Thông tin làm nức lòng các nhà đầu tư hôm nay

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi minhha9000, 29/03/2007.

2560 người đang online, trong đó có 44 thành viên. 04:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 25887 lượt đọc và 256 bài trả lời
  1. neverdown

    neverdown Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    16/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Vốn đổ vào chứng khoán Việt Nam tăng mạnh
    Mức vốn hóa của thị trường chứng khoán Việt Nam tính đến thời điểm hiện nay đã đạt 24,4 tỷ USD, trong đó các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư khoảng 4 tỷ USD. Thị trường này còn tiếp tục được mở rộng do 20 doanh nghiệp nhà nước lớn sẽ niêm yết trong năm 2007.

    Đây là những số liệu mới nhất vừa được Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam công bố ngày 5/4 trong bản Báo cáo cập nhật tình hình Đông Á-Thái Bình Dương.

    Theo báo cáo này, bên cạnh việc Việt Nam gia nhập WTO thì sự bùng nổ của thị trường chứng khoán đang đặt ra những thách thức về mặt chính sách cho Chính phủ Việt Nam cả về ngắn hạn và trung hạn.

    Số liệu thống kê của Báo cáo cho thấy: mức vốn hóa của thị trường chứng khoán tăng mạnh từ dưới 0,5 tỷ USD vào tháng 12 năm 2005 lên 13,8 tỷ USD (22,7% GDP) vào tháng 12 năm 2006, và tới mức hiện nay là 24,4 tỷ USD.

    Số lượng doanh nghiệp niêm yết tăng từ 40 đến gần 200 như hiện nay. Riêng tháng 12 đã có hơn 100 doanh nghiệp mới niêm yết do các doanh nghiệp phải khẩn trương tiến hành cố phần hoá để được hưởng ưu đãi về thuế sẽ không còn được áp dụng vào năm 2007. Chỉ số giá chứng khoán tăng mạnh lên đến 144% vào năm 2006 và hai tháng đầu năm 2007 đã tăng thêm 50%.

    Các chuyên gia của WB nhận định cơn sốt chứng khoán đang tạo ra mối lo ngại rằng chứng khoán đã bị định giá quá cao bởi những nhà đầu tư không có kinh nghiệm. Hệ số giá - thu nhập (P/E) bình quân giữ ở mức 21 vào đầu năm 2007, trong đó khoảng 1/4 doanh nghiệp có P/E hơn 30.

    Theo ước tính, các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư khoảng 4 tỷ USD vào thị trường này.

    Báo cáo cũng ghi nhận việc Chính phủ đã bác bỏ tin đồn là sẽ áp dụng các biện pháp quản lý vốn để hạn chế lượng vốn đầu tư nước ngoài lưu thông ra và vào Việt Nam. Tuy nhiên, nhiều biện pháp đã được công bố nhằm khuyến khích các công ty công bố thông tin, giảm giao dịch ngầm và hạn chế các ngân hàng cho vay kinh doanh chứng khoán.

    Báo cáo cũng cho biết năm 2006, GDP đã tăng trưởng ở mức 8,2%, trong đó công nghiệp tăng 9,8% và dịch vụ tăng 8,3%.

    Riêng trong ngành công nghiệp, tổng doanh thu của khu vực công nghiệp tư nhân trong nước tăng trưởng tới 23,9% trong khi chỉ số của các doanh nghiệp Nhà nước (SOEs) chỉ tăng ở mức 9,1%.

    Chỉ số bán lẻ năm 2006 tăng 20,9%, gần như không thay đổi so với năm 2005. Đầu tư thực tế khác so với mức tính toán của quốc gia và ước tính khoảng 41% tổng GDP, tăng 23% so với năm 2005 xét theo mức doanh nghĩa. Giai đoạn 2001 đến 2006, tỷ trọng đầu tư của khu vực tư nhân trong nước tăng từ 23% lên 34%.

    Các cam kết đầu tư trực tiếp nước ngoài trong năm 2006 tăng nhanh do sự kiện gia nhập WTO đạt 10,2 tỷ USD, cao hơn nhiều mức 6,2 tỷ USD trong năm 2005 và vượt mức đỉnh là 9 tỷ USD năm 1996.

