Thơm quá ----- cảm ơn Covy $$$$$

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi BigDady1516, 02/10/2020.

3815 người đang online, trong đó có 415 thành viên. 15:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 22054 lượt đọc và 106 bài trả lời
  1. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Rất nhiều bác ra hàng gần 1200 nay bắt đáy đẹp quá :drm@};-
    Bahung2017 thích bài này.
  2. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Bắt đáy đầu ngày, hàng loạt cổ phiếu mang lại mức lãi 20-30% ngay trong phiên
    THỨ 6, 29/01/2021, 15:38
    Thị trường chứng khoán lại vừa trải qua một "ngày đặc biệt" tiếp theo, sau phiên giao dịch tạo nên "lịch sử" giảm điểm nhiều nhất thị trường hôm qua, ngày 28/1/2021.

    Phiên hôm qua, VnIndex mất đi 73,23 điểm (giảm 6,67%), đóng cửa ở 1.023,94 điểm. Vốn hóa sàn HoSE "bốc hơi" 271.802 tỷ đồng còn vốn hóa toàn bộ Thị trường chứng khoán Việt Nam đã "bay mất" 366.114 tỷ đồng.

    Mở cửa đầu phiên sáng nay, nhiều mã chứng khoán cũng tiếp tục đỏ lửa, thậm chí đo sàn. Tuy nhiên ngay sau đó, nhiều mã bật tăng mạnh, thị trường chứng khoán chứng kiến hàng loạt mã cổ phiếu tăng trần. Tại thời điểm 13h40’, chỉ số VN-Index tăng 41,8 điểm (4,08%) lên 1.065,74 điểm.

    Trong số đó, nhà đầu tư cũng chứng kiến cảnh những mã cổ phiếu "nhảy vọt", tăng 20-30% trong cùng một phiên, khi mở đầu giờ sáng là giảm và sau đó tăng trở lại. Điển hình trong số đó có thể kể đến một số mã chứng khoán như "họ" nhà Viettel CTR, VTP, VGI, như VGS, SCI, VET, G36, HUT, CEO, IDC hay SHS...

    Cổ phiếu CTR "nhảy" 31% trong phiên - "họ" nhà Viettel cùng tăng

    Trước phiên giao dịch hôm nay, cổ phiếu CTR của Tổng công ty Công trình Viettel đã có 4 phiên giảm điểm liên tiếp, trong đó có phiên giảm sàn hôm qua, 28/1, đưa giá cổ phiếu từ vùng 92.600 đồng/cổ phiếu xuống 67.900 đồng/cổ phiếu – tương ứng mất đi 27% chỉ trong vòng 4 phiên.

    Mở đầu phiên giao dịch hôm nay, 29/1, cổ phiếu CTR đã có lúc "đỏ rực" xuống đến 61.000 đồng/cổ phiếu – tiệm cận với mức sàn 59.700 đồng/cổ phiếu. Tuy nhiên ngay sau đó, CTR đã bật tăng trở lại, có lúc lên đến 79.900 đồng/cổ phiếu – tương ứng mức "nhảy" 31% ngay trong phiên. Chốt phiên giao dịch, CTR dừng tại 78.800 đồng/cp.

    [​IMG]
    Diễn biến giá cổ phiếu CTR trong phiên 29/1/2021.

    "Họ" Viettel còn có VGI của Viettel Global cũng có biên độ dao động giá rất lớn trong phiên hôm nay. Trước đó VGI cũng đã có 4 phiên giảm điểm trong đó vẫn có 1 phiên giảm sàn như CTR, đóng cửa phiên giao dịch ngày 28/1 ở mức 33.800 đồng/cổ phiếu.

    Phiên sáng nay, VGI có lúc giảm mạnh về 31.000 đồng/cổ phiếu trước khi bật tăng mạnh, lên cao nhất ở vùng giá 38.500 đồng/cổ phiếu – tương ứng tỷ lệ "nhảy" trên 24%. Hiện VGI điều chỉnh nhẹ về 37.900 đồng/cổ phiếu – tăng 8,3% so với giá mở cửa.

    Ngoài ra, VTP của Viettel Post sáng nay có lúc xuống đến 90.000 đồng/cổ phiếu và lên cao nhất ở 102.300 đồng/cổ phiếu – tương ứng biên độ tăng xấp xỉ 14%.

