Thông báo khẩn cổ đông AGR thẩm định lại thông tin,,,,chuỗi ngày ce tím ngắt bắt đầu

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi minhviet2014, 19/06/2015.

7883 người đang online, trong đó có 1155 thành viên. 11:26 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 8102 lượt đọc và 93 bài trả lời
  1. minhviet2014

    minhviet2014 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/10/2014
    Đã được thích:
    1.397
    Tập đoàn Dầu khí chuyển vốn từ Hồng Việt sang GP Bank
    Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN), cổ đông sáng lập lớn nhất của Ngân hàng Hồng Việt, hôm qua chính thức thông báo dừng kế hoạch góp vốn thành lập nhà băng này, và sẽ chuyển sang Ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GP Bank), nơi PVN đang nắm giữ 9,5% cổ phần.
    > PVN dừng kế hoạch lập ngân hàng mới
    PVN cho hay đã có công văn trình Thủ tướng *************** về việc không tiếp tục góp vốn vào Ngân hàng Hồng Việt, mà chỉ góp tại một ngân hàng thương mại đang hoạt động. Theo PVN, việc này nhằm kiềm chế lạm phát và giảm đầu tư công.

    Trước đó, Thủ tướng đã có chỉ đạo, PVN không được cùng lúc góp vốn tại các ngân hàng khác nhau.

    PVN cũng cho hay sẽ tiếp tục mua cổ phần trong đợt phát hành tăng vốn sắp tới của GP Bank. Hiện nay PVN nắm giữ 9,5% vốn trong ngân hàng Dầu khí Toàn cầu (GP Bank). Hai bên đã có hợp đồng góp vốn mua cổ phần và hợp tác chiến lược từ năm 2006.

    Về những vấn đề liên quan đến các cổ đông của Hồng Việt để đảm bảo bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên góp vốn, PVN cho hay đã thống nhất với các cổ đông về cách xử lý và được Đại hội đồng cổ đông của Hồng Việt thông qua hôm 24/7.

    Tập đoàn Dầu khí cũng cho biết, sau khi đơn vị này có quyết định không tiếp tục góp vốn, việc thực hiện tiếp các thủ tục xin cấp giấy phép thành lập và hoạt động cho Ngân hàng Hồng Việt phụ thuộc vào quyết định của các cổ đông còn lại trên cơ sở đảm bảo các quy định của Ngân hàng Nhà nước.

    Ngân hàng Hồng Việt, tên trước đây là Ngân hàng TMCP Dầu khí, được PVN và 5 cổ đông khác là Tập đoàn Hòa Phát, Ngân hàng Quốc tế (VIBBank), Tổng công ty Hàng không, Công ty TNHH Đầu tư tài chính I.P.A và Tổng công ty Nước giải khát - Rượu - Bia Hà Nội chuẩn bị thành lập từ năm 2006. Ngân hàng Nhà nước cũng đã chấp thuận về mặt nguyên tắc việc thành lập nhà băng này vào cuối năm 2007.

    PVN đã góp 1.000 tỷ đồng trong tổng số 2.500 tỷ đồng mà các cổ đông sáng lập Hồng Việt góp vốn, và được phong tỏa trong thời gian xin cấp phép tại Ngân hàng Quốc tế (VIBBank).

    Trước PVN, tập đoàn Hòa Phát cũng đã xin rút số vốn 300 tỷ đồng doanh nghiệp này góp vào việc thành lập Hồng Việt.

    Ngọc Châu
  2. minhviet2014

    minhviet2014 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/10/2014
    Đã được thích:
    1.397
    Dám cãi với An ninh thủ đô à,,,bắt hết bây giờ :D

    ANTT.VN - Ngay từ những ngày đầu tiên của năm tài chính 2015, công cuộc tái cơ cấu các tổ chức tín dụng đã diễn ra vô cùng sôi động khởi đầu là quyết định quốc hữu hóa ngân hàng TMCP Xây Dựng (VNCB). Cái tên tiếp theo trong danh sách 1 trong 9 ngân hàng thuộc diện yếu kém rất có thể là Ngân hàng TMCP Dầu khí GPBank.

