Thớt đầu năm mới: Ai đã hiểu Mr. Market?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 21/02/2015.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
8045 người đang online, trong đó có 1059 thành viên. 11:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 163038 lượt đọc và 865 bài trả lời
  1. langtudocco

    langtudocco Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    28/02/2005
    Đã được thích:
    452
    Bác Khongquen tư duy logic tốt, nhưng đọc bài bác viết vẫn thấy cái gọi là sự tự mãn bản thân.
    Tôi thấy khách quan vậy, khác hẳn với 1 số người khác.
  2. ptung8x

    ptung8x Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/08/2010
    Đã được thích:
    4.569
    Đánh dấu cái rồi sẽ nói đến nguyên tắc số 1. hì hì, hệ quả của PXS hay của ông bạn kia là không hiểu nguyên tắc 1 mà thôi.
    windflower thích bài này.
  3. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    [​IMG]

    6 năm rưỡi sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, các nền kinh tế mới nổi và phát triển dường như lại bước vào cuộc đua mới.

    Dù bề ngoài chỉ là biện pháp nhằm đối phó với giảm phát và tăng trưởng trì trệ nhưng việc nới lỏng chính sách lại "tình cờ" châm ngòi cho cuộc chiến tiền tệ thế giới, theo nhà kinh tế học Mohamed A. El-Erian, đồng thời Chủ tịch Hội đồng Phát triển Toàn cầu của Tổng thống Barack Obama.

    Hai tháng đầu năm 2015 được xem là đỉnh điểm của cuộc chiến tiền tệ thế giới khi hàng loạt ngân hàng trung ương (NHTW) tuyên bố hạ lãi suất và nới lỏng chính sách tiền tệ.

    [​IMG]
    Những nước đang tham gia làn sóng nới lỏng tiền tệ trên thế giới
    Ngày 1/1, NHTW Uzbekistan khơi mào cuộc chiến tiền tệ năm 2015 với quyết định hạ 100 điểm cơ bản lãi suất xuống 9%.

    Ngay sau đó ngày 2/1, NHTW Romania cũng hạ lãi suất cơ bản xuống thấp kỷ lục ở 2,25% (giảm 50 điểm cơ bản)





    Ngày 15/1, NHTW Thụy Sĩ hạ 50 điểm cơ bản trong lãi suất mục tiêu xuống mức -1,25% trong nỗ lực làm suy yếu đồng franc sau quyết định "gây sốc" bỏ trần tỷ giá euro/franc. (Franc đã tăng 41% so với euro ngay sau khi quyết định được công bố).

    Cùng ngày, NHTW Ai CậpẤn Độ cũng ra quyết định tương tự. Ai Cập đồng loạt hạ lãi suất tiền gửi qua đêm và lãi suất cho vay lần lượt xuống 8,75% và 9,75%. Trong khi đó, Ngân hàng Dự trữ Ấn Độ (RBI) hạ lãi suất cơ bản từ 8% xuống 7,75%. Một điều bất ngờ là chỉ chưa đầy 2 tháng sau, RBI tiếp tục hạ thêm 25 điểm cơ bản trong lãi suất cơ bản xuống còn 7,5% vào ngày 4/3.

    Ngày 16/1, Ngân hàng Dự trữ Trung ương Peru hạ lãi suất cơ bản từ 3,75% xuống 3,5%.

    Đến ngày 21/1, NHTW Canada lại khiến thị trường tài chính bất ngờ với quyết định hạ lãi suất cơ bản xuống còn 0,75%.

    Cùng ngày, NHTW Thổ Nhĩ Kỳ cũng hạ lãi suất cơ bản từ 8,25% xuống 7,75%. Tuy nhiên hơn 1 tháng sau, các nhà hoạch định chính sách nước này lại tiếp tục hạ lãi suất cơ bản xuống 7,5% vào ngày 25/2.

    Một ngày sau đó (22/1), Ngân hàng Trung ương châu Âu tuyên bố triển khai gói nới lỏng định lượng hay chương trình mua trái phiếu (gồm cả trái phiếu chính phủ, trái phiếu có đảm bảo bằng tài sản và bằng đồng euro) với quy mô lên tới 1,1 nghìn tỷ euro.

    Ngày 24/1, Ngân hàng Nhà nước Pakistan hạ lãi suất cơ bản xuống 8,5% (giảm 100 điểm cơ bản so với trước đó).

    Ngày 28/1, Cơ quan quản lý tiền tệ Singapore cho biết sẽ hạ biên độ giao dịch của đồng đôla Singapore, nhằm kéo giảm tốc độ tăng giá của nội tệ so với giỏ tiền tệ mục tiêu.

    Cùng ngày, NHTW Albania quyết định hạ lãi suất cơ bản xuống mức thấp kỷ lục ở 2%.