    [​IMG]
    Diễn biến giá cổ phiếu VGI.



    Quán quân về biên độ giao động giá trong phiên: 35%

    Quán quân về biên độ giao động giá hôm nay có lẽ thuộc về VET của CTCP Thuốc thú ý Trung Ương Navetco. Phiên sáng nay VET có lúc đã giảm sàn về mức 70.200 đồng/cổ phiếu sau đó tăng vọt lên kịch trần ở mức giá 94.800 đồng/cổ phiếu – tương ứng tỷ lệ tăng 35%.

    Trước đó, từ đầu năm 2021 đến nay VET cũng đã có nhiều biến động về giá. Mở cửa đầu năm ở mức 66.000 đồng, VET có lúc tăng mạnh, đạt đỉnh mới ở 103.000 đồng/cổ phiếu trước khi điều chỉnh giảm về 83.000 đồng/cổ piếu phiên giao dịch hôm qua 28/1/2021.

    [​IMG]
    Diễn biến giá cổ phiếu VET trong 6 tháng gần đây.

    Cổ phiếu SCI của CTCP SCI E&C cũng biến động mạnh, từ giảm sàn lên tăng trần trong phiên hôm nay. Phiên hôm qua, SCI được nhắc tới như là một "hiện tượng" khi thông tin về kết quả kinh doanh khả quan cũng không "đỡ" nổi, đã giảm sàn về 39.100 đồng/cổ phiếu sau loạt 4 phiên tăng điểm.

    Mở cửa sáng hôm nay 29/1, SCI nhanh chóng giảm sàn về 35.200 đồng/cổ phiếu trước khi vụt tăng lên đến giá trần 43.000 đồng/cổ phiếu – tương ứng biên độ giao động 22,2% trong phiên.

    [​IMG]
    Diễn biến giá cổ phiếu SCI trong phiên hôm nay 29/1/2021.

    Cổ phiếu G36 cũng có biên độ giao động trên 30%

    Cổ phiếu G36 của Tổng công ty 36 đã giảm điểm 4 phiên giao dịch trước đó, trong đó có 2 phiên giảm sàn ngày 27 và 28/1/2021, đưa giá cổ phiếu từ 16.900 đồng/cổ phiếu giảm về 11.100 đồng/cổ phiếu, tương ứng giảm 34%.


    Phiên giao dịch sáng nay, G36 tiếp tục giảm sàn về mức 9.500 đồng/cổ phiếu trước khi tăng mạnh lên mức 12.500 đồng/cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ tăng hớn 31% trong phiên.

    [​IMG]
    Diễn biến giá cổ phiếu G36.

    Loạt cổ phiếu có biên độ giao động giá trên 20%

    VGS của Ống thép Việt Đức VG PIPE cũng đã giảm sàn về 9.900 đồng/cổ phiếu trước khi tăng trần lên 12.100 đồng/cổ phiếu – tương ứng mức tăng 22,22% trong phiên.

    HUT của CTCP Tasco cũng giảm sàn về 3.800 đồng/cổ phiếu trước khi tăng trần lên 4.600 đồng/cổ phiếu – tương ứng tỷ lệ biến động trên 21% trong phiên và tăng 9,5% so với giá mở cửa. CEO của Tập đoàn C.E.O ghi nhận giảm sàn trong sáng nay, xuống 8.100 đồng/cổ phiếu trước khi tăng trần lên 9.900 đồng/cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ tăng 22,2% trong phiên. CEO đóng cửa phiên giao dịch ngày 29/1/2021 ở mức 9.800 đồng/cổ phiếu.

    Cổ phiếu IDC của Tổng Công ty Idico cũng đã có 2 phiên giảm sàn trước phiên giao dịch hôm nay. Mở đầu phiên giao dịch sáng nay 29/1, IDC tiếp tục giảm sàn về mức 28.800 đồng/cổ phiếu trước khi tăng mạnh lên giá trần ở 35.200 đồng/cổ phiếu, tương ứng tỷ lệ tăng 22,2% trong phiên.

    Thanh khoản cổ phiếu IDC cũng rất lớn, gần 9 triệu cổ phiếu đã khớp lệnh trong 2 phiên giảm sàn trước đó, và phiên giao dịch hôm nay cũng có hơn 2,8 triệu cổ phiếu khớp lệnh.