    TIN LIÊN QUAN

    Tái cơ cấu ngân hàng trong năm bản lề 2015

    Theo đánh giá của giới chuyên gia, năm 2015 sẽ là năm của hoạt động mua bán sáp nhập ngân hàng. Bởi đây là năm cuối trong lộ trình thực hiện đề án tái cơ cấu các tổ chức tín dụng, để đến cuối năm 2017, số lượng ngân hàng sẽ giảm từ hơn 30 xuống còn 15 - 17 ngân hàng.

    Ngay từ những ngày đầu tiên của năm tài chính 2015, thị trường M&A ngân hàng đã diễn ra vô cùng sôi động. Bắt đầu từ Nghị quyết 01 của Chính phủ nêu rõ những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2015, trong đó yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) và các cơ quan, bộ ngành tạo điều kiện thúc đẩy nhanh các phương án mua lại, sáp nhập các tổ chức tín dụng dựa trên cơ sở tự nguyện và đúng pháp luật.

    Đúng một tháng sau, ngày 3/2/2015, sau những nỗ lực tự tái cơ cấu bất thành của Ngân hàng Xây dựng (VNCB), Ngân hàng Nhà nước tuyên bố mua lại bắt buộc toàn bộ vốn cổ phần của VNCB với giá 0 đồng/ cổ phần và chấm dứt toàn bộ quyền, lợi ích và tư cách cổ đông đối với các cổ đông hiện hữu của VNCB, Vietcombank sẽ tham gia quản trị, điều hành VNCB.

    [​IMG]

    Vietcombank sẽ tham gia quản trị, điều hành Ngân hàng Xây dựng thời gian tới

    Tiếp đó, những cái tên trong diện yếu kém được NHNN cho biết đã có kế hoạch vụ thể xử lý cho từng trường hợp. Trong đó, GPBank là một trong 9 nhà băng được NHNN "điểm danh" trong kế hoạch tái cấu trúc thị trường đợt đầu tiên. Theo kế hoạch ban đầu, nhà điều hành dự kiến GPBank sẽ được xử lý thông qua bán 100% vốn cho một đối tác nước ngoài. Tuy nhiên, thương vụ không thành công nên hướng quốc hữu hóa như thí điểm tại VNCB mới được tính đến.

    Bắt mạch sức khỏe GPBank

    Lật lại lịch sử, GPBank có tiền thân là NHTMCP Nông Thôn Ninh Bình gồm 5 phòng giao dịch và kinh doanh vàng bạc tại tỉnh Ninh Bình với vốn điều lệ 5 tỉ đồng. Năm 2005, NH này chuyển đổi thành NHTMCP đô thị hoạt động tại Hà Nội với tên gọi là NHTMCP Toàn Cầu. Năm 2006, NH này khai trương G-Bank và công bố cổ đông chiến lược là Tập đoàn Petro VN (PVN), chuyển hội sở về quận Ba Đình, Hà Nội và tăng vốn điều lệ lên 500 tỉ đồng.

    Năm 2007, chính thức đổi tên thành NHTMCP Dầu Khí Toàn Cầu, tăng vốn điều lệ lên 1.000 tỉ đồng. Năm 2009 tăng vốn lên 2.000 tỉ đồng, năm 2010 chính thức tăng vốn lên đạt mục tiêu 3.000 tỉ đồng mà NHNN đặt ra, đồng thời có tên trong Top 1.000 DN đóng thuế lớn nhất tại VN của năm.

    Thông tin trên thị trường về GPBank rất hạn chế, từ năm 2011 đến nay, GP Bank không công bố báo cáo tài chính (BCTC) định kỳ nên các chỉ tiêu kinh doanh tăng trưởng tin dụng, nợ xấu, quy mô vốn... đều khó nhận định rõ ràng. Theo BCTC năm 2010, ngân hàng đã nỗ lực hoàn thành tăng vốn pháp định lên mức 3.018 tỷ đồng.