    Ngày 30/1, NHTW Nga mạnh tay hạ 2 điểm % trong lãi suất cơ bản xuống 15% sau đợt nâng lãi suất khẩn cấp lên 17% hồi tháng 12/2014.

    Sang tháng 2, Ngân hàng Dự trữ Australia hạ lãi suất cơ bản xuống 2,25% (giảm 25 điểm cơ bản so với trước đó) vào ngày 3/2.

    Ngày 4/2, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) tuyên bố hạ tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với khối ngân hàng nhằm thúc đẩy hoạt động cho vay trong hệ thống tài chính. Chưa đầy một tháng sau vào ngày 28/2, PBOC đồng loạt hạ lãi suất tiền gửi cơ bản và lãi suất cho vay lần lượt xuống 2,5% và 5,35%.

    Gây bất ngờ cho thị trường tài chính quốc tế nhất là NHTW Đan Mạch với 4 lần hạ lãi suất liên tiếp chỉ trong 3 tuần. Theo đó, NHTW Đan Mạch quyết định hạ lãi suất vào ngày 19/1, 22/1, 29/1 và ngày 5/2. Hiện tại, lãi suất cơ bản của Đan Mạch đang ở -0,75%.

    Ngày 13/2, NHTW Thụy Điển (Riksbank) hạ lãi suất chủ chốt từ 0% xuống mức thấp kỷ lục -0.1%. Đồng thời, Riksbank cũng phát động chương trình nới lỏng định lượng (QE) với việc mua vào 10 tỷ krona (1,2 tỷ USD) trái phiếu chính phủ để bơm tiền mặt vào nền kinh tế.

    Ngày 17/2, NHTW Indonesia lần lượt hạ lãi suất cơ bản và lãi suất tiền gửi xuống 7,5% và 5,5%.

    Ngày 18/2, NHTW Botswana hạ lãi suất cơ bản từ 7,5% xuống 6,5%.

    Cùng ngày, NHTW Nhật Bản quyết định duy trì cam kết bơm khoảng 80 nghìn tỷ yên (674 tỷ USD) vào nền kinh tế hàng năm thông qua chương trình mua trái phiếu chính phủ và các tài sản rủi ro khác.

    Ngày 23/2, NHTW Israel hạ 0,15 điểm % trong lãi suất cơ bản xuống còn 0,1%.

    Sang tháng 3, NHTW Ba Lan cũng quyết định hạ lãi suất xuống 1,5% vào ngày 4/3.

    Ngày 11/3, NHTW Thái Lan hạ lãi suất cơ bản từ 2% xuống 1,75%. Đến sáng nay ngày 12/3, NHTW Hàn Quốc cũng tuyên bố hạ 0,25 điểm % trong lãi suất cơ bản xuống thấp kỷ lục ở 1,75%.

    Như vậy tính đến ngày 12/3, đã có 24 NHTW trên toàn thế giới tham gia vào làn sóng nới lỏng tiền tệ nhằm ngăn chặn nguy cơ giảm phát và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.

    Nguồn DVO/ Market Watch
  4. iinvestor

    iinvestor Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/03/2012
    Đã được thích:
    4.942
    Anh T dậy sớm quá anh

    Lần này tin tức bay như bươm **** rối tinh rối beng em nắm im chờ qua lloạn lạc để ăn sóng khủng phía sau thôi

    Mà anh, tiền ít nên mập cũng khó đạp sâu phải kg ạ
    tapchoick10TichTa thích bài này.
  5. Zig Ziglar

    Zig Ziglar Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/03/2014
    Đã được thích:
    725
    Có lẽ bác nhầm ... TQ đang là chủ nợ của Mỹ chứ không phải Mỹ là chủ nợ của TQ ... bác có thể tìm kiếm thông tin TQ đang cầm trên 2000 tỷ $ trái phiếu của Chính phủ Mỹ ...
    haitung86 thích bài này.
  6. Danh_la_thang

    Danh_la_thang Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    05/11/2014
    Đã được thích:
    154
    Bác chủ quả là kiến thức sâu và rộng.
  7. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Doanh nghiệp tăng vốn “khủng”, Bộ Tài chính quan ngại
    [​IMG]
    Bộ Tài chính vừa chỉ ra việc nỗ lực tìm kiếm giải pháp bịt những kẽ hở trong quản lý hoạt động phát hành chứng khoán để tăng vốn DN trên TTCK.
    “Loạn” tăng vốn vì quy định… thoáng

    Đánh giá về tính hiệu quả của hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động phát hành chứng khoán để tăng vốn của DN hiện được quy định tại Nghị định 58/2012/NĐ-CP hướng dẫn Luật Chứng khoán, Bộ Tài chính nhìn nhận, các quy định này đang bộc lộ bất cập, nên dẫn đến nhiều DN liên tục thực hiện các đợt chào bán riêng lẻ với khối lượng lớn, làm phát sinh nhiều rủi ro liên quan đến khả năng giám sát, quản trị và ảnh hưởng đến quyền lợi của các cổ đông hiện hữu trong DN.