    Cổ phiếu SHS của Chứng khoán Sài Gòn Hà Nội cũng đã trải qua chuỗi những phiên giảm điểm gần đây. Xét 10 phiên liên tiếp trước phiên hôm nay, SHS có 2 phiên tăng điểm, 2 phiên giảm sàn và 6 phiên giảm điểm. Giá cổ phiếu đã "mất đi 34%, từ mức 31.000 đồng/cổ phiếu về 20.400 đồng/cổ phiếu.

    Phiên giao dịch sáng nay 29/1, SHS cũng đã có lúc giảm sàn về 18.400 đồng/cổ phiếu trước khi tăng trần lên 22.400 đồng/cổ phiếu, tương ứng biên độ giao động gần 22% trong phiên.

    Kết thúc phiên giao dịch hôm nay, 29/1/2021 VnIndex tăng 32,67 điểm (tỷ lệ 3,19%).
    Bahung2017 thích bài này.
  3. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Phiên 29/1: Khối ngoại mua ròng 1.128 tỷ đồng khi VN-Index bật tăng 33 điểm, tâm điểm MWG
    17:11 | 29/01/2021

    [​IMG]
    Khối ngoại mua ròng hơn 6,3 triệu cổ phiếu MWG phiên 29/1. Ảnh: Hoàng Linh.

    Thị trường hồi phục tích cực phiên hôm nay, có thời điểm VN-Index tăng hơn 50 điểm. Kết phiên, VN-Index tăng 32,67 điểm (3,19%) lên 1.056,61 điểm, HNX-Index tăng 5,5% lên 214,21 điểm, UPCoM-Index tăng 4,28% lên 72,08 điểm.

    Trên sàn HOSE, khối ngoại đẩy mạnh mua ròng hơn 1.114,5 tỷ đồng với khối lượng gần 19,4 triệu đơn vị.

    Tại giao dịch cổ phiếu, khối này mua ròng 1.093 tỷ đồng với khối lượng 20,7 triệu đơn vị. Bên cạnh đó, chứng chỉ ETF cũng được gom tới 48 tỷ đồng trong phiên giao dịch hôm nay.



    [​IMG]
    (Nguồn: Linh Giang tổng hợp).

    Top10 cổ phiếu thu hút dòng vốn ngoại, mã MWG dẫn đầu với giá trị 802,2 tỷ đồng. Trong phiên giao dịch hôm nay xuất hiện giao dịch thoả thuận hơn 6,3 triệu cổ phiếu này tại mức giá trần 132.800 đồng/cp, tương ứng tổng giá trị khoảng 839 tỷ đồng.

    Kế đến, khối ngoại gom trên 100 tỷ đồng thêm mã VHM (134,5 tỷ đồng). Một số cổ phiếu khác cùng chiều như CTG (46,2 tỷ đồng), STB (45,9 tỷ đồng), NVL (43,5 tỷ đồng) và VCB (43 tỷ đồng).

    Ngoài ra, khối này tìm đến các mã SSI (38,2 tỷ đồng), chứng chỉ quỹ E1VFVN30 (38,2 tỷ đồng), SAB (37,7 tỷ đồng) và HDB (33 tỷ đồng).

    [​IMG]
    (Nguồn: Linh Giang tổng hợp).

    Cổ phiếu HPG tiếp tục là mã chịu áp lực xả mạnh nhất từ khối ngoại trong phiên hôm nay (370,1 tỷ đồng). Theo sau, dòng vốn ngoại còn rút ròng dưới 50 tỷ đồng khỏi các mã như MBB (40,6 tỷ đồng), MSN (34,3 tỷ đồng), VIC (20, 2 tỷ đồng).

    Cùng chiều, NĐT nước ngoài còn xả thêm các cổ phiếu như LPB (16,3 tỷ đồng), BVH (14,8 tỷ đồng), GVR (14,6 tỷ đồng). Các mã cuối cùng lọt top bán ròng trong phiên là VPI (9,7 tỷ đồng), NKG (5,7 tỷ đồng) và TCM (3,6 tỷ đồng).

    Trên sàn HNX, khối ngoại tiếp tục mua ròng hơn 6,7 tỷ đồng, tương đương với 420.852 đơn vị.

