1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Thống đốc Nguyễn Văn Giàu đang nói về Thông tư 13 trên VTV1...........gấp

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vietythep, 12/09/2010.

3481 người đang online, trong đó có 92 thành viên. 01:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 20701 lượt đọc và 170 bài trả lời
  1. chasaoca

    chasaoca Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2010
    Đã được thích:
    0
    chuẩn không giảm cũng không sao, còn phải xem thay đổi cách tính vốn huy đông thế nào mới là quan trọng bác ợ!
  2. hoxunaquyet68

    hoxunaquyet68 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    04/05/2010
    Đã được thích:
    5.803
    sẽ có rất nhiều tin khủng ra trong tháng 9 quả nay VNI vượt 750 là cái chắc. cú lừa gom hàng hôm thứ sau quá ngoạn mục
  3. kienvkt

    kienvkt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2010
    Đã được thích:
    355
    Chuẩn bị TT 13 ra, cứ NH mà mua.

    Tiền thịt.

    Không đòn bẩy.

    Và quên đi.

    10 năm sau trở thành đại gia.
  4. hoxunaquyet68

    hoxunaquyet68 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    04/05/2010
    Đã được thích:
    5.803
    tăn kinh vãi
  5. dongdatu

    dongdatu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    7.077
    Với diễn biến giá xăng dầu thế giới tiếp tục giảm trong thời gian qua, giá xăng bán lẻ trong nước có thể giảm 300 đồng/lít.


    Ngày 10-9, một lãnh đạo công ty đầu mối nhập khẩu xăng dầu xác nhận với diễn biến giá xăng dầu thế giới liên tục giảm trong thời gian qua, giá bán lẻ xăng trong nước có thể giảm 300 đồng/lít.

    Cụ thể giá xăng A92 nhập khẩu tính bình quân 30 ngày qua còn 79,4 USD/thùng, giảm trên 4 USD so với thời điểm tăng giá bán lẻ trong nước hồi đầu tháng 8. Theo công thức tính đã được Bộ Tài chính công khai, mỗi lít xăng dầu các doanh nghiệp có thể lãi 500 đồng. Trưởng phòng kinh doanh một công ty khẳng định mức giảm hợp lý là 300 đồng/lít.


    Trong khi đó, những ngày qua mức chiết khấu cho đại lý tiếp tục được nâng lên đến 900 đồng/lít. Cho rằng thời điểm này giảm giá là phù hợp, nhưng một số doanh nghiệp đầu mối nói một khi Petrolimex chưa giảm thì các công ty khác vẫn chờ. Tuy nhiên, trao đổi với Tuổi Trẻ, đại diện Petrolimex cho rằng mức lãi hiện nay vẫn chưa đủ để giảm giá bán lẻ.​




    Theo L.N.Minh
  6. anhkhiet

    anhkhiet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2010
    Đã được thích:
    1.622
    Sáng tỏ thông tư 13 rồi đây ha . . . .ha . . . . up . . . .up . . . . . . . . . . . .. .

