Thông tin làm nức lòng các nhà đầu tư hôm nay

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi minhha9000, 29/03/2007.

4343 người đang online, trong đó có 504 thành viên. 20:00 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
Chủ đề này đã có 25874 lượt đọc và 256 bài trả lời
  1. hungnk1109

    hungnk1109 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Như hin đã phân tích, hiện thị trường đã hội đầy đủ các yếu tố thuận lợi:

    - Thiên thời : mùa đại hội cổ đông, chia thưởng lớn, kết quả kinh doanh tốt, triển vọng tăng trưởng kinh tế cao, chuẩn bị IPO và đưa lên niêm yết nhiều hàng khủng
    - Địa lợi : các trung tâm giao dịch CK Hà Nội và HCM đang ráo riết hợp tác, liên thông với thị trường Mỹ, London, Singapore... về nâng cấp cơ sở hạ tầng, đào tạo nhân lực, trao đổi kinh nghiệm...
    - Nhân hoà : sự tham gia tích cực trở lại của khoai Tây cũ, số lượng đông đảo nhà đầu cơ nội với chất lượng được cải thiện và lượng tiền đổ vào ngày càng nhiều, nhất là những người chuyển từ OTC sang chơi niêm yết do sắp tới OTC sẽ bị siết chặt, sự quan tâm tìm hiểu và chuẩn bị tham gia của nhiều nhà đầu tư nước ngoài mới, trong đó có rất nhiều quỹ khủng long).

    Với tất cả các yếu tố tích cực đó thì không có lý do gì mà thị trường lại không đi lên mạnh mẽ vào tháng 4 này. Chỉ có một kháng trở nhỏ với thị trường thời gian 2 tuần qua khiến thị trường suy giảm cũng như ảnh hưởng tác động đôi chút tới sự phục hồi vào 3 ngày cuối tuần vừa rồi là kỳ họp Quốc hội cuối nhiệm kỳ (kết thúc vào thứ Hai ngày 2/4) và sau đó là phiên họp thường kỳ Chính phủ (Kinh tế không thể tách rời khỏi chính trị, đó là điều chắc tất cả các bác trên này đều hiểu). Nếu thị trường bốc cao ngùn ngụt khiến các vị đại biểu kêu nóng và chất vấn gay gắt thì cũng lắm phiền toái lắm đấy. Nắm bắt được yếu tố nhạy cảm này, 2 tuần qua tụi đại gia lắm tiền nhiều của tranh thủ cơ hội tát nước theo mưa tung tiền vào làm giá, đè giá khiến đàn cừu thi nhau chạy tán loạn (rất đông người mới chơi sau Tết chưa có 1 lần nếm trải cái gọi là "điều chỉnh" của thị trường, cứ tưởng là thị trường sập đến nơi và thi nhau chạy, kể cả lỗ, thật là đáng thương), còn đại gia thì cứ thế gom nhặt hàng ngon đại hạ giá (giá trị giao dịch vẫn lên đến hơn 1000 tỷ mỗi phiên cho thấy việc gom này của đại gia). Thêm vào đó, một số anh Tây mũi lõ ngấp nghé muốn vào thị trường béo bở đầy tiềm năng này thì kêu ca giá đang cao quá, giảm 30% đi là vừa, cốt không muốn làm trâu chậm uống nước đục. Lại được thêm một vài nhà báo với cái tâm không trong sáng lắm a dua hùa theo suốt ngày kêu ra rả là giá cao, "ảo"... khiến nhiều newbies càng hốt hoảng. Tuy nhiên, đại gia và cả nhà quản lý cũng một phen toát mồ hôi hột vì không thể ngờ là cừu lại chạy khủng khiếp thế, quá một tý nữa thôi thì hậu quả thật khôn lường, rất có thể dẫn đến sự sụp đổ (ngay cả các nhà đầu tư kinh nghiệm, từng trải và bản lĩnh cũng bắt đầu hoang mang). Vì thế mà ngay từ đợt khớp lệnh 2 của thứ Tư ngày 28/3, đại gia phải tung tiền vào mua trần một loạt Bluechips để đỡ giá lên, phiên giao dịch kết thúc với những màu xanh hy vọng, khơi nguồn cho cả một màu xanh bát ngát vào ngày thứ Năm 29/3 (lại nóng quá, vì tất cả đều tăng, bất kể tốt xấu, đó là điều nguy hiểm), cho nên thứ Sáu đầu phiên còn để cho hưng phấn, từ đợt 2 người ta đã phải kìm lại ngay để không tăng nóng như thứ Năm, kết thúc phiên các cổ phiếu giảm đà tăng, một số đầu tàu thậm chí mất điểm so với ngày trước đó (REE, VNM...).

