Thông tin chính thức

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi minhtoan108, 12/03/2012.

2139 người đang online, trong đó có 83 thành viên. 03:07 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 3647 lượt đọc và 34 bài trả lời
  1. minhtoan108

    minhtoan108 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2007
    Đã được thích:
    0
  2. minhtoan108

    minhtoan108 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2007
    Đã được thích:
    0
    Nhóm nhà tạo lập thị trường đã đứng vào thế mua nhiều rồi. Nếu nhà đầu cơ muốn đánh thị trường tăng mạnh thì phải gom một lượng cổ phiếu đủ lớn để khi cổ phiếu tăng sẽ không có cung giá cao bán ra.
     
    Sau phiên giao dịch “khủng” ngày 6/3, thị trường liên tiếp đón nhận hai thông tin trái chiều nhau: tối hôm 6/3 là tin Chính phủ chỉ đạo giảm lãi suất và hôm qua (7/3) là tin tăng giá xăng 2.100 đồng/lít. Để đánh giá hai thông tin này tác động như thế nào đến thị trường, chúng tôi đã có cuộc trao đổi nóng với Trưởng phòng đầu tư CTCP Chứng khoán FLC, ông Nguyễn Tuấn.
     
    Thưa ông, ông đánh giá thế nào về thông tin tăng giá xăng vừa ra chiều qua?
     
    Theo tôi việc tăng giá xăng sẽ tác động đến thị trường nhưng tác động không nhiều.
     
    Chúng ta thấy rằng trong đợt tăng vừa qua của thị trường (từ tháng 1 đến tháng 3) không có sự tác động nhiều của các yếu tố vĩ mô. Nếu là tác động của việc giảm lãi suất thì thị trường chỉ tăng từ từ thôi, đằng này thị trường tăng dựng đứng trong 2 tháng.
     
    Theo tôi, dòng tiền bây giờ hoàn toàn là dòng tiền đầu cơ ngắn hạn chi phối thị trường. Đó có thể là nhà đầu cơ tổ chức hoặc cá nhân (nhà tạo lập thị trường) nhưng rất khác biệt bởi họ có sự chuyên nghiệp cao hơn hẳn các nhà đầu tư khác.
     
    Theo như quan sát của tôi, hiện nay có nhóm nhà đầu tư tạo lập thị trường (market marker – MMs) liên tục dùng tiền mới mua vào cổ phiếu. Nhìn tổng quan thị trường qua 2 đợt điều chỉnh giảm vừa rồi (10-15/2, 28/2) nhóm MMs đã đánh bung phần lớn nhà đầu tư nhỏ lẻ đang cầm cổ phiếu trôi nổi trên thị trường và gần như lượng cổ phiếu này đã được mua gom gần hết.
     
    Bằng chứng chính là trong phiên giao dịch ngày thứ 2 (5/3), gần như không có lượng bán ra nên khối lượng giao dịch rất ít và một số cổ phiếu chất dư mua giá trần một cách rất tự tin. Chính trong phiên đó chứng tỏ các MMs đã nắm giữ lượng cổ phiếu đủ lớn, và khi đó họ sẽ không sớm phân phối ra toàn bộ và cũng sẽ không phân phối khi thông tin xấu mới được đưa ra.
     
    Sau khi thông tin tăng giá xăng được đưa ra, nhiều khả năng có đợt đánh xuống nhưng chỉ mang tính chất gom lại thêm các cổ phiếu trôi nổi. Nhóm MMs đã đứng vào thế mua nhiều rồi, mặt khác khi một nhà đầu cơ muốn đánh thị trường tăng thật mạnh thì phải gom lượng cổ phiếu đủ lớn, càng gom được nhiều thì lúc cổ phiếu tăng sẽ không có lực cản – vì không có lượng cung giá cao bán ra nữa.
     
    Do đó thông tin xăng đưa ra sẽ “giúp” nhà tạo lập thị trường đầu cơ giá giảm để tiếp tục gom vào.
     
