Thông tin làm nức lòng các nhà đầu tư hôm nay

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi minhha9000, 29/03/2007.

2657 người đang online, trong đó có 81 thành viên. 01:54 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 25882 lượt đọc và 256 bài trả lời
  1. Loveofmylife

    Loveofmylife Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/03/2004
    Đã được thích:
    0
    Oh, avatar đẹp đấy, mình cũng thích bộ phim này.
  2. vnindex9999

    vnindex9999 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Tháng điều chỉnh của thị trường
    Đối với chứng khoán, tháng 4 được xem là tháng mà giá cổ phiếu thường có nhiều biến động nhất.

    Tháng 4 năm ngoái, giá chứng khoán sốt nóng đến tận cuối tháng mới bắt đầu suy giảm. Còn năm nay, đợt điều chỉnh của thị trường đến sớm hơn và giá cổ phiếu những ngày đầu tháng 4 này vẫn trong xu thế giảm mạnh.

    Về mặt lý thuyết, thị trường nóng hay ?obong bóng? được coi là giá chứng khoán tăng cao hơn nhiều, vượt xa hơn nhiều so với giá trị thực của cổ phiếu, nhưng giá trị thật lại khó xác định và tùy thuộc vào quan niệm chứng khoán của nhiều người.

    Theo quan điểm của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, thị trường nóng là thị trường mà giá cả tăng nhanh, liên tục, tăng cao so với tốc độ phát triển của doanh nghiệp, hình thành nhiều vòng xoáy trên thị trường, thu hút nhiều nhà đầu tư mới tham gia trong khi kinh nghiệm kiến thức trang bị còn hạn chế, chưa đầy đủ, còn tiềm ẩn nhiều rủi ro.

    Trả lời chất vấn tại Quốc hội hôm 31/3 vừa qua, Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh, cho biết tổng giá trị vốn hóa của thị trường chứng khoán đến nay đã chiếm 38%GDP. thị trường chứng khoán Việt Nam phát triển là phù hợp với chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, tạo kênh dẫn vốn cho nền kinh tế, thúc đẩy đầu tư trực tiếp và góp phần phát triển đồng bộ các loại thị trường.

    Tuy nhiên, sự tăng nóng liên tục trong thời gian dài như vậy cũng tiềm ẩn những rủi ro lớn. Đối với các tổ chức đầu tư nước ngoài hiện nay đang đầu tư chứng khoán tại Việt Nam chưa được quản lý chặt chẽ, nhất là các tổ chức đang đầu tư ủy thác qua cá nhân, nếu họ rút vốn nhanh rất dễ xảy ra những việc giảm giá nhanh về chứng khoán.

    Phiên giao dịch thứ hai của tháng 4 tiếp tục chứng kiến sự giảm giá của các cổ phiếu trên hai thị trường niêm yết Hà Nội và Tp.HCM. Trong khi chỉ số giá chứng khoán tại thị trường Tp.HCM (VN-Index) giảm mạnh hơn với mức giảm 27,57 điểm so với phiên trước thì chỉ số tại thị trường Hà Nội (HASTC-Index) có dấu hiệu phục hồi, chỉ giảm 6,55 điểm so với mức giảm hơn 12 điểm của phiên ngày hôm trước.

    Tuy nhiên, tổng giá trị giao dịch tại hai thị trường này vẫn đang tiếp tục suy giảm. Tại Tp.HCM tổng giá trị giao dịch chỉ còn hơn 589 tỷ đồng (giảm gần 200 tỷ so với phiên trước và giảm 50% so với những phiên giao dịch của tháng 3).

    Tại Hà Nội, tổng giá trị giao dịch chỉ đạt hơn 130 tỷ đồng, giảm hơn 30 tỷ đồng so với phiên trước và chỉ bằng 1/3 so với những phiên giao dịch tháng 3.