    Có một điều dễ nhận thấy là đợt điều chỉnh giảm đã chính thức kết thúc, đó là nguyên nhân vì sao mà nhà đầu tư nước ngoài đã bắt đầu mua vào từ đầu tuần, ngừng bán ra (trừ PPC, VSH và một vài mã để làm giá) và đẩy mạnh mua vào cực nhiều vào phiên cuối tuần (thứ Sáu 30/3). Đợt điều chỉnh giảm vừa qua, cùng với các đại gia , khoai Tây là người đắc lợi hơn cả khi không phải tham gia làm giá mà vẫn được hưởng món lợi béo bở, các hàng ngon giá rẻ từ bầy cừu tháo chạy. Đó là một điều mà các đại gia tuy thắng lớn nhưng nếu có chút lương tâm thì cũng phải thấy áy náy đôi chút vì góp phần làm nghèo đất nước đi một chút (tiền của dân thì không là của nước à? dân có giàu thì nước mới mạnh chứ).

    Dự kiến đầu tuần sau có thể đi ngang hoặc tăng nhẹ, từ giữa tuần sẽ tăng với tốc độ nhanh hơn và ổn định. VNI sẽ lên 1400 điểm ngay trong tháng 4 này. Đó là xu hướng đi lên bắt buộc, chứ không chỉ bởi tác động từ cuộc đấu giá PPC ngày 2/4 tới. Mọi người chú ý, giữ chặt cổ phiếu tốt, không nên "bầy đàn" như thời gian qua nữa. Tốt nhất là chuyển dần sang kết hợp chơi ngắn và trung hạn thì sẽ hiệu quả hơn.
  2. giahuy2006

    giahuy2006 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Chủ tịch Quốc hội yêu cầu không để vỡ thị trường chứng khoán

    Đăng đàn chiều nay, Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh khẳng định, quản lý không tốt, giá chứng khoán suy giảm, nhà đầu tư rút vốn sẽ ảnh hưởng lớn đến kinh tế xã hội. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng đồng tình: "Nếu có biến động bất thường, phải có phương án xử lý, không để xảy ra đổ vỡ".
    Bộ trưởng Vũ Văn Ninh. Ảnh: TT.

    Đại biểu Trần Văn Tấn đặt câu hỏi: "Vấn đề xã hội đang quan tâm là chứng khoán quá nóng. Đề nghị Bộ trưởng cho biết nguyên nhân do đâu, biện pháp gì để quản lý an toàn?"

    Ông Ninh cho hay, thị trường chứng khoán bắt đầu mở từ năm 2.000, kể từ giữa năm 2006 thì thực sự bùng nổ, đến nay, tổng giá trị vốn hóa chiếm 38% GDP. "Chứng khoán phát triển là phù hợp chủ trương của Nhà nước. Có kết quả đó là nhờ chính trị ổn định, tốc độ phát triển kinh tế nhanh, hệ thống luật pháp đồng bộ, trong 5 năm tới mục tiêu tăng trưởng GDP của VN vẫn ở mức cao trên 8%, đặc biệt là việc VN tổ chức thành công APEC và là thành viên WTO", người đứng đầu ngành tài chính khẳng định.

    Đề cập đến những rủi ro khi thị trường phát triển quá nóng, Bộ trưởng Ninh nhấn mạnh "Giá chứng khoán tăng nhanh, liên tục qua nhiều phiên đấu giá, có những cổ phiếu chỉ số giá/lợi nhuận cao tới 40 -50 (mức bình thường khoảng 20 - PV)". Nguyên nhân của tình trạng này là mất cân đối cung cầu, vốn đầu tư chứng khoán lớn có nguồn gốc từ ngân hàng, cá nhân đầu tư ngắn hạn, quỹ nước ngoài rót khoảng 3 tỷ USD". Ông Ninh cũng nêu ra những quan ngại về thị trường OTC hoạt động thiếu công khai minh bạch, thiếu sự quản lý có thể dẫn tới những trường hợp lừa đảo, tự đánh bóng doanh nghiệp để đẩy giá cổ phiếu tăng. Dưới hội trường Phó thủ tướng Nguyễn Sinh Hùng cười tươi, tỏ ra đồng tình với người kế nhiệm.