    Ngày 20/5/2010, Ngân hàng Nhà nước ban hành Thông tư số 13/2010/TT-NHNN quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
    Có rất nhiều quy định chi tiết trong một văn bản 31 trang, tuy nhiên Thông tư 13 có ít nhất 3 điểm mấu chốt gồm: (1) tăng hệ số đủ vốn; (2) hạn chế việc tham gia vào các hoạt động liên quan đến kinh doanh chứng khoán và kinh doanh bất động sản của các ngân hàng thương mại; (3) tăng cường quy định về đảm bảo khả năng thanh khoản.
    Một quy định mới quan trọng trong thông tư trên, theo Điều 4, là CAR (mức an toàn vốn tối thiểu của ngân hàng) mà các tổ chức phải đảm bảo được nâng từ 8% lên 9%. Thời điểm bắt đầu áp dụng tỷ lệ mới là từ ngày 1/10/2010.
    Trong khi đó, ngày 6/9, hãng tin Reuters cho biết, tờ báo Die Zeit của Đức đã tiết lộ bản dự thảo của Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng thuộc ngân hàng thanh toán quốc tế, trong đó đưa ra quy định về CAR sẽ phải nâng từ 8% hiện nay lên 16% và dự kiến sẽ áp dụng toàn cầu từ năm 2013.
    Phản ứng: “Nước đến chân mới nhảy”
    Sau khi ban hành gần 3 tháng, Thông tư 13 mới nhận được “phản ứng” từ các chủ “nhà băng” và các nhà đầu tư trên thị trường kinh doanh vốn. Thay mặt 14 thành viên gửi kiến nghị, Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam (VNBA) mặc dù cho rằng:
    “Thông tư 13 là một trong những văn bản pháp quy quan trọng nhằm đảm bảo an toàn cao cho hoạt động kinh doanh của Ngân hàng thương mại (NHTM) và an toàn cho hệ thống Ngân hàng. VNBA và các tổ chức hội viên rất đồng tình với chủ trương của NHNN, đặc biệt sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu vừa qua.
    Nhìn chung, các quy định đề cập trong Thông tư này hướng tới các chuẩn mực quốc tế trong hoạt động ngân hàng nhằm đảm bảo an toàn cao cho hoạt động kinh doanh và an toàn hệ thống ngân hàng, là điều kiện cần để hệ thống ngân hàng Việt Nam nhanh chóng hội nhập với bên ngoài. Thông tư 13 khó nhưng không thể không thực hiện được”
    Nhưng, VNBA cũng bảo lưu nhận định: xuất phát từ “mặt bằng” của nền kinh tế và của các NHTM, công ty tài chính không đồng đều… việc thực hiện các quy định được đề cập trong Thông tư 13 sẽ gây không ít khó khăn cho các NHTM chủ yếu mang tính kỹ thuật.
    Qua phản ứng ban đầu của các NHTM, dễ nhận thấy rằng: khả năng điều chỉnh kinh doanh, đưa ra các giải pháp kinh doanh trước các biến cố như khủng hoảng, chính sách... hay nói chung là các cú sốc bên ngoài của các NHTM vừa qua là còn đáng quan ngại
    Chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành cho rằng: “Thông tư 13 đưa ra áp dụng sẽ làm co rút lại lưu lượng tiền tệ của nền kinh tế. Nền kinh tế đang thiếu tiền cho vay vì thế lãi suất đang tăng cao.”
    Ông Lê Văn Phú, Phó tổng giám đốc thứ nhất Indovina Bank cho biết, nếu không tính phần tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức nói trên vào tổng vốn huy động để cho vay tín dụng là rất khó cho ngân hàng..
    Theo TS. Trần Du Lịch, các quy định tại Thông tư 13 là đúng đắn và cần thiết trong quá trình dần tiến tới chuẩn mực quốc tế. Duy chỉ có một điểm cần xem xét lại, đó là “Vì tiền gửi không kỳ hạn của doanh nghiệp rất lớn, nên nếu nguồn vốn này không được tính vào nguồn vốn huy động để cho vay sẽ gây khó khăn cho các NHTM. Do đó, chỉ cần xem xét lại điểm này, tức loại tiền gửi nào sẽ được tính vào vốn huy động. Còn tiền gửi của Kho bạc Nhà nước, Bảo hiểm Xã hội thì khác, không được tính vào vốn huy động là phù hợp”.
    Đồng tình với ông Lịch, TS Hùynh Thế Du cũng cho rằng: “Trừ những trường hợp đặc biệt như tiền gửi của kho bạc, rất nhiều khoản tiền gửi của các doanh nghiệp hoạt động thường xuyên có tính ổn định nên vẫn có thể cho vay. Nên chăng trong trường hợp này, Ngân hàng Nhà nước công bố một danh sách tiền gửi của những tổ chức không được sử dụng để cấp tín dụng thay vì cấm tất cả như hiện nay.”
    Ông Fiachra Mac Cana, Giám đốc bộ phận nghiên cứu CTCP Chứng khoán TPHCM (HSC), cho rằng: nhà đầu tư cần hiểu và có cái nhìn tích cực về Thông tư 13, bởi đây là một kế hoạch dài hơi của Ngân hàng Nhà nước định hình từ 4-5 năm trước nhằm làm tăng tính an toàn cho hệ thống ngân hàng, nhưng vì lý do khách quan đến nay mới có thể triển khai được.
    Sự cần thiết của Thông tư 13:
    Thống đốc NHNN Nguyễn Văn Giàu khẳng định: “Thông tư 13 không phải quy định các tỷ lệ an toàn cao; dần dần thực hiện và từ ngày 1/1/2011 sẽ còn cao nữa. Thông tư 13 là từng bước xây dựng hệ thống ngân hàng tiệm cận với chuẩn mực quốc tế.”
    Một số nội dung mà các tổ chức tín dụng thắc mắc về Thông tư 13, ông Giàu giải thích:
    “Thứ nhất là thời gian hiệu lực nhanh quá. Tôi nghĩ không nhanh, một văn bản pháp lý dự thảo hàng năm nay, ban hành từ ngày 20/5, tới 1/10 mới có hiệu lực. Trong khi các văn bản quy phạm pháp luật tối thiểu là 45 ngày, còn đây tới 130 ngày.
    Trong thông tư cũng chỉ đạo rõ ràng tới 30/6, tất cả các tổ chức tín dụng chạy thử theo các tỉ lệ an toàn mới xem có xuất hiện điều gì khó khăn không. Hiện tại, có ngân hàng đã thành lập ban chỉ đạo thực hiện Thông tư 13.
    Tôi mời Ngân hàng Quân đội sang, họ báo cáo không có vướng gì cả, mà đây chỉ là ngân hàng trung bình trong hệ thống. Cách đây hai ngày, tôi làm việc với Ngân hàng Hàng Hải, họ cũng báo cáo không có vướng gì. Tôi gặp anh Hùng Anh, Chủ tịch HĐQT Techcombank, họ bảo không có vướng mắc gì, chỉ làm sáng tỏ một số từ ngữ.
    Tôi cũng điện thoại cho một ngân hàng quy mô nhỏ thường là nơi để phản ánh chính sách, họ phản ánh lại là đều làm được, chỉ có một chỉ tiêu khó làm là tiền gửi không kỳ hạn.
    Người ta cam kết lúc nào cũng để trên tài khoản 3.000 tỷ đồng với lãi suất thấp, rõ ràng đây là tiền thừa muốn gửi có kỳ hạn nhưng vì lý do gì đó, chứ không phải quy định sai. Tiền gửi không kỳ hạn có thể mất thanh khoản bất cứ lúc nào. Tiền gửi thanh toán cũng vậy, ngày trước không để trên tài khoản nhiều, giám đốc tài chính doanh nghiệp sử dụng triệt để, phần đó có thể đọng lại 5 - 7% trên tài khoản nhưng phần đó không bao giờ tính vào tỉ lệ an toàn.
    Thứ hai, có ngân hàng phản ánh nhóm cam kết ngoại bản nên bỏ ra. Cam kết ngoại bản nằm trong tài khoản có rủi ro làm sao bỏ ra được. Ví dụ, một số tập đoàn có bảo lãnh bên ngoài, cái đó là rủi ro, tất cả các bảo lãnh ngân hàng thì bỏ ra là không hợp lý, đây là điều mà quy định cũ không lường hết.
    Thứ ba, có ngân hàng thắc mắc tại sao không quy định nguồn vốn tự có và nguồn vốn huy động, nay mai tôi sửa, ngoài nguồn vốn tự có và nguồn vốn huy động. Ai cấm sử dụng vốn tự có để kinh doanh?
    Thứ tư, về tiền gửi. Ngay từ đầu làm thông tư chúng tôi cũng phân vân lắm. Theo quy định, tiền gửi kho bạc mở tại NHNN, nếu không thuận tiện thì gửi ngân hàng thương mại, bởi như thế là cơ động. Trong luật mới, tiền gửi kho bạc phải mở tại NHNN, còn trong trường hợp không thuận tiện sẽ do NHNN quy định.
    Hiện nay có 56.000 tỷ đồng gửi tại ngân hàng thương mại, so với đầu năm tăng 8.000 tỷ đồng, tăng khá đột biến nhưng không ổn định, vì nếu giải ngân nhanh sẽ giảm xuống ngay. Dứt khoát các dòng tiền này phải được quản lý chặt chẽ. Tết vừa rồi kho bạc rút nhanh 20.000 tỷ đồng, ngân hàng mất thanh khoản, NHNN không xử lý nhanh thì nguy hiểm…”
    Chuyên gia tài chính Hùynh Thế Du cho rằng: dù có một số điểm cụ thể cần phải bàn thêm, thậm chí có thể nên điều chỉnh cho phù hợp hơn, nhưng Thông tư 13 có lẽ là một trong những bước tiến hết sức tích cực trong việc xây dựng những nền tảng cần thiết về đảm bảo an toàn, nhằm có một hệ thống tài chính lành mạnh và ổn định thực, hiện tốt vai trò phân bổ vốn trong nền kinh tế.
    “Việc đưa hệ số CAR lên 9% như Thông tư 13 là phù hợp với xu hướng chung của toàn cầu.” ông Du nhấn mạnh
    TS Trần Du Lịch cho rằng, khó có thể hoãn thời gian thực hiện các quy định trong Thông tư 13, vì Thông tư này đã được ban hành từ tháng 5/2010.
    Theo ông Lịch, nếu có điều chỉnh, thì khả năng sẽ chỉ xem xét lại khoản tiền gửi không kỳ hạn của các tổ chức kinh tế có nên tính vào nguồn vốn huy động hay không. “Trong một số trường hợp đặc biệt, ngân hàng có thể dùng số tiền nhàn rỗi (tiền gửi thanh toán và tiền gửi tài khoản vãng lai của doanh nghiệp) để làm thế chấp vay vốn qua thị trường liên ngân hàng. Nếu ngân hàng tận dụng được điều này thì sẽ làm lãi suất giảm”, ông Lịch nhận định.
    Đã có “lời giải” cho bài tóan bảo đảm tỷ lệ an tòan
    Đối với tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu và giới hạn góp vốn mua cổ phần, hai tỷ lệ này có sự liên hệ chặt chẽ. Nếu ngân hàng giảm vốn đầu tư tài chính vào các doanh nghiệp, các tổ chức tín dụng hoặc các công ty con thì nguồn vốn tự có của các ngân hàng sẽ tăng lên. Khi đó, tỷ lệ 9% sẽ nhanh chóng đạt được hơn.
    Hiện nay, nhiều ngân hàng đã thực hiện việc thoái vốn ở các công ty con và các công ty khác rất mạnh mẽ khi liên tục thông báo giảm tỷ lệ sở hữu tại các công ty này. Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đăng ký bán hơn 2 triệu cổ phiếu PVD và 10 triệu cổ phiếu EIB, bán bớt 5 triệu cổ phiếu của Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank). Sacombank cũng đã IPO thành công SBS và SCR, thoái gần một nửa lượng vốn góp của mình vào BHS…
    Bằng biện pháp tăng vốn điều lệ, mới đây Ngân hàng Phát triển Nhà ĐBSCL (MHB) cũng vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt phương án cấp bổ sung vốn để nâng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng. MHB theo đó có thêm điều kiện để nâng cao tỷ lệ an toàn vốn. Vietcombank đã chào bán thành công 112,28 triệu cổ phiếu (VCB), Vietinbank chào bán và trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu 392 triệu cổ phiếu (CTG), Sacombank đã phát hành 134 triệu cổ phiếu (STB), SHB đã tăng vốn lên gấp rưỡi và phát hành trái phiếu chuyển đổi…
    Một biện pháp nữa cũng được các NHTM tính đến là điều chuyển tỷ lệ rủi ro của các nhóm tài sản có mức độ rủi ro cao sang các tài sản có rủi ro thấp. Những tài sản có hệ số rủi ro lớn như cho vay công ty con, liên doanh, liên kết, cho vay đầu tư chứng khoán, cho vay công ty chứng khoán và cho vay kinh doanh bất động sản sẽ giảm đi.
    Việc nâng trọng số rủi ro đối với các khỏan cho vay chứng khóan và bất động sản làm cho mẫu số trở nên lớn hơn trong công thức tính CAR, có thể làm giảm khả năng vốn chảy vào khu vực này so với trước 10% (khoảng 10 tỷ đồng).
    Đối với giới hạn cấp tín dụng, được quy định là không quá 80% nguồn vốn huy động, qua báo cáo tài chính của một số ngân hàng thì đa phần trong số này vẫn chưa đạt được tỷ lệ 80%. Tỷ lệ cấp tín dụng hiện nay dao động phổ biến từ 80 - 110%. Để đáp ứng tỷ lệ này, các ngân hàng sẽ phải giảm tín dụng và tăng cường nguồn huy động.

