Thông tin làm nức lòng các nhà đầu tư hôm nay

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi minhha9000, 29/03/2007.

3099 người đang online, trong đó có 230 thành viên. 00:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 25878 lượt đọc và 256 bài trả lời
  1. nvthanh0

    nvthanh0 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/06/2006
    Đã được thích:
    0
    Báo cáo tổng kết hoạt động SXKD năm 2006
    Phần I

    BÁO CÁO TỔNG KẾT
    HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH NĂM 2006

    I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH NĂM 2006
    Thực hiện theo Nghị quyết của Đại hội Cổ đông và Hội đồng Quản trị, trong năm qua tập thể CB.CNV Công ty đã nỗ lực ra sức phấn đấu để thực hiện hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao. Trong quá trình thực hiện các nghị quyết nêu trên, ngoài những điều kiện thuận lợi và khó khăn về mặt khách quan như các năm trước đây, đơn vị còn có một số điều kiện thuận lợi và khó khăn đã ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến công tác quản lý điều hành cụ thể như sau:
    1.1 Những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2006
    1.1.1 Thuận lợi:
    a.Công tác đối ngoạiĐược sự quan tâm của các cơ quan, ban ngành có liên quan trong tỉnh, cũng như sự hỗ trợ nhiệt tình của Công ty CP Du lịch - Thương mại Tây Ninh đã góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho đơn vị trong công tác quản lý điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh.

    b.Nguồn nhân lực
    Cán bộ công nhân viên công ty đa số đều là những người có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nhiệt tình, năng động, sáng tạo và luôn hoàn thành tốt các công tác được giao, cũng như đáp ứng được các chiến lược phát triển của đơn vị trong thời gian tới.

    Ngoài ra, các thành viên Hội đồng Quản trị là những người có trình độ, năng lực và kinh nghiệm trong công tác quản lý điều hành.

    c.Tập quán tín ngưỡng
    Nhân dân ta có nền văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, có những phong tục tập quán, tín ngưỡng từ lâu đã ăn sâu vào lòng của mỗi người. Với truyền thuyết về Linh Sơn Thánh Mẫu và sự linh thiên vốn có, năm qua Khu Di tích Lịch sử Văn hóa Núi Bà Tây Ninh đã đón tiếp được hơn 1,5 triệu lượt khách đến tham quan, vãn cảnh, cầu Bà, lễ phật ? đặc biệt trong dịp diễn ra lễ Hội xuân Núi Bà số lượng này là rất lớn; điều này rất thuận lợi cho việc khai thác và thu hút khách đến tham gia sử dụng các loại hình dịch vụ của đơn vị. ....

    Để xem thông tin chi tiết vui lòng bấm vào đây
    http://www.catour.com.vn/vn/news.php?id=17

    Được nvthanh0 sửa chữa / chuyển vào 10:15 ngày 22/04/2007
  2. nvduc81

    nvduc81 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    17/03/2006
    Đã được thích:
    1
    VN-Index lao dốc, lượng giao dịch sụt giảm mạnh
    Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần (20-4), nhiều mã cổ phiếu được niêm yết tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM giảm giá, trong đó không ít mã thuộc nhóm blue-chips giảm giá mạnh, đã kéo chỉ số VN-Index giảm tới 29,21 điểm (2,9%), dừng lại ở 968,88 điểm. Lượng giao dịch cũng giảm mạnh trong phiên này.

    Với mức trên, VN-Index đang lùi xa hơn ngưỡng 1.000 điểm.

    Toàn thị trường có tới 72 mã cổ phiếu giảm giá, chỉ có 16 mã tăng giá, 18 mã đứng giá. Như vậy, sau 2 phiên nhiều mã cổ phiếu tăng giá thì phiên này đa số các mã đã giảm giá. Màu đỏ lại chiếm áp đảo trên bảng giao dịch.

    VN-Index lùi xa hơn ngưỡng 1.000 điểm.