    Lạm phát hầu như có khuynh hướng giảm dần trong suốt năm 2006, tháng 12/2006 xuống tới 6,6% và tháng 2/2007 tới 6,5%. Giá cả chung ổn định là nhờ cả các nhóm mặt hàng thực phẩm và phi thực phẩm.
    Tỷ lệ tăng trưởng trong xuất khẩu năm 2006 giữ ở mức gần như năm trước là 22,8%. Kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng như thủy sản, hàng dệt may, da giầy vẫn ở mức cao mặc dù đã bị ảnh hưởng của quy chế chống bán phá giá của EU. Kim ngạch nhập khẩu trong năm 2006 cũng tăng lên chủ yếu do nhập khẩu hàng đầu tư, đặc biệt là máy móc, thiết bị cho khu công nghiệp và nhà máy lọc dầu Dung Quất.

    Kết quả chung của các xu hướng này là một lượng dư thừa nhỏ cán cân thương mại. Với nguồn thu từ du lịch và kiều hối khá cao, dự kiến tài khoản vãng lai sẽ đạt mức thặng dư từ 1- 1,5% GDP.

    Cùng với việc mở rộng thị trường vốn trong nước tạo ra ngày càng nhiều các cơ hội đầu tư, dòng vốn đầu tư theo hình thức đầu tư tập hợp từ nước ngoài cũng lớn dần. Nhờ đó, dự trữ ngoại hối tăng nhanh, đạt con số 12 tỷ USD vào cuối tháng 12 (bằng 11 tuần nhập khẩu của năm sau) so với 8,6 tỷ USD vào cuối năm 2005.

    Các nguồn thu tài chính tăng 20% so với năm 2005, vượt mức dự kiến. Doanh thu từ xuất khẩu dầu thô tăng theo giá quốc tế. Thu từ thuế của khu vực tư nhân tiếp tục tăng, đạt tới 50% doanh thu ngoài dầu trong năm 2006, so với 36% năm 2001.

    Về chi ngân sách, lương tối thiểu là nhân tố quan trọng góp phần tăng chi phí thường xuyên trong vòng 3 năm trở lại đây. Từ năm 2003, lương tối thiểu của cán bộ Nhà nước đã tăng 214%, lần gần đây nhất là tháng 10 năm 2006. Lương tối thiểu cũng là cơ sở để Chính phủ điều chỉnh lương hưu và những khoản phúc lợi xã hội khác.Những điều chỉnh đó nhằm mục đích đến năm 2010 sẽ không còn khoảng cách về lương tối thiểu giữa khu vực Nhà nước và nước ngoài, phù hợp với các cam kết quốc tế.

    Thâm hụt ngân sách giảm từ 1,2% GDP năm 2005 xuống còn 0,7% năm 2006. Vốn ODA cho các đơn vị thực hiện dự án theo dự kiến sẽ đạt 1,2% GDP trong năm 2006.

    Những hạng mục khác có liên quan đến nợ đảm bảo thuộc khu vực công cộng hay tư nhân, nhưng không được tính đến trong thâm hụt ngân sách, chiếm 2,8% GDP năm 2006. Tính cả những hạng mục này thì nợ của khu vực công cộng ước tính khoảng 44% GDP vào cuối năm 2006, mức được xem là trong phạm vi có thể kiểm soát được.

    Tăng trưởng tín dụng chậm lại ở mức 32% vào năm 2001 xuống còn 21% vào giữa năm 2006, nhưng tăng nhẹ lên 25% tính đến tháng 11 năm 2006. Tín dụng tăng trưởng chậm năm 2006 chủ yếu do các ngân hàng quốc doanh thận trọng hơn vì các ngân hàng này phải tuân thủ những chuẩn mực thận trọng hơn.

    Ngược lại, vốn cho vay từ các ngân hàng liên doanh tăng gần 40%. Tăng trưởng của lượng tiền cơ sở vào năm 2006 hầu như chỉ do dòng vốn đầu tư từ nước ngoài chưa qua kiểm soát của Ngân hàng Nhà nước.