    Nhưng tăng giá xăng sẽ ảnh hưởng đến lạm phát thời gian tới, nhà đầu tư chưa kịp mừng vì giảm lãi suất đã lại lo vì lạm phát tăng, ý kiến của ông thế nào?
     
    Một định nghĩa theo cá nhân tôi là tất cả thông tin lập luận chỉ là bề nổi của thị trường thôi, các thông tin trên báo chí được bố trí trong một kịch bản lớn đã được MMs dàn dựng cách đây nửa năm rồi. Các lập luận trên yếu tố vĩ mô chỉ là phụ thôi.
     
    Quan trọng nhất lúc này là các MMs đang cầm bao nhiêu tiền và gom được bao nhiêu cổ phiếu trôi nổi và định lên kế hoạch đánh lên hay xuống, đó là những yếu tố sẽ thực sự tác động lên thị trường.
     
    Dưới góc nhìn của tôi, các yếu tố vĩ mô hiện nay chưa hề tốt lên rõ nét, các doanh nghiệp hiện vẫn khó khăn, các gói hạ lãi suất chỉ áp dụng cho một nhóm khách hàng và chỉ một số ít hưởng lợi từ gói lãi suất đó. Do vậy, thị trường tăng dựa trên yếu tố cơ bản là không có. Chỉ có thông tin tích cực lúc này là các MMs đã tích lũy được lượng hàng tương đối lớn, bất chấp thông tin vĩ mô xấu hay tốt vẫn đẩy được thị trường lên. Theo tôi cuộc chơi sẽ không sớm dừng ở đây.
     
    Đợt tăng vừa qua được dẫn dắt bởi nhóm cổ phiếu ngân hàng, có ý kiến cho rằng hiện tại đã đến thời điểm chốt danh sách HĐCĐ và việc mua gom cổ phiếu ngân hàng không cần thiết nữa và lực cầu cổ phiếu ngân hàng sẽ giảm, ý kiến của ông về vấn đề này như thế nào?
     
    Góc nhìn của tôi, thông tin các cổ phiếu ngân hàng thâu tóm hay sáp nhập chỉ là “bài” PR của nhóm nhà đầu tư lớn, họ đã kiểm soát được lượng cổ phiếu trôi nổi của từng ngân hàng, việc của STB rất khó có thể thay đổi và việc “đánh lên” các cổ phiếu ngân hàng khác dựa trên thông tin thâu tóm sáp nhập tôi nghĩ không có vụ đấy đâu.
     
    Đơn giản nhìn vào đồ thị cổ phiếu ngân hàng STB, EIB, ACB…, trong năm 2011 các cổ phiếu này đứng giá rất lâu mặc dù thị trường giảm điểm. Thị trường giảm mạnh nhưng cổ phiếu ngân hàng không giảm hoặc giảm rất ít, lí do bởi các nhóm nhà đầu tư lớn mạnh đặc biệt này đã khống chế được lượng cổ phiếu trôi nổi rồi. Mặt khác cổ phiếu ngân hàng đi ngang một thời gian lâu như vậy thì đó chính là khoảng thời gian tích lũy cổ phiếu của họ. Họ chỉ cần ngồi lại với nhau, thống nhất kế hoạch đánh lên cổ phiếu và thông tin được đưa ra là câu chuyện thâu tóm v..v...
     
    Chỉ có nhà đầu tư cá nhân bị sa vào bẫy nó thôi, các cổ phiếu đó đã bị khống chế giá giống như các bluechips sàn HCM từ lâu rồi. Câu chuyện bluechips sàn HCM thể hiện qua việc sàn Hà Nội giảm sâu hơn năm 2009 nhưng sàn HOSE đáy 2009 là khoảng 230 điểm thì bây giờ vẫn quanh 400 điểm. Nếu không có các tổ chức giữ giá MSN, BVH, VNM và một số bluechip khác thì làm sao VN-Index đứng ở điểm số đó.
     