    Tăng giá nhiều đều là mã cổ phiếu nhỏ, và mức tăng không mạnh. Cụ thể, tăng giá nhiều nhất thị trường là SFI cũng chỉ tăng 3.000 đồng/cổ phiếu, lên mức 173.000 đồng; VTC tăng kịch trần với mức tăng 2.100 đồng/cổ phiếu, lên mức 44.100 đồng; VID cùng tăng 2.000 đồng/cổ phiếu; TCT cũng tăng 2000 đồng/cổ phiếu với nhiều thông tin tốt về tình hình kinh doanh Quý I/2007: Vốn ĐL 15.9 tỷ, doanh thu đạt trên 18 tỷ đồng và đạt lợi nhuận trên 11 tỷ đồng; thêm vào đó là thông tin Đại hội cổ đông diễn ra vào ngày 24/4/2007 sẽ quyết định việc thưởng bằng cổ phiếu với tỷ lệ 1:1. Với diễn biến này giá TCT khả năng vẫn tiếp tục tăng trong thời gian tới, bất chấp thị trường có đi theo chiều hướng nào.
    Nằm trong top 5 mã tăng giá nhiều nhất còn có SDN với mức tăng 1.800 đồng/cổ phiếu (4,76%), lên mức 39.600 đồng.

    Đáng chú ý, những mã giảm giá mạnh đều là mã cổ phiếu thuộc nhóm blue-chips. Với mức giảm tới 25.000 đồng/cổ phiếu (4,95%), "đại gia" FPT trở thành mã giảm giá mạnh nhất thị trường, xuống còn 480.000 đồng/cổ phiếu. Như vậy, trong 2 phiên liên tiếp, "đại gia" này rớt mất 40.000 đồng/cổ phiếu.

    Tiếp đến là BMC với mức giảm 21.000 đồng/cổ phiếu, còn 509.000 đồng, SJS (giảm 11.000 đồng/cổ phiếu, còn 300.00 đồng) sau khi giảm mạnh nhất thị trường trong phiên hôm qua khi rớt 16.000 đồng/cổ phiếu, "đại gia" SAM (giảm 10.000 đồng, tương đương 4,95%, còn mức 192.000 đồng), "đại gia" KDC (giảm 9.000 đồng/cổ phiếu, còn mức 186.000 đồng).

    Hai "đại gia khác" VNM và PVD cũng giảm khá mạnh; trong đó VNM giảm 7.000 đồng/cổ phiếu, xuống mức 172.000 đồng/cổ phiếu, PVD giảm 5.000 đồng/cổ phiếu, còn 220.000 đồng.

    Nếu như hôm qua, lượng giao dịch và giá trị giao dịch tăng mạnh thì phiên này lại giảm mạnh. Tổng khối lượng giao dịch chỉ đạt 4,7 triệu đơn vị (giảm 65%), tương ứng 576,964 tỷ đồng (giảm 43%); trong đó, khối lượng cổ phiếu đạt 4,5 triệu cổ phiếu (53%), tương ứng giá trị giao dịch 570 tỷ đồng (38%).

    Với khối lượng khớp lệnh đạt 613.990 cổ phiếu, STB tiếp tục dẫn đầu thị trương về khối lượng khớp lệnh, tuy nhiên, mã này giảm 6.000 đồng/cổ phiếu (4,08%), còn 141.000 đồng/cổ phiếu.

    REE vươn lên vị trí thứ 2 với 504.260 cổ phiếu khớp lệnh. Mã cổ phiếu này giảm 1.000 đồng/cổ phiếu, còn 229.000 đồng.

    Đứng thứ 3 trong những mã cổ phiếu có nhiều cổ phiếu khớp lệnh nhất là PPC khi đạt 274.550 cổ phiếu. Giống như 2 mã trên, PPC cũng giảm giá nhưng giảm nhẹ hơn, chỉ giảm 500 đồng/cổ phiếu, xuống còn 69.000 đồng.

    Những mã cổ phiếu khác đạt khối lượng khớp lệnh trên 100.000 cổ phiếu chỉ đếm trên đầu ngón tay. Đó là: CII (104.720 cổ phiếu), FPT (135.750 cổ phiếu), ITA (111.840 cổ phiếu), PVD (107.680 cổ phiếu), KHA (100.460 cổ phiếu),
    TCR (127.160 cổ phiếu) và VNM (183.990 cổ phiếu).

    Về 2 quỹ chứng chỉ, 2 quỹ chứng chỉ này đều giảm giá. VFMVF1 giảm 1.100 đồng, xuống còn 34.500 đồng và PRUBF1 giảm 500 đồng, còn mức 13.900 đồng. Tuy nhiên, 2 quỹ chứng chỉ đạt khối lượng khớp lệnh lớn và đều nằm trong top 5 mã chứng khoán đạt khối lượng khớp lệnh lớn nhất thị trường.