    Về chính sách, một quy chế mới ban hành là tất cả các ngân hàng liên doanh, cổ phần và ngân hàng nước ngoài cần phải có vốn điều lệ tối thiểu 1.000 tỷ đồng vào năm 2008 và 3.000 tỷ đồng năm 2010.Đối với các ngân hàng thương mại quốc doanh, quy định về vốn điều lệ tối thiểu là 3.000 tỷ đồng vào năm 2008.

    Sau gần 15 tháng kể từ khi Thủ tướng Chính phủ ra quyết định cổ phần hoá Ngân hàng Ngoại thương và Ngân hàng Phát triển nhà ở ĐBSCL, hai ngân hàng này đã thuê được đơn vị tư vấn cổ phần.
    http://www.vneconomy.vn/?home=detail&page=category&cat_name=07&id=35d127972bb0c0





    Được neverdown sửa chữa / chuyển vào 17:35 ngày 07/04/2007
  2. nvthanh0

    nvthanh0 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/06/2006
    Đã được thích:
    0
    Thị trường chứng khoán: Cơ hội thứ hai?

    Những ngày vừa qua, giá cổ phiếu đã rớt khá mạnh. Trong khi nhiều nhà đầu tư nhỏ lẻ "không chịu nổi nhiệt" bán tháo để giảm lỗ, thì lại có nhiều nhận định cho rằng cổ phiếu "bluechips" đã rớt tới mức giá mua rất hợp lý, và đây là "cơ hội thứ hai" của "thời kỳ bùng nổ"?


    Thử nhìn lại những tháng cuối cùng của năm 2006, VN-Index đã tăng ngoạn mục chỉ trong vòng 6 tuần (từ 530,81 điểm ngày 13/11 lên 809,96 điểm ngày 21/12). Nhiều nhận định cho rằng, thị trường đã tăng quá nóng và rất nhiều nhà đầu tư lo ngại, đã bán ra hầu hết những cổ phiếu mình có. VN-Index lập tức sụt giảm xuống 741,27 điểm vào ngày đầu tiên của năm 2007.

    Nhưng cũng thời gian đó, nhiều người đã cảm nhận được đó là một thời điểm quan trọng, họ đã dốc túi ra mua đến đồng tiền cuối cùng. Những gì diễn ra trong 3 tháng qua đã làm chúng ta kinh ngạc: VN-Index gia tăng quá ngoạn mục, từ 741 điểm lên 1.174 điểm ngày 13/3 (tăng hơn 58%). Những người biết chớp "cơ hội thứ nhất" đã nhận được một khoản lời ấn tượng.

    Gần đây, giá cổ phiếu lại rớt mạnh. Có ý kiến cho rằng, đó là "cơ hội thứ hai" không nên bỏ qua. Cũng có người cho rằng, hãy chờ cho VN-Index rớt thêm chút nữa.

    Lại thử nhìn mấy thông số: Hiện đa số các cổ phiếu đã có giá thấp hơn giá mua trung bình của các nhà đầu tư nước ngoài trong 2 tháng 2-3. Có nghĩa là nhà đầu tư nước ngoài đã ở vị thế không có lãi khi bán ra. Để đảm bảo không bị thua lỗ, nhóm nhà đầu tư này sẽ "ra tay" để kéo giá lên.

    Trong 2 tuần gần đây, nhóm này đã mua nhiều hơn bán và chuyện kéo giá lên là trong khả năng của họ. Lượng cung giá thấp tích luỹ tại mức VN-Index giảm dần. Nếu VN-Index thu hẹp dần biên độ cùng với lượng giao dịch giảm thì đó chính là thời điểm khởi đầu chuẩn bị cho chu kỳ tăng giá mới.

