Thớt mới cho thời kỳ mới - Không thắng mới là lạ

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 12/04/2012.

7525 người đang online, trong đó có 1042 thành viên. 11:52 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 95606 lượt đọc và 1007 bài trả lời
  1. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Bài nhận định của BV về MSN. Thực lòng mà nói sau bài học đắt giá về MSN mà em đã tâm sự ở thớt cũ em luôn cố gắng theo dõi từng hoạt động của nó để cố gắng học cách suy nghĩ, quản trị và phát triển của tập đoàn này. Đây là điển hình nhất của 1 DN thành công. Nó xứng đáng là bài học thực tiễn lớn của kinh tế VN. Em luôn lấy nó để soi lại toàn bộ tư duy của mình. Chia sẻ cũng các bác

    Masan: Cạnh tranh trên mọi phương diện

    Chúng tôi giữ quan điểm lạc quan về triển vọng phát triển của Tập đoàn Masan và nâng giá mục tiêu từ 97.500 đồng lên 123.000 đồng. Chúng tôi sử dụng phương pháp SoTP để tính giá mục tiêu, theo đó định giá các mảng kinh doanh chính của Masan được thực hiện riêng biệt. Giá mục tiêu của chúng tôi cao hơn 8% so với giá hiện tại.

    Chúng tôi cho rằng mức định giá này mang tính thận trọng và chưa phản ánh được khoảng giá trị gia tăng từ các thương vụ M&A nếu có. Trên cơ sở nguồn tiền mặt dồi dào của công ty, chúng tôi tin rằng các thương vụ M&A cộng với tiềm năng phát triển lớn của Công ty hàng tiêu dùng Masan và Techcombank có thể mở đường cho Tập đoàn tiếp tục phát triển mạnh mẽ. Giá khoáng sản ổn định và có triển vọng tăng khi dự án Núi Pháo đi vào hoạt động sẽ góp phần tăng giá trị cổ phiếu MSN.
    Hiện tại cổ phiếu MSN đang giao dịch ở mức 24,1 lần lợi nhuận dự phóng 2012. Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng chỉ báo P/E này bị thổi phồng do dự án Núi Pháo chưa đem lại lợi nhuận trong khi thị trường đã phản ánh kỳ vọng về Núi Pháo vào giá cổ phiếu. Nếu loại trừ khoản định giá Núi Pháo là 890 triệu USD khỏi tổng vốn hóa thị trường hiện tại, cổ phiếu MSN đang giao dịch ở mức hợp lý hơn hẳn là 15,6 lần lợi nhuận dự phóng năm 2012. Mức định giá này còn hấp dẫn hơn nữa khi mà khi Núi Pháo hoạt động hết công suất vào năm 2011 và mang lại nguồn tiền mặt đáng kể, khoảng 300 triệu USD, trong số 560 triệu USD tổng dòng tiền mặt của Masan trong 2014. Chúng tôi ước tính cổ phiếu MSN đang giao dịch tại mức 13,9 lần lợi nhuận dự phóng năm 2013 và 6,9 lần lợi nhuận dự phóng năm 2014.