    Cụ thể, VFM.VF1 đạt 200.970 chứng chỉ khớp lệnh, đứng thứ 4 toàn thị trường; PRUBF1 đạt ít hơn với 197.710 chứng chỉ khớp lệnh, đứng vị trí thứ 5.

    http://tintuc.sanotc.com/news/Niem_yet/VN-Index_lao_doc_luong_giao_dich_sut_giam_manh_/sanotc.aspx
  3. nvthanh0

    nvthanh0 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/06/2006
    Đã được thích:
    0
    Chứng khoán có đáng lo chăng?
    Bài viết của ông Trịnh Kim Quang, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Chứng khoán ACB.

    Hiện nay, không thể bỏ qua những nỗi lo toan của Nhà nước và nhiều người: thị trường phát triển bất thường, giá cổ phiếu lên quá cao rồi rớt mạnh sẽ làm nhiều người mất những khoản tiền lớn, dòng vốn đầu tư nước ngoài ồ ạt đổ vào rồi sau đó ồ ạt rút ra sẽ dẫn đến khủng hoảng như Thái Lan năm 1997.

    Đó là những nỗi lo chính đáng nhưng cũng cần bình tĩnh phân tích thực tế để xem có thể hóa giải những âu lo đó chăng.

    Giá cổ phiếu hiện nay có quá ?oảo? như nhiều người nhận định chưa?

    Ta tạm dùng khái niệm P/E (Price: giá, Earnings: thu nhập của một cổ phiếu) để so sánh. P/E là một chỉ số nói lên mức đầu tư để tạo ra 1 đồng thu nhập, hay nói cách khác nó là nghịch đảo của E/P vốn là tỷ suất sinh lợi trên vốn đầu tư. P/E cao quá sẽ cho hiệu quả đầu tư thấp.

    Hãy so sánh P/E của vài thị trường: ở Mỹ P/E bình quân là 12, ở Singapore P/E là 20. Mỹ có tốc độ tăng trưởng GDP từ 0 đến 1,5%, Singapore tăng trưởng GDP là 4%. Vậy ở Việt Nam tăng trưởng GDP là 8,5 thì P/E có thể chấp nhận là bao nhiêu?

    Một điều chắc chắn, nếu P/E ở Việt Nam cao hơn Mỹ và Singapore thì cũng hoàn toàn hợp lý. Nếu kết hợp yếu tố hoàn cảnh thuận lợi và khả năng tăng trưởng nhanh hơn trong những năm tới của nền kinh tế Việt Nam, các nhà đầu tư nước ngoài dày dạn kinh nghiệm cho rằng có thể chấp nhận P/E trung bình ở mức 35 đến 40 lần.

    Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện tại có nhiều cổ phiếu giá cao, nhưng thật ra chưa cao đến mức ảo như nhiều người nghĩ, có khá nhiều doanh nghiệp mà tiềm năng phát triển của nó cho phép nó xứng đáng với giá cao như vậy. Còn lại số khác thì giá cao là do ?oăn theo? thị trường.

    Trong những ngày qua, do sự cảnh báo của Chính phủ và các phương tiện truyền thông, thị trường đã tự điều chỉnh, trên hai sàn giao dịch đã xuất hiện một số cổ phiếu lên giá trong khi một số cổ phiếu xuống giá chứ không phải tất cả cùng lên và tất cả cùng xuống như trước đây nữa, đây là hiện tượng đáng mừng, và sự điều chỉnh này chắc chắn sẽ làm nhiều nhà đầu tư trong nước tỉnh táo hơn trong tương lai.

    Liệu có cần thêm một sự can thiệp mạnh hơn từ phía Chính phủ? Tôi nghĩ là không.

    Nỗi lo thị trường phát triển quá nóng tạo ra hiện tượng giá bong bóng và cuối cùng bong bóng bể

    Do sức hấp dẫn của nền kinh tế Việt Nam trong giai đoạn cất cánh, đầu tư vào các doanh nghiệp mang lại hiệu quả cao, và đến lượt nó, giá cổ phiếu tăng nhanh chóng lại tiếp tục thu hút ngày càng nhiều nhà đầu tư mới cả trong và ngoài nước. Khi nhu cầu đầu tư tăng lên đột ngột thì giá tăng là điều tất yếu.