    VN-Index đã bắt đầu phục hồi trở lại. Dự đoán vẫn chỉ là dự đoán, nhưng đã có cơ sở để tin vào một "cơ hội thứ hai" đang lộ diện cho những người đã và đang kịp nhanh tay?
    http://www5.dantri.com.vn/kinhdoanh/2007/4/173920.vip
  3. nuihnvn77

    nuihnvn77 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2007
    Đã được thích:
    0
    TRONG KHI THỊ TRƯỜNG CO SỰ ĐIỀU CHỈ NHƯNG VỚI LÝ DO GÌ MÀ KHÔNG BỊ BIẾT ĐỘNG MẤY??? ĐÓ LÀ CÂU TRẢ LỜI XÁC THỰC NHẤT CHO THẤY MỨC ĐỘ PHÁT TRIỂN CỦA TCT VÀ KỲ VỌNG CỦA NHỮNG NHÀ ĐÀU TƯ

    (với sự có mặt của cổ đông TẬP ĐOÀN BẢO VIỆT thì các nhà đầu tư thật sự yên tâm gửi gắm)

  4. nuihnvn77

    nuihnvn77 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2007
    Đã được thích:
    0
    [Thị trường chứng khoán và cầu thủ ngôi sao



    Trần Ngọc Thơ - Hồ Quốc Tuấn



    Như ngôi sao đang lên

    Xin hãy bắt đầu bằng một ví dụ: trong một trận đá bóng, trong đội HAGL có hai cầu thủ tiền đạo mới được đào tạo từ Anh về, một cầu thủ đang lên (ngôi sao) và rất nổi tiếng về tài ghi bàn, và trong nhiều trận đấu gần đây nhất anh ta đều ghi bàn. Một cầu thủ khác chỉ thường thường bậc trung, và trong những trận gần đây phong độ của anh ta khá kém, thường bỏ lỡ nhiều cơ hội ghi bàn.



    Câu hỏi đặt ra: trong các trận đấu sắp tới, và dài hạn hơn trong một vài năm nữa, có khả năng ngôi sao vẫn tiếp tục tỏa sáng hơn là một cầu thủ bình thường?



    Người tin vào ngôi sao đang lên sẽ tiếp tục tỏa sáng, người cho rằng không. Phổ biến trong thực tế là sẽ có khá nhiều người tin rằng ngôi sao vẫn giữ vững phong độ. Điều này càng được thực tế chứng minh khi nhìn vào cách mà các chủ tịch câu lạc bộ tung tiền vô tội vạ để có được sao, như vụ câu lạc bộ (CLB) Real Madrid trả giá đến 80 triệu euro để có cho bằng được Cristiano Ronaldo, cái giá mà chính CLB này cho là cao hơn giá trị thực. Biểu hiện hiện tại của một cầu thủ nổi tiếng hoàn toàn có thể tác động đến kỳ vọng trong tương lai của ban huấn luyện và của bất kỳ ai quan tâm. Nhiều người sẽ kỳ vọng anh ta thi đấu càng ngày càng thành công hơn, và đóng góp nhiều hơn cho đội bóng. Kiểu kỳ vọng đó, cũng có thể đúng cho trường hợp thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK VN).



    Những bài viết trong nước và quốc tế về TTCK VN trong gần một năm trở lại đây xuất hiện nhiều hơn bao giờ hết. TTCK VN đúng quả thật giống như là một ngôi sao đang lên, không khác gì trường hợp siêu sao Ronaldo. Bất chấp nhiều cảnh báo thị trường quá nóng, thậm chí chính các tổ chức cảnh báo đó cũng... đổ tiền vào TTCK VN. Từ chuyên gia cho đến các nhà đầu tư theo phong trào dường như đều thuộc nằm lòng câu trả lời khi được hỏi nhận định về triển vọng của TTCK VN, rằng nóng thì có nóng nhưng vài năm nữa thì lạc quan lắm, rằng sẽ có điều chỉnh nhưng chỉ là điều chỉnh tạm thời, điều chỉnh nhỏ, rồi thì cũng lại lên thôi.



