Thớt đầu năm mới: Ai đã hiểu Mr. Market?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 21/02/2015.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
8461 người đang online, trong đó có 1155 thành viên. 15:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 163050 lượt đọc và 865 bài trả lời
  1. haitung86

    haitung86 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/01/2015
    Đã được thích:
    380
    Em nói thẳng thắn rằng,với sự nhạy bén và có tầm nhìn như bác @khongquen25 mà lúc này còn ôm vài mã thì em ko tin,may ra thì bác chỉ còn ôm SAM
  2. vanphongpham01652358787

    vanphongpham01652358787 Thành viên mới Not Official

    Tham gia ngày:
    25/01/2015
    Đã được thích:
    9
    Kiếm được bát cơm xem ra khó quá.
  3. npvnguyen

    npvnguyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    29/12/2009
    Đã được thích:
    153
    Tỷ giá còn chưa chạm trần điều thì chỉnh làm gì? điều chỉnh cho vui à? Bác này chắc chưa bao giờ theo dõi tỷ giá mà chém kinh vkl

    Bác có biết tại sao tuần rồi tỷ giá lai tăng như vậy và vì sao chỉ trong vòng 2 tuần nữa tỷ giá lại ổn định bình thường không?
  4. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Chiến tranh tiền tệ: 25 nước tham chiến, Trung Quốc có thể phá giá Nhân dân tệ
    (NDH) Chiến tranh tiền tệ đang xảy ra ngày càng gay gắt khi đã có 25 nước tham chiến và sẽ còn có nhiều nước tham chiến hơn. Trong khi đó, nền kinh tế thứ 2 thế giới là Trung Quốc có thể phá giá đồng nội tệ để cạnh tranh trên thị trường.

    Việc Nga vừa mới cắt giảm lãi suất đã khiến số ngân hàng trung ương tham gia xu thế nới lỏng chính sách tiền tệ lên 25 quốc gia. Theo nhiều chuyên gia, con số này còn có thể tăng lên.

    Ngày 13/3, Ngân hàng trung ương Nga (BoR) đã giảm lãi suất 1 điểm phần trăm xuống 14%. Đây đã là lần cắt giảm thứ 2 của BoR kể từ đầu năm. Lần trước, ngân hàng này giảm lãi suất từ 17% xuống 15% vào ngày 30/1/2015.

    Trước đó, ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) ngày 12/3 giảm lãi suất đi 25 điểm cơ bản xuống mức thấp kỷ lục 1,75%. Ngày 11/3, ngân hàng trung ương Thái Lan cũng cắt giảm lãi suất. Động thái của 2 ngân hàng trung ương này diễn ra sau khi một loạt các nước như Trung Quốc, Ấn Độ và Ba Lan đã giảm lãi suất kể từ đầu tháng 3/2015.

    [​IMG]

    Các chuyên gia cũng dự đoán Malaysia nằm trong số những quốc gia sẽ cắt giảm lãi suất trong năm nay.

    Theo các chuyên gia, nguyên nhân chính khiến một loạt các nước tham chiến trong chiến tranh tiền tệ là do sự suy giảm lạm phát hoặc tỷ lệ này đang ở mức thấp. Vì vậy, các ngân hàng trung ương phải cắt giảm lãi suất để kích thích nền kinh tế tăng trưởng.

    Chuyên gia Joshua Crabb của Old Mutual Global Investors nhận định nhiều nhà đầu tư đã ngạc nhiên về việc cắt giảm lãi suất tại nhiều nơi trên thế giới. Tuy nhiên, việc cắt giảm là hợp lý nếu nhìn vào tỷ lệ lạm phát đang giảm đi trông thấy, lãi suất thực đang ở mức cao và nền kinh tế đang tăng trưởng chậm. Theo ông Crabb, tình hình cắt giảm lãi suất này sẽ còn tiếp diễn trong thời gian tới.

    Do giá dầu giảm mạnh kể từ tháng 6/2014, nên nhiều nền kinh tế trên thế giới hiện nay đang phải đối mặt với tình trạng lạm phátsuy giảmhoặc thấp.

    Theo số liệu công bố ngày 12/3, Chỉ số giá tiêu dùng tại Tây Ban Nha chỉ tăng 0,2% trong tháng 2/2015 so với cùng kỳ năm ngoái, trong khi chỉ số này vào tháng 1/2015 giảm 1,6%. Tại Indonesia, tỷ lệ lạm phát giảm từ 6,96% tháng 1/2015 xuống 6,29% tháng 2/2015.

    Chuyên gia kinh tế cấp cao Anatoli Annenkov của Societe General nói rằng nguyên nhân chính cho việc cắt giảm lãi suất trên toàn thế giới là do suy giảm lạm phát tại các quốc gia này. Ông cho biết đã có những cuộc tranh luận về chiến tranh tiền tệ và chính sách nới lỏng tiền tệ. Tuy nhiên, ông Annenkov cho rằng vấn đề cơ bản ở đây là câu chuyện về tăng trưởng và lạm phát.

    [​IMG]

    Giám đốc Kelvin Tay của UBS Wealth Management dự đoán rằng ngân hàng trung ương Malaysia sẽ là ngân hàng giảm lãi suất tiếp theo. Mặc dù vậy, ông nhận định rằng việc giảm lãi suất sẽ phụ thuộc nhiều vào sự ổn định trong việc giảm giá của đồng Ringgit.

    Các chuyên gia phân tích cũng dự đoán rằng Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc và Indonesia có khả năng sẽ giảm tiếp lãi suất. Thụy Sĩ (đã giảm lãi suất vào tháng 1/2015) và Thụy Điển (đã giảm lãi suất vào tháng 2/2015) cũng có thể tiếp tục hạ lãi suất.

    Chuyên gia Annakov nhận định việc cắt giảm lãi suất của Nga mới đây rất khác so với những ngân hàng trung ương khác. “Nền kinh tế của nước này vô cùng yếu nên đây sẽ là một trường hợp cá biệt.”

    Trung Quốc có thể thúc đẩy một cuộc chiến toàn diện

    Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBOC) có thể nới lỏng chính sách tiền tệ và làm suy yếu đồng nội tệ nhằm hạn chế nguy cơ giảm phát. Tuy nhiên, các chuyên gia phân tích lo ngại rằng Trung Quốc có thể sẽ thúc đẩy một cuộc chiến toàn diện.

    [​IMG]

    Giám đốc đầu tư Nicholas Ferres của Eastspring Investment nói rằng câu hỏi đặt ra hiện nay là liệu PBOC có chấp thuận để đồng Nhân dân tệ giảm giá và thực hiện lợi thế cạnh tranh về giá khi xuất khẩu hay không? Nếu xảy ra, điều này sẽ dẫn đến một đợt giảm giá đồng tiền của các nước khác trong khu vực để cạnh tranh trên thị trường.

    Trong số 25 ngân hàng trung ương cắt giảm lãi suất trong năm nay, PBOC cũng đã cắt giảm lãi suất tiền gửi kỳ hạn 1 năm xuống 25 điểm phần trăm ở mức 5,35% vào tháng 2/2015.

    Hiện tại, các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc đang giữ tỷ lệ hối đoái đồng Nhân dân tệ so với đồng USD ở một biên độ hẹp. Tính từ đầu năm nay, đồng Nhân dân tệ mới chỉ giảm 0,9% so với đồng USD. Trong khi đó, đồng USD đã tăng 3,3% so với đồng Won của Hàn Quốc và 4,2% so với đồng Đôla Singapore.

    [​IMG]

    Tỷ giá USD/Nhân dân tệ 1 tháng qua

    Bank of America Merrill Lynch cho rằng việc đồng Euro giảm 12% so với đồng USD trong năm nay sẽ tạo áp lực lên Trung Quốc trong việc giảm giá đồng Nhân dân tệ. Điều này có thể là dấu hiệu cho một cuộc chiến tranh tiền tệ toàn diện của Trung Quốc và đây sẽ là rủi ro lớn nhất trong năm 2015.

    Các chuyên gia phân tích cảnh báo rằng đồng tiền của 2 đối tác thương mại chính của Trung Quốc là Euro và Yên Nhật đang giảm giá mạnh. Điều này có thể khiến Trung Quốc giảm giá đồng nội tệ theo.