    Tại chiều mua ròng, hai cổ phiếu VCS và PVS dẫn đầu với giá trị lần lượt là 2,8 tỷ đồng và 2 tỷ đồng. Ngoài ra, khối ngoại còn mua vào các mã SHS (2 tỷ đồng), TNG (1,2 tỷ đồng), PLC (1 tỷ đồng)...

    Diễn biến trái chiều, duy nhất mã BVS có giá trị bán ròng trên 1 tỷ đồng. Dòng vốn ngoại tập trung rút khỏi các cổ phiếu như PVI, APS, NHC...

    Thị trường UPCoM ghi nhận giá trị mua ròng 7,3 tỷđồng với khối lượng 23.403 đơn vị.

    Về giá trị cụ thể, NĐT tập trung mua ròng cổ phiếu VTP với giá trị gần 7 tỷ đồng. Theo sau, khối ngoại còn gom thêm hai mã VGG (1,3 tỷ đồng) và VEA (1,1 tỷ đồng). Một số cổ phiếu thu hút dòng vốn ngoại trong phiên còn có CTR, WSB, TTN..

    Chiều ngược lại, khối ngoại chủ yếu bán ròng hai cổ phiếu ACV (4,3 tỷ đồng) và NTC (1,3 tỷ đồng). Các mã chịu áp lực xả trong phiên còn có HAC, KHB, DHD...
    quatrinh2 thích bài này.
  4. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    200 point @};-
    huntermedia511 thích bài này.
  5. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Covy lần 2 trên thế giới năm 2021 @};-
    --- Gộp bài viết, 24/03/2021, Bài cũ: 24/03/2021 ---
    Chuẩn bị pha tăng 200 điểm Tiếp nhé lại canh hàng ngon bổ rẻ, tăng 200 điểm sau mỗi lần Covy @};-
  6. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Lo ngại liên quan Covid-19, giá dầu 'bốc hơi' 6%
    Thứ tư, ngày 24/03/2021 07:25 AM (GMT+7)

    [​IMG]
    Chốt phiên 23/3, giá dầu Brent, WTI đều giảm.
    Giá dầu Brent tương lai giảm 3,83 USD, tương đương 5,9%, xuống 60,79 USD/thùng, trong phiên có lúc chỉ còn 60,5 USD/thùng.
    Giá dầu WTI tương lai giảm 3,8 USD, tương đương 6,2%, xuống 57,76 USD/thùng, trong phiên có lúc chạm 57,32 USD/thùng.
    Cả hai loại dầu đều giao dịch ở mức thấp chưa từng thấy kể từ ngày 9/2. Trong phiên ngoài giờ, giá dầu Brent, WTI có lúc chỉ còn 60,27 USD/thùng và 57,25 USD/thùng.
    Viện Dầu mỏ Mỹ cho biết tồn kho tại Mỹ tăng 2,9 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 19/3, trái ngược dự báo giảm 300.000 thùng từ giới phân tích. Số liệu chính thức sẽ được Cơ quan thông tin năng lượng Mỹ (EIA) công bố hôm nay.
    “Chặng đường tiến tới phục hồi hoàn toàn lực cầu còn nhiều trở ngại khi thế giới tiếp tục ứng phó đại dịch Covid-19”, Bjornar Tonhaugen, giám đốc thị trường dầu tại Rystad Energy, nhận định. “Giá dầu tiếp tục giảm, chứng tỏ đợt điều chỉnh tuần trước chưa đủ sâu và thị trường gần đây giao dịch với tâm lý lạc quan thái quá, xem thường rủi ro từ đại dịch”.
    Châu Âu đang gia hạn phong tỏa do lo ngại về làn sóng Covid-19 thứ ba với sự xuất hiện có một biến chủng virus corona mới.
    Ngoài ra, thị trường năng lượng còn chịu áp lực từ việc USD tăng giá.
    Kim loại quý
    Giá vàng ngày 23/3 giảm sâu trong bối cảnh USD tăng giá lên đỉnh hai tuần, xóa bỏ ảnh hưởng tích cực từ việc lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ giảm.
    Giá vàng giao ngay tại sàn New York giảm 11,9 USD xuống 1.727,4 USD/ounce.
    Giá vàng tương lai giảm 0,8% xuống 1.725,1 USD/ounce.
    [​IMG]
    Giá vàng giao ngay tại sàn New York ngày 23/3.
    Giá bạc giảm 2,7% xuống 25,08 USD/ounce.
    Giá platinum giảm 1,1% xuống 1.170,01 USD/ounce.
  7. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Làn sóng Covid-19 thứ ba đang nổi lên ở châu Âu
    Một làn sóng Covid-19 mới đang nổi lên ở châu Âu, dẫn tới những cảnh báo về sự bùng nổ số ca nhiễm tại Đức và buộc Paris phong tỏa...
    [​IMG]Thủ đô Paris của Pháp, nơi phải phong tỏa từ ngày 20/3 để chống làn sóng Covid-19 mới - Ảnh: Getty/CNBC.
    DIỆP VŨ
    08:06 GMT+7 - Thứ Hai, 22/03/2021

