18.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế đạt khoảng 300 tỷ đồng. Như vậy so với kế hoạch, kết thúc quý 1 SMC đã hoàn thành gần 72% chỉ tiêu về lợi nhuận.

    Tổng công ty Thép Việt Nam (VnSteel – mã chứng khoán TVN) cũng ghi nhận kết quả kinh doanh quý 1 tăng đột biến so với cùng kỳ. Xét riêng doanh thu, quý 1 đạt 9.445 tỷ đồng, tăng trưởng 29% còn lợi nhuận sau thuế đạt 394 tỷ đồng, gấp 13,5 lần cùng kỳ.

    [​IMG]
    Có cổ phiếu ngành thép vừa tăng trần 8 phiên liên tiếp

    Thép Đà Nẵng (DNS) – một cái tên ít được nhắc đến, cổ phiếu cũng không có giao dịch khớp lệnh gần 1 năm nay. Bất ngờ, 8 phiên gần đây nhất DNS tăng trần liên tiếp từ 19/4 đến 29/4/2021. Trong đó phiên 19/4 tăng với biên độ 40% so hơn 6 tháng không có giao dịch. Hiện cổ phiếu DNS giao dịch quanh mức 32.700 đồng/cổ phiếu, gấp 3,5 lần lúc bắt đầu tăng, thanh khoản tốt với hàng nghìn đến hàng chục nghìn cổ phiếu khớp lệnh mỗi phiên.

    [​IMG]
    Sức nóng ngành thép thời điểm hiện tại, cộng với kết quả kinh doanh tăng trưởng có thể là nguyên nhân khiến giá cổ phiếu DNS bất ngờ tăng mạnh. Doanh thu thuần quý 1 vừa qua đạt 406 tỷ đồng tăng 42% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế đạt gần 40 tỷ đồng trong khi quý 1/2020 công ty lỗ 11,2 tỷ đồng.

    [​IMG]
    Theo báo cáo từ Bộ Công Thương, trong quý 1/2021 xuất khẩu sắt và thép Việt Nam đạt 1,826 tỷ USD, tăng mạnh 65,2% (tương đương 720 triệu USD) so với cùng kỳ năm ngoái. Trong số đó, xuất khẩu sắt và thép thô, cũng như thép cuộn tăng 14,4% và 54% trong khi thép hình giảm 1,6%.

    Chưa nghi nhận doanh nghiệp ngành thép nào trên sàn báo lỗ

    Đến thời điểm hiện tại vẫn chưa ghi nhận doanh nghiệp ngành thép nào báo lỗ. Cũng không có doanh nghiệp nào báo lãi giảm sút so với cùng kỳ. Đây là một trong những quý đặc biệt đối với ngành thép.

    Các chuyên gia ngành thép dự báo nhu cầu thép năm 2021 sẽ tăng từ 3 - 5% so với năm 2020. Động lực tăng đến từ các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn đang được triển khai như cao tốc Bắc - Nam; cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ; sân bay quốc tế Long Thành; thị trường bất động sản, nhà ở được dự báo sẽ "nóng" trở lại trong năm nay.

    Hơn nữa, một số hiệp định thương mại tự do thế hệ mới như Hiệp định Đối tác toàn diện Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương, Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực... được thực thi kỳ vọng có thêm thị trường xuất khẩu mới. Nhu cầu tăng trong bối cảnh nguồn cung khan hiếm sẽ càng đẩy giá thép tăng cao thời gian tới.

    https://s.cafef.vn/tvn-411497/nganh...g-thuoc-ve-doanh-nghiep-co-lai-gap-30-lan.chn
    nxtin1981 thích bài này.
    xauzai77 đã loan bài này
  7. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.382
    Tổng công ty Thép Việt Nam (VnSteel – mã chứng khoán TVN) cũng ghi nhận kết quả kinh doanh quý 1 tăng đột biến so với cùng kỳ. Xét riêng doanh thu, quý 1 đạt 9.445 tỷ đồng, tăng trưởng 29% còn lợi nhuận sau thuế đạt 394 tỷ đồng, gấp 13,5 lần cùng kỳ.

    [​IMG]
    nxtin1981 thích bài này.
    xauzai77 đã loan bài này
  8. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.382
    Nguồn cung thiếu hụt, doanh nghiệp thép đẩy mạnh đầu tư nâng công suất

    Giá thép tăng mạnh thời gian qua bởi giá nguyên vật liệu tăng và thiếu cung. Trung Quốc đang ép giảm sản lượng bằng không khuyến khích xuất khẩu và tăng nhập khẩu. Hòa Phát, Nam Kim, SMC đang xúc tiến đầu tư để nâng công suất.

    [​IMG]
    Ngọc Điểm Chủ nhật, 2/5/2021, 15:40 (GMT+7)

    Doanh nghiệp thép xúc tiến đầu tư tăng công suất đáp ứng nhu cầu

    Từ đầu năm 2020, giá thép liên tục tăng và thiết lập những kỷ lục mới. Giá thép xây dựng tính đến cuối tháng 4 giao dịch ở vùng giá 16.500-17.000 đồng/kg tùy thương hiệu và khu vực, tăng mạnh so với vùng giá 11.000-12.000 đồng/kg năm 2020.