    Để giải quyết tình trạng này, Chính phủ cần đóng vai trò hướng dẫn và điều tiết thị trường bằng các biện pháp kinh tế. Khi thị trường mất cân đối cung cầu (cầu lớn hơn cung) như hiện tại, đã xuất hiện một xu hướng tiêu cực là tìm cách giảm cầu thay vì tìm cách tăng cung.

    Đối với một thị trường đang trong giai đoạn chớm phát triển như hiện nay, việc tác động giảm cầu sẽ trực tiếp làm cho thị trường nhỏ lại, nhiều nhà đầu tư bỏ đi và ta sẽ mất rất nhiều công sức để đưa họ trở lại thị trường.

    Để tăng cung ngay cho thị trường, ít nhất ta có hai giải pháp:

    - Cho phép áp dụng hình thức ?obán khống?: đây là hình thức cho phép nhà đầu tư được vay chứng khoán để bán ra, sau đó họ phải mua lại số chứng khoán đã vay để trả nợ. Khi thị trường tăng giá quá nóng, nhiều người đánh giá rằng giá sẽ rớt và họ muốn vay chứng khoán để bán ra trước, khi giá rớt xuống họ sẽ mua lại và kiếm lời.

    Cơ chế bán khống (short sale, chính ra nên dịch là ?obán trước? để tránh ngộ nhận) thật ra khá phổ biến trên các thị trường chứng khoán nước ngoài, nó phát huy tác dụng rất tốt khi thị trường quá nóng bằng cách tăng lượng cung, và sau đó khi thị trường giảm giá nó lại làm tăng lượng cầu (do nhà đầu tư phải mua lại chứng khoán đã bán để trả nợ).

    Ngoài ra để hạn chế tác dụng không mong muốn (tăng thêm lượng cung khi thị trường giảm giá) Ủy ban Chứng khoán có thể quy định: khi giá một cổ phiếu giảm liên tục đến mức 20% thì tạm ngưng cho vay chứng khoán đó cho đến khi giá trở lại bình thường.

    - Một biện pháp rất tích cực và trong tầm tay để tăng cung ngay: đó là bán cổ phiếu mà Nhà nước đang nắm giữ. Do các cổ phiếu này hiện do nhiều doanh nghiệp nhà nước các cấp khác nhau nắm giữ nên nếu muốn bán ra kịp thời phải thực hiện bằng một quyết định của Thủ tướng Chính phủ, giao Bộ Tài chính chủ trì thực hiện. Số tiền bán cổ phiếu sẽ được giữ lại để ổn định thị trường nếu có biến động. Khi giá sụt xuống dưới giá trị ta sẽ dùng vài chục ngàn tỉ này mua vào lại để bình ổn thị trường.

    Kết quả là ta hoàn toàn kiểm soát được thị trường bằng biện pháp kinh tế, hơn nữa giải pháp này sẽ làm tăng thu cho ngân sách vì bán lúc giá cao mà mua lại khi giá thấp.

    Nhiều ý kiến cho rằng các nhà đầu tư nước ngoài vốn lớn nên rất dễ thao túng thị trường, làm giá theo ý họ, nhưng nhìn lại trên thị trường chứng khoán hiện tại, có nhà đầu tư nào lớn hơn nhà đầu tư ?oNhà nước Việt Nam?, vốn nào lớn bằng vốn của cổ đông Nhà nước? Vấn đề là Nhà nước có nhìn thấy vai trò to lớn của mình trên thị trường và tận dụng tối đa vai trò đó để điều khiển thị trường bằng các biện pháp kinh tế hay không.

    Tôi nhớ vào khoảng năm 2002, nhà đầu cơ lớn nhất thế giới Soros chuyển đến Hồng Kông nhiều tỉ đô la và tiến hành hoạt động đầu cơ trên thị trường tiền tệ với mục tiêu kiếm lời hàng tỉ đô la, nhưng chính quyền Hồng Kông khi đó với sự hỗ trợ âm thầm của Chính phủ Trung Quốc đã dùng chính sức mạnh tài chính của mình đối đầu với Soros, kết cuộc sức mạnh tài chính của một quỹ đầu cơ không thể bì kịp với sức mạnh tài chính của nhà nước và Soros đã buộc phải chào thua với khoản lỗ khổng lồ (gần 2 tỉ đô la) và một kinh nghiệm cay đắng không bao giờ quên về chuyện đối đầu với một nhà nước.