    Kỳ vọng vào ngôi sao - nhìn từ các kết quả nghiên cứu

    Một số nghiên cứu đã được thực hiện cho môn bóng rổ ở Mỹ (một môn thể thao thu hút rất nhiều người Mỹ với một số tiền khổng lồ mỗi năm) cho thấy phong độ của cầu thủ ngôi sao ?okhông có tương quan đáng kể với số liệu quá khứ? và một nghiên cứu còn kết luận rằng tin tưởng vào các ngôi sao chẳng những có thể là sai lầm, mà còn là sai lầm rất đắt giá. Những nghiên cứu về lý thuyết tài chính hành vi (behavioral finance), với những ẩn dụ từ các sao thể thao, sẽ giúp các nhà hoạch định chính sách và nhà đầu tư hiểu rõ hơn về câu chuyện TTCK VN.



    Thứ nhất, ngôi sao càng nổi tiếng, càng xuất hiện một chiến lược đối ứng từ phía đối thủ: các đối thủ sẽ chú ý nhiều đến cầu thủ này hơn, đưa ra chiến lược kèm chặt và vô hiệu hóa ngôi sao. Không thiếu bài báo nước ngoài gần đây có các thông tin ?othâm ý? về TTCK VN. Bất kỳ một thăm dò chính sách nào về TTCK VN thì y như rằng đều nhận được những phản ứng gay gắt từ phía các nhà đầu tư trong lẫn ngoài nước. Khả năng đánh thuế trên cổ phiếu thưởng, kiểm soát vốn ngoại, hay siết chặt các công ty quản lý quỹ nước ngoài liên tục được các cơ quan chức năng cải chính (do bị phản ứng quá mức) là một ví dụ của việc ngôi sao bị vô hiệu hóa.



    Thứ hai, bản thân kỳ vọng của mọi người vào ngôi sao, đặc biệt là những người không có đầy đủ thông tin, sẽ bị lệch lạc, nhiều người sẽ lệch theo hướng phản ứng thái quá trước thông tin tốt (over-reaction) về ngôi sao. Chỉ cần Chính phủ tuyên bố ?ochưa kiểm soát vốn vào lúc này? (chưa chứ đâu phải không kiểm soát vốn vào một thời điểm nào đó?) cũng được xem như là một món quà lớn lì xì cho các nhà đầu tư sau dịp Tết. Giá chứng khoán cứ thế mà tăng vùn vụt bất kể những cảnh báo. Mặt trái của các phản ứng thái quá này là tiếp sau ?ocác phản ứng thái quá tích cực? không chỉ là các điều chỉnh nhỏ mà là những điều chỉnh mạnh để trở lại trạng thái cân bằng (và thậm chí vượt qua cả trạng thái cân bằng, đây là ?ophản ứng thái quá tiêu cực? đối nghịch lại ?ophản ứng thái quá tích cực?) trước khi có thông tin đó, có thể dẫn đến ?osụp đổ? thị trường, nhiều cổ phiếu tốt vẫn bị định giá rất thấp theo số phận chung của thị trường. Điều này lý giải vì sao trước đây, trong giai đoạn sụp đổ của các thị trường, đã từng xuất hiện nhiều quỹ đầu cơ giàu bất ngờ do mua được những cổ phiếu bị đẩy giá xuống mức rẻ mạt.



    Thứ ba, trong khi ai cũng đặt kỳ vọng vào ngôi sao chứng khoán VN mà lại có ai đó đứng ra cảnh báo này nọ thì thị trường sẽ bán tín bán nghi, và họ đương nhiên vẫn tiếp tục đặt kỳ vọng vào ngôi sao mà mình hâm mộ dù là với tâm trạng bất an. Che giấu thông tin xấu, khuếch đại quá mức thông tin tốt trên TTCK có thể dẫn đến sụp đổ thị trường là điều mà chúng ta cần phải lưu ý.



    Thứ tư, thông tin lịch sử TTCK VN càng khiến nhiều người vững tin là cho dù có giai đoạn giảm giá, nhưng cuối cùng thì thị trường vẫn đi lên, nhiều người vẫn cứ tiếp tục giàu lên từ chứng khoán. Điều này liên quan đến một hiện tượng khác trong tài chính hành vi: những tiêu biểu về thành công trên thị trường thường chỉ là những ?ođộc cô cầu bại?, vì ít ai thua cuộc mà lại dám công khai là đã thua. Các phương tiện truyền thông đưa tin thì hầu như đa số là người thắng.



    Những gợi ý chính sách

    Những nghiên cứu về lý thuyết hành vi tài chính cho thấy nếu có thể quản trị tốt những nguồn gốc dẫn đến thất bại thảm hại khi đặt niềm tin vào các ngôi sao thì TTCK VN có thể là một ngôi sao sáng lâu dài, chứ không phải một phút huy hoàng rồi chợt tắt. Vai trò của cơ quan quản lý thị trường, các công ty niêm yết, lẫn nhà đầu tư có tầm quan trọng đặc biệt để ngôi sao chứng khoán VN liên tục tỏa sáng.



    Cơ quan quản lý thị trường cần duy trì một thị trường đủ hấp dẫn để nhà đầu tư nước ngoài không bỏ đi, bao gồm minh bạch thông tin, nâng cấp chất lượng thông tin, chất lượng kỹ thuật (hệ thống bị hỏng hóc hoài thì nhà đầu tư sớm muộn sẽ bỏ đi), và số lượng cũng như chất lượng hàng hóa trên thị trường. UBCKNN và Bộ Tài chính nên luôn sẵn sàng tuyên bố về một khả năng để ngỏ : sẽ liên tục tung ra những ngôi sao thiện chiến (như cổ phiếu của Vietcombank chẳng hạn) nhằm phân tán sự tập trung quá mức của đối thủ vào một vài ngôi sao nào đó.



    Muốn là một ngôi sao sáng liên tục thì các công ty niêm yết cần không ngừng đổi mới và đẩy mạnh hiệu quả hoạt động để duy trì niềm tin ở nhà đầu tư chứ không thể tìm mọi cách huy động vốn để rồi đầu tư trở lại TTCK. Trung Quốc đã nhận thức được hậu quả có thể có của tình trạng này và đã cấm các công ty phát hành cổ phiếu để đầu tư tài chính trở lại.



    Điều tối kỵ là can thiệp hành chính vào hành vi hay tâm lý của người khác, anh không thể cấm fan hâm mộ cuồng nhiệt vào sân vận động chỉ vì họ hò hét quá mức hay thậm chí chạy xuống sân để hôn ngôi sao. Phàm điều gì liên quan đến hành vi thuộc về tâm lý của nhà đầu tư (lạc quan hay bi quan thái quá) thì không nằm trong điều chỉnh của luật chứng khoán. Giải pháp tốt nhất trong trường hợp này là các nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư cá nhân, cần phải cập nhật kiến thức và kỹ năng đầu tư, phải hiểu rõ tại sao mình hành động như vậy, thị trường đang vận hành thế nào, có những rủi ro gì, chứ không hành động vì tin đồn hay theo số đông. Có một nguyên tắc mà nhiều nhà môi giới trên các thị trường lớn thường nói ?onếu bạn không hiểu rõ thị trường đang làm gì, tốt hơn là bạn rời khỏi thị trường?. Điều này tưởng là vô bổ, nhưng thực tế là có những nhà đầu tư tại VN không hiểu rõ về những nguyên tắc căn bản về vận hành thị trường, và về những phương pháp phân tích căn bản nhất, trong khi công tác phổ biến thông tin về chứng khoán hiện có vẻ quá tải đối với cơ quan quản lý thị trường.



    Những nghiên cứu về lý thuyết hành vi tài chính cho thấy nếu có thể quản trị tốt những nguồn gốc dẫn đến thất bại thảm hại khi đặt niềm tin vào các ngôi sao thì TTCK VN có thể là một ngôi sao sáng lâu dài, chứ không phải một phút huy hoàng rồi chợt tắt.