    Một làn sóng Covid-19 mới đang nổi lên ở châu Âu, dẫn tới những cảnh báo về sự bùng nổ số ca nhiễm tại Đức và buộc thủ đô Paris của Pháp phải ban lệnh phong tỏa.

    Theo tin từ CNBC, biến chủng phát hiện đầu tiên tại Anh được xem là nguyên nhân chính của làn sóng lây nhiễm mới này. Giới khoa học cho rằng biến chủng Anh có mức độ lây lan mạnh mẽ hơn nhiều so với các biến chủng trước đó.

    Paris và một số vùng thuộc phía Bắc của nước Pháp đã phong tỏa từ hôm thứ Sáu, nhưng các trường học và cửa hiệu bán hàng hóa thiết yếu vẫn mở cửa. Trong tuần trước, số ca nhiễm Covid-19 mới bình quân mỗi ngày ở Pháp tăng vượt mức 25.000 ca lần đầu tiên kể từ tháng 11 năm ngoái.

    Tại Đức, Thủ tướng Angela Merkel trước đây tuyên bố sẽ bắt đầu dỡ phong tỏa trong tháng 3. Nhưng đó là khi số ca nhiễm mới bình quân mỗi ngày trong 7 ngày là 65 ca trên 100.000 dân. Hiện nay, con số này là 96 và có một nỗi lo thực sự rằng số ca nhiễm mới trong dịp lễ Phục sinh sắp tới có thể vọt lên tương tự như ở lễ Giáng sinh năm ngoái.

    "Số ca nhiễm mới gia tăng có thể cản trở những bước mở cửa tiếp theo trong mấy tuần tới đây", Bộ trưởng Bộ Y tế Đức Jens Spahn phát biểu trong một cuộc họp báo vào hôm thứ Sáu tuần trước. "Thay vì mở cửa, chúng tôi thậm chí có thể phải có những bước lùi".

    Italy đã tạm dừng các kế hoạch cho lễ Phục sinh bằng cách tái áp lệnh phong tỏa toàn quốc do Thủ tướng Mario Draghi công bố. Nước này là quốc gia có số ca tử vong vì Covid-19 cao thứ 6 trên thế giới, đến nay đã lên tới ít nhất 103.855 ca, theo dữ liệu từ Đại học Johns Hopkins.



    Ba Lan cũng đang đối mặt với số ca nhiễm Covid-19 mới tăng mạnh, trong đó khoảng 52% số ca nhiễm mới thuộc biến chủng Anh. Tổng số ca nhiễm ở nước này đã vượt ngưỡng 2 triệu ca vào hôm thứ Sáu tuần trước, với 25.995 ca được ghi nhận trong vòng chỉ 1 ngày.

    Làn sóng Covid-19 mới nổi lên ở châu Âu trong bối cảnh các quốc gia trong khu vực đang cố gắng thúc đẩy chiến dịch tiêm chủng. Đến nay, chiến dịch tiêm phòng Covid của châu Âu diễn ra chậm chạp so với ở Mỹ và Anh.

    Vấn đề nguồn cung và hậu cần là những nguyên nhân chính gây trở ngại, bên cạnh việc một loạt nước trong khu vực đình chỉ tiêm vaccine AstraZeneca vì lo ngại vaccine này gây đông máu. Tuần trước, nhiều nước châu Âu gồm Đức và Pháp đã nối lại việc tiêm vaccine này sau khi nhà chức trách EU tuyên bố vaccine này an toàn, nhưng cải thiện niềm tin của công chúng được cho là một công việc không dễ dàng.