    “Những rủi ro này xuất phát từ sự thông thoáng trong quy định về chào bán chứng khoán riêng lẻ và khả năng giám sát, tự bảo vệ không cao của các cổ đông”, Bộ Tài chính thẳng thắn nhận xét.

    Những hạn chế cụ thể được Bộ Tài chính chỉ ra gồm: khối lượng phát hành riêng lẻ quá lớn, dẫn đến làm thay đổi cơ cấu kiểm soát DN ngoài sự nhận biết của cổ đông hiện hữu, đồng thời, tăng vốn lớn trong thời gian ngắn làm phát sinh rủi ro đối với DN, cổ đông do trình độ quản lý, quản trị không theo kịp quy mô của DN.

    Việc giám sát số vốn thực góp gặp nhiều khó khăn do không có các quy định về tài khoản phong tỏa đối với chào bán cổ phần riêng lẻ. Việc giám sát sử dụng vốn từ các đợt huy động vốn lớn chưa rõ ràng. Do không có quy định về thời hạn chào bán, dẫn đến các cá nhân trong DN lợi dụng tình hình thị trường để thực hiện chào bán cho các đối tác và người liên quan khi có lợi. Nhiều DN thực hiện hoán đổi nợ thành cổ phần, nhưng việc xác định tính xác thực của các khoản nợ gặp nhiều khó khăn...

    Liên quan đến kẽ hở trong quản lý hoạt động chào bán chứng khoán ra công chúng, theo đánh giá của Bộ Tài chính, thời gian qua đã phát sinh nhiều vấn đề mới như: một số DN liên tục huy động vốn với khối lượng lớn; một số DN lập hồ sơ đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng, nhưng thực chất là chào bán riêng lẻ cho người có liên quan thông qua việc ủy quyền cho HĐQT xử lý số cổ phiếu không được đăng ký mua hết, dẫn đến người mua không bị hạn chế chuyển nhượng và tình trạng công ty bị thâu tóm không công bằng ngoài sự nhận biết của các cổ đông. Hoạt động giám sát việc sử dụng vốn từ các đợt huy động vốn lớn gặp nhiều khó khăn...

    Sẽ siết chặt quản lý hơn

    Để bịt kẽ hở trong quản lý DN phát hành tăng vốn, một loạt giải pháp đã được Bộ Tài chính đề xuất khi sửa đổi Nghị định 58.

    Theo đó, để khắc phục những bất ổn mà hoạt động phát hành riêng lẻ đang bộc lộ, dự thảo sửa đổi Nghị định 58 bổ sung quy định về tài khoản phong tỏa và thời gian thực hiện một đợt chào bán riêng lẻ. Cụ thể: tổ chức phát hành phải mở một tài khoản phong tỏa nhận tiền đặt cọc và tiền mua cổ phiếu chào bán riêng lẻ. Việc chuyển tiền đặt cọc và tiền mua cổ phiếu vào tài khoản phong tỏa phải do cá nhân, tổ chức đăng ký mua cổ phiếu thực hiện. Tổ chức phát hành không được rút tiền từ tài khoản phong tỏa cho đến khi hoàn thành đợt chào bán và báo cáo Ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK)...

    Cũng nhằm tránh DN lạm dụng phát hành riêng lẻ dẫn đến rủi ro cho các cổ đông hiện hữu, ngoài bổ sung quy định tổ chức phát hành phải là công ty đã đăng ký giao dịch hoặc niêm yết chứng khoán, dự thảo sửa đổi Nghị định 58 còn bổ sung quy định: đối với các trường hợp chào bán với khối lượng lớn hơn 25% vốn điều lệ, yêu cầu xác định rõ đối tác được chào bán trong nghị quyết ĐHCĐ và không cho phép ủy quyền cho HĐQT thay đổi các đối tác này. Quy định này áp dụng đối với các trường hợp mua cổ phần không phân phối hết trong các đợt chào bán chứng khoán ra công chúng.

    Đối với trường hợp chào bán để hoán đổi nợ, hoán đổi cổ phần, phần vốn góp tại DN khác, dự thảo sửa đổi Nghị định 58 yêu cầu phải có xác nhận của công ty kiểm toán được chấp thuận có chức năng thẩm định giá, có ý kiến của cơ quan quản lý nhà nước trong trường hợp tổ chức phát hành, chủ nợ, bên hoán đổi là DN hoạt động trong lĩnh vực chuyên ngành...