    Ẩn số PPC đã được giải mã sau phiên đấu giá diễn ra vào ngày 2/4/2007. Giá trúng thầu bình quân của PPC là 69.710 đồng/cổ phiếu và giá trúng thầu thấp nhất là 63.400 đồng/cổ phiếu đã khiến cho giá giao dịch của PPC phiên này giảm xuống mức sàn 74.500 đồng/cổ phiếu, mặc dù ngay trong phiên giao dịch trước đó, giá PPC đang tăng trần.

    Có ý kiến cho rằng, mức giá trúng thầu bình quân của PPC sẽ là cái neo giữ cho giá PPC trên sàn không thể giảm mạnh trong những phiên tiếp theo. Trong tổng số 279.330 cổ phiếu PPC được chuyển nhượng thành công trong phiên giao dịch ngày 3/4 có tới hơn một nửa (165.000 cổ phiếu) được chính nhà đầu tư nước ngoài mua vào.

    Giao dịch của nhà đầu tư nước ngoài trong những phiên sụt giảm gần đây đã giảm nhiều so với những phiên của tháng trước và chủ yếu là mua vào. Giá trị mua vào của nhóm nhà đầu tư này qua thị trường Tp.HCM trong phiên này đạt hơn 134 tỷ đồng, gấp hơn 8 lần so với lượng bán ra (đạt hơn 16 tỷ đồng).
  3. nvthanh0

    nvthanh0 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/06/2006
    Đã được thích:
    0
    Chính phủ sẽ tạo điều kiện để doanh nghiệp lên sàn ngoại

    Trong khuôn khổ triển khai Hiệp định khung kết nối hai nền kinh tế Việt Nam - Singapore đã được Thủ tướng hai nước phê duyệt, một trong những hoạt động chính là hỗ trợ doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận và niêm yết tại các thị trường chứng khoán trong khu vực...

    Trong hai ngày 2 và 3/4/2007, hội thảo đầu tiên trong chương trình hợp tác giữa Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (SSC) và Cơ quan Quản lý tiền tệ Singapore (MAS), về việc hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam tham gia niêm yết trên thị trường chứng khoán Singapore, đã diễn ra tại Hà Nội.

    Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh khẳng định rằng sự kiện quan trọng này đánh dấu quan hệ hợp tác giữa hai cơ quan quản lý thị trường vốn Việt Nam - Singapore và đây cũng là cơ hội lớn cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc tiếp cận với nguồn vốn quốc tế.

    Chúng tôi đã có cuộc trao đổi với ông Vũ Văn Ninh để làm rõ thêm về vấn đề này.

    Thưa Bộ trưởng, ông đánh giá như thế nào trước sự kiện các doanh nghiệp Việt Nam sẽ niêm yết trên thị trường chứng khoán Singapore?

    Chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam đến năm 2010-2020 đặt ra mục tiêu tăng trưởng rất cao, để thúc đẩy việc phát triển kinh tế đó đòi hỏi một lượng vốn kinh tế khá lớn. Cuộc hội thảo này chính là bằng chứng thực hiện các cam kết và hợp tác giữa hai chính phủ. Việc kết nối nền kinh tế giữa hai nước tạo ra một cơ hội để các nhà đầu tư trong nước của chúng ta, đặc biệt là các doanh nghiệp lớn, các tập đoàn lớn có cơ hội tiếp cận với thị trường vốn quốc tế thông qua Sở Giao dịch Chứng khoán của Singapore.

    Bên cạnh đó, thị trường vốn của Việt Nam hiện nay phát triển cũng khá nhanh và đòi hỏi sự quản lý làm sao phát triển an toàn, lành mạnh, tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế, kể cả trong nước lẫn nước ngoài huy động vốn thông qua thị trường vốn này cũng đảm bảo được quyền lợi của các nhà đầu tư.

    Thông qua hội thảo này, các chuyên gia trong nước và nước ngoài cũng trao đổi các kinh nghiệm để quản lý thị trường vốn của Việt Nam được tốt hơn, đảm bảo việc huy động vốn qua thị trường này đạt hiệu quả cho các doanh nghiệp và nền kinh tế.