    Trong cuộc họp báo hôm thứ Sáu, Bộ trưởng Bộ Y tế Đức cũng cảnh báo rằng châu Âu không có đủ vaccine Covid để ngăn chặn làn sóng thứ ba này.
  8. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Mỹ đề xuất thêm gói kích thích 3.000 tỷ USD
    23/03/2021 10:33

    (TBTCO) - Các cố vấn kinh tế của Tổng thống Mỹ Joe Biden, ngày 22/3 cho biết đang chuẩn bị cho một kế hoạch chi tiêu trị giá 3.000 tỷ USD, mở ra con đường đầy tham vọng về các khoản đầu tư cho cơ sở hạ tầng và những chương trình chăm sóc trẻ em.
    [​IMG]
    Ảnh minh họa
    Các cố vấn kinh tế của Tổng thống Joe Biden dự kiến sẽ nêu ra đề xuất trên trong tuần này, trong đó khuyến nghị dàn trải chương trình nghị sự kinh tế của tổng thống với nhiều dự luật thay vì một dự luật khổng lồ.

    Theo đó, kế hoạch trên sẽ bắt đầu với một dự luật cơ sở hạ tầng có thể được tài trợ thông qua việc tăng thuế đối với những người giàu có và các tập đoàn lớn. Tuy nhiên, dự luật chi tiêu 3.000 tỷ USD này không bao gồm chi phí gia hạn các đợt cắt giảm thuế mới nhằm chống lại đói nghèo, vốn có thể tốn hàng tỷ USD ngân sách.

    Mảng cơ sở hạ tầng được cho là sẽ tập trung vào đầu tư cho năng lượng sạch, mạng di động 5G và băng thông rộng ở nông thôn cùng với một số lĩnh vực khác. Trong khi đó, phần thứ hai của dự luật sẽ tập trung vào tài trợ cho các chương trình chăm sóc trẻ em và trẻ em trước mẫu giáo và hỗ trợ cho sinh viên cao đẳng cộng đồng.

    Hiện Nhà Trắng chưa đưa ra bình luận trước thông tin trên. Sau khi thông qua gói cứu trợ COVID-19 lớn nhất từ trước tới nay trị giá 1.900 tỷ USD, chính quyền Tổng thống Joe Biden đã đưa ra những dấu hiệu về kế hoạch tiếp theo đối với việc phát triển cơ sở hạ tầng.

    Vấn đề này nhìn chung nhận được sự ủng hộ của lưỡng đảng. Hiện Tổng thống Biden được cho là đã tập hợp các nhóm lưỡng đảng tại Nhà Trắng để thảo luận về một dự luật mới.

    Tuy nhiên, vẫn còn tồn tại những bất đồng giữa hai bên về cách thức có được tiền cho một dự luật cứu trợ mới. Đảng Dân chủ có khả năng sẽ thúc đẩy việc tăng thuế đối với những người Mỹ giàu có hơn để tài trợ, một động thái mà chắc chắn đảng Cộng hòa sẽ phản đối./.
  9. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Tiền tiêu không hết: Nhiều bộ, địa phương đề xuất trả lại gần 600 tỷ đồng
    THỨ 4, 24/03/2021, 08:06
    Hàng loạt bộ, địa phương vừa đề xuất trả lại kế hoạch vốn đầu tư công năm 2020 để điều chỉnh cho các đơn vị khác với tổng số tiền hơn 576 tỷ đồng.

    [​IMG]
    Việc các đơn vị không "tiêu hết tiền" được đánh giá do cả nguyên nhân khách quan và chủ quan.



    Về khách quan, dưới tác động của đại dịch COVID-19, các dự án sử dụng vốn vay ODA , vay ưu đãi nước ngoài chịu tác động nặng nề hơn so với các dự án trong nước do hầu hết các hoạt động triển khai dự án đều gắn với yếu tố nước ngoài từ khâu nhập máy móc, thiết bị đến huy động chuyên gia, nhân công, nhà thầu, tư vấn giám sát, hay việc thống nhất với nhà tài trợ cũng gặp khó khăn.