    Tại kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên diễn ra cuối tháng 4, ông Võ Hoàng Vũ, Tổng giám đốc Thép Nam Kim (HoSE: NKG) cho biết đà tăng giá thép không chỉ đến từ giá nguyên vật liệu tăng cao mà còn đến từ việc thiếu cung, đặc biệt là thị trường Mỹ và châu Âu. Trong 10 năm qua, các nước phát triển không vận hành lò cao sản xuất thép, chỉ còn lại Trung Quốc. Tuy nhiên, Trung Quốc cũng đang cắt giảm sản xuất thép để bảo vệ môi trường. Điều này dẫn đến nguồn cung không còn dư thừa như khoảng thời gian trước nữa trong khi nhu cầu thế giới tăng cao cho mục tiêu phục hồi kinh tế sau đại dịch Covid-19.

    Mới đây, Bộ Tài chính Trung Quốc thông báo không áp dụng chính sách giảm VAT 13% với 146 sản phẩm thép xuất khẩu, trong đó có thép cuộn cán nóng, thép cuộn và thép thanh, hiệu lực từ 1/5. Cùng với đó, Trung Quốc giảm thuế nhập khẩu với gang, thép thô và thép tái chế xuống 0%.

    Bình luận với Người Đồng Hành về vấn đề này, một chuyên gia trong ngành thép đánh giá hành động này cho thấy Trung Quốc đang muốn cắt giảm sản lượng thép thông qua không khuyến khích xuất khẩu thép và mở cửa cho sản phẩm thép nhập khẩu. Mặt khác, điều này cũng sẽ có tác động đến giá thép khi mà sản phẩm thép Trung Quốc không còn được bảo trợ, không thể xuất khẩu với giá rẻ như trước đây nữa.

    Trước diễn biến này, nhiều doanh nghiệp thép đang lên kế hoạch đầu tư mở rộng, nâng cao công suất đón cơ hội.

    Thép Nam Kim lên kế hoạch đầu tư kho hàng cho thị trường nội địa và nhà máy ống thép trên diện tích 5 ha tại Bình Dương với tổng đầu tư 250 tỷ đồng. Doanh nghiệp đã mua nhà máy bột giấy Dae Myung Paper Việt Nam với mục tiêu chuẩn bị quỹ đất cho việc đầu tư trên.

    Trong khi đó, Công ty Đầu tư Thương Mại SMC (HoSE: SMC) đang triển khai đầu tư 3 dự án nhà máy tại khu công nghiệp Phú Mỹ 2. Đó là nhà máy gia công thép SMC Phú Mỹ, cơ khí chính xác SMC Phú Mỹ và liên doanh gia công thép hợp tác với Công ty Samsung C&T.

    Bà Nguyễn Thị Ngọc Loan, Chủ tịch HĐQT cho biết tất cả nhà máy của SMC đều hoạt động hết công suất, kho bãi không đáp ứng đủ nhu cầu nên phải đầu tư mới. Doanh nghiệp quyết tâm khởi công đầu tư các nhà máy mới vào tháng 1 và cố gắng đến tháng 7 phải xong phần xây dựng để quý III đưa cả 3 nhà máy vào hoạt động.

    Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) đang đẩy nhanh thủ tục pháp lý, giải phóng mặt bằng để triển khai dự án Dung Quất 2 từ đầu năm 2022, tổng đầu tư 85.000 tỷ đồng. Dự án có công suất dự kiến 5,6 triệu tấn/năm gồm 4,6 triệu tấn thép dẹt (HRC), 1 triệu tấn thép thanh, thép dây chất lượng cao. Tiến độ thực hiện dự kiến là 36 tháng từ ngày được bàn giao đất và cấp phép xây dựng.

    Theo ban lãnh đạo Hòa Phát, nhu cầu HRC trong nước khoảng 12 triệu tấn, tăng trưởng 10%/năm, Tuy nhiên, tổng công suất của Hòa Phát và ******* mới đạt 8 triệu tấn. Mỗi tháng tập đoàn sản xuất 250.000-300.000 tấn HRC nhưng lượng đơn đặt hàng vượt 300% so với công suất.

    [​IMG]
    Nhiều doanh nghiệp thép lên kế hoạch đầu tư tăng công suất nhà máy.

    Kết quả kinh doanh quý II tiếp tục khả quan

    “Được mùa được giá”, các doanh nghiệp thép đồng loạt báo cáo lợi nhuận quý I kỷ lục, gấp nhiều lần cùng kỳ năm trước. Như Hòa Phát lãi sau thuế 7.000 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ năm trước; Hoa Sen lãi 1.035 tỷ đồng, gấp 5,1 lần; Thép Nam Kim lãi 319 tỷ đồng, gấp 7,7 lần…

    Chia sẻ thông tin tại kỳ họp ĐHĐCĐ thường niên mới đây, đa phần lãnh đạo các doanh nghiệp thép đều đánh giá quý II kết quả kinh doanh vẫn rất tốt, sang đến quý III và IV thì còn nhiều rủi ro,

    Cụ thể, Thép Nam Kim đề ra kế hoạch doanh thu 16.000 tỷ đồng nhưng vị CEO cho rằng có thể đạt 19.000 tỷ đồng hoặc hơn. Về con số lợi nhuận 600 tỷ đồng thì đến tháng 6 có thể đạt hoặc vượt. Ban lãnh đạo Nam Kim đề cao công tác quản trị rủi ro trước diễn biến giá thép tăng cao và biến động khó lường.