    Liên quan đến vấn đề này, ông Phạm Quyết Thắng, Tổng Giám đốc GPBank đã chia sẻ với báo giới trong cuộc phỏng vấn gần nhất: “Quá trình đàm phán thường rất phức tạp để đi đến một mức giá bởi bên mua cũng phải thẩm định rất kỹ càng, mọi khía cạnh của một ngân hàng để đi đến bước cuối cùng và trong nhiều cuộc nói chuyện đâu đó chỉ có vài cuộc đi đến kết quả. Trong thời gian qua GPBank chưa muốn công bố thông tin vì ngân hàng đang trong quá trình đàm phán, chưa đi đến một kết luận cuối cùng nên tôi rất mong thị trường thông cảm và chia sẻ”.

    [​IMG]

    Tổng Giám đốc GPBank Phạm Quyết Thắng lý giải nguyên nhân không công bố thông tin do quá trình đàm phán phức tạp và chưa đi đến kết luận cuối cùng

    Tín dụng của GP bank cũng tăng "thần tốc" tới 49,3% so với năm 2009, lên mức 8.905 tỷ đồng dư nợ. Và tỷ lệ nợ xấu chỉ 1,83%, thấp hơn nhiều mức 9,79% hồi năm 2008. Sau cuộc đua tăng vốn và tín dụng "nóng" này, cơ quan thanh tra NHNN đã vào cuộc, phát hiện tình hình tài chính của GP Bank "có vấn đề" và đưa vào diện tái cơ cấu bắt buộc.

    Sau gần 2 năm phải tái cơ cấu, "sức khỏe" của ngân hàng có được cải thiện, xử lý được bao nhiêu nợ xấu, cân đối thanh khoản… vẫn chưa được tiết lộ. Được biết, cuối năm 2013, GPBank dự định bán cho VAMC khoảng 498 tỷ đồng để giúp sổ sách "đẹp" hơn. Nhưng có nguồn tin cho hay, số nợ xấu này vẫn chưa "nhằm nhò" gì so với khối nợ khó xử lý của nhà băng này.

    Ngân hàng Nhà nước vào cuộc

    Trong chương trình Dân hỏi - Bộ trưởng trả lời vào Tết Nguyên đán, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình cũng hé mở khả năng sẽ có một số nhà băng được xử lý như VNCB. Thống đốc cũng nói thêm, việc này hoàn toàn phù hợp với pháp luật Việt Nam và thông lệ quốc tế. Khi các cổ đông làm mất vốn của mình và thậm chí dùng vốn xã hội thì họ phải ra đi để Nhà nước tiếp quản lại nhằm giữ ổn định hệ thống cũng như đảm bảo quyền lợi hợp pháp cho người dân, doanh nghiệp. Bên cạnh đó, người đứng đầu ngành ngân hàng cũng cho biết, dự kiến, năm 2015 sẽ xử lý từ 6 đến 8 ngân hàng.

    Giải pháp quốc hữu hóa ngân hàng có vấn đề không phải là hiếm trên thế giới, vì nó là một giải pháp có hiệu quả tức thì trong việc ổn định tâm lý thị trường và ngăn chặn cơn hoảng loạn đổ xô rút tiền của dân chúng. Trong cuộc khủng hoảng tài chính thế giới năm 2008, chính phủ Anh đã phải mua lại ngân hàng Northen Rock, Bradford & Bingley và Royal Bank of Scotland.

    Cũng thời gian này, Mỹ đã thực hiện một chương trình mua lại các tài sản và cổ phần của các ngân hàng có vấn đề ở nước này với trị giá ban đầu tới 700 tỷ USD. Sau một thời gian khá ngắn, phần lớn những ngân hàng có vấn đề này đã hồi phục và mua lại cổ phần của họ do chính phủ Mỹ nắm giữ, và chính phủ Mỹ cũng đã thu được lợi nhuận từ những thương vụ này.

    Nhìn lại GPBank, câu chuyện tái cơ cấu ngân hàng này được xác định từ cuối năm 2011 theo hướng sẽ bán 100% vốn cho ngân hàng nước ngoài là UOB. Tuy nhiên, sau 3 năm lựa chọn phương án này, không có thêm bất kỳ thông tin mới chính thức nào được thông tin ra thị trường. Như vậy, kế hoạch cho 1 tổ chức tín dụng nội địa được bán toàn bộ cho nhà đầu tư ngoại đầu tiên trong lịch sử ngân hàng Việt đã bất thành sau rất nhiều nỗ lực của Ban điều hành GPBank.