    Nỗi lo về việc vốn nước ngoài ồ ạt đổ vào Việt Nam và khi ồ ạt rút ra sẽ tạo khủng hoảng giống như cuộc khủng hoảng châu Á năm 1997 bắt nguồn từ Thái Lan: mọi thứ như có vẻ sẵn sàng lập lại kịch bản của năm 1997, tuy nhiên ta cần tỉnh táo nhìn lại tình hình và cập nhật tình hình:

    - Ta hãy nhìn trên quan điểm của nhà đầu tư nước ngoài: khi nào họ rút vốn và rút vốn vì lý do gì? Rõ ràng họ đầu tư vào Việt Nam là để tìm kiếm lợi nhuận, hầu hết đều muốn đầu tư lâu dài vì nhận định rằng kinh tế Việt Nam sẽ phát triển và phát triển với tốc độ cao. Họ chỉ rút vốn khi cho rằng các doanh nghiệp Việt Nam không còn khả năng tăng trưởng hoặc có chiều hướng giảm sút lợi nhuận, và giá cổ phiếu trên thị trường chỉ toàn là giá ảo, khi đó mục đích đầu tư không còn được đáp ứng.

    Vậy thì vấn đề nằm ở khả năng quản lý vĩ mô của Chính phủ: các doanh nghiệp Việt Nam phải tăng trưởng tốt, thị trường lành mạnh khiến giá cổ phiếu không rơi vào vùng giá ảo. Hiện nay tôi nghĩ rằng những vấn đề này vẫn còn nằm trong tầm kiểm soát của Chính phủ.

    - Sau khủng hoảng năm 1997, các nước trong khu vực nhận thức được một điều là nếu khủng hoảng lại xảy ra thì hầu hết các nước trong khu vực đều bị thiệt hại nặng nề, do đó họ đã quyết định thành lập một quỹ ngoại tệ khẩn cấp đủ lớn để sẵn sàng can thiệp dập tắt ngay từ đầu những cơn khủng hoảng trong tương lai dưới hình thức cho vay ?onóng? cho nước nào xuất hiện khủng hoảng tài chính.

    Có bốn nước rất tích cực đóng góp cho quỹ này là Trung Quốc, Nhật Bản, Singapore và Hàn Quốc, và với nguồn dự trữ ngoại tệ của bốn nước này tôi nghĩ khả năng dập tắt khủng hoảng tài chính ngay từ trong trứng nước là điều rất hiện thực.

    Việt Nam hoàn toàn có thể đàm phán để có thể vay ngoại tệ của quỹ này. Khi có hiện tượng rút vốn ồ ạt, Nhà nước sẽ là người đứng ra mua lại cổ phiếu bằng nguồn vốn vay từ quỹ ngoại tệ khẩn cấp và khi tình hình ổn định lại bán ra để hoàn vốn lại cho quỹ, dĩ nhiên là khi đó các nhà đầu tư nước ngoài lại chuyển ngoại tệ vào để tiếp tục đầu tư. Còn việc để họ đi luôn không quay trở lại thì đó là một lỗi khác mà ta phải trả giá.
    http://www.vneconomy.vn/?home=detail&page=category&cat_name=01&id=741564ad928348
  4. ngovinhhang

    ngovinhhang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2007
    Đã được thích:
    85
    các bác vào đây mà xem họ đánh giá TCT cao chưa kìa http://forum.*********.com.vn/forums/thread/183821.aspx
  5. bmwz8z8z8

    bmwz8z8z8 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Thật sự TCT là một cổ phiếu tốt và cả dự án đầu tư vào hệ thống cáp treo công nghệ châu Âu cũng là một hướng đi hợp lý và sáng suốt của ban lãnh đạo công ty. Với khoản vốn điều lệ 16 tỷ và lãi trong quý I đã đạt khoản lợi nhuận 11 tỷ. Cộng với nhu cầu về dịch vụ của khách du lịch là không hạn chế ( điều này đã được chứng minh trong hoạt động kinh doanh của công ty trong vòng mấy năm gần đây) thì kế hoạch tăng vốn lên 100 tỷ trong đầu năm 2008 không hề xa vời chút nào. Nên nhớ công viên Thống nhất như vậy mà VINCOM còn đầu tư 1000 tỷ vào để nâng cấp hệ thống vui chơi giải trí chắc là sẽ là phát hành để bán cổ phiếu cho được giá
  6. ngovinhhang