    Định hướng quản lý trong thời gian tới, Bộ trưởng Tài chính khẳng định, tiếp tục tạo điều kiện cho thị trường phát triển lành mạnh, hiệu quả an toàn nhưng tuyệt đối không để ảnh hưởng đến kinh tế vĩ mô. "Nếu quản lý không tốt, giá chứng khoán giảm nhanh thì nhà đầu tư bị ảnh hưởng, có thể tác động đến kinh tế xã hội. Vấn đề này có tầm quan trọng đặc biệt, bản thân Thủ tướng và Phó thủ tướng đã làm việc với ngành chứng khoán không dưới 10 lần", bộ trưởng chia sẻ.

    Có 4 giải pháp được Bộ trưởng Tài chính đưa ra nhằm chấn chỉnh hoạt động thị trường chứng khoán. Thứ nhất là tăng cung, đưa ra nhiều loại hàng mới, có chất lượng, củng cố cầu bằng cách thu hút nhà đầu tư tham gia, trong đó các tổ chức là nòng cốt. Chính phủ yêu cầu các tổng công ty, các tỉnh thành phố rà soát lại danh sách công ty cổ phần trực thuộc để bán bớt vốn nhà nước và yêu cầu doanh nghiệp "lên sàn". Thứ hai, tổ chức nước ngoài vào kinh doanh ở VN phải mở tài khoản ở ngân hàng để cơ quan quản lý có điều kiện theo dõi luồng vốn vào ra. Hoạt động của thị trường OTC được "siết" bằng cách yêu cầu các công ty đại chúng hoàn thành việc nộp hồ sơ đăng ký trước quý III, phát hành cổ phiếu riêng lẻ phải báo cáo, công bố thông tin sai sẽ bị phạt. Bộ trưởng Tài chính cũng đề cập đến thuế đánh vào thu nhập từ giao dịch chứng khoán như một công cụ góp phần quản lý thị trường.

    Ít câu hỏi, bộ trưởng dài dòng

    Trái với dự đoán của giới báo chí rằng Bộ trưởng Tài chính sẽ bị "quay" nhiều nhất về chứng khoán, ông Ninh chỉ nhận được một chất vấn về chủ đề này trong số 12 câu hỏi.

    Các vấn đề khác tập trung về cơ chế xin cho, quản lý nhà công vụ, thuế, giá đất..., thậm chí một đại biểu còn chúc mừng ông Ninh được giới thiệu bầu đại biểu Quốc hội kỳ tới. Nhiều câu trả lời của Bộ trưởng quá dài dòng khiến Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng 3 lần nhắc "Đề nghị bộ trưởng đi thẳng vào câu hỏi".

    Tuy nhiên, Chủ tịch Nguyễn Phú Trọng cũng tỏ thái độ đồng tình với phần chuẩn bị trả lời bằng văn bản của Bộ trưởng Tài chính là công phu, nghiêm túc, chi tiết, vấn đề thời sự hiện nay là thị trường chứng khoán được trình bày rõ ràng. "Thị trường chứng khoán phát triển là mừng nhưng không chủ quan được vì đây là vấn đề mới. Nếu có biến động bất thường thì phải có phương án xử lý, không để xảy ra đổ vỡ như bộ trưởng nói", Chủ tịch lưu ý.

    Hùng Anh
  3. nvthanh0

    nvthanh0 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/06/2006
    Đã được thích:
    0
    ?oChứng khoán đang tự điều chỉnh?
    7 phiên liên tục giảm, một phiên phục hồi nhẹ và phiên ngày 30/3 lại có dấu hiệu chững lại, thị trường chứng khoán đang khiến nhiều nhà đầu tư lo lắng băn khoăn.

    Dưới đây là nội dung cuộc trao đổi với TS. Lê Xuân Nghĩa, Vụ trưởng Vụ Chiến lược phát triển (Ngân hàng Nhà nước) về những diễn biến gần đây của thị trường.