    Kết quả hoạt động năm 2011
    Công ty hàng tiêu dùng Masan (MSC) tiếp tục dẫn đầu thị trường thực phẩm thiết yếu. Chúng tôi cho rằng tăng trưởng doanh thu 26% của MSC trong năm 2011 là khả quan trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt trên hầu hết các lĩnh vực sở trường của MSC. Nhằm đối phó với cạnh tranh, MSC tiếp tục chiến lược sử dụng thương hiệu mẹ để xây dựng thành công các thương hiệu cao cấp, sau đó giới thiệu các sản phẩm mới trong phân khúc trung bình và tăng cường sự hiện diện của mình trên những thị trường chính này. Vào tháng 11/2011 công ty đã tung ra sản phẩm nước mắm Nam Ngư III nhắm vào phân khúc bình dân và Kokomi dành cho phân khúc trung bình trên thị trường mì. Chúng tôi cho rằng MSC hoàn toàn có thể giữ vững vị thế dẫn đầu của mình trên thị trường nước mắm do thị phần hiện tại của công ty lên tới 74% (so với 70% trong năm 2010) đối với phân khúc nước mắm có thương hiệu và tiếp tục mở rộng độ bao phủ trên phân khúc bình dân thông qua giới thiệu các sản phẩm với giá thấp hơn. Trên thị trường mì gói, chúng tôi nhận thấy các đối thủ của MSC như Acecook và Asia Foods đang cạnh tranh ngày càng gay gắt hơn thông qua các chiến dịch marketing. Dù cạnh tranh gay gắt nhưng MSC vẫn tăng thị phần trên thị trường mì lên 17% so với 14% năm 2010.
    Chúng tôi cho rằng MSC có thể giữ vững mức tăng trưởng tốt nhờ chiến lược marketing hiệu quả và các kênh phân phối rộng khắp. Năm 2011 công ty tăng số điểm bán lẻ lên 164.000 so với 140.000 như năm 2010, đặc biệt là ở vùng nông thôn. Các sản phẩm khác, trong đó có nước tương và tương ớt tiếp tục lần lượt chiếm 80% và 37% thị phần trong năm 2011.

    Vui lòng xem biểu đồ tại file PDF
    MSC đã theo sát chiến lược xây dựng thương hiệu, nhắm vào thị trường cao cấp để tạo ra các dòng sản phẩm mới và sử dựng phương pháp thương hiệu mẹ để giới thiệu các sản phẩm nhắm vào phân khúc bình dân. Việc tập trung vào xây dựng thương hiệu đã giúp công ty tạo nên sự khác biệt đối so với các đối thủ vốn chủ yếu cạnh tranh bằng giá, nhờ đó MSN có thể duy trì tăng trưởng lợi nhuận trong bối cảnh tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam còn nhiều khó khăn. Chúng tôi lạc quan với những bước tiến của công ty trong việc mở rộng thị phần trên thị trường mì. Tỷ lệ lãi gộp sản phẩm mì cũng tăng đáng kể, từ 19% năm 2010 lên gần 30% năm 2011. Tỷ lệ lãi gộp của sản phẩm nước mắm duy trì ở mức 47%-50% trong khi tỷ lệ lãi gộp của nước tương là 39% và của tương ớt là 38%. Nhìn chung, tỷ lệ lãi gộp trung bình tăng từ 11,8% năm 2006 lên 43,4% năm 2011, cho thấy công ty đã có những bước tiến đáng kể nhờ xây dựng được bộ máy hoạt động vững chắc. Chúng tôi cho rằng MSC sẽ tiếp tục nâng cao tỷ lệ lãi gộp với các sản phẩm của mình trong năm 2012, đặc biệt là với quy trình sản xuất nước mắm tự động, qua đó giảm chi phí nhân công.

    Vui lòng xem biểu đồ tại file PDF

    Công ty tài nguyên Masan (MR) chuẩn bị hoàn thành quá trình đền bù và tái định cư để khởi công xây dựng. Công ty đã đầu tư khoảng 80 triệu USD trong năm 2011. Theo ban lãnh đạo, dự án Núi Pháo sẽ chạy thử vào giữa năm 2013. Chúng tôi được biết MR đã ký các hợp đồng cho sản phẩm fluorspar và bismuth và hiện tại đang thương lượng hợp đồng tungsten. Đáng chú ý, giá thị trường của các sản phẩm này tương đối ổn định kể từ báo cáo trước của chúng tôi. Giá tungsten đã giảm nhẹ 3% trong khi giá fluorspar tăng 10%, giá đồng giảm 10% và giá bismuth giảm 12%.

    Vui lòng xem biểu đồ tại file PDF
    Ngân hàng TMCP Techcombank (TCB) vẫn là một trong những ngân hàng phát triển nhanh nhất. Dù khối ngân hàng gặp nhiều khó khăn trong năm 2011, TCB vẫn là một trong những ngân hàng phát triển nhanh nhất. Tăng trưởng hàng năm về tài sản của ngân hàng là 20,3% trong khi lợi nhuận ròng tăng 53,2%, cao hơn nhiều so với dự báo trước đây của chúng tôi lần lượt là 18% và 17%.

    Những thành quả đạt được này chủ yếu là nhờ thu nhập ròng từ lãi suất cao hơn so với dự báo, do tỷ lệ lãi suất trên tài sản cao hơn và chi phí vốn thấp hơn. Chúng tôi đã dự báo tỷ lệ lợi nhuận sẽ vào khoảng 11%, tăng 3,6% so với năm 2010. Tuy nhiên, do NHNN thắt chặt chính sách tiền tệ, nguồn cung tín dụng giảm đi trong khi nhu cầu vay vẫn ở mức cao. Vì vậy, tỷ suất lợi nhuận giảm xuống 12,9%. Mặt khác, do NHNN ấn định trần lãi suất huy động là 14%, chi phí vốn thấp hơn so với ước tính ban đầu của chúng tôi là 8%. Vì vậy, lãi suất biên ròng tăng đáng kể so với năm 2011, với mức tăng là 1,8% lên 4,7%, qua đó bù lại tăng trưởng tín dụng thấp. TCB cũng nhiều tổ chức tài chính lớn như FMO cho vay 50 triệu USD với lãi suất thấp.

    Các khoản đầu tư vào trái phiếu tập đoàn cũng là một nguồn lợi nhuận quan trọng của TCB năm 2011 và có thể giúp tăng trưởng tín dụng dù mức tối đa cho phép là 17%. Các khoản đầu tư vào trái phiếu tập đoàn tổng cộng tăng từ 6.134 tỷ đồng vào đầu năm lên 16.093 tỷ đồng vào tháng 09/2011. Nếu tính cả trái phiếu tập đoàn vào cân bằng tín dụng thì tăng trường tín dụng vào khoảng 24%.

    Ngân hàng không tránh khỏi ảnh hưởng của tình hình kinh tế vĩ mô khó khăn của cả nước. Chi phí dự phòng tăng từ 475 tỷ đồng lên 943 tỷ đồng do đến cuối tháng Chín, nợ xấu tăng 45% lên 1.757 tỷ đồng.

    Vui lòng xem biểu đồ tại file PDF

    Triển vọng lợi nhuận năm 2012

    Công ty hàng tiêu dùng Masan


    Chúng tôi dự báo doanh thu của MSC tiếp tục tăng với tăng trưởng kép hàng năm từ 25%-30% trong vòng năm năm tới và đến năm 2016 có thể đạt doanh thu 1 tỷ USD. Chúng tôi cho rằng danh mục sản phẩm cạnh tranh của MSC, cũng như mức giá hấp dẫn của các sản phẩm thiết yếu và hệ thống phân phối hiệu quả sẽ tiếp tục mang lại cho công ty nhiều lợi thế cạnh tranh. Chúng tôi dự báo năm 2012 MSC sẽ đạt doanh thu 11.096 tỷ đồng (+32% YoY) và lợi nhuận ròng là 2.939 tỷ đồng (+24% YoY), trong đó VCF chiếm 2.093 tỷ đồng doanh thu (+32% YoY) và 296 tỷ đồng lợi nhuận ròng (+37% YoY). Chúng tôi chỉ tính tăng trưởng hữu cơ từ danh mục sản phẩm hiện tại của công ty và tin rằng áp lực vĩ mô giảm bớt và việc tung ra thị trường các sản phẩm mới sẽ khiến kết quả thực tế có thể đạt cao hơn dự báo.
    Chúng tôi cho rằng doanh thu tăng trưởng chủ yếu nhờ sản lượng tăng do MSC thâm nhập vào phân khúc bình dân đầy tiềm năng. Euromonitor định giá thị trường nước mắm có thương hiệu khoảng 324 triệu USD năm 2010 và dự báo sẽ tăng lên 420 triệu USD năm 2013 với tăng trưởng kép hàng năm 6%. Phân khúc nước mắm không có thương hiệu, năm 2010 giá trị xấp xỉ phân khúc cao cấp, nhưng chiếm 60% tổng khối lượng bán ra trên toàn quốc. Thị trường mì được định giá 829 triệu USD năm 2010 và dự kiến tăng lên 1,1 tỷ USD năm 2013 với tăng trưởng kép hàng năm là 8%. Chúng tôi nhận thấy tiềm năng phát triển của MSC là rất lớn.

    Chúng tôi cho rằng trong năm 2012 MSC sẽ tiếp tục nâng cao biên lợi nhuận gộp ở tất cả các sản phẩm, nhất là với quy trình sản xuất nước mắm tự động giúp giảm bớt chi phí nhân công và hao hụt. Chúng tôi dự báo tỷ lệ lãi gộp sẽ tăng từ 43,3% năm 2011 lên 44,1% năm 2012, phản ánh tăng trưởng mạnh mẽ từ thị trường mì ăn liền với tỷ lệ lãi gộp là 30% so với 28% năm 2011.

    Từ năm 2013 VCF sẽ đóng góp đáng kể vào lợi nhuận của MSC khi mà nhà máy mới hoạt động hết công suất. Về sự hợp tác giữa VCF và MSC, chúng tôi cho rằng VCF sẽ hưởng lợi ngay lập tức từ kênh phân phối rộng khắp mà MSC đã xây dựng từ nhiều năm. Hiện tại VCF phân phối sản phẩm thông qua 120 nhà phân phối, tập trung mạnh vào thị trường miền Nam, với hơn 100 nhà phân phối tại khu vực này. Trong khi đó, MSC có hệ thống phân phối khá cân bằng với 60 nhà phân phối và hơn 60.000 điểm bán lẻ ở miền Bắc có thể giới thiệu sản phẩm của VCF. Chúng tôi cũng cho rằng việc mua lại VCF sẽ tạo bệ phóng cho MSC xâm nhập và cạnh tranh mạnh trên thị trường đồ uống.
    Dự kiến nhà máy mới của VCF sẽ đi vào hoạt động Quý 4 năm 2012 với 25% công suất, tương đương 800 tấn/năm trong năm 2012. Điều này sẽ giúp hạn chế lượng nguyên liệu nhập khẩu và qua đó tăng biên lợi nhuận. Chúng tôi ước tính tỷ suất lợi nhuận gộp sẽ tăng lên 30% trong năm 2012, so với 25% trong năm 2011.

    Công ty tài nguyên Masan

    Chúng tôi cho rằng MR sẽ không ghi nhận lợi nhuận từ lãi tiền gửi ngân hàng trong năm 2012 vì năm nay công ty phải chi mạnh tay cho công tác xây dựng nhà máy. Do đó chúng tôi không kỳ vọng thu nhập lãi như năm 2011, khi công ty vẫn chưa bỏ tiền mặt ra. Chúng tôi kỳ vọng giá tungsten sẽ tương đối ổn định do sự khan hiếm của sản phẩm này ngoài lãnh thổ Trung Quốc và cân đối cung-cầu hạn chế. Chúng tôi cho rằng Núi Pháo có tầm quan trọng chiến lược do chính sách hạn chế xuất khẩu của chính phủ Trung Quốc.

    MR thông báo đã vay từ ngân hàng Standard Chartered 80 triệu USD và đang chuẩn bị xây dựng nhà máy. Chúng tôi dự kiến Núi Pháo sẽ bắt đầu chạy thử vào giữa năm 2013 và chính thức đi vào hoạt động trong quý 4 năm 2013. Năm 2014 Núi Pháo sẽ hoạt động với công suất tối đa và mang lại lợi nhuận đáng kể cho Tập đoàn.