    ngovinhhang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/03/2007
    Đã được thích:
    85
    phiên 1 hôm nay cả thị trường chỉ có duy nhất TCT là tang kịch trần thôi lên 94,5 roài hic hic ghê quá ,cổ dông TCT đâu rồi vỗ tay đi chứ
  7. bmwz8z8z8

    bmwz8z8z8 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Thưởng 1:1, sau đó bán 1:1 với giá 50% thị trường (NQ HĐQT) Toàn những việc có lợi cho cổ đông, kiểu giề các bác ngồi đấy chẳng giơ tay đồng ý 100%. Cần gì phải chờ đợi làm giè cho mệt, tranh thủ mai múc thêm đc ít nào thì múc.
  8. nichname

    nichname Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Blue-chips tiếp tục lao dốc, băng có dấu hiệu tan

    Kết thúc phiên giao dịch ngày 24/4, mặc dù khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch đã nhích hơn so với phiên hôm qua, nhưng với một loạt cổ phiếu blue-chips vẫn tiếp tục lao dốc, VN-Index lại mất đi 25,65 điểm (tương đương 2,75%), xuống còn 905,53 điểm.

    Nhà đầu tư vẫn tăng cường đặt lệnh bán ra, nhưng số lệnh mua vào vẫn không được khớp hết, bởi nhiều lệnh mua đưa ra chưa đáp ứng được bằng mức giá của lệnh bán.

    Theo thống kê của Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM, toàn phiên có 78 mã giảm giá, 12 mã đứng giá và chỉ có 19 mã tăng giá. Hầu hết các mã giảm giá đều giảm kịch sàn, trong khi các mã tăng đã ít hơn phiên hôm qua nhưng chưa có nhiều mã vươn lên mức giá kịch trần.

    Đứng đầu trong nhóm giảm giá nhất của phiên là đại gia FPT với mức giảm 22.000đ, rơi xuống kịch sàn với 434.000đ/cp, chỉ có 48.470 cổ phiếu được chuyển nhượng thành công trong phiên. BMC sau khi giảm mạnh nhất phiên hôm qua với 25.000đ, thì đến hôm nay lại mất tiếp 19.000đ, rơi xuống còn 465.000đ/cp. 3 mã tiếp theo đứng trong top 5 mã giảm giá nhất trong phiên đều rơi xuống giá sàn, SJS mất 14.000đ, xuống còn 271.000đ/cp; PVD mất 10.000đ, xuống còn 199.000đ/cp; BMP mất 9.000đ, còn 175.000đ/cp.

    Nhóm cổ phiếu tăng giá mạnh nhất phiên hôm nay có sự góp mặt của một vài cổ phiếu thị giá cao nhưng mức lên điểm cũng rất thấp: SSC lên 3.000đ, đạt mức giá 103.000đ/cp; STB lên 2.000đ, đạt mức giá 138.000đ/cp. TCT là mã cổ phiếu có mức lên điểm cao nhất phiên cũng chỉ là 4.500đ, tăng kịch trần với 99.000đ/cp. Đây là phiên thứ hai liên tiếp TCT đạt mức lên điểm nhiều nhất trên toàn thị trường và là cổ phiếu duy nhất ở trong top 5 đạt mức tăng kịch trần. Sau TCT, HAS cũng tăng 3.000đ, đạt mức 75.000đ/cp; GIL tăng 2.000đ, lên mức 62.000đ/cp.

    Cổ phiếu lớn nhất thị trường PPC hôm nay vẫn tiếp tục mất thêm 3.000đ, giảm kịch sàn với 63.000đ/cp. Hai chứng chỉ quỹ đã có mức tăng giảm trái ngược nhau, trong khi PRUBF1 giảm xuống 100đ, còn 13.700đ/cp, thì VFMVF1 tăng 100đ, lên 32.900đ/cp.

    Với những diễn biến trái chiều của các mã chứng khoán, tuy VN-Index vẫn tiếp tục giảm mạnh, nhưng khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch đã tăng nhẹ trở lại so với phiên giảm sụt hôm qua. Tính chung toàn thị trường, tổng khối lượng chứng khoán khớp lệnh thành công đạt 4,826 triệu đơn vị (tăng 12%), với giá trị giao dịch đạt 480,893 tỉ đồng (tăng 13%); trong đó, khối lượng cổ phiếu đạt 4,603 triệu đơn vị (tăng 25%) và giá trị giao dịch đạt 473,535 tỉ đồng (tăng 14%).

