Thớt mới cho thời kỳ mới - Không thắng mới là lạ

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 12/04/2012.

6436 người đang online, trong đó có 946 thành viên. 16:32 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 95142 lượt đọc và 1007 bài trả lời
  1. nvht

    nvht Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    19/04/2010
    Đã được thích:
    3.217
    vừa rồi có 1 số vụ nâng khống giá trị hợp đồng BT để moi tiền của Nhà nước của 1 số doanh nghiệp. Theo bác chủ Top thì liệu những doanh nghiệp này có bị xử nặng không ?
  2. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.353
    Muôn đời vẫn thế: Pháp luật bảo vệ thằng có tiền =))=))=))
  3. vntienlen

    vntienlen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2009
    Đã được thích:
    3
    Tin gì đó... giá phân lên phỏng? hehe... cũng sắp ra tin cổ tức... chợ vững rồi..
  4. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.353
    Dự báo kết quả Quý 1 của DPM – sau hai tháng ổn định tại mức 9.600 đồng/kg, giá bán lẻ phân urea trong nước đã bất ngờ tăng 10,4% lên 10.600 đồng/kg. Theo chúng tôi được biết có hai nguyên nhân dẫn đến việc tăng giá. Thứ nhất, nguồn cung tạm thời bị khan hiếm bởi các công ty trong nước hiện đang xuất khẩu phân urea khi vụ hè-thu đang tới gần. Thứ hai, giá urea nhập từ Trung Quốc tăng do chi phí vận chuyển tăng.

    Vì vậy, DPM được hưởng mức giá bán tương đối cao so với trung bình là 8.800 đồng/kg (giá bán cho đại lý). Chúng tôi dự báo trong Quý 1 công ty sẽ đạt 2.500 tỷ đồng doanh thu (tăng 25,7% so với cùng kỳ năm ngoái) và 750 tỷ đồng thu nhập ròng (tăng 20,4% so với cùng kỳ năm ngoái).
  5. d0cc0c4ub4i

    d0cc0c4ub4i Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    0
    Em hôm nay cũng đu lên DPM một ít, vì quan sát con này cũng khá lâu, phiên hôm nay là phiên thứ 2 có giao dịch khớp khá hơn so với bình thường, hi vọng ko xịt như em PVS. Hai bác cho em đánh giá về PVS với :-w
  6. vntienlen

    vntienlen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/12/2009
    Đã được thích:
    3
    Xét về FA k có gì phải bàn.. nhưng con này khó có sóng to khi chưa có tay to.... đợt này có cái kỳ lạ là thanh khoản nó khá lớn và có xu hướng lên... thông tin vỉa hè là 1 con xứng đáng theo dõi chặt trong năm nay,...lão Béo Hnx chỉ đánh giá cao đầu tư 2 con bên sòng hnx là PVS và 1 ẻm khác.... chắc có biết game gì đó nhưng chưa đến lúc...
  7. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.353
    1 thời em rất hay theo dõi PVS và đã có cuộ chiến nảy lửa về tranh luận với 1 bác làm ở PVN ở đây: http://f319.com/home/1198510, Bác đọc lại để tham khảo.

    Tình hình mới nên PVS có rất nhiều chuyển biến tốt. Cái duy nhất không tốt là thằng láng giềng phương Bắc nó chèn ép mình ghê quá. Tất cả vụ cắt cáp đều liên quan đến PVS. Do vậy doanh thu từ mảng thuê tàu giảm chút ít.
  8. d0cc0c4ub4i

    d0cc0c4ub4i Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    27/11/2010
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn bác, em đã cơ cấu 70% cp vào PVS và EIB, quyết định hold trong năm 2012, còn lại 30% danh mục để lướt theo thị trường.
  9. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.353
    Ngày đó em viết thế này:


    Em không muốn làm bác nào nắm PVS thất vọng nhưng cũng xin cảnh báo các bác định vào PVS thế này:
    Hôm trước có 1 bác tự nhận là làm trong ngành dầu khí và khẳng định PVS ngon nhất PVN nhưng em cho rằng ngon nhất PVN là PVD sau đó đến PVF. Thực tế thì trong 1 tháng qua PVD tăng từ 77 lên 96 trong khi PVS không tăng nổi 1pts. PVF đã tăng và sẽ tăng.
    Đấy là thực tế ai cũng nhìn được nhưng cái không phải ai cũng nhìn được là chuyện PVS vỡ kế hoạch năm 2009 này. Gần đây chắc nhiều người đọctin PVS đặt tên kho nổi nhưng thực tế thì sao: Ai ở VP Chính phủ cũng biết chuyện PVS kiện Vinashin vụ đóng kho nổi. PVS ứng cho Vinashin tới hơn 200 triệu USD để đóng kho nổi và theo KH phải giao cuối năm 2009 nhưng Vinashin không đóng nổi và liên tục hoãn không có lý do chính đáng. PVS cực chẳng đã đã tố lên anh SH nhưng Vinashin cũng lực bất tòng tâm nên đành chịu. Cuối cùng anh SH chỉ đạo PVN mà ở đây là PVF đứng ra thay PVS tiếp tục bơm tiền cho Vinashin đóng cho kỳ được thì thôi cho dù giá đội thêm hơn 80 triệu USD. Đây là kiểu đâm lao thì phải theo lao. Kho nổi này đến năm 2010 cũng không thể xong vì bây giờ mới khởi động trở lại.
    Tuy nhiên để cứu PVS PVN đành giở tiểu sảo tung tin về kho nổi này. Thực chất là chiêu đặt tên cho con trong khi chưa mang thai và tất nhiên ngày sinh thì có Chúa mới biết. Trò này mà ở nuớc ngoài thì nhà đầu tư đã kiện PVS và có thể phá sản như chơi vì tội che dấu thông tin rồi. Nhưng đây là VN nên hiệu ứng tin này vẫn còn giá trị và lừa được rất nhiều bà con nhỏ lẻ trong khi bác nào tinh ý đều thấy các tổ chức đều bán ra cực mạnh PVS cả tháng nay rồi. Đành rằng năm nay dầu khí vẫn ăn nên làm ra và bản thân PVS là TCT mạnh nhưng vụ đầu tư lớn nhất của PVS lại là thất bại không gì có thể sửa chữa nên PVS coi như năm 2009 bỏ đi để năm 2010 làm lại.
    Thêm vào đó chuyện PVN đấu đá nội bộ nên các TCT trong tập đoàn mạnh thằng nào thằng đó làm nên PVS chịu thêm đòn đau từ chính PVD.PVD giờ thừa thắng xông lên triển khai luôncả chính mảng dịch vụ của PVS chứ không còn chỉ chuyên về khoan như trước. Do đó PVD đã trở thành siêu sao duy nhất của PVN.
    Các bác cứ nghiên cứu cho rõ nhé . Vài lời thế thôi chứ em chẳng phải cổ đông của PVN cho dù là PVD hay PVS.



    Tin ở đây: http://cafef.vn/PVS-24508/pvs-khai-danh-cho-kho-noi-tri-gia-280-trieu-usd.chn
    PVS: "Khai danh" cho kho nổi trị giá 280 triệu USD
    Kho nổi chứa, xử lý và xuất dầu Ruby II (FPSO Ruby II) có tổng mức đầu tư hơn 280 triệu USD (chưa tính phát sinh).

    Sáng nay, 14/08/2009, Tổng Công ty CP dịch vụ dầu khí (PTSC) và đối tác Malaysia International Shipping Corporation Sdn Bhd (MISC) đã phối hợp tổ chức lễ đặt tên cho kho nổi chứa, xuất và xử lý dầu thô (FPSO) với tên gọi ?oFPSO Ruby II?.

    Kho nổi chứa, xử lý và xuất dầu Ruby II (FPSO Ruby II) có tổng mức đầu tư hơn 280 triệu USD (chưa tính phát sinh).