    Còn về nguyên nhân chủ quan, Chính phủ đánh giá do công tác lập kế hoạch vốn chưa sát với thực tế. Công tác đền bù, giải phóng mặt bằng còn gặp nhiều vướng mắc liên quan đến thủ tục trong nước phải hài hoà với chính sách của nhà tài trợ.
  10. BigDady1516

    BigDady1516 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2015
    Đã được thích:
    22.531
    Fubon FTSE Vietnam ETF “cháy hàng” ngay khi IPO, chuẩn bị đổ hơn 8.000 tỷ vào chứng khoán Việt Nam
    THỨ 4, 24/03/2021, 17:59

    [​IMG]
    Fubon FTSE Vietnam ETF, quỹ ETF đầu tiên từ Đài Loan (Trung Quốc) chuyên đầu tư vào TTCK Việt Nam đã tiến hành IPO từ ngày 24/3 với số vốn huy động tối đa 10 tỷ Đài Tệ (khoảng 8.100 tỷ đồng). Theo mirrormedia, nhà đầu tư Đài Loan đã đổ xô đăng ký mua hết lượng chứng chỉ quỹ Fubon FTSE Vietnam ETF ngay khi mở bán.




    Fubon FTSE Vietnam ETF sử dụng chỉ số cơ sở là FTSE Vietnam 30 Index, tập trung vào 30 cổ phiếu vốn hóa lớn trên TTCK Việt Nam, bao gồm SSI, DPM, HPG, VHC, SBT, ACB, KBC, HCM, VCB, PHR, BVH, MSN, VCG, DXG, PDR, TCH, NVL, SAB, VGC, VJC, PLX, VRE, GEX, HDB, VHM, POW, PPC, STB, VNM và VIC.

    Trong đó, VIC hiện là cổ phiếu lớn nhất trong bộ chỉ số với tỷ trọng 10,44% (dữ liệu 24/3), xếp tiếp theo là HPG (10,03%), VHM (9,97%), VNM (9,9%)…Chỉ số FTSE Vietnam 30 Index sẽ tiến hành cơ cấu danh mục 2 lần trong năm, vào tháng 3 và tháng 9, tương ứng là 2 lần cơ cấu danh mục của quỹ Fubon FTSE Vietnam ETF.

    [​IMG]

    Fubon FTSE Vietnam ETF đánh giá việc kiểm soát tốt dịch bệnh, thu hút đầu tư nước ngoài khả quan cũng như nỗ lực cải cách của Chính phủ Việt Nam sẽ giúp dòng vốn tiếp tục đổ mạnh vào thị trường chứng khoán.

    "Việt Nam bây giờ giống như Đài Loan của những năm 1980. Bạn không thể tham gia đầu tư vào Đài Loan cách đây 40 năm, nhưng bạn có thể kiếm được lợi nhuận nhờ những cải cách kinh tế Việt Nam thông qua việc đầu tư vào Fubon Vietnam ETF", Yang Yining, giám đốc đầu tư Fubon Vietnam ETF cho biết.


    Cũng theo quỹ Đài Loan, những lợi thế từ quy mô dân số cùng cải cách chính sách của Việt Nam sẽ giúp tăng trưởng nền kinh tế vượt trội so với các quốc gia trong khu vực. 3 ngành chiếm tỷ trọng lớn nhất trong rổ chỉ số FTSE Vietnam 30 Index là BĐS, tiêu dùng và tài chính được dự báo tăng trưởng EPS lần lượt 16%, 20% và 21% trong năm 2021, điều này cho thấy các cổ phiếu trong quỹ Fubon FTSE Vietnam ETF có tiềm năng tăng trưởng dài hạn với lợi thế cạnh tranh.

    Với diễn biến lạc quan trong dài hạn của thị trường chứng khoán Việt Nam, Fubon FTSE Vietnam ETF cho rằng đây là thời điểm rất tốt để đầu tư.

    Trên TTCK Việt Nam hiện còn một quỹ ETF sử dụng bộ chỉ số của FTSE làm tham chiếu là FTSE Vietnam ETF do Deutsche Bank quản lý với quy mô 400 triệu USD, quỹ đang đầu tư 100% vào cổ phiếu Việt Nam.

    Trước đó vào tháng 9/2020, CTBC Vietnam Equity Fund, một quỹ đầu tư khác của Đài Loan cũng đã rót vốn đầu tư vào thị trường Việt Nam. Tổng tài sản của quỹ tính đến 29/1/2021 đạt hơn 278 triệu USD, so với quy mô hồi tháng 8 năm ngoái là 151 triệu USD
    Phuoc_Loc_Tho thích bài này.

Chia sẻ trang này