    Với kết quả hoạt động đầy ấn tượng, đầu tư mạnh vào công nghệ, hệ thống ngân hàng rộng khắp và tính hiệu quả cao, TCB có nhiều lợi thế để giữ vững thành tích trong những năm tới. Chúng tôi dự báo lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh sẽ tăng 11% YoY nhờ thu nhập từ phí tăng và lợi nhuận ròng của ngân hàng sẽ tăng 13% lên 3,556 tỷ đồng năm 2012.

    Techcombank


    Tăng trưởng lợi nhuận của TCB sẽ còn cao hơn nữa nhờ thu nhập từ lãi vay. Tuy nhiên, trong năm 2012 TCB có thể sẽ gặp khó khăn do việc tỷ lệ thu nhập lãi cận biên thấp đi. Chúng tôi dự báo con số này có thể giảm xuống 3,8% năm 2012 do lãi suất cho vay có thể giảm nhanh hơn chi phí vốn. Mức tăng trưởng tín dụng tối đa 17% NHNN cho phép thấp hơn so với mức tăng trưởng tín dụng trung bình trên dưới 20% mà các ngân hàng G12 đã đăng ký năm 2011.

    Chúng tôi dự báo chi phí dự trữ sẽ tăng lên khoảng 954 tỷ đồng do nợ xấu của ngân hàng có thể lên đến 3% trong năm 2012. Tuy nhiên, bù lại ngân hàng đã áp dụng chính sách theo đó các khoản vay đều có tải sản đảm bảo là 260% giá trị khoản vay, nhờ vậy giảm bớt ảnh hưởng của nợ xấu lên giá trị ghi sổ của ngân hàng.

    Thu nhập từ phí cũng là một nhân tố đóng góp đáng kể trong năm 2012. Chúng tôi dự báo khoản thu này sẽ tăng 30% với việc mở thêm các chi nhánh và các cây ATM cũng như việc tập trung vào bán lẻ.

    Vui lòng xem biểu đồ tại file PDF

    Định giá Tập đoàn Masan

    Chúng tôi sử dụng phương pháp SoTP để tính giá mục tiêu, theo đó định giá các mảng kinh doanh chính của Masan được thực hiện riêng biệt. Chúng tôi cho rằng phương pháp định giá này khá thận trọng và chưa phản ánh được khoảng giá trị gia tăng thông qua các thương vụ M&A nếu có.

    Chúng tôi chỉ tính tăng trưởng hữu cơ từ các danh mục sản phẩm hiện tại của công ty, và tin rằng mức giá dự báo hiện tại khá hấp dẫn trên cơ sở tiềm năng tăng trưởng từ các thương vụ M&A, việc tung ra các sản phẩm mới và khai thác thành công nguồn tài nguyên tại Núi Pháo. Trên cơ sở nguồn tiền mặt dồi dào của công ty, chúng tôi tin rằng các thương vụ M&A sẽ mở đường cho Tập đoàn tiếp tục phát triển mạnh mẽ.

    Công ty hàng tiêu dùng Masan: Chúng tôi định giá Công ty hàng tiêu dùng Masan với mô hình định giá DCF 10 năm cho đến năm 2021 để phản ánh tốt hơn tiềm năng phát triển của công ty. Theo tính toán của chúng tôi, giá trị của MSC là 49.101 tỷ đồng, tương đương 2,34 tỷ USD, trong đó 37.563 tỷ đồng, tương đương 1,79 tỷ USD sẽ đóng góp cho Tập đoàn.

    • Ngân hàng TMCP Techcombank: Sau khi xem xét một cách dè dặt tình hình kinh tế vĩ mô, các khó khăn của hệ thống ngân hàng và kết quả hoạt động của TCB trong ba quý đầu năm, chúng tôi đưa ra con số dự báo khá khiêm tốn là 11.800 tỷ đồng cho giá trị ghi sổ của ngân hàng năm 2011. Tuy nhiên, nhờ hoạt động hiệu quả trong Quý 4, giá trị ghi sổ của TCB tăng mạnh lên 15.666 tỷ đồng vào cuối năm tài chính 2011. Với kỳ vọng ngân hàng sẽ tiếp tục phát triển tốt, chúng tôi ước lượng giá trị ghi sổ của TCB sẽ đạt 18.428 tỷ đồng vào cuối năm tài chính 2012, cao hơn 48% so với dự báo trước của chúng tôi.
    • Công ty tài nguyên Masan: chúng tôi tính cả trữ lượng xác định lẫn trữ lượng có khả năng khi định giá lượng khoáng sản với mức độ tin tưởng tương ứng như sau: 90% tin tưởng đối với trữ lượng xác định và 50% tin tưởng đối với trữ lượng có khả năng. Áp dụng giá bán ngày 26/03/2012, chúng tôi định giá MR là 18.679 tỷ đồng, tương đương 890 triệu USD.

    Chúng tôi muốn nhấn mạnh là MSN là sẽ tăng trưởng mạnh mẽ khi dự án Núi Pháo hoạt động hết công suất và mang lại nguồn tiền mặt đáng kể. Chúng tôi ước tính MSN đang được giao dịch ở mức 24,1 lần lợi nhuận pha loãng dự phóng 2012 là 3.413 đồng, 13,9 lần lợi nhuận dự phóng pha loãng năm 2013 là 5.945 đồng, và 6,9 lần lợi nhuận dự phóng pha loãng năm 2014 là 11.965 đồng. Chúng tôi cũng cho rằng chỉ báo P/E này bị thổi phồng do dự án Núi Pháo chưa đem lại lợi nhuận trong khi thị trường đã phản ánh kỳ vọng về Núi Pháo vào giá cổ phiếu. Nếu loại trừ khoản định giá Núi Pháo là 890 triệu USD khỏi tổng vốn hóa thị trường hiện tại, cổ phiếu MSN đang giao dịch ở mức hợp lý hơn hẳn là 15,6 lần lợi nhuận dự phóng năm 2012.

    Vui lòng xem biểu đồ tại file PDF
    Theo tính toán của chúng tôi, giá trị cổ phiếu pha loãng của MSN là 88.136 đồng, giả sử các khoản nợ chuyển đổi sẽ được chuyển đổi cho đến năm 2016. Tiền mặt ròng sẽ tăng lên khoảng 9.114 tỷ đồng sau khi các công cụ nợ này được chuyển đổi.
  2. ongiastocks

    ongiastocks Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/06/2010
    Đã được thích:
    627
    Cho vay thôi bởi cho vay cái này chỉ là đáo, khác hẳn với bơm tiền thêm cho bạn. Đáo cho bạn làm tổng tài sản của bạn có tăng đâu, nợ xấu thành nợ tốt (sau này mà nợ nó càng xấu hơn thì là việc khác vì giờ mà để thì càng ngày càng xấu hơn rồi, dù sao đây cũng là phao cứu sinh trước mắt). Tiền bạn đảo xong vay tra lại trả mà. Lăn tăn thì chỉ sợ nó ko đáo mà đi làm việc khác -> nợ khó đòi thôi :D.
  3. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Các bác lưu ý MSN chính là DN VN mua nợ thay cho Vinashin nhé. Ngoài ra nó cũng là DN mua Sabeco, Dầu Tường An ( TAC ) và bao bì Tân Tiến ( TTP ). Nên nếu bác nào học và làm quản trị DN thì rất đáng nghiên cứu đấy
  4. Immortal1982

    Immortal1982 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/10/2007
    Đã được thích:
    1
    Vụ Núi Pháo thì vẫn chưa xong mặt bằng mà bác. Chắc cái này phải 2,3 năm tới mới có thể hoạt động dc
  5. Immortal1982

