1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Thứ 6 ngày mai! Vni tiếp tục tăng!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi kakalotta, 10/05/2007.

5039 người đang online, trong đó có 414 thành viên. 23:49 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 4549 lượt đọc và 71 bài trả lời
  1. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    CẬP NHẬT: 10/05/2007 16:57:52 (GMT+7) BẢN ĐỂ IN

    Tại sao cổ phiếu ngân hàng luôn "hot"?



    n Trịnh Hữu Hạnh


    Đối với các nhà đầu tư nước ngoài, khái niệm thặng dư vốn cổ phần (surbluss) không hề xa lạ, bởi mô hình công ty cổ phần trên thế giới đã có cách đây hơn 300 năm.

    Thị trường chứng khoán Việt Nam mới ra đời được 7 năm, do vậy nhiều vấn đề liên quan đến kỹ thuật chứng khoán và tài chính trong các doanh nghiệp cổ phiếu vẫn đang là vấn đề mới đối với nhiều nhà đầu tư Việt Nam. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi muốn đưa ra mối liên hệ giữa giá cổ phiếu của các ngân hàng thương mại cổ phần với vấn đề thặng dư vốn trong các ngân hàng đó.

    Thời kỳ vừa qua, giá cổ phiếu của các ngân hàng tăng rất nhanh, nguyên nhân chính của việc tăng giá này là do thặng dư vốn mang lại. Vậy thặng dư vốn là gì? Tại sao nó lại làm cho giá cổ phiếu của các ngân hàng thương mại cổ phần tăng? Việc tăng giá này có phải là giá ảo hay không? Ví dụ sau đây sẽ giải đáp cho những câu hỏi trên.

    Giả sử vào thời điểm tháng 10 năm 2006, ngân hàng thương mại cổ phần A, có vốn điều lệ là 560 tỷ đồng, vào thời điểm này, ông X đã mua 10.000 cổ phiếu của ngân hàng này, theo giá thị trường là 100 ngàn đồng/1 cổ phiếu (mệnh giá mỗi cổ phiếu là 10 ngàn đồng), tổng số tiền mà ông X bỏ ra để mua 10.000 cổ phiếu là 1 tỷ đồng. Sau khi năm tài chính kết thúc (31/12/2006), lợi nhuận sau thuế của ngân hàng là 190 tỷ đồng.

    Ngân hàng A quyết định sử dụng 140 tỷ đồng để bổ sung vốn điều lệ. Phần lợi nhuận này sẽ được phân bổ đều theo tỷ lệ vốn góp của các cổ đông, như vậy mỗi cổ đông sẽ được sở hữu thêm một tỷ lệ vốn tăng thêm trong ngân hàng là 140 tỷ/560 tỷ = 0,25 (25%).

    Vậy ông X được tăng thêm phần vốn của mình trong ngân hàng là: 25% x 100 triệu = 25 triệu đồng (tương đương với 2.500 cổ phiếu), theo cách hiểu thông thường thì trong trường hợp này ngân hàng A đã thưởng cho ông X cổ phiếu thưởng với tỷ lệ 25%.

    Do vậy, kết thúc năm tài chính 2006, ông X có 10.000 cổ phiếu + 2.500 cổ phiếu = 12.500 cổ phiếu. Đây là trường hợp thặng dư vốn do hiệu quả kinh doanh tốt mang lại. Khi đó vốn điều lệ vào ngày 31/12/2006 của ngân hàng A là: 560 tỷ + 140 tỷ = 700 tỷ đồng.

    Giả sử trong năm 2007, ngân hàng A tăng vốn bằng cách bán cổ phiếu cho một nhà đầu tư chiến lược, giả định rằng thời điểm tăng vốn là tháng 10/2007 và giá của cổ phiếu ngân hàng A vẫn là 100 ngàn đồng/cổ phiếu. Ngân hàng bán cho nhà đầu tư chiến lược số lượng cổ phiếu với giá trị theo mệnh giá là 100 tỷ đồng, tương ứng với số lượng 10 triệu cổ phiếu. Giá bán cho nhà đầu tư chiến lược là do 2 bên thoả thuận và tham khảo theo giá thị trường tại thời điểm giao dịch (thông thường do mua với số lượng lớn nên nhà đầu tư chiến lược thường được mua theo giá thấp hơn so với giá thị trường).

    Giả dụ giá bán mà 2 bên thoả thuận với nhau là 80 ngàn đồng/1 cổ phiếu. Khi đó xác định được tổng số tiền mà nhà đầu tư chiến lược phải trả cho ngân hàng A là: 80 ngàn đồng/1 cổ phiếu x 10 triệu cổ phiếu = 800 tỷ đồng. Tuy nhiên, do nhà đầu tư chiến lược mua số lượng cổ phiếu tương ứng với 100 tỷ mệnh giá, cho nên khi hạch toán thì phần vốn của nhà đầu tư chiến lược chỉ được ghi trong sổ kế toán là 100 tỷ.

    Nhưng trên thực tế, ngân hàng A đã nhận được 800 tỷ đồng do nhà đầu tư chiến lược trả, như vậy đã có sự chênh lệch giữa số tiền thu được và số tiền ghi trong sổ kế toán (800 tỷ - 100 tỷ = 700 tỷ) khoản tiền chênh lệch này gọi là thặng dư vốn do phát hành thêm cổ phiếu.

    Theo nguyên tắc hạch toán kế toán thì vốn và nguồn vốn phải đối ứng nhau, vậy 700 tỷ vốn tăng thêm này phải phân bổ vào đâu? Khoản tiền này sẽ được phân bổ cho các cổ đông hiện hữu trong ngân hàng, vì vậy mỗi cổ đông sẽ được tăng thêm số vốn tương ứng theo tỷ lệ là: 700 tