Thớt đầu năm mới: Ai đã hiểu Mr. Market?

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 21/02/2015.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
7412 người đang online, trong đó có 999 thành viên. 09:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 163031 lượt đọc và 865 bài trả lời
  1. gago8x

    gago8x Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2014
    Đã được thích:
    951
    sam nay mạnh quá chắc chạy rồi
  2. thang6789

    thang6789 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2014
    Đã được thích:
    2.086
    SÂM bắt đầu cuộc chơi rùi anh T . Thanks anh
  3. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Em giới thiệu 1 cặp đôi hoàn hảo trong tháng 4. Hàng có bảo kê:

    SAM - WSS
    PHANTTVNOL, suplo66, Guardians2 người khác thích bài này.
    khongquen25 đã loan bài này
  4. gago8x

    gago8x Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/03/2014
    Đã được thích:
    951
    Chay mat roi bac moi bao the nay k biet vao hay k vao day
  5. thang6789

    thang6789 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/03/2014
    Đã được thích:
    2.086
    :drm
  6. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Chứng khoán Hong Kong tiếp tục tăng choáng váng

    Những nhà đầu tư lạc quan nhất cũng không thể nghĩ rằng chứng khoán Hong Kong (Trung Quốc) lại bùng nổ dữ dội như vậy khi kỉ lục liên tục bị đạp đổ.

    Sau phiên tăng “bốc đầu” hôm 8/4, một số cảnh báo về khả năng thị trường điều chỉnh đã xuất hiện. Đây là điều dễ hiểu bởi tính tới hết ngày 8/4, chứng khoán Hong Kong đã có 5 phiên tăng điểm liên tiếp với tổng cộng 1.750 điểm đạt được, giá trị giao dịch cũng đạt kỉ lục trong nhiều năm và thực tế là đã rơi vào vùng quá mua.


    [​IMG]
    Vào lúc 11 giờ 42 phút, Chỉ số Hang Seng tăng hơn 1.000 điểm.

    Tuy nhiên, bước sang ngày 9/4, Chỉ số Hang Seng thậm chí còn tăng mạnh hơn cả phiên hôm trước, đã có lúc tăng trên 1.685 điểm, nghĩa là tăng hơn 75% so với phiên kỉ lục ngày 8/4, đạt mức cao nhất kể từ tháng 1/2008, khiến đa số nhà đầu tư sững sờ và nguyên nhân chính vẫn là do tác động của dòng tiền ào ạt từ Trung Quốc Đại lục.

    Theo số liệu đăng tải trên trang web của Sở Giao dịch Chứng khoán Thượng Hải (Trung Quốc), chưa đầy một giờ sau khi thị trường chứng khoán Hong Kong mở cửa, các nhà đầu tư ở Trung Quốc Đại lục đã sử dụng hết hơn một nửa hạn ngạch mua chứng khoán Hong Kong, chỉ còn dư hơn 3,743 tỉ nhân dân tệ, chiếm 35,65% trong tổng hạn ngạch trong ngày là 10,5 tỉ nhân dân tệ.


    Dẫu được dòng tiền từ Trung Quốc Đại lục hỗ trợ và có chuyên gia khuyến nghị thấy mua vào khi thị trường điều chỉnh, nhưng vẫn có những lo ngại rằng lần tăng lần này của chứng khoán Hong Kong thiếu sự hỗ trợ của các nhân tố thực chất, ngược lại, nền kinh tế thực tể của Hong Kong đang đối mặt với không ít thông tin tiêu cực.

    Viễn cảnh tốt đẹp của ngành du lịch Hong Kong hiện không còn, lượng du khách từ Trung Quốc Đại lục tới đây vào tháng 3/2015 đã giảm gần 10%, trong kỳ nghỉ lễ Phục sinh, số lượng đoàn du lịch từ Trung Quốc Đại lục đến Hong Kong thậm chí giảm tới 20%, nghiêm trọng hơn cả khi xảy ra đại dịch SARS vào năm 2003.

    Sự đi xuống của ngành du lịch đã làm liên lụy tới hàng loạt ngành nghề khác như khách sạn, nhà hàng, bán lẻ, khiến các lĩnh vực này có thể xảy ra làn sóng cắt giảm nhân công bất cứ lúc nào.

    Một kết quả điều tra liên quan mới nhất cho thấy so với Trung Quốc Đại lục, Đài Loan (Trung Quốc) và Ma Cao (Trung Quốc), Hong Kong đứng vị trí cuối cùng về niềm tin tiêu dùng.

    Trong quý đầu tiên của năm 2015, niềm tin mua nhà của người Hong Kong đã giảm gần 20% so với quý 4/2014 và người Hong Kong cũng thiếu niềm tin vào sự phát triển của thị trường chứng khoán cũng như kinh tế của Đặc khu.

    Từ những gì nêu trên có thể phần nào cho thấy lần tăng này của chứng khoán Hong Kong đã đi ngược lại các nhân tố kinh tế cơ bản, thiếu lành mạnh và khó có thể duy trì tính bền vững, cho nên, cần phải cẩn trọng.

    Thực tế cho thấy năm 2007, chứng khoán Hong Kong cũng đã ghi nhận sự bùng nổ tương tự. Đó là khi Hong Kong vừa bước khỏi đại dịch SARS không lâu, kinh tế hồi sinh từ điểm đáy, giá nhà đất tăng cao.

    Tuy nhiên ngày dài không lâu, năm sau, cuộc khủng hoảng tài chính thế giới bắt nguồn từ Mỹ bùng phát và chứng khoán Hong Kong đã phải hứng chịu một đợt sụt giảm kéo dài.

    Theo Hà Ngọc

    Báo Tin Tức
    Last edited: 10/04/2015
    tapchoick10 thích bài này.
  7. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Ngay sau bài này em sẽ phân tích động thái bom tiền ào ạt của Ngân Hàng TƯ TQ cùng việc lobby chính sách hoán đổi tiền tệ toàn cầu của đồng NDT.

    Việc anh Tr vừa sang TQ và ký thúc đẩy hợp tác trao đổi tiền tệ cũng sẽ làm tỷ trọng cán cân đầu tư FDI ở Việt Nam thay đổi mạnh.

    Nhất là bối cảnh luật đất đai sửa đổi sắp có hiệu lực thì việc có làn sóng đầu tư BDS của các DN TQ ở Việt Nam chắc sắp đến gần?

    1 ngày không xa ta sẽ thấy không chi có FTSE, VNM mà sẽ thấy 1 CCQ có nguồn gốc từ HK hay đại lục cũng nên.
    --- Gộp bài viết, 10/04/2015, Bài cũ: 10/04/2015 ---
    Toàn văn Thông cáo chung Việt Nam - Trung Quốc

    Hai bên tuyên bố chính thức thành lập Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng và Nhóm Công tác về hợp tác tiền tệ, đồng ý tăng cường điều hành, phối hợp giữa các nhóm này và Nhóm Công tác bàn bạc về hợp tác cùng phát triển trên biển, cùng nhau thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực phát triển toàn diện.

    8. Trong thời gian chuyến thăm, hai bên đã ký kết “Kế hoạch hợp tác giữa ********************** và Đảng Cộng sản Trung Quốc giai đoạn 2016-2020”; “Hiệp định về hợp tác dẫn độ giữa Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”;“Thỏa thuận về các vấn đề về thuế đối với Dự án thăm dò chung tài nguyên dầu khí tại vịnh Bắc Bộ giữa Việt Nam và Trung Quốc” giữa Bộ Tài chính nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Tài chính nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa; “Bản ghi nhớ giữa Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa về hợp tác trong lĩnh vực gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc”; “Bản ghi nhớ về việc thành lập Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng trên bộ” (MOU) giữa Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam và Ủy ban Cải cách và Phát triển Quốc gia Trung Quốc; “Điều khoản Tham chiếu Nhóm công tác hợp tác tài chính tiền tệ giữa Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc”; và “Bản ghi nhớ về hợp tác làm phim truyền hình chuyên đề giữa Đài Truyền hình Việt Nam và Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc”.
    tapchoick10 thích bài này.
  8. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng khẳng định Việt Nam hoan nghênh và mong muốn Trung Quốc tăng mạnh đầu tư vào Việt Nam, nhất là có những dự án đầu tư lớn, công nghệ hiện đại tiên tiến, tiêu biểu cho trình độ phát triển và công nghệ của Trung Quốc, ưu tiên trong các lĩnh vực xây dựng cơ sở hạ tầng, chế tạo, công nghiệp phụ trợ; đồng thời đề nghị Trung Quốc quan tâm chỉ đạo lựa chọn nhà thầu có năng lực và khả năng tài chính để các dự án đầu tư tại Việt Nam được thực hiện đúng tiến độ và đảm bảo chất lượng công trình.

    Phía Trung Quốc nhất trí sẽ khuyến khích doanh nghiệp Trung Quốc mở rộng nhập khẩu các mặt hàng có sức cạnh tranh của Việt Nam, cùng phía Việt Nam tích cực nghiên cứu, đàm phán, ký kết Hiệp định sửa đổi về thương mại biên giới Việt - Trung; sớm xác định và trao đổi quy hoạch về xây dựng khu hợp tác kinh tế qua biên giới, thiết thực thúc đẩy các dự án kết nối hạ tầng; thúc đẩy hợp tác trong các ngành nghề nông nghiệp, chế tạo, dịch vụ và các lĩnh vực khoa học công nghệ, y tế, kiểm nghiệm, kiểm dịch.... Phía Trung Quốc ủng hộ doanh nghiệp Trung Quốc sang Việt Nam đầu tư và sẵn sàng tạo điều kiện hơn nữa cho các doanh nghiệp Việt Nam mở rộng thị trường tại Trung Quốc.

    Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình nhấn mạnh quan hệ kinh tế thương mại hai bên cơ bản tốt. Trung Quốc không tìm kiếm xuất siêu sang Việt Nam, mong muốn nhập khẩu nhiều hàng hóa hơn từ Việt Nam. Hai bên tuyên bố chính thức thành lập Nhóm công tác hợp tác về cơ sở hạ tầng và Nhóm Công tác về hợp tác tiền tệ và nhất trí cùng nhau thúc đẩy hoạt động của cả 3 nhóm công tác về tiền tệ, trên bộ và trên biển.
    --- Gộp bài viết, 10/04/2015, Bài cũ: 10/04/2015 ---
    Tình hình này mà mở room thì không phải Tây lông mà Tây Tàu mới là bọn múc điên rồ nhất.

    Còn nhớ năm 2008-2009 khi Úc mở cửa TT BDS sau khủng hoảng tiền tệ thì giới đầu tư từ TQ sang mua 1/2 Sidney và đẩy giá BDS ở Úc lên cao chưa từng thấy.

    Giờ có đến Việt Nam?
    --- Gộp bài viết, 10/04/2015 ---
    Cuối cùng là AIIB.

    Trước đây ta chỉ hay nói đến ADB nhưng giờ AIBB nó mới là cái tác động ngay và luôn ở Asian.

    Cái này là biến tướng của chiến tranh tiền tệ Ver2.

    Nếu ai quan tâm đến chiến lược thì đọc. Nếu quan tâm đến chiến thuật thì nên bỏ qua
    --- Gộp bài viết, 10/04/2015 ---
    Em viết về TPP ngày xưa và diễn biến tiếp theo của nó. 2 năm đã qua nhưng hình như nó rất đúng những gì em dự báo:

    Khong quen25 viết lúc:

    #160
    [​IMG]14/10/2013, 16:09


    Một tuần đã qua và chủ đề TPP trong thớt này em xin lỗi chưa chém tiếp được do bận tham gia hội thảo.

    Trước hết cho em bày tỏ làm cám ơn chân thành đến toàn thể các bác đã dự HỘI THẢO về chủ đề TPP của bọn em. Em cũng rất cám ơn với các bác đã dự buổi giao lưu với BSC tại quán 3T số 29-31 Tôn Thất Thiệp sau khi lết thúc hội thảo. Hôm đó do em thức khuya nhiều ngày trứóc đó và cũng tuổi cao sức yếu nên không thể uống được nhiều. Hehhe mong các bác lượng thứ nhé. Hy vọng lần kế tiếp em chuẩn bị tốt hơn. Hehhe.

    TRong cả 2 hội thảo ở HN ngày 10/10 và tại TPHCM ngày 11/10 em thấy rất nhiều bác hỏi về bản chất TPP nhưng do thời gian có hạn của hội thảo cũng như tính quy chuẩn của hội thảo em không thể trả lời hết và nói thật : quê em ở Mũi NÉ, em sống ở Uông BÍ và ông cụ nhà em ngày trước có hoạt động cùng anh hùng NÚP. =))=))=)).

    Tuy nhiên tại F319 này em sẽ trở lại và giải đáp mọi thắc mắc yêu cầu trọng khuôn khổ và hiểu biết của mình về TPP và các tác động liên quan mà tại hội thảo chính thống không được phép nói ra hoặc không có thời gian để nói.

    Em sẽ cố gắng trả lời nốt các câu hỏi của các bác gửi đến BSC. Các câu hỏi có nội dung chính giống nhau em sẽ ghép lại và trả lời chung.

    Em hy vọng phần trả lời ở đây sẽ bù đắp cho phần nào những hạn chế về thời lượng buổi hội thảo hôm trước.

    Em xin phép tiếp tục nhé.

    1. Câu hỏi liên quan đến mục đích kinh tế chính trị thực sự của TPP. Đánh giá vai trò của Mỹ và TQ trong ván bài TPP.

    Câu hỏi này là câu hỏi lớn nhất và hóc búa nhất của 8 bác tham gia hội thảo trong đó có 5 đến từ HN và 3 đến từ hội thảo tại TPHCM.

    Hôm đó em đã trả lời vắn tắt và cố gắng tránh các thông tin quá nhạy cảm và chỉ trả lời dưới góc nhìn của dân CK. Tuy nhiên để bóc tách giữa KT và CT là không thế.

    Hôm nay em sẽ trả lời chi tiết hơn.
    Xem tất cả
    Bắt đầu trả lời chi tiết mà trong hội thảo không đủ thời gian trả lời:

    Như trong hội thảo em có trình bày nếu bỏ qua phần trình bày kinh điểm của đồng nghiệp em thì góc nhìn TPP của em hoàn toàn khác. Nhưng trong khuôn khổ 1 buổi hội thảo chính thống em không thể chia sẻ theo cách nhìn từ bản chất được. TPP nếu hiểu đúng nó phải như sau:

    TPP bản chất là ván bài quyền lợi chính trị khi vai trò lịch sử của WTO chấm dứt. Khi nền kinh tế lớn cuối cùng là Nga vào WTO thì chả ai còn có lợi gì nữa nên cần phải xóa đi chơi lại. Tất nhiên người có lợi là người tạo game. Ai càng vào sớm càng có lợi.

    Trong nội khối TPP có thể lợi với nhau lĩnh vực này mà bất lợi ở lĩnh vực khác nhưng chung quy nó sẽ thoả thuận được với nhau để cùng nhau ngăn chặn các nước ngoài khối. Vậy nước nào là nước ngoài khối cần ngăn chặn nhất. Hiển nhiên là TQ rồi.

    Thông qua TPP, Hoa Kỳ đang muốn lôi kéo các nước trong khu vực kinh tế Đông Á thoát dần khỏi vòng ảnh hưởng của Trung Quốc và bước dần vào quỹ đạo mà Washington đang toan tính định hình.

    Thực tế cho thấy muốn khẳng định chỗ đứng và vai trò " võ lâm minh chủ" của mình tại Châu Á - Thái Bình Dương, dù là Washington hay Bắc Kinh cũng đều cần xây dựng một thể chế kinh tế chung đặt dưới sự lãnh đạo của mình và có những luật chơi do mình đặt ra.

    Bên cạnh chiến lược xoay trục về Châu Á - TBD về an ninh quân sự thì đối trọng còn lại là lợi ích kinh tế luôn là một nước cờ cần thiết cho những toan tính lâu dài của Mỹ. Chính vì vậy, bên cạnh chiến lược củng cố đồng minh quân sự và mở rộng các cam kết hợp tác quốc phòng, yếu tố kinh tế chính là thành tố quan trọng thứ hai đối với chiến lược "trở lại châu Á" của Hoa Kỳ. Do đó, TPP đang thu hút sự chú ý không phải của riêng các nhà hoạch định Hoa Kỳ, mà từ cả giới lãnh đạo Trung Quốc.

    Một đất nước đang đầy dã tâm như TQ có biết điều này không? Chắc chẳng ai ngây thơ đến mức nói là không biết. Tất cả đều phải thừa biết là TPP chính là một phần công cụ mà Hoa Kỳ sử dụng trong chiến lược kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Một hiệp định nối liền hai bờ Thái Bình Dương, nối liền Châu Mỹ với khu vực kinh tế Đông Á giàu tiềm năng, nhưng lại do Hoa Kỳ khởi xướng và chi phối buộc phải làm TQ lo lắng.

    Từ ngày vào WTO không những TT TQ không bị khai thác mà TQ còn khai thác ngược TT các nước TPP. Chúng ta thấy rằng chỉ trong 1 thập kỳ từ ngày vào được TPP nền KT TQ thực sự cất cánh và vươn lên thứ 2 TG. Một vị thế mà có nằm mơ Mỹ cũng không bao giờ nghĩ đến khi cho TQ vào đc WTO.

    Sau khi lần lượt vượt qua Đức rồi Nhật để lên thành nền KT lớn thứ 2 TG. TQ nuôi tham vọng tạo dựng ảnh hưởng và vị thế "đầu tàu" của mình tại khu vực kinh tế Đông Á. Họ đã rất nỗ lực trong quá trình này khi "lật đổ" vị trí nền kinh tế thứ hai thế giới của Nhật Bản, hay nỗ lực thành lập một hiệp định tự do thương mại chung Đông Bắc Á.

    Bên cạnh mục tiêu đảm bảo sự phồn thịnh của riêng mình, sự chuyển mình thần tốc về kinh tế của Trung Quốc còn nhắm đến một mục đích cao hơn: trở thành "trái tim và khối óc" của khu vực kinh tế Đông Á - khu vực nhiều hứa hẹn sẽ vươn lên trở thành trung tâm kinh tế mới của thế giới. Tuy nhiên, những diễn biến này đương nhiên không thoát khỏi tầm mắt của Washington, và giới lãnh đạo Hoa Kỳ đương nhiên không thể để Châu Á - Thái Bình Dương rơi vào tay Trung Quốc.

    Nếu không can dự vào ngay thì dù không muốn nền KT của đông bắc á như Nhật và Hàn vẫn chịu tác động đáng kể của TQ điều mà 10 năm trước không bao giờ chúng ta có thể nghĩ đến.

    Thế nên tuy TPP được nhắc đến là hiệp định TM nhưng tất cả đều hiểu nó có tác động địa chính trị rất lớn của Hiệp định này.

    Sự trở lại của trên "mặt trận" kinh tế của khu vực sẽ mang lại cho Hoa Kỳ cùng lúc nhiều lợi ích. Thứ nhất, TPP sẽ mở đường cho Hoa Kỳ thật sự hội nhập
    vào nền kinh tế Đông Á, một lực đẩy cần thiết cho bài toán khôi phục nền kinh tế nội địa và đảm bảo vị thế nền kinh tế số một thế giới.

    Thứ hai, bằng con đường thương mại, Hoa Kỳ sẽ giải quyết được mối lo những người đồng minh tại Châu Á, như Nhật Bản, Philipinnes hay Australia, hiện nay đang dần bị nền kinh tế Trung Quốc thu hút và từng bước chi phối.

    Thứ ba, các nền kinh tế đang phát triển trong khu vực đương nhiên cũng bị lôi cuốn vào "cuộc chơi lớn" TPP, khi đứng trước lợi ích từ việc phát triển thương mại với những thị trường có sức mua lớn như Hoa Kỳ, New Zealand hay Nhật Bản. Như vậy Hoa Kỳ sẽ trực tiếp tác động đến nhóm các quốc gia hiện khó lòng thoát khỏi sự ảnh hưởng kinh tế từ người láng giềng khổng lồ Trung Quốc. Thứ tư, TPP sẽ giúp cho Hoa Kỳ định hình được sự vận động của nền kinh tế Đông Á, và có thể là cả thế giới trong, tương lai khi luật chơi là do chính người Mỹ tạo dựng. Đây là nước đi cần thiết để đảm bảo cái mà người ta gọi là "quyền lực cấu trúc" của Hoa Kỳ về lâu về dài.

    Nếu như kịch bản này thành công theo ý muốn chủ quan của Mỹ thì Mỹ sẽ tạo lập được sự ảnh hưởng gần như tuyệt đối lên nền kinh tế khu vực, Trung Quốc sẽ buộc phải đứng trước sự lựa chọn khó khăn: hoặc chấp nhận luật chơi của Hoa Kỳ, hoặc bị bỏ rơi và cô lập ngoài cuộc chơi chung của khu vực.

    Hiệp định TPP lúc này đây có lẽ vẫn chưa gọi là "bao vây" Trung Quốc, nhưng chắc chắn nó sẽ kìm hãm được sự trỗi dậy về vị thế của Trung Quốc tại khu vưc và thế giới.

    Vậy TQ đã làm gì? Tất nhiên vụ Lý Khắc Cường vội vã sang VN với cây gậy và củ cà rốt sẽ thấy ngay sau chuyến đi này.

    Nếu VN đi cùng TQ thì mọi việc như cũ thậm trí nó sẽ rót Nhân dân tệ ác đấy. Nhất là phần đầu tư hạ tầng giao thông miền Bắc.

    Ngược lại VN bật lại thì việc hạn chế nhập khẩu hàng hóa thiết yếu của VN là tất yếu đồng thời nó sẽ siết chặt nguồn cung nguyên liệu mà VN đang phụ thuộc hầu như tuyệt đối vào TQ. VN quyết ra sao và bài toán TQ đối với TPP thế nào em sẽ tiếp tục lý giải.
  9. tuanbk69

    tuanbk69 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    16/01/2015
    Đã được thích:
    279
    bà con cẩn trong ko lại mất dây chun quần đóa
  10. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Khongquen25 viết lúc
    [​IMG]14/10/2013, 16:30
    TPP góc nhìn bản chất tiếp ...


    Quá rõ mưu đồ sâu xa của Mỹ trong hiệp định TPP mỗi nước đều có toan tính riêng và lựa chọn cho mình 1 phía để theo.