    [​IMG]

    Tỷ giá USD/Yên 1 năm qua

    Đồng Euro đã giảm giá mạnh sau khi Ngân hàng trung ương Châu Âu (ECB) công bố thực hiện chương trình nới lỏng định lượng (QE) trong tháng 3/2015. Một số chuyên gia phân tích dự đoán rằng đồng Euro thậm chí có thể xuống mức ngang giá với đồng USD trong năm nay.

    Trong khi đó, đồng Yên đã giảm giá 11,4% so với đồng USD kể từ khi Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BoJ) mở rộng chương trình QE từ tháng 10/2014.

    [​IMG]

    Tỷ giá USD/Euro 1 năm qua

    Theo Bank of America Merrill Lynch, sự gia tăng rủi ro giảm phát và việc giảm giá của đồng Euro cũng như đồng Yên có thể làm thay đổi tính toán của chính quyền Bắc Kinh.

    Lạm phát tại Trung Quốc tháng 1/2015 ở mức thấp 0,8%. Tuy nhiên, con số này đã tăng nhẹ sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán tháng 2/2015 lên 1,4%.

    Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2015 là khoảng 7%, thấp hơn nhiều so với mức mục tiêu khoảng 7,5% của năm trước. Theo các chuyên gia phân tích, mặc dù quốc gia này có số liệu thặng dư thương mại khả quan nhưng sự suy giảm trong tăng trưởng nhập khẩu báo hiệu nền kinh tế nội địa đang rất yếu.

    Giám đốc Ferres cho rằng tình hình thặng dư thương mại khả quan khiến việc giảm giá đồng Nhân dân tệ là chưa cần thiết. Tuy nhiên, tăng trưởng của thị trường nội địa Trung Quốc đang rất yếu có thể dẫn đến tình trạng thất nghiệp tăng cao. Do đó, ông Ferres dự đoán rằng PBOC sẽ cho phép giảm giá đồng nội tệ.

    Bank of America Merrill Lynch nhận định động thái này sẽ có ảnh hưởng dây chuyền. Nếu một quốc gia giảm giá đồng nội tệ mà những nước khác không giảm giá thì họ sẽ mất lợi thế cạnh tranh trên thị trường. Trong tình hình kinh tế thế giới tăng trưởng chậm và không có nhiều công cụ chính sách nhằm thúc đẩy tăng trưởng, một cuộc chiến tranh tiền tệ toàn diện là hoàn toàn có thể xảy ra.

    KL: Đoạn bôi đỏ nói lên tất cả.
    HoaTuBi thích bài này.
  5. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Thực ra em nghĩ cuốn Chiến tranh tiền tệ rất nhiều bác đọc nát cả ra rồi nhưng lần này chúng ta chẳng biết là may mắn hay đen đủi khi trực tiếp bị cuốn vào cuộc chiến đó.

    Khi các đối tác thương mại lớn nhất của chúng ta là Nhật, Hàn, Mỹ, EU và đương nhiên có cả TQ đều phá giá nội tệ thì áp lực và hành động của Việt Nam là buộc phải chấp nhận cuộc chơi.

    FED nó mở màn với QE nhưng phải 2 năm sau TG mới nhận ra và EU giờ đã phải trả giá cực đắt phần chậm trễ đó.

    Lần lượt các nước không sớm thì muộn cũng phá giá nội tệ thuộc trình độ nhận thức, năng lực quốc gia, khả năng kỹ trị.....

    Thế nên câu hỏi của bác gì ở trên em miễn trả lời nhé.
    codienlanhHoaTuBi thích bài này.
  6. iinvestor

    iinvestor Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/03/2012
    Đã được thích:
    4.942
    anh T ơi

    Mỹ nó QE thì DJ vọt 15k lên 18k

    EU nó QE thì Germance vọt 10k lên 12k

    JP nó QE thì NKei vọt từ 16k lên 19k

    ...

    vậy VNI sao hả anh

    600 lên 700 ổn kg anh
    HoaTuBi thích bài này.
  7. liti2011

    liti2011 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2011
    Đã được thích:
    1.327
    VN thì ngược lại bác ạ! hiii
    Em chẳng thấy ổn gì chỉ thấy cứ vật lộn ở 5XX mãi mà ko biết điều khiển sao nữa
  8. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Em đã tìm được phần ngày xưa bình luận về sự khác biệt giữa FED và ECB. Nó ở đây mời các bác đọc lại cho vui và cùng kiểm nghiệm lần này. EM viết bài này tròn 02 năm trước.