    Đây là một dự án qui mô lớn do PTSC kết hợp với đối tác Malaysia International Shipping Corporation (MISC) - Công ty con của Tập đoàn Petronas liên doanh đầu tư, tham gia đấu và thắng thầu quốc tế.

    FPSO Ruby II chứa tối đa 645.000 thùng, trong đó khả năng nhận dầu lên đến 39.000 thùng/ngày và khả năng xuất dầu 20.000 thùng/giờ, có chiều dài tổng thể 244.8m; chiều rộng (lớn nhất) 41.2 m; mớn nước 14.33 m; trọng tải 100,047 tones.

    Để quản lý vận hành kho nổi FPSO ?oRuby II?, PTSC và đối tác MISC cũng đã thành lập một liên doanh lấy tên gọi là Vietnam Offshore Floating Terminal (VOFT) trong đó PTSC chiếm 60% vốn để sở hữu, quản lý, và khai thác kho nổi chứa dầu

    Trước đó, PTSC và MISC cũng đã hợp tác hiệu quả khi cùng góp vốn tới hơn 180 triệu USD và thành lập liên doanh có tên gọi MVOT (Malaysia Vietnam Offshore Terminal (L) Limited) để đầu tư kho nổi FSO ?oOrkid?. Sức chứa của kho đạt 745,000 thùng để cho khách hàng Talisman Malaysia Limited thuê trong vòng 10 năm phục vụ khai thác dầu ngoài khơi tại khu vực chồng lấn thương mại PM-3 giữa Việt Nam và Malaysia.

    Sự kiện này là một trong những bước tiến quan trọng đẩy mạnh hơn nữa sự hợp tác giữa ngành Dầu khí Việt Nam và Malaysia.

    Lãi suất và áp lực vỡ hợp đồng quốc tế làm PVS hơn ngồi trên lửa nhé !!!

    Trích:
    GiaReBatNgo viết

    Trích:
    khongquen25 viết

    Em không muốn làm bác nào nắm PVS thất vọng nhưng cũng xin cảnh báo các bác định vào PVS thế này:
    Hôm trước có 1 bác tự nhận là làm trong ngành dầu khí và khẳng định PVS ngon nhất PVN nhưng em cho rằng ngon nhất PVN là PVD sau đó đến PVF. Thực tế thì trong 1 tháng qua PVD tăng từ 77 lên 96 trong khi PVS không tăng nổi 1pts. PVF đã tăng và sẽ tăng.
    Đấy là thực tế ai cũng nhìn được nhưng cái không phải ai cũng nhìn được là chuyện PVS vỡ kế hoạch năm 2009 này. Gần đây chắc nhiều người đọctin PVS đặt tên kho nổi nhưng thực tế thì sao: Ai ở VP Chính phủ cũng biết chuyện PVS kiện Vinashin vụ đóng kho nổi. PVS ứng cho Vinashin tới hơn 200 triệu USD để đóng kho nổi và theo KH phải giao cuối năm 2009 nhưng Vinashin không đóng nổi và liên tục hoãn không có lý do chính đáng. PVS cực chẳng đã đã tố lên anh SH nhưng Vinashin cũng lực bất tòng tâm nên đành chịu. Cuối cùng anh SH chỉ đạo PVN mà ở đây là PVF đứng ra thay PVS tiếp tục bơm tiền cho Vinashin đóng cho kỳ được thì thôi cho dù giá đội thêm hơn 80 triệu USD. Đây là kiểu đâm lao thì phải theo lao. Kho nổi này đến năm 2010 cũng không thể xong vì bây giờ mới khởi động trở lại.
    Tuy nhiên để cứu PVS PVN đành giở tiểu sảo tung tin về kho nổi này. Thực chất là chiêu đặt tên cho con trong khi chưa mang thai và tất nhiên ngày sinh thì có Chúa mới biết. Trò này mà ở nuớc ngoài thì nhà đầu tư đã kiện PVS và có thể phá sản như chơi vì tội che dấu thông tin rồi. Nhưng đây là VN nên hiệu ứng tin này vẫn còn giá trị và lừa được rất nhiều bà con nhỏ lẻ trong khi bác nào tinh ý đều thấy các tổ chức đều bán ra cực mạnh PVS cả tháng nay rồi. Đành rằng năm nay dầu khí vẫn ăn nên làm ra và bản thân PVS là TCT mạnh nhưng vụ đầu tư lớn nhất của PVS lại là thất bại không gì có thể sửa chữa nên PVS coi như năm 2009 bỏ đi để năm 2010 làm lại.
    Thêm vào đó chuyện PVN đấu đá nội bộ nên các TCT trong tập đoàn mạnh thằng nào thằng đó làm nên PVS chịu thêm đòn đau từ chính PVD.PVD giờ thừa thắng xông lên triển khai luôncả chính mảng dịch vụ của PVS chứ không còn chỉ chuyên về khoan như trước. Do đó PVD đã trở thành siêu sao duy nhất của PVN.
    Các bác cứ nghiên cứu cho rõ nhé . Vài lời thế thôi chứ em chẳng phải cổ đông của PVN cho dù là PVD hay PVS.