    VN-Index đang có những dấu hiệu chững lại và giảm, theo ông đây là đợt thị trường điều chỉnh sau một thời gian dài liên tục tăng, hay vì một nguyên nhân nào khác?

    Không có giá cổ phiếu nào chỉ có tăng mà không giảm, đó là quy luật của thị trường. Đầu tư chứng khoán dựa chủ yếu vào lòng tin, vào triển vọng kinh tế. Lòng tin này lan truyền từ người này sang người khác trên cơ sở những khoản lời thu được từ đầu tư và làm cho thị trường nóng lên.

    Tuy nhiên, đến một mức nóng nào đó, sự hoài nghi xuất hiện, cộng với những khoản lãi bắt đầu giảm, khiến cho các nhà đầu tư thận trọng hơn. Họ lựa chọn lại danh mục đầu tư và cấu trúc lại vốn (kể cả bán bớt cổ phiếu này, mua thêm cổ phiếu khác, hoặc chờ đợi để xem xét) một cách kỹ lưỡng, thị trường đang điều chỉnh hành vi của họ. Đó là dấu hiệu tốt và là xu thế chủ đạo.

    Ngoài ra cũng có thể có những nguyên nhân khác như kết thúc năm tài chính, kết thúc phần lớn các thông báo chia cổ tức, chia cổ phiếu thưởng v.v... Thị trường đang tự điều chỉnh, không có can thiệp hành chính nào của các cơ quan quản lý.

    Khối lượng mua vào của nhà đầu tư nước ngoài giảm so với bán ra, liệu có phải họ lo ngại về tính ?obong bóng? của thị trường chứng khoán, hay chỉ là để cơ cấu lại danh mục đầu tư?

    Chỉ theo dõi một vài phiên không thể xác định được xu hướng. Một số phiên giao dịch các nhà đầu tư nước ngoài bán nhiều hơn mua, cũng có nhiều phiên ngược lại.

    Tuy nhiên, nhìn vào mức độ thay đổi của doanh số mua vào bán ra có thể cho thấy nhà đầu tư nước ngoài vẫn tỏ ra bình tĩnh, tự tín vào định hướng đầu tư của họ. Điều khiến họ lo ngại là những can thiệp hành chính, bất thường của các cơ quan quản lý khiến cho thị trường trở nên không minh bạch, khó dự đoán. Còn những điều chỉnh tăng, giảm của thị trường đối với họ là chuyện đương nhiên của đầu tư rủi ro.

    Ở Việt Nam nhà đầu tư nước ngoài trong nhiều trường hợp bị giới hạn bởi tỷ lệ nắm giữ cổ phiếu của các doanh nghiệp nội địa khiến cho việc điều chỉnh cơ cấu vốn và danh mục đầu tư diễn ra khá thường xuyên.

    Nhìn chung các nhà đầu tư nước ngoài đang trong tâm trạng tốt. Đó cũng là thành công của thị trường chứng khoán cho đến nay.

    Theo ông vấn đề đáng quan tâm nhất hiện nay của thị trường chứng khoán Việt Nam là gì?

    Có hai vấn đề khiến tôi và nhiều người lo ngại, một là triết lý quản lý thị trường chứng khoán và hai là triết lý kinh doanh chứng khoán, nhất là trong giai đoạn thị trường phát triển nóng.

    Kinh nghiệm của các nước cho thấy, quản lý thị trường chứng khoán chủ yếu là tạo ra sự minh bạch, công khai thông tin và kỷ luật thị trường nghiêm ngặt. Đồng thời phải tuyên truyền, giáo dục cộng đồng những kiến thức tối thiểu để đầu tư chứng khoán. Những can thiệp hành chính (nếu có, rất hạn chế) phải công bố ngay từ đầu một cách công khai khi thị trường chưa nóng lên và tối kỵ áp dụng vào lúc thị trường đã nóng, sẽ dẫn đến sụp đổ.
    Ngay cả khi không có can thiệp của hành chính, thị trường chứng khoán cũng có thể sụp đổ, điều này đã diễn ra ở rất nhiều nước, thậm chí một nước nhiều lần. Hậu quả của sự sụp đổ này không lớn, các nhà đầu tư biết điều đó và họ sẽ tự chịu trách nhiệm về quyết định đầu tư của mình. Lòng tin của họ không mất đi, họ sẽ quay lại thị trường khi có cơ hội phục hồi.