    Để buộc DN có trách nhiệm cao nhất với đồng vốn huy động từ công chúng, ngoài bổ sung quy định: đối với các DN đã phát hành chứng khoán để huy động vốn, yêu cầu có báo cáo về sử dụng vốn được kiểm toán và báo cáo này cần được giải trình tại ĐHCĐ gần nhất, dự thảo sửa đổi Nghị định 58 còn bổ sung quy định: đối với số cổ phiếu chưa phân phối hết trong thời gian chào bán của đợt chào bán ra công chúng, trường hợp đã được ĐHCĐ ủy quyền, HĐQT được chào bán số cổ phiếu chưa phân phối hết trong thời gian chào bán với điều kiện không thuận lợi hơn so với những điều kiện đã chào bán cho các cổ đông, trừ trường hợp ĐHCĐ có chấp thuận khác hoặc cổ phần được bán qua Sở GDCK.

    Một quy định mới nữa mà Bộ Tài chính dự kiến bổ sung là: tổ chức phát hành phải xác định tiêu chí, danh sách đối tác chiến lược được chào bán, đăng ký tỷ lệ tối thiểu của đợt chào bán. Trường hợp không huy động đủ số tiền theo tỷ lệ này, số tiền trong tài khoản phong tỏa phải được hoàn trả cho NĐT trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc đợt chào bán, để tránh trường hợp tổ chức phát hành lấy lý do đợt chào bán không thành công để hủy đợt chào bán do việc chào bán không được thuận lợi.

    Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày kết thúc đợt chào bán, tổ chức phát hành phải báo cáo UBCK và công bố thông tin về kết quả chào bán kèm theo xác nhận của ngân hàng thương mại nơi mở tài khoản phong toả về số tiền thu được từ đợt chào bán.

    Có ý kiến quan ngại, việc bổ sung các quy định kiểm soát hoạt động phát hành tăng vốn như trên là quá chặt, sẽ gây khó cho hoạt động phát hành tăng vốn của DN. Tuy nhiên, với tư cách là cơ quan chủ trì soạn thảo dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 58, Bộ Tài chính cho rằng, việc bổ sung các quy định mới trên là cần thiết nhằm tăng cường các biện pháp để bảo vệ cổ đông, tránh DN bị thâu tóm mà cổ đông không biết, hoặc việc sử dụng vốn huy động của DN không như mục tiêu ban đầu mà cổ đông không giám sát được. Qua đó góp phần tăng cường quản trị DN, cũng như giám sát của cơ quan quản lý.

    Nguồn Đầu tư chứng khoán
    tapchoick10, todaumanguhaitung86 thích bài này.
  8. haitung86

    haitung86 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/01/2015
    Đã được thích:
    380
    Thế này cả thế giới ngập tiền bác nhỉ
    Người ta có tiền để bơm vào nền kinh tế,kích thích tăng trưởng
    Mình ko có tiền bơm như người ta ,kể ra em cũng thấy buồn thật
    Mà 1 số NH có tiền chẳng biết làm gì,đành dùng vào việc đầu tư chứng khoán như EIB ( suy thoái quá rồi )
  9. todaumangu

    todaumangu Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    15/12/2014
    Đã được thích:
    174
    Tôi bận nên chưa vào trao đổi với bác
    Quyết định sản phẩm có 3 yếu tố cơ bản : 1 là chất lượng,2 là giá thành,3 là chất lượng dịch vụ
    Trong giá thành thì cắt giảm chi phí như bác nói là đúng

    Đối với Prime nhìn bên ngoài bác có cảm giác như vậy,nhưng đi sâu vào bên trong thì lại khác
    Tại sao bác Vinh bỏ CVT thành lập Prime? Trong khi thời điểm đó CVT đang làm ăn tốt
    Tại sao bác Vinh bán 85% Prime? để lại 15% cho ông con trai
    Bán Prime bác Vinh dại? Hay mua Prime người Thái khôn?
    Tại sao chỉ cần giải 1 bài toán đơn giản về cắt giảm chi phí như bác nói thì Prime có lãi lớn?Nó ko đơn thuần như chúng ta nghĩ.Nhưng chắc chắn 1 điều Prime liên quan chặt chẽ đến người mà bác gọi là đại ca đã lọt vào 25 đầu lĩnh kia ( 25 chứ ko phải 22 đâu ).Đó là bác D đương kim BT BXD và sẽ là bí thư HN trong kỳ đại hội năm sau

    Tôi sẽ trao đổi sâu hơn với bác vào lần sau nhé
  10. linhkon

    linhkon Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/05/2014
    Đã được thích:
    4.253
    Có 79 tỷ mà margin 1:3 thì bác và bạn bác là dạng thời cổ và lỗi thời.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này