    Bốc phét vừa thôi bác ạ
    http://cafef.vn/PVS-17391/ha-thuy-san-pham-lon-nhat-nganh-dong-tau-viet-nam.chn <== nó chưa khởi công thì cái này là cái gì???
    Chuyện nó tung tin chậm tiến độ nọ kia chẳng qua là vì mục đích khác mà thôi.

    Khuyến mại thêm tin nhé:
    http://cafef.vn/pvs-17020/pvs-ky-hop-dong-tin-dung-hon-16-trieu-usd.chn
    http://cafef.vn/PVS-21040/pvs-khanh-thanh-cang-bien-ptsc-dinh-vu.chn
    http://cafef.vn/PVS-24276/pvs-chinh-thuc-so-huu-cang-hon-la.chn
    http://cafef.vn/PVS-24508/pvs-khai-danh-cho-kho-noi-tri-gia-280-trieu-usd.chn



    Vâng có thể là bốc phét nhưng tin này chắc không bốc phét nhiều vì nó đăng tại chính trang chinhphu.vn bác nè: Ngày đăng 13/8 là không cũ lắm đâu.

    Vinashin chậm trễ, PVN lãnh đủ


    Hai dự án của tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) đặt tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) thực hiện đều bị chậm tiến độ đến nỗi Chính phủ phải vào cuộc đốc thúc.

    Hôm 30-7, Văn phòng Chính phủ, qua thông báo số 225 đã truyền đạt kết luận của Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải về việc kiểm điểm tình hình triển khai Dự án đóng mới kho nổi chứa xuất dầu (FSO-5) và Dự án tàu chở dầu thô Aframax mà PVN ký hợp đồng đặt mua của Vinashin.

    Trước đó ba ngày, cuộc họp kiểm điểm tình hình thực hiện các dự án này đã diễn ra với sự tham dự của Bộ Công Thương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Giao thông Vận tải và các bên liên quan.Đây là lần thứ hai Chính phủ có công văn chỉ đạo về tiến độ thực hiện các dự án này (lần thứ nhất là đầu tháng 12-2007). Trong kết luận chỉ đạo mới nhất, Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải đã nêu cụ thể năm yêu cầu lớn cho các bên, đặc biệt là Vinashin, để các bản hợp đồng mà PVN ký với các đối tác được thực hiện.

    Chính phủ yêu cầu ?oVinashin nghiêm túc đánh giá lại nguyên nhân, rút kinh nghiệm về việc chậm tiến độ thực hiện hai dự án?. Theo yêu cầu của Chính phủ, tiến độ dự án phải được Bộ Giao thông Vận tải chủ trì trên cơ sở họp giao ban hàng quí.