    Quay trở lại về lực cầu cổ phiếu ngân hàng hiện nay, tôi cho rằng các lý do liên quan đến chốt danh sách cổ đông, v..v.. chỉ là “lý do”. Sau những đợt tăng mạnh liên tục của cổ phiếu ngân hàng vừa qua, đã có những nhà đầu tư rất sốt ruột đã mua vào. Đó chính là lúc MMs bán bớt một phần nhỏ cổ phiếu trong kho của họ và sau đó đánh xuống.
     
    Khi cổ phiếu về đến tài khoản, với một biên độ giảm giá đủ lớn đã diễn ra, những người đã mua cảm thấy hoảng sợ, e rằng cổ phiếu sẽ còn giảm giá nhiều hơn, và lúc đó cổ phiếu lại tăng giá và bất chợt giảm giá mạnh một lần nữa thì lúc này họ sẽ bán ra hết. Đó chính là hiện tượng ở trong một thị trường tăng giá, vẫn có người bị lỗ.
     
    Sau những đợt điều chỉnh này, thông thường nhóm MMs sẽ mạnh mẽ hơn về tiềm lực tài chính.
     
    Hiện nay Cổ phiếu ngân hàng ở mức giá thấp so với các Blue Chip thì người ta vẫn có thể tiếp tục tái tích lũy để đẩy lên. Hiện tượng mất lượng cầu của cổ phiếu hàng có thể là một sự “biểu diễn”!
     
    Theo ông, cổ phiếu nào sắp tới sẽ đem lại lợi nhuận cao hơn các nhóm khác?
     
    Nếu cổ phiếu ngân hàng giảm 20% kể từ mức giá đỉnh, và sau đó giao dịch chặt chẽ với biên độ biến động hẹp thì nhóm đấy có thể là nhóm hấp dẫn nhất. Tôi không xét trên khía cạnh phân tích cơ bản mà xét trên khía cạnh của giới đầu cơ.
     
    Nhóm cổ phiếu ngân hàng đang biểu diễn cho thị trường thấy họ có thể kiểm soát cổ phiếu này. Do vậy, nếu thị trường điều chỉnh giảm nhanh và mạnh thì tôi nghĩ đến cổ phiếu ngân hàng nhiều hơn.
     
    Ông nhận định thế nào về thị trường thời gian tới?
     
    Tôi cho rằng một vài cổ phiếu dẫn dắt sẽ điều chỉnh giảm khoảng 15-20% so với mức giá đỉnh, sau đó dần ổn định lại và có thể có một đợt đẩy mạnh thị trường lên nữa, hiện nay chỉ là điều chỉnh giảm giá mạnh trong ngắn hạn thôi.
     
    Theo tôi nhiều khả năng thị trường sẽ điều chỉnh giảm khá mạnh, sau đó tái tích lũy lại với biên độ hẹp khoảng 2 tuần và sau đó còn lên tiếp chứ không dừng tại đây. Nhưng trong tình huống thị trường không giảm mạnh mà tăng giảm xen kẽ trong xu thế giảm nhẹ thì có thể đây là đỉnh giá trung hạn rồi vì MMs sẽ cố gắng trì hoãn sự giảm giá để tạo tâm lý rằng “thông tin xăng tăng giá đã phản ánh vào giá” để tiếp tục phân phối.
     
    Xin cảm ơn ông!
    0 1 · Loan tin · Trả lời
  3. minhtoan108

    minhtoan108 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2007
    Đã được thích:
    0
    10:28 (GMT+7) - Thứ Năm, 15/3/2012“Ngân hàng hợp nhất” đầu tiên đang dần ổn địnhIMF: Ngân hàng nhỏ Việt Nam sẽ “khổ” với trần lãi suất mớiChính sách tiền tệ: “Từ bị dẫn dắt sang dẫn dắt”Ý kiến của Ngân hàng Nhà nước về việc SHB mua lại Habubank“Lãi suất tiền vay sẽ chỉ còn 14,5% - 16%/năm”“Ngân hàng hợp nhất” đầu tiên đang dần ổn định
    TÚ UYÊN