    Các cổ phiếu được nhiều nhà đầu tư quan tâm nhiều nhất là: PPC đạt 859.140 đơn vị chuyển nhượng thành công, STB đạt 458.430 đơn vị, REE đạt 368.220 đơn vị, DHA đạt 261.300 đơn vị. Chứng chỉ quỹ PRUBF1 tuy giảm 100đ nhưng vẫn lọt vào top 5 những mã chứng khoán được khớp lệnh nhiều nhất trong phiên, với 257.100 đơn vị.

    Trên sàn Hà Nội, HaSTC-Index giảm nhẹ 1,93 điểm, rơi về rất gần với mốc 300 điểm với số điểm hiện tại là 319,51 điểm. Khối lượng giao dịch toàn phiên đạt 1,672 triệu đơn vị, với giá trị tương ứng 232,144 tỉ đồng. Nhóm cổ phiếu có thị giá cao vẫn tiếp tục giảm mạnh nhất trong phiên: S99 mất tới 15 điểm, giảm kịch sàn với 135.800đ/cp; VSP giảm 11.000đ, xuống còn 137.300đ/cp; SDA mất 10.500đ, xuống còn 260.300đ/cp; BVS giảm 8.700đ, xuống còn 307.100đ/cp?

    http://www5.dantri.com.vn/kinhdoanh/2007/4/176287.vip
  9. bmwz8z8z8

    bmwz8z8z8 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Thưa với các bác, ĐH kết thúc lúc 19h ngày 24/4/2007. Em vừa có cuộc điện thoại cho anh Bình - Chủ tịch. Nội dung cơ bản như sau:
    + Thông qua phương án chi trả cổ tức năm 2006 là 18%. Giảm 2% so với dự kiến để đảm bảo đủ số vốn thặng dư 34 tỷ dành cho việc phát hành cổ phiếu thưởng 1:1.
    + Thông qua phương án đầu tư dự án cáp treo mới công nghệ Châu Âu, trị giá khoảng 6 triệu USD. Triển khai sớm nhất để đưa vào khia thác đầu năm 2008.
    + Phương án tăng vốn để thực hiện dự án cáp treo mới là theo từng giai đoạn của dự án cần giải ngân. Đảm bảo vốn ĐL cuối năm 2007 là 80 tỷ. Trong đó,
    + Giai đoạn 1 là thưởng cổ phiếu 1:1
    + Giai đoạn 2 là phát hành tăng vốn 1:1 với giá sổ sách hoặc 50% giá thị trường (do HĐQT cân nhắc lựa chọn)
    + Giai đoạn 2 là bán cho nhà đầu tư chiến lược (doa HĐQT cân nhắclựa chọn)
    Cheers
    Cùng nâng cốc đi ACE ơi
  10. vnindex9999