    [​IMG]

    GPBank rất có thể là cái tên tiếp theo được NHNN thực hiện quốc hữu hóa

    Vào thời điểm bắt đầu thực hiện bán cho UOB, điểm khó đi đến thống nhất đó là giá bán. Mức giá nào là hợp lý cho cả hai đã khó đi đến thống nhất. Bên bán thì muốn giá cao, bên mua thì muốn giá thấp. Hơn nữa, khi UOB mua GP.Bank với kỳ vọng sẽ là ngân hàng con tại Việt Nam chứ không phải là chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Có lẽ, đây chính là hai lý do khiến thương vụ này không đi đến hồi kết.

    Ông Phạm Quyết Thắng, Tổng Giám đốc GP.Bank cho biết: “Ngoài ra về góc độ uy tín và kinh tế, GP.Bank còn phải có trách nhiệm bảo vệ lợi ích quốc gia, không thể bán cho nước ngoài với giá rẻ trong khi tiềm lực của các đối tác trong nước vẫn còn rất lớn”.

    Như vậy, trong tương lai gần, thị trường có nhiều khả năng được chứng kiến một thương vụ “quốc hữu hóa” tổ chức tín dụng tiếp theo sau VNCB.

    Hoa Liên
    http://antt.vn/tai-sao-nen-quoc-huu-hoa-ngan-hang-gpbank-016993.html

    :drm1:drm1:drm1:drm1:drm1:drm1:drm1:drm1:drm1
    --- Gộp bài viết, 20/06/2015, Bài cũ: 20/06/2015 ---
    Thằng nào chim lợn bắt bỏ chuồng hết =))=))=))=))=))=))=))=))
  3. cakeo1981

    cakeo1981 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/03/2015
    Đã được thích:
    3.516
    Thông tin trái chiều, k bít như thế nào, bỏ ít tiền vàoxem phim cchơi ...
    minhviet2014 thích bài này.
  4. minhviet2014

    minhviet2014 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/10/2014
    Đã được thích:
    1.397
    nhìn cách hành văn của chim lợn là biết thế nào rồi...
  5. BangLangTim68

    BangLangTim68 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/05/2010
    Đã được thích:
    6.444
    minhviet2014 thích bài này.
  6. vinhloihung

    vinhloihung Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/06/2014
    Đã được thích:
    3.206
    thành viên mới !!!!!
    minhviet2014 thích bài này.
  7. minhviet2014

    minhviet2014 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/10/2014
    Đã được thích:
    1.397
    Bác đòi lại bằng cách nào thế,,,cho em ké với :D
    --- Gộp bài viết, 20/06/2015, Bài cũ: 20/06/2015 ---
    ái chà, làm é.o gì có cổ GPBANK nào mà chim lợn thế nhỉ :))

    [​IMG]
  8. BangLangTim68

    BangLangTim68 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/05/2010
    Đã được thích:
    6.444
    Thì phối hợp với thuyền chài quăng lưới vét cả mớ ...:)):))
    ndhmoney686minhviet2014 thích bài này.
  9. minhviet2014

    minhviet2014 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/10/2014
    Đã được thích:
    1.397
    Bác định vét máng AGR á,,,=)) tây lông nó vét giỏi hơn đó
    ndhmoney686BangLangTim68 thích bài này.
  10. eagle1707

    eagle1707 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2010
    Đã được thích:
    7.678
    AGR nó luôn chọn trái phiếu chính phủ để đầu tư ----> Vì lẽ đó mà nó đã thoạt được hoạn nạn khi CK lao dốc.
    Còn thời điểm thiên thời địa lợi này; chỉ cần nó nâng core lên ----> Lợi thế T0 sắp tới----> Chắc chắn nó sẽ lên mạnh mẽ
    --- Gộp bài viết, 20/06/2015, Bài cũ: 20/06/2015 ---
    Vùng giá này của AGR vẫn rất hấp dẫn trong khi nó mỗi năm vẫn miệt mài trả cổ tức = cash. Nên mình nghĩ đây là cơ hội quá tốt để giải ngân cho AGR.
    ndhmoney686, BangLangTim68minhviet2014 thích bài này.

Chia sẻ trang này