    Trái lại nếu thị trường sụp đổ do có can thiệp hành chính, các nhà đầu tư mất lòng tin về sự minh bạch của thị trường, họ sẽ ra đi và không quay lại cả khi có cơ hội phục hồi, thậm chí phải đợi đến một thế hệ các nhà đầu tư khác, chưa từng bị ?osập bẫy? ám ảnh. Hậu quả của sự sụp đổ kiểu này là vô cùng tai hại, có thể kéo theo cả sụt giảm mạnh đầu tư trực tiếp và suy thoái kinh tế.

    Đây là điều mà các nhà đầu tư Việt Nam và nhà quản lý cần phải lưu ý.

    Ông dự đoán thế nào về thời điểm phục hồi và tăng trưởng trở lại của thị trường chứng khoán Việt Nam?

    Khả năng chịu nóng của thị trường chứng khoán phụ thuộc rất lớn vào tiềm năng phát triển của một quốc gia và lòng tin của các nhà đầu tư vào nó. Khả năng này ở mỗi nước rất khác nhau.

    Tôi cho rằng tiềm lực của thị trường chứng khoán Việt Nam có thể so sánh với Đài Loan trước đây là một trong những thị trường chứng khoán có khả năng chịu nóng cao nhất châu Á. Có nghĩa là một thị trường chứng khoán có tiềm năng phát triển nhanh. Chỉ số chứng khoán Đài Loan có lúc lên tới 10.000 điểm và hiện tại trên dưới 8.000 điểm (với mệnh giá tương đồng). Thị trường này cũng đã hai lần sụp đổ, nhưng lại phục hồi nhanh và ngày càng ổn định.

    Tất nhiên, ngày nay trong điều kiện tự do hoá tài chính, thị trường chứng khoán Việt Nam khó có thể đạt được tốc độ tăng trưởng cao như vậy, nhưng tôi tin rằng Việt Nam sẽ là một trong những thị trường sôi động nhất châu Á.

    Trong vài tuần qua, thị trường chứng khoán biến động và có xu hướng giảm khá nhanh (khoảng 15%), xu thế có thể còn tiếp diễn một thời gian, nhưng chắc chắn thị trường sẽ phục hồi và tăng trưởng trở lại.

    Ông nghĩ sao về luồng vốn ngân hàng đang tiếp tục chảy vào thị trường chứng khoán?

    Mặc dầu Ngân hàng Nhà nước đã có biện pháp và khuyến cáo các ngân hàng thương mại về vấn đề này, nhưng tình hình cho vay dưới các hình thức khác nhau để kinh doanh chứng khoán vẫn đáng lo ngại.

    Tôi đã trực tiếp trao đổi vấn đề này với một số chủ tịch và các nhà quản lý cấp cao các công ty chứng khoán khu vực và Đông Á, họ đều cho rằng cần phải có biện pháp hữu hiệu hơn để kiểm soát dòng tín dụng ngân hàng đổ vào thị trường chứng khoán. Nếu không, lãi suất sẽ tăng, lợi nhuận thực tế của ngân hàng sẽ giảm và đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ khó tiếp cận vốn ngân hàng hơn, chưa kể đến những rủi ro tài chính khác.




    Được nvthanh0 sửa chữa / chuyển vào 17:36 ngày 01/04/2007
  4. nvthanh0

    nvthanh0 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    07/06/2006
    Đã được thích:
    0
    http://www.dvsc.com.vn/Stock/General.aspx?sym=TCT
  5. heinze

    heinze Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/03/2007
    Đã được thích:
    0
  6. heinze

    heinze Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Choi TCT con chac hon gui tiet kiem. Neu den cuoi nam ma ban thi lai 100%.
  7. hungnk1109

    hungnk1109 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Chơii CK là 1 nghệ thuật :
  8. nvduc81

    nvduc81 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    17/03/2006
    Đã được thích:
    1
    Sẽ có giải pháp thu hẹp tt OTC
    Những vấn đề thời sự của thị trường chứng khoán đã làm ?onóng? phần trả lời chất vấn của Bộ trưởng Tài chính Vũ Văn Ninh. Bộ trưởng khẳng định sẽ có giải pháp thu hẹp thị trường OTC.