    Vấn đề được đặt ra là tại sao lại nảy sinh chuyện này và vì sao các dự án nói trên lại cần đến sự theo dõi và chỉ đạo sát sao của Chính phủ cũng như các bộ, ngành liên quan, khi mà lẽ thường hai tập đoàn có thể làm việc với nhau trên các điều khoản hợp đồng đã ký kết như bao hợp đồng kinh tế khác.

    Dự án FSO-5: ứng trước 85% hợp đồng cũng không đóng được

    Theo thông tin từ PVN, trong báo cáo gửi Chính phủ và các bộ, ngành có liên quan hôm 30-6 vừa qua, Tổng công ty cổ phần Dịch vụ kỹ thuật dầu khí (PTSC), một thành viên của PVN có ký với Vinashin dự án đóng mới kho nổi chứa xuất dầu FSO-5 (gọi tắt là dự án FSO-5) hồi trung tuần tháng 12-2006 với yêu cầu trong hợp đồng là bàn giao kho nổi tại mỏ vào ngày 1-5-2008. Phía Vinashin, đơn vị thực hiện hợp đồng này là Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Nam Triệu (Nasico), một trong những doanh nghiệp lớn nhất của Vinashin hiện nay.

    Trong quá trình thực hiện hợp đồng, phía Vinashin đã hai lần xin điều chỉnh tiến độ bàn giao kho nổi FSO-5, lần thứ nhất là cuối tháng 4-2009 và lần thứ hai xin lùi thêm ba tháng nữa (đến 30-7-2009). Tuy đã phải chịu chậm 15 tháng so với tiến độ cam kết, nhưng theo văn bản được phía PVN gửi cho các cơ quan quản lý, PVN lo ngại là: ?oVới tiến độ triển khai hiện tại, thời điểm bàn giao kho nổi FSO-5 có thể tiếp tục chậm thêm 2-3 tháng so với tiến độ mà Vinashin/Nasico thông báo điều chỉnh?.

    Cơ sở cho những e ngại được phía PTSC dẫn ra là tính đến giữa tháng 6 vừa qua, hồ sơ thiết kế của dự án chưa hoàn thiện, tiến độ cung cấp vật tư, thiết bị cũng quá chậm. 64/146 hạng mục thiết bị của dự án chưa về đến Nasico để phục vụ thi công, lắp đặt. Nhiều hạng mục trong số này đang lưu kho tại các cảng, chưa thông quan. Thậm chí có 52 hạng mục hoặc đang trong quá trình chế tạo hoặc đang trên đường về Việt Nam. Có hạng mục chưa tiến hành ký hợp đồng đơn hàng...

    Phía Nasico cũng chưa xuất trình được cho bên PTSC và bên đăng kiểm ABS (Mỹ) - nơi được Vinashin/ Nasico thuê giám sát quá trình thi công đóng tàu - đầy đủ các quy trình lắp đặt, kiểm tra, vận hành chạy thử như hợp đồng đã ký kết để làm cơ sở kiểm tra, giám sát thi công lắp đặt danh mục như hợp đồng giữa hai bên đã thỏa thuận.

    Đến thời điểm hiện tại, phía đặt mua đã thực hiện thanh toán năm đợt cho Vinashin theo đúng quy định với giá trị thanh toán là 2.377 tỉ đồng (khoảng 143,888 triệu đô la Mỹ), tương đương với 85% giá trị hợp đồng. Chưa kể trước đó, một năm sau ngày ký hợp đồng, phía PVN đã chấp thuận chỉ đạo của Chính phủ, đồng ý ký phụ lục, điều chỉnh giá trị hợp đồng từ 109,966 triệu đô la Mỹ lên 169,280 triệu đô la, tăng gần 60 triệu đô la nữa.

    Theo PVN, việc chậm trễ này đã và đang ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh, hiệu quả dự án của PTSC và Xí nghiệp liên doanh Vietsovpetro (VSP). Cụ thể: PTSC không thể chủ động đối với hoạt động sản xuất kinh doanh trong các năm 2008 và 2009 (đến thời điểm này) do mất nguồn doanh thu từ việc khai thác kho nổi FSO-5.

    Tính toán thiệt hại gồm có: 15 tháng chậm giao tàu để đưa vào sử dụng thiệt hại mất 50,400 triệu đô la (15 tháng x 12.000 đô la Mỹ/ngày - là đơn giá thuê tàu theo báo cáo nghiên cứu khả thi dự án); lãi vay ngân hàng của phần tiền đã trả cho hợp đồng là 120 tỉ đồng, chưa kể phát sinh tăng giá hợp đồng gần 60 triệu đô la, cộng với các chi phí kéo dài hợp đồng thuê chuyên gia quản lý, giám sát dự án và các chi phí khác.

    Còn VSP, thông thường đơn vị này phải dùng thường xuyên hai tàu chứa dầu nhằm đảm bảo sản lượng và an toàn khai thác dầu năm 2009-2010. Tuy nhiên, do Vinashin/Nasico bàn giao chậm kho nổi FSO-5 nên VSP đã phải sửa chữa hai tàu đã qua sử dụng lâu ngày (trong đó có một tàu đáng lẽ phải thanh lý) với tổng chi phí là 64.000 đô la để thay thế.

    Dự án II: 13 lần điều chỉnh tiến độ

    Một công ty khác của PVN là Công ty Vận tải dầu khí (PV Trans) cũng rơi vào những khó khăn tương tự khi thuê Tổng công ty Công nghiệp Tàu thủy Dung Quất, một thành viên khác của Vinashin, đóng ba tàu chở dầu thô loại Aframax trọng tải 105.000 DWT/tàu, với tổng giá trị cho một tàu là 63,841 triệu đô la Mỹ.

    Trong bản báo cáo thường niên công khai của PV Trans năm 2008 đã được công bố, PV Trans đã có phần giải thích rõ về bản hợp đồng này (ghi chú về báo cáo tài chính). Theo đó, ngày 14-2-2007, PV Trans đã ký hợp đồng thiết kế và đóng mới ba tàu nói trên với Vinashin và Công ty TNHH một thành viên công nghiệp tàu thủy Dung Quất (Dung Quất Shipyard). Tiến độ cam kết bàn giao tàu thứ nhất là tháng 2-2009, giao tàu thứ hai là tháng 8-2009 và tàu thứ ba là tháng 2-2010.

    ?oTổng công ty đã thực hiện tạm ứng lần đầu theo hợp đồng cho bên bán nhằm chuẩn bị cho việc đóng mới tàu số 1?, bản báo cáo tài chính của PV Trans viết.Nhưng thực tế lại không diễn ra như vậy. Đến nay, tiến độ giao tàu thứ nhất mà Dung Quất Shipyard qua các văn bản điều chỉnh gửi PV Trans đã lên đến con số... 13 lần đề nghị. Phía Dung Quất Shipyard đề nghị PV Trans đến tháng 10-2010 mới bàn giao tàu thứ nhất.

    ?oNhư vậy là chậm 20 tháng?, một lãnh đạo của PV Trans nói. Mặc dù vậy, ?oviệc triển khai dự án đến nay còn chậm hơn nhiều so với tiến độ đã điều chỉnh khi mà kế hoạch mua sắm vật tư, thiết bị máy móc vẫn còn chưa được triển khai đồng bộ với tiến độ sản xuất?, theo PVN.

    Theo báo cáo của chuyên gia tư vấn của PV Trans, hiện khối lượng công việc thực hiện tại nhà máy đóng tàu Dung Quất mới được 10% và việc bàn giao tàu chắc chắn sẽ còn chậm trễ, có thể ít nhất đến quí 2-2011 mới xong.