    [​IMG]
    Thị trường vốn chờ gì sau ngày 1/10/2010 ?
    Thị trường vốn chờ đợi vì… chưa hiểu rõ về CAR
    Sau khi thông tư trên ban hành, thị trường chứng khoán cũng đã đón nhận những chuyển động liên quan đến việc chuẩn bị cho việc thực hiện quy định mới.
    Trong các bản tin gần đây, các CTCK liên tục đưa ra tư vấn dựa trên các kịch bản về việc sửa đổi Thông tư 13. Báo cáo chiến lược đầu tư tháng 9 của CTCK Rồng Việt đưa ra 3 kịch bản của thị trường gắn liền với ba phương án sửa đổi Thông tư 13.
    Thứ nhất, VN-Index tiếp tục khởi sắc và tiến về vùng 480 - 500 điểm. Nếu Thông tư 13 được hoãn thực hiện trong thời gian dài thì thị trường kỳ vọng sẽ trở về điểm cân bằng trước đây. Tuy nhiên, kịch bản này khó có khả năng xảy ra.
    Kịch bản thứ hai, thị trường đi ngang và dao động trong vùng 440 - 480 điểm nếu Thông tư 13 sẽ được sửa đổi tập trung ở phần vướng mắc về cách tính vốn huy động có thể cho vay, nhưng vẫn giữ nguyên hệ số rủi ro áp dụng đối với các khoản vay chứng khoán. Kịch bản này, theo Rồng Việt là có nhiều khả năng xảy ra nhất.
    Kịch bản thứ ba là thị trường giảm dưới mức 400 điểm và tiệm cận 380 điểm nếu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) thực hiện Thông tư 13 một cách kiên quyết và không có sự sửa đổi so với thông tin ban đầu, khi đó, mọi sự kỳ vọng sẽ chấm dứt, thị trường có thể hình thành đáy mới.
    Theo Công ty chứng khóan HSC, xu hướng ngắn và thậm chí trung hạn của thị trường sẽ phụ thuộc vào việc những điểm được sửa đổi của Thông tư 13 có đủ để làm hài lòng các nhà đầu tư hay không.
    "Chúng tôi cho rằng, thông tin sửa đổi Thông tư 13 sẽ là thông tin tích cực và sẽ giúp thị trường tiếp tục tăng trong vài tuần tới.”
    Việc Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) rà soát lại các quy định của Thông tư 13 đang nhen lên hi vọng với không ít nhà đầu tư. Bất kỳ thông tin nào liên quan đến việc điều chỉnh Thông tư 13 theo hướng “nới lỏng” hơn cũng sẽ hỗ trợ cho việc ra quyết định mua vào hoặc không bán ra của nhiều nhà đầu tư chứng khoán.
    Nhưng, số liệu của nhóm nghiên cứu đề tài cấp nhà nước mã số KX.01.19/06-10 thì với tỉ lệ CAR năm 2009 của cả hệ thống NHTM đã đạt 9,32%, nên yêu cầu điều chỉnh tăng CAR từ 8% lên 9% từ 1.10.2010 của NHNN là có cơ sở và đa số các TCTD dễ dàng đạt được/thừa mức này. Vì vậy, việc tăng CAR, nếu hiểu đúng, sẽ không gây tác động tiêu cực đến TTCK./.