    Vậy các doanh nghiệp Việt Nam muốn niêm yết ở thị trường chứng khoán nước ngoài có được hỗ trợ từ Chính phủ không, thưa ông?

    Hiện nay, các doanh nghiệp của chúng ta đang chuẩn bị cho việc vươn ra thị trường vốn quốc tế. Tuy nhiên để làm được việc này đòi hỏi rất nhiều yêu cầu. Bản thân doanh nghiệp cũng phải tăng cường hiệu quả của chính mình, phải tăng cường việc quản trị công ty một cách minh bạch, và phải đảm bảo yêu cầu niêm yết của thị trường vốn quốc tế.

    Chính phủ sẽ tạo mọi điều kiện để cho các doanh nghiệp Việt Nam vừa nâng cao quản trị công ty, vừa hỗ trợ và có thể bảo lãnh các doanh nghiệp có thể có mặt ở thị trường vốn quốc tế.

    Theo Bộ trưởng, thời điểm nào có thể đưa được doanh nghiệp đầu tiên ra niêm yết tại thị trường chứng khoán nước ngoài?

    Hiện nay, chúng tôi cũng đang tạo điều kiện cho các tổ chức tư vấn nước ngoài vào để gặp gỡ, tiếp xúc với các doanh nghiệp, đồng thời bản thân các doanh nghiệp cũng đang có lộ trình thực hiện việc này rất tích cực.

    Với tiến độ triển khai và phát triển tốt thế này, tôi hy vọng đầu năm 2008, các doanh nghiệp có thể có mặt trên thị trường vốn quốc tế và huy động thị trường vốn quốc tế mà không cần có sự can thiệp của Nhà nước.

    Niêm yết trên thị trường chứng khoán nước ngoài đồng nghĩa với việc ra nước ngoài để huy động vốn. Bộ trưởng có lời khuyên gì với những doanh nghiệp đang lên kế hoạch niêm yết tại thị trường chứng khoán nước ngoài?

    Trong thời gian vừa qua, Việt Nam đã có những đổi mới nền kinh tế thị trường, phát triển nền kinh tế đa dạng với sự nỗ lực của các thành phần kinh tế, môi trường kinh doanh ngày càng bình đẳng, thông thoáng, thu hút mạnh vốn đầu tư trong và ngoài nước để phát triển kinh tế...

    Góp phần vào những thành tựu nói trên, thị trường vốn ngày càng có sự đóng góp to lớn. Việc Việt Nam gia nhập WTO khiến các doanh nghiệp chú trọng hơn đến việc huy động vốn ở thị trường quốc tế nhằm đầu tư, đổi mới trang thiết bị sản xuất, tăng cường khả năng cạnh tranh trước sự gia nhập thị trường của các đối thủ nước ngoài.

    Tuy nhiên, doanh nghiệp Việt Nam khi niêm yết, huy động vốn ở nước ngoài sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn cả chủ quan và khách quan. Thứ nhất là do đặc thù nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi nên chế độ kế toán, kiểm toán có những điểm chưa phù hợp với chuẩn mực quốc tế.

    Thứ hai là khung pháp lý về chứng khoán, thị trường chứng khoán của Việt Nam đang trong quá trình hoàn thiện theo hướng tiếp cận với thông lệ quốc tế; tiêu chuẩn niêm yết trong nước còn thấp so với quốc tế; bên cạnh đó còn có nhiều chính sách liên quan khác như quản lý ngoại hối đối với các dòng tiền liên quan, rồi về tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài...

    Ngoài ra, các thách thức chủ quan đến từ chính bản thân các doanh nghiệp trong việc sẵn sàng đáp ứng các quy định niêm yết ở nước ngoài về công bố thông tin thường xuyên và quản trị công ty.
  4. nguyenk36

    nguyenk36 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/03/2004
    Đã được thích:
    0
    Sang bên VST thấy bài của bác VN_TU2007 rất chí lý nên copy lại đây cho anh em coi (Xin phép bác VN_TU2007 trước nhé)

    Trong những tuần cuối của tháng 12, khi nhiều người dự báo một sự điều chỉnh sâu vì các lý do như các tổ chức NN đã bán ra để kết thúc năm tài chính, hay NN bán ra để về nghỉ Tết dương lịch, và cũng vì VNindex đã tăng rất mạnh trong chỉ có 6 tuần - nhảy hơn 50% từ mức 530.81 điểm ngày 13/11 lên gần 809.86 điểm ngày 21/12, thì sẽ có rớt giá là tất nhiên , và những người ủng hộ cho nhận định đó đều thấy tất cả những gì họ cần: các diẽn bíến thị trường đều dường như chứng minh cho nhận định là TT đã tăng quá nóng, và có dấu hiệu báo trước một giai đoạn điều chỉnh sâu. v.v...



    Đã có nhiều người tin vào một nhận định như vậy, và họ đã bán ra hầu hết các cổ phiếu họ có, dẫn tới sự sụt giảm của VNI xuống 741.27 vào ngày đầu tiên của năm 2007.



    Nhưng cùng thời gian đó, đã có rất nhiều người, trong đó có tôi, cảm nhận được đó là một thời điểm quan trọng để bước vào một gian đoạn mới đầy tốt đẹp, vì rất nhiều yếu tố tích cực cả vĩ mô và vi mô đang mở ra (mà tôi không cần nhắc lại ở đây). Cũng như tôi, họ đã dốc túi ra mua, mua đến đồng tiền cuối cùng.



    Và tất cả những gì chúng ta đã thấy trong ba tháng qua là điều không chỉ làm kinh ngạc nhiều người VN, mà cả thế giới. VNI đã gia tăng quá ngoạn mục, từ 741 điểm lên 1.172 ngày 28/2 và 1.174 ngày 13/3, hay là hơn 58%., và chúng ta đã thu được các khoản lãi rất ấn tượng, khi NN gia tăng giải ngân đầu năm.



    Việc thị trường đã tăng trưởng ở một tốc độ có thể nói là rất hiếm có trên thế giới này đã gây ra rất nhiều tranh luận, rất nhiều phản ứng, cả trong nước lẫn ngoài nước, với đủ loại ý kiến đánh giá khác nhau, từ nhiệt thành cổ vũ, ủng hộ đến ra sức phản đối, vùi dập, với đủ mọi loại hành động được tiến hành từ thô sơ đến tinh vi để cố tình bóp méo sự thật, thậm chí sử dụng cả các phương tiện thông tin rất đại chúng để bẻ lái thị trường một cách thô bạo, mà thiết nghĩ ở đây tôi cũng không cần nêu ra thêm những gì đã xảy ra trong mấy tuần qua.



    Trong những ý kiến không hài lòng trước sự tăng trưởng ngoạn mục của TTCKVN, đã có các ý kiến thực sự không xuất phát từ quan điểm xây dựng. Ngoại trừ những ý kiến thực sự khách quan và xuất phát từ lợi ích cộng đồng, đã có những ý kiến rất hằn học với hịên tượng tăng giá mạnh trên thị trường trong giai đoạn vừa qua hoàn toàn xuất phát từ quan điểm ích kỷ, cục bộ và vụ lợi.



    Vì các hạn chế nhất định của điều kiện diễn đàn mà không cho phép tôi nêu tên các thành phần đã và đang có mưu đồ dìm giá trên thị trường của chúng ta, tôi muốn nói với tất cả các bạn đọc những dòng này là: các bạn lại đang ở một thời điểm rất quan trọng để bắt đầu một chu kỳ đầu tư mới.



    Giá nhiều cổ phiếu đã rớt khá mạnh trong những ngày vừa qua, và đã rớt tới mức mua rất hợp lý mà các bạn không nên bỏ qua.



    Đã có các ý kiến rằng không nên mua ngay, mà chờ cho VNI rớt xuống 900 hay 950 điểm rồi hãy ra tay, với lý do là có ai đó nói cần giảm 30% thì mới trở lại giá trị thực, hay là một quan điểm thực dụng hơn là chờ cho giảm thêm thì mua vào tốt hơn.



    Như các bạn, chắc chắn là tôi cũng thích mua rẻ, và nếu có thể thì sẵn sàng chờ thêm để giá giảm thêm vài % trước khi mua.



    Tuy nhiên, tôi thấy có các lý do sau đây để các bạn (đặc biệt các nhà đầu tư nhỏ lẻ) nên ra tay sớm:



    -Khả năng giá rớt thêm từ VNI hiện nay (mức 1027 của hôm nay) này xuống 950, tức rớt thêm 7.5%, là khó, và sẽ không ảnh hưởng nhiều tới các cổ phiếu đặc biệt mạnh.



    -Hiện đa số các cổ phiếu đã có giá thấp hơn giá mua trung bình của các tay chơi NN trong hai tháng 2 và 3, thâm chí cả tháng 1, có nghĩa là NN đã ở vị thế không có lãi khi bán ra.



    -Để bảo đảm không bị thua lỗ, NN sẽ phải sớm ra tay để đẩy giá lên. Trong 2 tuần nay, NN đã im tiếng và bắt đầu lặng lẽ mua nhiều hơn bán. Với nguồn tài chính rất mạnh, việc NN kéo giá lên là trong khả năng của họ. Nếu chúng ta có hàng kịp thời khi NN giải ngân, chúng ta sẽ thu lợi lớn. Nếu chúng ta chậm trễ, cơ hội sẽ bị bỏ qua và chỉ các tay chơi tổ chức, có tiềm lực mạnh mới thu được lợi trong những ngày tới đây. Khi TT tăng, với tình trạng tắc nghẽn hịên nay, các đại gia với các lệnh mua lớn sẽ gạt các tay chơi bé nhỏ ra ngoài. Câu nói ?oMua khi người ta bán? không lúc nào chính xác hơn lúc này.



    -Các cơ quan Chính phủ đã chuẩn bị các biện pháp để duy trì thị trường phát triển ổn định, không để rớt giá sâu gây tâm lý tiêu cực cho người tham gia, cho nên sự can thiệp có thể đến bất cứ lúc nào, khi đó cơ hội mua rẻ vài % của các bạn đang chờ đợi sẽ bị mất đi, một lần nữa các bạn sẽ vô cùng khó khăn khi muốn mua lại.



    -Các bạn không nên bị các tuyên truyền là dòng vốn vào TT đang bị suy yếu vì thị trường đất đai và bất động sản đang hút tiền ra. Vì thực tế là khi người ta đã quen chơi trên thị trường cổ phiếu cao cấp, hấp dẫn hay ngắn gọn là sân chơi niêm yết văn minh - thì ít người lại muốn bỏ đi để quay lại với kiểu kinh doanh BĐS kém minh bạch, ví như chơi OTC.



    -Khả năng TT sẽ lên trở lại trong mấy tuần tới là chắc chắn, trong đó một số BCs sẽ có mức tăng 15%-20% là thực tế.



    Hãy sáng suốt tận dụng cơ hội thứ 2 của thời kỳ bùng nổ, đặc biệt các nhà đầu tư nhỏ.
  5. Damsan

    Damsan Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/01/2002
    Đã được thích:
    0
    Cho eem hỏi TCT khoảng bao giờ chốt quyền?
  6. ngovinhhang

    ngovinhhang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2007
    Đã được thích:
    85
    TCT này được đó bà con, thưởng 1:1 là Q2, còn lộ trình cuối năm 2007 sẽ tăng vốn lên 100 tỷ. (gấp 3 lần nữa).EPS hiện tại là gần 7.000 đ/CP (đã kiểm toán), P/E ~ 13.
    Khỏi lăn tăn.
  7. nvthanh0

    nvthanh0 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/06/2006
    Đã được thích:
    0
    100 triệu cổ phiếu dầu khí sắp lên sàn

    Tháng 6/2007, Tổng công ty Cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC) sẽ niêm yết tại sàn Tp.HCM với số lượng 100 triệu cổ phiếu, trị giá 1.000 tỷ đồng.