    Immortal1982 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/10/2007
    Đã được thích:
    1
    Đúng là các căn bệnh cố hữu của nền KT rất khó ngày 1, ngày 2 giải quyết dc. Ko hiểu lần này các a định bơm tiền ra cứu kiểu gì khi mà lợi ích của các anh ko chịu bé đi. Nếu ko có cách cứu hiệu quả mà làm same như 2009, lại cứu BDS, lại bơm tiền thì ko hiểu sẽ thế nào nữa. Mong bác pt cho em biết thêm, e ko dám nghĩ tới các TH quá xấu nữa, hic
  6. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Vâng thực ra là đáo với LS là 3.000/1.000.000 trong 2 tuần.
    Nhưng ý em nói là họ sẽ sống thêm 1 thời gian nhưng khó khăn vẫn đầy rẫy trước mắt kìa
  7. ongiastocks

    ongiastocks Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/06/2010
    Đã được thích:
    627
    1 là lên theo chữ U, 2 là W bác ạ. Chứ em nghĩ tồi tệ nhất đã đi qua rồi. Dẫu rằng phía trước còn nhiều vất vả. E tưởng đáo bank chứ ngoài thì em chịu bởi em ko tính được với ls bank DN làm có lãi đã khó, lãi ngoài thì làm gì cho lại.
  8. vntienlen

    vntienlen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2009
    Đã được thích:
    3
    Vụ đền bù giải tỏa mặt bằng mỏ đa kim Núi pháo đợt này mệt rồi... Sáng nay, bãi thải của Mỏ than Phấn Mễ (gần kề ngay Mỏ Núi Pháo) đã bị sạt lở... 1 chú chết vài chú bị thương và thêm 5 chú chưa tìm thấy xác, nhà cửa hoa màu, công trình vật kiến trúc bị lấp khá... Thành thử giờ Mỏ Núi Pháo cũng bị ảnh hưởng theo thoai.... Các bác cứ đọc báo nghe đài vài ngày nữa là biết... Nó ảnh hưởng chung ráo cả...
  9. vntienlen

    vntienlen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2009
    Đã được thích:
    3
    2 ngày cuối tuần ngồi ngẫm nghĩ lại thì thấy rõ ràng chợ này kiểu đi vào đuôi 1 con sóng thì phải... Dòng chứng khoán bị nén lại chỉ chờ bật, nhiều dòng khác bật lên mạnh và vol to quá,... Thực sự giai đoạn vừa qua VNI kéo 1 thời gian khá dài, các mã đều lên khá cả, ai tham gia chợ cũng đều kiếm cả, nhiều người chờ phá đỉnh là tất tay tất chân... Nhưng với tình hình thực tế hiện nay, mặc dù thông tin rộng mở thật nhưng cần có 1 thời gian chữa lành vết thương cũ, dòng tiền cần phải sắp xếp lại để các doanh nghiệp ngấm vào máu.. thậm chí 1 số ông k cứu nổi thì thẳng cẳng,.. Nếu chợ vượt 480 và 80 thì đi tiếp đi đâu? còn gì nữa??? Nên theo tớ thế này, chợ nếu sideway đc là cái tốt nhất, còn nếu bùng lên là cẩn thận vượt đỉnh kỹ thuật là có cú xả khá... Giờ là lúc nâng cao vai trò đề cao cảnh giác, nghiêm túc thực hiện phương châm " thà kiếm được ít tiền còn hơn là mất tiền".... sai thì chờ qua đỉnh ổn thì lại chạy theo tàu, kiếm chậm hơn bà con chút vậy..... Nếu sau sóng điều chỉnh này (nếu có) thì lại là 1 cơn sóng đẹp để giải ngân ngon....
  10. Immortal1982

    Immortal1982 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/10/2007
    Đã được thích:
    1
    Còn 2 tuần của tháng 4, em nghĩ các anh sẽ đẩy lên qua mốc tâm lý chút rồi khả năng sẽ ale hấp....:-ss

Chia sẻ trang này