    Năm 2021, khác với các doanh nghiệp thép khác, Đầu tư SMC lên kế hoạch lợi nhuận sau thuế 300 tỷ đồng, giảm 5% so với thực hiện năm trước. Riêng quý I, doanh nghiệp đã thực hiện 69% kế hoạch lợi nhuận với 208 tỷ đồng.

    Chủ tịch SMC cũng đánh giá quý II thị trường thép tiếp tục khả quan, xu hướng thép tăng giá diễn ra trên bình diện toàn cầu vì thiếu cung, giá nguyên liệu tăng. Trong khi đó, tại Việt Nam, nhu cầu thép cũng đang bước vào mùa cao điểm tiêu thụ hằng năm. Quý III và IV sẽ phải quan sát thêm, tuy nhiên xét chung thì năm 2021 là năm rất thuận lợi với ngành thép.

    Tương tự, ông Trần Đình Long, Chủ tịch Tập đoàn Hòa Phát cho biết quý I lãi 7.000 tỷ đồng, gấp 3 lần cùng kỳ và quý II có thể tốt hơn quý I, theo đó cả năm có thể cao hơn con số 20.000 tỷ đồng.

    Năm 2021, doanh nghiệp đạt mục tiêu doanh thu 120.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 18.000 tỷ đồng, cùng tăng 33% so với thực hiện năm trước.

    https://ndh.vn/doanh-nghiep/nguon-c...p-day-manh-dau-tu-nang-cong-suat-1290006.html
    nxtin1981 thích bài này.
  9. Dinhcaock

    Dinhcaock Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    23/11/2020
    Đã được thích:
    1.540
  10. xauzai77

    xauzai77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/05/2012
    Đã được thích:
    92.382
    Thị trường thép quý I/2021: Nhu cầu thép được dự báo sẽ tiếp tục tăng đến năm 2022
    06:43 | 24/04/2021

    Theo báo cáo mới công bố, Worldsteel dự báo nhu cầu thép sẽ tăng 5,8% vào năm 2021 đạt 1.874,0 triệu tấn, sau khi giảm 0,2% vào năm 2020. Vào năm 2022, nhu cầu thép sẽ tiếp tục tăng 2,7% để đạt 1.924,6 triệu tấn.
    [​IMG]
    Theo số liệu từ Hiệp hội Thép Thế giới (Worldsteel), sản lượng thép thô thế giới của 64 quốc gia đạt là 150,2 triệu tấn vào tháng 2/ 2021, tăng 4,1% so với cùng kỳ năm trước.

    Sản lượng thép thô thế giới (64 nước) ghi nhận tăng trưởng liên tiếp trong hai tháng đầu năm và được dự báo tiếp tục tăng trong các tháng tiếp theo.

    Giá thép tại Mỹ đang cao hơn khoảng 68% so với giá thép toàn cầu. Giá thép cuộn cán nóng của Châu Âu đang đạt mức cao kỷ lục.

    Worldsteel dự báo nhu cầu thép sẽ tăng 5,8% vào năm 2021 đạt 1.874,0 triệu tấn, sau khi giảm 0,2% vào năm 2020. Vào năm 2022, nhu cầu thép sẽ tiếp tục tăng 2,7% để đạt 1.924,6 triệu tấn.

    Nhiều dự báo về thời gian giá thép có thể tăng được điều chỉnh đến hết quý III/2021 khi nhìn vào những gì đang diễn ra ở Trung Quốc, Mỹ, Ấn Độ, EU và nhiều thị trường lớn khác.

    Nhu cầu thép của Trung Quốc đã bước vào mùa tiêu thụ cao điểm thể hiện ở tỷ lệ hoạt động của các nhà máy thép dựa trên lò điện hồ quang đã tăng lên đáng kể.

    Theo số liệu từ Hiệp hội thép Việt Nam (VSA), sản xuất thép thô cả nước quý I đạt 5.025.987 tấn, tăng 29%; Bán hàng đạt 4.956.105 tấn, tăng 33% so với cùng kỳ năm 2020. Sản lượng sản xuất và bán hàng thép xây dựng tháng 3/2021 đạt mức cao nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.

    VSA dự báo trong tháng 4 và 5, nhu cầu thép vẫn tốt song có sự cạnh tranh rất lớn từ các nhà sản xuất thép xây dựng hàng đầu Việt Nam. Giá bán sẽ có khả năng tăng thêm để bù đắp giá nguyên liệu đầu vào tăng.

    https://vietnambiz.vn/bao-cao-thi-t...p-tuc-tang-den-nam-2022-20210423235312868.htm
    HanaNguyen2020 thích bài này.

Chia sẻ trang này