    Khongquen25 viết lúc: http://f319.com/threads/co-nhung-di...et-co-nhung-an-so-duoc-biet-do.433765/page-13


    #123
    [​IMG]29/03/2013, 09:01
    Ngân hàng Nhà nước....

    Đêm qua đọc và nghĩ về NHNN (SBV ) thấy có rất nhiều thứ thật khó hiểu. Nhiều cái thật vô lý mà không sao giải thích được.

    Ngày nay ở mỗi quốc gia đều có 1 Ngân hàng trung ương cho dù nước đó ở dưới chế độ CT nào. Ở VN chúng ta là NHNN, bọn Mẽo là Cục dự trữ liên bang, TQ cũng giống chúng ta.... châu Âu cũng vậy .... tuy nhiên nói đến quyền lực lớn nhất ta không thể không nhắc đến FED và ECB ( ngân hàng Trung ương châu Âu ). Nói theo mọi nghĩa các NH này thực sự là những TC TC hùng mạnh nhất TG và chúng có những mối quan hệ ngầm mà chúng ta không bao giờ có thể biết.

    Nhưng cái chúng ta biết là Chủ tịch ( thống đốc ) của chúng có quyền lực vô cùng lớn và có lẽ chỉ thua Tổng thống ( thủ tướng , TBT ) mà thôi. Lão thống đốc này là đại diện về quyền lực của 1 nhóm lợi ích có sức mạnh tài chính và CT vô song.

    Lão thống đốc này có vai trò cực lớn trong nền KT 1 quốc gia thậm chí xuyên quốc gia. Khi nó quản lý đúng thì làm KT phát triển, ngược lại nó quản lý sai thì châm ngòi cho suy thoái, lạm phát, giảm phát, rối loạn TT tài chính....

    Tuy nhiên cái chúng ta đang thấy là các lãnh đạo các thể chế tài chính hùng mạnh nhất này đang không thống nhất về quan điểm, đấu đá, bất đồng .... hihi.... thế nên việc có nhiều bác săm soi, đả phá lẫn nhau âu cũng là rất bình thường ... đến bọn siêu sao TG nó còn bất đồng ý kiến nói éo gì đến loại hạ đẳng như chúng ta .... :)):)):))

    VD:

    Cái chúng ta thấy rõ nhất là sự bất đồng quan điểm của FED và ECB. Điều này cũng là tất yếu khi mỗi thằng theo đổi 1 mục đích riêng.

    Nếu như thằng ECB luôn cho rằng cần thiết kế chính sách tiền tệ tập trung vào phía cung tiền, nó tập trung đặc biệt vào M3 ( tỷ lệ tăng trưởng cung tiền ). ECB nó căn cứ vào M3 để quyết định phương thức và thời gian thay đổi LS. Nó luôn điều hành theo cách cung tiền quá cao thì LS tăng lên, khi cung tiền giảm thì cần giảm xuống.

    Nhưng thằng FED nó hơi khác. Nó lại không cho rằng có sự tăng trưởng tiền tệ, tạo tín dụng hay lạm phát vượt mức. Do vậy FED chủ trương là chống lại 1 sự co hẹp tín dụng.

    Tóm lại thằng ECB chống lại sự mở rộng tín dụng còn thằng FED chống lại sự thắt chặt. Thằng nào có lý chúng ta cứ nhìn kết quả thực tế để biết.

    Phần tiếp theo ... Tội lỗi của NH TƯ nói chung đối với lạm phát...
    --- Gộp bài viết, 20/03/2015, Bài cũ: 20/03/2015 ---
    Chú ý hôm nay có kỳ ETF nhé. Xem bẹn Tây hôm nay diễn thế nào đã!!!!

    Đồng bào chú ý máy bay địch cách 80km. Chờ đợi đợt rải thảm của B52 sau đó bộ đội chủ lực sẽ chui ra khỏi hầm và CHIẾN.
    LINHPLC, hailua1975HoaTuBi thích bài này.
  9. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Máy bay địch còn cách HN đúng 1h bay
  10. tapchoick10

    tapchoick10 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2010
    Đã được thích:
    5.184
    Liệu các chiến sĩ đã sẵn ssangf hứng hết bom ko bác
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này