    Bộ trưởng cho biết: Hiện nay đã có chủ trương tái cấu trúc lại thị trường chứng khoán, theo đó sẽ phát triển thị trường có tổ chức và có giải pháp thu hẹp thị trường tự do (OTC).

    Tới đây, Trung tâm giao dịch chứng khoán TP HCM và Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội sẽ chuyển sang mô hình doanh nghiệp...

    Hiện chúng ta đã cổ phần hoá khoảng 3.550 doanh nghiệp Nhà nước, cộng với các Cty cổ phần ngoài quốc doanh thì con số cao hơn nhiều. Nhưng số các Cty niêm yết trên sàn chứng khoán mới có 193.

    Vì vậy, giao dịch cổ phiếu OTC khá lớn, nếu không được quản lý tốt nó sẽ tác động đến thị trường chính thức, như những hiện tượng lừa đảo, hoặc tự đánh bóng doanh nghiệp của mình để nâng giá trị của cổ phiếu...

    Để quản lý và thu hẹp thị trường tự do, sẽ hoàn thành việc đăng ký quản lý Cty đại chúng theo quy định của Luật Chứng khoán vào quý 3 năm 2007...

    Cân đối cung cầu

    Thị trường chứng khoán tự do hiện nay thiếu tính công khai minh bạch, nhất là thiếu sự quản lý cần thiết của Nhà nước, đặc biệt, đối với các cổ phiếu của ngân hàng thương mại cổ phần, Cty chứng khoán, của Cty bảo hiểm, và của các doanh nghiệp cổ phần hóa chưa niêm yết.

    Một vấn đề quan trọng là TTCK hiện nay đang mất cân đối về cung cầu. Chúng tôi có hai giải pháp, thứ nhất đẩy nhanh việc thực hiện cổ phần hoá các doanh nghiệp theo kế hoạch Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt, theo đó từ nay đến năm 2010 cổ phần hoá 71 tổng Cty và các tập đoàn lớn.

    Chúng tôi đã đề xuất rà soát lại các DNNN đã cổ phần hoá để bán tiếp phần vốn của Nhà nước tại các doanh nghiệp này và yêu cầu tất cả các doanh nghiệp này phải ra niêm yết trên thị trường chứng khoán.

    Giám sát các luồng vốn nước ngoài

    Hiện nay, các nguồn vốn trong và ngoài nước đầu tư vào chứng khoán qua nhiều kênh: Kênh thông qua ngân hàng, gồm cho vay, cầm cố, thế chấp để đầu tư; kênh nhà đầu tư cá nhân trong nước đầu tư ngắn hạn, đầu tư theo phong trào; kênh là nguồn vốn ngoài nước, các quỹ đầu tư và các nhà đầu tư ngoài nước đã đầu tư vào thị trường chứng khoán Việt Nam khoảng 3-4 tỷ đô la, và đang nắm giữ một tỷ lệ cổ phiếu bình quân của thị trường gần 30%.

    Có thể nói rằng, chúng ta chưa kiểm soát chặt chẽ các nhà đầu tư nước ngoài, nếu các nhà đầu tư này rút vốn nhanh thì rất dễ dẫn đến việc giá chứng khoán giảm nhanh chóng.

    Nếu quản lý không tốt mà giá giảm nhanh thì các nhà đầu tư sẽ bị ảnh hưởng, trong đó các nhà đầu tư cá nhân, đầu tư nhỏ lẻ theo phong trào dễ bị tổn thương nhất, thậm chí có thể ảnh hưởng đến nền kinh tế và gây nhiều tác động đến xã hội...

    Về giám sát các luồng vốn nước ngoài, chúng tôi đã bàn với Ngân hàng Nhà nước, hai bên sẽ ký kết quy chế sự phối hợp giữa Bộ Tài chính và Ngân hàng trong việc cung cấp thông tin và đưa ra các giải pháp quản lý thị trường.
  9. happy-love

    happy-love Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Chúc mừng sàn niêm yết.
  10. heinze

    heinze Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/03/2007
    Đã được thích:
    0
    T2 up la cai chac roi. TCT se theo xu huong chung cua thi truong. Nay lai duoc khoai Tay de y thi up la cai chac.

Chia sẻ trang này