  5. transonvn77

    transonvn77 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2007
    Đã được thích:
    0
    http://vneconomy.vn/?home=detail&page=category&cat_name=07&id=35d127972bb0c0
  6. havietcorp

    havietcorp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Nhà đầu tư nước ngoài mua vào gấp 10 lần bán ra

    Phiên giao dịch cuối tuần (ngày 6.4) tiếp tục diễn ra trong tình trạng các nhà đầu tư (NĐT) mua bán cầm chừng. Chỉ số VN-Index giảm thêm 15,06 điểm, còn 1033,92 điểm.

    Tổng khối lượng giao dịch khớp lệnh tại Trung tâm giao dịch chứng khoán (TTGDCK) TP.HCM chỉ đạt 5 triệu chứng khoán (cổ phiếu và chứng chỉ quỹ) với giá trị 530,9 tỉ đồng (giảm 7,01% so với phiên trước đó). Tổng khối lượng đặt bán CK trong ngày vẫn nhiều hơn khối lượng đặt mua.

    Riêng các nhà đầu tư nước ngoài (NĐTNN) tiếp tục mua vào nhiều hơn bán ra. Cụ thể NĐTNN mua vào 57 CK các loại với tổng khối lượng 597.710 CK, tương đương giá trị 68 tỉ đồng. Các loại CK được mua nhiều nhất là cổ phiếu (CP) RAL (100.000 CP), VIP (100.000 CP), GMD (75.310 CP), PPC (63.700 CP), PRUBF1 (33.800 CP) và SAM (29.780 CP). Có 11 mã CK được NĐTNN bán ra với tổng khối lượng 31.040 CK, đạt tổng giá trị 6,7 tỉ đồng. Các CK được bán nhiều nhất là PVD (8.000 CP), FPT (5.190 CP), SSC (5.000 CP), CLC (4.300 CP) và DCT (4.100 CP). Ngoài ra, NĐTNN còn thỏa thuận mua vào 45.000 CP TAC và hai loại trái phiếu chính phủ.

    Ngược lại, chỉ số Hastc-Index tại TTGDCK Hà Nội lại tăng lên 5,66 điểm và đạt 398,68 điểm. Khối lượng giao dịch hơn 1,68 triệu CP với tổng giá trị 185,4 tỉ đồng (tăng 22,11% so với phiên trước). Các NĐTNN mua vào 11 loại CP với tổng khối lượng 318.000 CP (nhiều nhất là BCC, BTS, BVS, BMI, VNR) và chỉ bán ra 100 cổ phiếu PAN.
  7. havietcorp

    havietcorp Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Thông tin ?" Vàng hay cát?

    TP - Những dạng thông tin theo kiểu ?otôi nghe?, ?otôi thấy? trong thời đại thông tin ngày nay nhiều không kể hết. Bạn sẽ hy vọng những thông tin đó được rò rỉ ra từ một số yếu nhân nào đó? Bạn quyết định đầu tư ?

    Nhà đầu tư lúc nào cũng phải tìm hiểu kỹ mọi thông tin
    Hẳn bạn phải là người rất ưa mạo hiểm. Mạo hiểm có thể khiến bạn giàu. Nhưng nếu mạo hiểm không dựa trên một cơ sở nào vững chắc ngoài những thông tin theo kiểu ?otôi nghe?, ?otôi thấy? thì trong phần lớn các trường hợp, những đồng tiền sẽ nói lời tạm biệt với bạn để tìm đến những người chủ biết quan tâm chúng nhiều hơn.

    Đặc biệt ở thị TTCK mới và đang có sức phát triển mạnh mẽ như nước ta, những thông tin được tung ra nhằm đánh bóng hay ?olàm giá? một số loại cổ phiếu nào đó là vô cùng phổ biến.

    Nhan nhản trên thị trường phi tập trung OTC những topic theo kiểu: ?oBao giờ cổ phiếu X đạt đến mức 2xx? hay ?oĐừng bỏ lỡ cơ hội làm giàu với cổ phiếu Y? hay ?othông tin mật từ Ban quản trị Cty Z ?" giá cổ phiếu Z sẽ tăng nhanh?. Những thông tin đó chẳng ai có khả năng kiểm định.