    Đây là cơ hội đầu tư dài hạn vào ngành dịch vụ dầu khí đang phát triển ổn định với tiềm năng lớn trong 10 năm tới.

    Ông Phạm Việt Anh, Phó tổng giám đốc PTSC cho biết, việc thành lập PTSC là quyết định chiến lược của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, nhằm xây dựng PTSC là đơn vị tiên phong chủ lực và đóng góp phần quan trọng trong việc thực hiện chiến lược phát triển dịch vụ của ngành dầu khí, với chỉ tiêu doanh thu dịch vụ đến năm 2010 đạt 25%-30%, đến năm 2015 đạt 30%-35% tổng doanh thu của toàn ngành dầu khí và ổn định đến năm 2025.

    Năm 2006, tổng doanh thu của toàn ngành dịch vụ dầu khí đạt 24.100 tỷ đồng, chiếm 13,5% tổng doanh thu của toàn ngành dầu khí,.

    Hiện vốn điều lệ của PTSC là 1.000 tỷ đồng, trong đó Tập đoàn Du khí Quốc gia nắm giữ 60%, cán bộ công nhân viên nắm xấp xỉ 4%, còn lại là cổ đông bên ngoài, không có cổ đông nước ngoài.

    Trải qua hơn 14 năm xây dựng, hiện PTSC có 13 đơn vị trực thuộc gồm các công ty TNHH một thành viên, gồm cơ khí hàng hải, thương mại và dịch vụ, đại lý tàu biển, dịch vụ dầu khí Quảng Ngãi, Đà Nẵng, Hải Phòng, Nam Định, Thái Bình, Cà Mau.

    PTSC đã trở thành nhà cung cấp hàng đầu các dịch vụ kỹ thuật đa dạng cho ngành công nghiệp dầu khí, trong đó đã phát triển được một số loại hình dịch vụ kỹ thuật dầu khí mũi nhọn đạt trình độ quốc tế như: dịch vụ tàu chuyên ngành (PTSC hiện có 18 chiếc, trong đó khai thác hiệu quả là 12 chiếc, phục vụ cho công tác thăm dò, khai thác dầu khí ngoài khơi và công tác khảo sát, vận tải LPG...), dịch vụ căn cứ cảng.

    PTSC hiện đang quản lý hệ thống căn cứ cảng dịch vụ dầu khí Hạ Lưu tại Tp.Vũng Tàu, cảng đạm Phú Mỹ và vận hành cảng Dung Quất, đáp ứng và thỏa mãn các yêu cầu cung cấp văn phòng, kho bãi, bến cảng và các phương tiện vận tải, bốc xếp... của các nhà thầu dầu khí cũng như khách hàng ngoài ngành khác.

    PTSC còn kinh doanh đa dạng nhiều loại hình dịch vụ: dịch vụ vận hành và bảo dưỡng (O&M), dịch vụ khảo sát cũng đang khẳng định được uy tín đối với các khách hàng BP, JVPC.

    PTSC đã và đang phối hợp với các đối tác nước ngoài cung cấp dịch vụ khảo sát địa chất công trình và dịch vụ khảo sát ngầm bằng ROV. Thời gian vừa qua, PTSC đã đóng mới nhiều cấu kiện phục vụ công tác khai thác và phát triển mỏ cho các nhà thầu dầu khí JVPC, VSP, Petronas, Talisman Malaysia, Cửu Long JOC... được khách hàng tin tưởng, đánh giá cao.Với năng lực hiện tại, công ty có thể thực hiện khối lượng công việc bình quân tới 3.000 tấn kết cấu/năm.
    PTSC cũng đã phối hợp với đối tác nước ngoài (McDemott) thực hiện một số dự án vận chuyển, lắp đặt, đầu nối, chạy thử các công trình dầu khí trên biển như rải ống Rạng Đông Bạch Hổ, lắp đặt và rải ống nội bộ các mỏ Sư Tử Đen, Rạng Đông, Ruby. Hiện PTSC là đồng sở hữu và được giao trực tiếp tham gia vận hành và khai thác tàu FPSO ?oRuby Princess? phục vụ sản xuất dầu thô tại mỏ Ruby cho nhà thầu Petronas Carigali Việt Nam. Đây là loại hình dịch vụ mang tính ổn định, lâu dài, mang lại hiệu quả kinh tế cao cho công ty.