    Chúng ta thấy 1 bên đa phần là những đồng minh thân cận nhất của Mỹ với 1 bên còn lại là đồng minh của TQ. Phía TQ mà Mỹ muốn chặt vây cánh đương nhiên là Peru, Chi lê và đặc biệt là VN, Đất nước duy nhất có khác biệt rất lớn về thể chế CT và quan hệ đối tác lần này với Mỹ. Vậy sao Mỹ chọn VN để mời chúng ta tham gia TPP? hehe câu hỏi quá khó mà dễ phải không các bác?

    TQ thừa sức nhận thức được những hệ quả mà Hiệp định TPP có thể gây nên đối với quá trình khẳng định vị thế của mình, Bắc Kinh đang nỗ lực đẩy mạnh các biện pháp có thể để bản thân mình không rơi vào thế "tiến thoái lưỡng nan".

    Con đường để Trung Quốc có thể thoát khỏi ván bài TPP chính là chiến lược phát triển các Hiệp định thương mại tự do của riêng mình. Hay nói cách khác là để tiếp tục cuộc chạy đua ảnh hưởng kinh tế với Mỹ tại khu vực châu Á - TBD thì TQ nhất định sẽ đẩy mạnh hợp tác song phương và đa phương. Dẫu gì đi chăng nữa, Đông Á vẫn được coi là "sân nhà" của người Trung Quốc và họ chắc chắn sẽ tận dụng mọi lợi thế mà mình đang có, từ các ưu thế địa lý tự nhiên đến nguồn lực kinh tế khổng lồ, để đẩy mạnh các FTA và thiết lập luật chơi của riêng mình lên nền kinh tế khu vực.

    Những hiệp định FTA song phương của Trung Quốc với các quốc gia trong khu vực sẽ đảm bảo duy trì sức ảnh hưởng kinh tế của Bắc Kinh lên các thị trường, các nền kinh tế đang phát triển trong khu vực. Việc phá vỡ đi sự chênh lệch về cán cân thương mại mà Trung Quốc đã tạo lập là vô cùng khó khăn đối với các nước này.

    Mặt khác, Trung Quốc cũng đồng thời đẩy mạnh việc củng cố và tạo mới các FTA đa phương như ACFTA (ASEAN - Trung Quốc) hay FTA Đông Bắc Á (Nhật Bản - Trung Quốc - Hàn Quốc). Đặc biệt, Hiệp định Đối tác Toàn diện Khu vực (RCEP) với nền tảng là sáng kiến ASEAN + 6 đang được giới nghiên cứu quốc tế đánh giá như một tham vọng cạnh tranh trực tiếp với Hiệp định TPP của Hoa Kỳ. Với sự tham gia của tất cả các nền kinh tế lớn Đông Á (Nhật Bản, Hàn Quốc, Ô-xtrây-li-a, Niu Di-lân, Ấn Độ và Trung Quốc), RCEP có thể xem như một TPP mà Bắc Kinh để bảo vệ Đông Á khỏi tầm tay của Hoa Kỳ.

    Cuộc chạy đua giữa Trung Quôc và Hoa Kỳ trên mặt trận thương mại đang diễn ra dồn dập. Nhìn chung, dù là Hiệp định TPP của Hoa Kỳ hay là những lời đề nghị hợp tác thương mại từ phía Trung Quốc, toàn bộ khu vực Châu Á - Thái Bình Dương mà đặc biệt là khu vực kinh tế Đông Á đang đứng trước một cuộc "đấu giá" lớn với hai đối tác khổng lồ hai bờ Thái Bình Dương là Hoa Kỳ và Trung Quốc. Cuộc mặc cả này, chưa thể xác định khi nào bước đến hồi kết, nhưng chắc chắn sẽ định hình trật tự khu vực và trật tự thế giới trong một tương lai không xa./.

    VN lúc này buộc phải có chiến lược đàm phán linh hoạt và cực kỳ khéo léo kẻo không trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết.

    Phần kế tiếp em sẽ phân tích và lý giải tại sao đàm phán xuất xứ với Mẽo khoai đến thế.
    ptkhchipnuongkhoai thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này