    Và kể cả trong trường hợp giả định thông tin đó là đúng thì nó cũng chẳng phải là thông tin ?orò rỉ? nữa bởi bạn biết đồng nghĩa với việc nhiều người khác cũng thấy, cũng biết.

    Nếu tham khảo những tài liệu liên quan đến lời khuyên của những nhà đầu tư hàng đầu thế giới dành cho những người mới chập chững tham gia vào thị trường chứng khoán, bạn sẽ thấy họ luôn khuyên mọi người đầu tư vào kiến thức trước khi đầu tư vào thị trường.

    Những cây đại thụ như Warrent Buffet, George Soros luôn luôn nhấn mạnh đến mọi người sự quan trọng của việc nâng cao kiến thức của nhà đầu tư. Hãy làm giàu bộ óc trước khi nghĩ đến việc lấp đầy túi tiền của mình.

    Tuy nhiên, trong thực tế cho thấy không thiếu người với cái đầu rỗng tuyếch nhưng rủng rỉnh tiền đầu tư từ cổ phiếu. Nhưng điều khác biệt giữa những nhà đầu tư này và những nhà đầu tư tầm cỡ là gì?

    Câu trả lời có lẽ từ? Henry Ford. Khi được phỏng vấn và gặp một câu hỏi khá hóc búa: ?oNếu tài sản của ông bị mất đi 1 tỷ USD ông sẽ ra sao??. Vào thời điểm được phỏng vấn, tài sản của Henry Ford chỉ đứng ở mức 1 tỷ USD và nếu mất số tiền đó nghĩa là ông sẽ phá sản.

    Tuy nhiên trái với suy đoán của người phỏng vấn, Henry Ford trả lời: ?oTôi sẽ kiếm lại 1 tỷ USD trong vòng 1 năm?. Một tay chơi chứng khoán theo kiểu đánh bạc có thể trở thành tỷ phú. Nhưng nếu thua cuộc, anh ta sẽ chẳng biết bao lâu mình mới có thể gượng lại được.

    Và nếu vận may không mỉm cười một lần nữa thì anh ta sẽ ở trong tình trạng phá sản vĩnh viễn. Những nhà đầu tư thực thụ thì khác. Họ luôn biết rủi ro song hành cùng lợi nhuận. Họ biết chấp nhận rủi ro, biết chịu đựng thất bại và cũng biết vươn lên từ thất bại và lấy lại những cái đã mất như thế nào.

    Những người có kiến thức trong thị trường chứng khoán sẽ biết cách sàng lọc thông tin giữa một đại dương thông tin thật giả lẫn lộn. Việc chăm chăm tìm kiếm thông tin rò rỉ không nâng cao trình độ của nhà đầu tư. Nó không khiến nhà đầu tư trưởng thành và khôn ngoan hơn.

    Cũng giống như một bãi vàng, thông tin là vàng nhưng nếu không có một bộ lọc dệt bằng kiến thức, bạn sẽ chẳng thể sàng lọc được vàng mà chỉ có được những đống cát mà thôi.
  8. nichname

    nichname Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Các bác chuẩn bị súng đạn đến đâu rồi ???
    Sáng mai bắt đầu nổ phát súng đầu tiên của chu kỳ up VNI đấy.




    Được nichname sửa chữa / chuyển vào 17:16 ngày 08/04/2007
  9. momentum

    momentum Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    08/04/2007
    Đã được thích:
    7
    Chưa Up được đâu, dân tình còn đang hoang mang lắm. Trừ phi giờ có 1 bác to to một chút đứng lên tivi nói "hết sốt rồi, yên tâm đi" hoặc kết quả kinh doanh quý 1 cực tốt, tây nó thấy đáng đồng tiền bát gạo ôm vào tạo ra sức cầu đủ tốt.

    Các bác cứ tính nhanh nhé, tổng tiền vay NH đổ vào chứng khoán là 18 nghìn tỷ - đủ làm giảm sàn 18 phiên liên tiếp.
  10. vnindex9999

    vnindex9999 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Ngày mai VNI sẽ up ít nhất 20 điểm

Chia sẻ trang này