    Phó TGĐ PTSC Phùng Tuấn Hà cho biết: công ty đã phát triển dịch vụ kỹ thuật dầu khí ra nước ngoài cách đây 5 năm, trong đó doanh số xuất khẩu lớn nhất là Malaysia và hiện đang cạnh tranh khá thành công với các công ty nước ngoài trong các lĩnh vực: tàu thuyền cứu hộ cho các giàn khoan, thiết kế, chế tạo đóng mới các cấu kiện giàn khoan, dịch vụ tầu chứa dầu, dịch vụ căn cứ cảng (năm 2006, riêng dịch vụ này đạt doanh thu 200 tỷ đồng, lợi nhuận 70 tỷ đồng).

    Tính đến nay, PTSC đã có tổng số cán bộ công nhân viên lên tới gần 4.000 người với năng lực chuyên môn tốt và được đào tạo qua thực tế. Tổng doanh thu của PTSC năm 2006 vượt qua mức 4.000 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 285 tỷ đồng. Giai đoạn từ 2007-2010, tốc độ tăng trưởng của PTSC dự kiến sẽ đạt 15%/năm.

    Hiện nay, PTSC đã trở thành một nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật dầu khí hàng đầu tại Việt Nam và có tên tuổi trong khu vực với các khách hàng đa số là các công ty dầu khí quốc tế.

    Ông Anh cho biết thêm, với mục tiêu đưa PTSC trở thành nhà cung cấp dịch vụ kỹ thuật dầu khí hàng đầu trong nước và đẩy mạnh phát triển dịch vụ ra nước ngoài, trong thời gian tới PTSC đã đề ra những chiến lược phát triển nhằm tạo ra cơ sở cho những bước phát triển đột phá trong sản xuất kinh doanh như tập trung phát triển các dịch vụ chiến lược của mình về tàu chuyên ngành, dịch vụ căn cứ cảng, dịch vụ khai thác, dịch vụ chế tạo, đẩy mạnh công tác đầu tư vào các lĩnh vực dịch vụ chuyên sâu, kỹ thuật cao như tàu dịch vụ định vị động học, thiết bị khảo sát địa chất, địa chấn, thiết bị khảo sát công trình ngầm (ROV), tàu chứa và xử lý dầu thô (FPSO/FSO)...

    Ông Trần Ngọc Cảnh, Tổng giám đốc Tập đoàn dầu khí Quốc gia Việt Nam cho biết, Tập đoàn cam kết sẽ tiếp tục hỗ trợ, ủng hộ tối đa Tổng công ty PTSC trong việc giữ vững và phát triển thị trường dịch vụ trong nước, phát triển dịch vụ ra nước ngoài theo các dự án của tập đoàn cũng như sẽ tiếp tục hỗ trợ PTSC về công tác cán bộ, công tác đầu tư, tài chính... nhằm tạo cơ sở cho những bước đột phá trong sản xuất, kinh doanh của PTSC, góp phần thực hiện tốt chiến lược phát triển chung của toàn ngành dầu khí.
  8. vnindex9999

    vnindex9999 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/03/2007
    Đã được thích:
    0
    up up up
    khẩn trương múc vào trước khi quá muộn
  9. nvduc81

    nvduc81 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    17/03/2006
    Đã được thích:
    1
    http://www1.bsc.com.vn:8080/EDMS/webcorannc.nsf/dc3f778c77f06b8247256b83002bc2e5/a77349e2be6aa801472572b20026a6c2?OpenDocument
  10. nichname

    nichname Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Nghe các bác, E đang múc 1 khìn giá trần đây, k biết có khớp được k nữa

Chia sẻ trang này