    15/03/2012 09:18 (GMT+7)

    Nằm trong chủ trương tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, sự kiện Ficombank, TinNghiaBank và SCB về một nhà được dự báo sẽ “mở đường” cho nhiều thương vụ hợp nhất khác. E-mail Bản để in Cỡ chữ Chia sẻ: Ý kiến (0)“Hợp nhất là để phát huy thế mạnh lẫn nhau của các ngân hàng, đồng thời tiết giảm chi phí nhằm tạo ra một ngân hàng mới mạnh hơn”, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Bình từng khẳng định. Điều này phần nào đã được minh chứng qua thương vụ hợp nhất đầu tiên của ba ngân hàng Ficombank, TinNghiaBank và SCB.

    Ngân hàng Thương mai Cổ phần Sài Gòn (SCB) hợp nhất đã chính thức hoạt động kể từ ngày 2/1/2012. Sau khi hợp nhất, đây là một trong 5 ngân hàng thương mại lớn nhất tại Việt Nam, với vốn tự có đạt 10.584 tỷ đồng; tổng tài sản đã đạt gần 150.000 tỷ đồng; 230 điểm giao dịch và hơn 4.000 cán bộ nhân viên.

    “Hiện tại, SCB đang từng bước giải quyết một số tồn đọng trước đây của ba ngân hàng tham gia hợp nhất, đồng thời cơ cấu lại toàn bộ mô hình tổ chức, bộ máy nhân sự, mạng lưới giao dịch để hoạt động hiệu quả hơn”, ông Uông Văn Ngọc Ẩn, Tổng giám đốc SCB hợp nhất, nói.

    Tính đến cuối tháng 2/2012, sau hai tháng đi vào hoạt động, tổng vốn huy động thị trường 1 của SCB đạt 79.818 tỷ đồng; dư nợ cho vay đạt 68.768 tỷ đồng và lợi nhuận là 154 tỷ đồng.

    So với quy mô vốn, con số 154 tỷ đồng lợi nhuận trong hai tháng của SCB hợp nhất không hẳn cao, tuy nhiên trong giai đoạn vừa qua, ngân hàng này hầu như chỉ tập trung vào ổn định và củng cố hệ thống.

    “SCB hay bất kỳ ngân hàng nào trong giai đoạn đầu của quá trình hợp nhất cần phải tập trung vào việc sắp xếp, tái cơ cấu lại mọi hoạt động. Thay vì đề ra chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cao, ngân hàng sẽ tập trung thu hồi những khoản nợ cũ, xem xét cho vay những khoản mới có hiệu quả và thuộc danh mục ngành nghề ưu tiên cho vay theo định hướng của Ngân hàng Nhà nước. Bên cạnh đó, SCB hợp nhất cũng đang hoạt động theo đề án đã được Thủ tướng phê duyệt với một cơ chế đặc biệt”, ông Ẩn cho biết thêm.

    Nằm trong chủ trương tái cơ cấu hệ thống ngân hàng, sự kiện Ficombank, TinNghiaBank và SCB về một nhà được dự báo sẽ “mở đường” cho nhiều thương vụ hợp nhất khác. Theo nguồn tin của VnEconomy, trong năm 2012 nhiều khả năng sẽ có thêm một số thương vụ hợp nhất trong ngành ngân hàng, trong đó, hai ngân hàng có trụ sở ở Tp.HCM hợp nhất với một ngân hàng có trụ sở ở phía Bắc, và hai ngân hàng nhỏ có trụ sở phía Bắc dự kiến tự nguyện hợp nhất.
  4. minhtoan108

    minhtoan108 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2007
    Đã được thích:
    0
    Tin nóng đây: Ngân Hàng Nhà Nước đã ký văn bản sáp nhập HBB vào SHB hôm nay 3/4/2012

    Tin đúng đề nghị cả nhà vote cho em nhé
  5. minhtoan108

    minhtoan108 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/07/2007
    Đã được thích:
    0

Chia sẻ trang này