    vnindex9999 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Xin chia sẻ với các bác một số quan điểm nhận định về TCT, hoàn toàn không phải để PR.
    - Tôi đã rất thắc mắc tại sao TCT lại tăng trần liên tục trong mấy phiên vừa rồi trong khi gần như toàn bộ thị trường và BC đi xuống? Sau khi thỉnh giáo và đàm đạo với nhiều tiền bối, tại hạ nhận được một số quan điểm bình luận sau đây, xin được chia sẻ để rộng đường cho anh em thảo luận.
    - Thứ nhất, Không thể phủ nhận thông tin về việc chia thưởng sắp đến gần, nhưng kết quả kinh doanh quá ấn tượng của công ty trong quý 1 năm nay chính là đòn bẩy lớn nhất. Nếu như cả năm 2006 TCT chỉ lời 10 tỷ thì quý một năm nay đã lãi đến 11 tỷ. Dù rằng đây là mùa cao điểm khách tham quan, nhưng thông thường doanh thu quý 4 còn cao hơn cả quý 1. Do đó, việc công ty sẽ đạt mức lợi nhuận 20-30 tỷ là chuyện hoàn toàn trong tầm tay. Nếu vậy, hệ số EPS vào cuối năm nay sẽ vào khoảng 14000-15000. Giả sử công ty không tăng vốn, thì với mức giá hiện tại là 100, PE 2007 chỉ còn khoảng 7-8. Thử hỏi làm gì có một công ty nào hoạt động kinh doanh tốt như vậy mà PE chỉ có 7-8? Theo tôi, cho dù là nhà đầu tư bảo thủ nhất cũng phải đồng ý rằng TCT hoàn toàn xứng đáng được giao dịch ở mức PE 15 tức là ở mức giá 20x. Nếu vậy, cái giá 100 hiện giờ vẫn còn quá rẻ.
    - Thứ hai: công việc kinh doanh của công ty hết sức ổn định. Do tính chất gần như độc quyền trong việc khai thác du lịch ở núi Bà, TCT không có đối thủ cạnh tranh, không chịu sức ép giảm giá và có một lượng khách trung thành mỗi ngày một tăng. Do đó, doanh thu của công ty chỉ có tăng chứ không có giảm. Có thể nói, việc sở hữu cổ phiếu TCT có mức an toàn tương đương sở hữu trái phiếu, mà dòng thu nhập lại không ngừng tăng lên. Tôi thử tìm kiếm đỏ mắt trên thị trường cũng không thấy một công ty nào tốt như vậy. Các công ty nhiệt điện và thủy điện như PPC và VSH dù có mức độ ổn định cao nhưng tiềm năng phát triển bị giới hạn, gần như không thể tăng doanh thu do công suất hạn chế mà chỉ trông chờ vào việc EVN xem xét việc tăng giá điện. Các công ty này được giao dịch ở mức PE trên 20, trong khi TCT tiềm năng như thế, tại sao PE chỉ có 15? Thị trường thật là đã bỏ quên một viên ngọc trong cát mất rồi.
    - Cuối cùng, xin được dự báo một ít về diễn biến giá cổ phiếu này trên hành trình 20x như sau. Hôm nay TCT có mức giá 99. Sáng nay phiên 1 giao dịch chỉ 2300, rất thấp, và cầu áp đáo ở mức 20.000. Tuy nhiên tình hình thay đổi khi phiên 2 và 3 một loạt cổ phiếu này được bán ra. Kết thúc ngày giao dịch dư mua còn khá ít so với ngày hôm trước. Theo dự đoán lượng cầu hôm nay là của các nhà đầu cơ đã gom vào ở mức giá 8x, đến ngày T+3 bán ra để kiếm ít tiền đi nghỉ lễ. Họ có lý khi đồ thị kĩ thuật cho thấy ngưỡng 100 chính là mức kháng cự của TCT trong quá khứ và việc bán ra hôm nay, theo lý thuyết phân tích kỹ thuật, là một quyết định đúng. Ngày may dự báo giá sẽ tiếp tục tăng nhưng sẽ không tăng trần. Cầu sẽ vẫn lớn do thông tin về đại hội cổ đông được công bố, nhưng lượng cung cũng sẽ khá lớn để xoa dịu mức cầu này. Kết thúc ngày giao dịch nhiều khả năng giá sẽ vượt ngưỡng 100. TCT vẫn lên trong khi index tiếp tục rớt xuống dưới 900 điểm. Đây là mức hỗ trợ khá lớn của Index và là một mức cực kì hấp dẫn để các nhà đầu tư kinh nghiệm mua vào. Sau đợt nghỉ lễ, thị trường sẽ rực rỡ một màu xanh hi vọng do đã kết thúc "tháng phòng thủ". Khi index đi lên trở lại là lúc TCT bứt phá. Giá sẽ lên trần vùn vụt trong 3-4 phiên liên tiếp. Mốc 120 sẽ là mức kháng cự mới của TCT do nhiều nhà đầu tư tin rằng giá trị TCT chỉ đến đó. Giá có thể đứng ở mức này trong vài ngày cho đến khi tin tức về TCT chính thức được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng. TCT xác lập một kỉ lục mới bằng việc tiến thẳng đến 150. TCT khó qua được ngưỡng này khi nào HDQT chưa công bố thông ngày cuối cùng để chốt danh sách cổ đông. Theo dự đoán, TCT sẽ đạt đến mức 180-200 trước ngày chốt danh sách.
    Trên đây là một vài nhận định thiển cận, mong các bác đừng cười em nhé.

Chia sẻ trang này