    Vẫn theo đánh giá từ đây gửi về các bộ: ?oDo khó khăn về tài chính nên việc mua sắm vật tư cho tàu, việc xây dựng, lắp đặt máy móc thiết bị cho dự án bị kéo dài, tình trạng thiếu nhân lực lành nghề và quản lý kém của Dung Quất Shipyard dẫn đến kế hoạch đặt ra luôn bị phá vỡ, tình trạng dự án bị chậm trễ kéo dài không kiểm soát được?.

    Cũng rơi vào tình trạng các hợp đồng của PTSC, phía PV Trans chỉ nhận được 13 văn bản đề nghị điều chỉnh tiến độ thực hiện hợp đồng mà không kèm theo lời giải thích. Theo thông tin của TBKTSG, có đại diện cổ đông nhà nước của PV Trans trong các cuộc họp nội bộ đã đề nghị phải đưa Vinashin/Dung Quất Shipyard ra tòa án kinh tế vì việc nhiều lần vi phạm hợp đồng, ảnh hưởng lớn đến việc sản xuất, kinh doanh của đối tác.

    Bên đặt mua tàu nhận định sự chậm trễ này có thể ảnh hưởng đến sản lượng của Nhà máy lọc dầu Dung Quất, khi nhà máy vận hành đủ công suất vào tháng 10, mất doanh thu tính được chừng 33 triệu đô la, chi phí phát sinh chậm tiến độ 20 tháng là 78 tỉ đồng gồm lãi vay vốn, chi phí kéo dài hợp đồng tư vấn và chi phí quản lý.

    Trong khi đó, phóng viên TBKTSG đã nhiều lần cố gắng liên hệ với Ban lãnh đạo của Vinashin về vấn đề này nhưng đều chỉ nhận được sự từ chối.

    Phó thủ tướng Hoàng Trung Hải chỉ đạo: đối với dự án FSO-5, yêu cầu Vinashin tập trung nguồn nhân lực, phương tiện, tài chính, bảo đảm chất lượng, hoàn thành, bàn giao tại mỏ chậm nhất vào cuối tháng 3-2010.

    Ngoài việc Vinashin có trách nhiệm thu xếp phần vốn còn thiếu cho Nasico, PVN xem xét khả năng tăng vốn ứng trước trực tiếp cho Nasico để tháo gỡ khó khăn, hoàn thành dự án theo chất lượng, tiến độ đã thống nhất.

    Đối với dự án Aframax, yêu cầu PVN và Vinashin điều chỉnh lại hợp đồng theo hướng đóng mới hai tàu Aframax. Trong đó, việc thực hiện đóng mới tàu số 2 sẽ được xem xét, quyết định thông qua giao ban hàng quí và trên cơ sở kết quả hoàn thiện tàu số 1 đáp ứng tiến độ và chất lượng cam kết. Trước mắt, yêu cầu hai tập đoàn tập trung các nguồn lực cần thiết để thực hiện việc đóng mới tàu số 1.

    (Trích thông báo số 225-VPCP, ngày 30-7-2009)

    Thì em đâu có phủ nhận rằng bản chất PVS là tốt nhưng vì dính trấu VSP nên chết oan thôi. Mà đúng ra cũng không oan nếu không tham phần lại quả khi giao cho VSP thực hiện hợp đồng đúng là tham bát bỏ mâm. Hôm nay trong khi PVD vững bước tiến lên thì PVS vẫn loanh quanh mức 40 là minh chứng rõ ràng nhất. Bọn em có câu cửa miệng thế này :" Thằng đó tuy nó là Đảng viên nhưng nó tốt " mà.
    PVI, PVS, PVT coi như bỏ lỡ cơ hội vàng khi khủng hoảng và trao cơ hội đó cho PVD, PVF, PVX rồi. Để xem hết tháng 8 sẽ có bảng so sánh toàn diện 6 mã này để bác cũng nhìn lại.
  10. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.353
    Tóm lại sóng gió đã qua nên bác có thể yên tâm vào PVS được rồi !

Chia sẻ trang này