    Theo số liệu từ một nghiên cứu cấp nhà nước, việc yêu cầu tăng CAR là có cơ sở và đa số các tổ chức tín dụng dễ dàng đạt được mức này.



    Tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) là thước đo độ an toàn vốn của NH được tính theo công thức:
    CAR = [(Vốn cấp I + vốn cấp II) / (tài sản đã điều chỉnh rủi ro)] * 100%.

    Tỉ lệ này có thể xác định được khả năng của NH thanh toán các thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác như rủi ro vận hành. Hay nói cách khác, khi NH đảm bảo được tỉ lệ này tức là NH đã tự tạo ra một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ những người gửi tiền.

    Các nước luôn xác định rõ và giám sát các NH phải duy trì một tỉ lệ an toàn vốn tối thiểu, ở VN tỉ lệ này hiện đang là 8% giống như chuẩn mực Basel mà các hệ thống NH trên thế giới áp dụng. Và từ ngày 1.10.2010 theo thông tư 13/TT-NHNN ngày 20.5.2010 của NHNN thì tỉ lệ này sẽ được điều chỉnh từ 8% lên 9% (trên thế giới tỉ lệ phổ biến là 12%).


    T.H
  7. kienvkt

    kienvkt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2010
    Đã được thích:
    355
    Ở TT 13 tác động đến TT CK phân tích như sau:

    1. Tỷ lệ an toàn
    80-90%/Vốn chủ sở hữu ---> Không ảnh hưởng nhiều. Chắc cái này sẽ sửa bỏ một số loại tài sản tiền gửi vãng lai, không kỳ hạn ... và mở ra thì tốt tuỳ từng thời điểm NH tự điều chỉnh tỷ lệ an toàn.

    2. Cái chính cái BĂN KHOĂN là Hệ số rủi ro cho vay BĐS, CK trên 100% mà là 250% cái này mới CHÍT. Nhưng 250% lại là cái không mới, cái cũ áp dụng lâu rồi NHẮC LẠI. Mà chỉ có Ở Việt Nam mình thôi.

    3. Giới hạn tín dụng:
    .... cái này rất không hợp lý. Mà chỉ có ở Việt Nam mình thôi.

    4. Góp vốn: ...

    5. Cung cấp tín dụng: ...


  8. kienvkt

    kienvkt Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/05/2010
    Đã được thích:
    355
    Ở TT 13 tác động đến TT CK phân tích như sau:

    1. Tỷ lệ an toàn
    80-90%/Vốn chủ sở hữu ---> Không ảnh hưởng nhiều. Chắc cái này sẽ sửa bỏ một số loại tài sản tiền gửi vãng lai, không kỳ hạn ... và mở ra thì tốt tuỳ từng thời điểm NH tự điều chỉnh tỷ lệ an toàn.

    2. Cái chính cái BĂN KHOĂN là Hệ số rủi ro cho vay BĐS, CK trên 100% mà là 250% cái này mới CHÍT. Nhưng 250% lại là cái không mới, cái cũ áp dụng lâu rồi NHẮC LẠI. Mà chỉ có Ở Việt Nam mình thôi.

    3. Giới hạn tín dụng:
    .... cái này rất không hợp lý. Mà chỉ có ở Việt Nam mình thôi.

    4. Góp vốn: ...

    5. Cung cấp tín dụng: ...

    Vì vậy bọn NH quá an toàn.

    Mua cổ NH là vì thế
  9. roschildvn

    roschildvn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/09/2008
    Đã được thích:
    698
    Ông này mới trên trời rơi xuống
    Sao vẫn còn topic bàn thông tư 13 nữa nhỉ
    Chán ***
  10. bh_dn

    bh_dn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    23/05/2010
    Đã được thích:
    0
    TT13 ngăn chặn dòng tiền vào BĐS và CK nên nó ít rủi ro cho NH hơn.
    Nói chung tốt cho NH nhưng không tốt cho BĐS và CK.
    TTCK có phản ứng ntn với thông tin này bảng điện tử sẽ trả lời.

Chia sẻ trang này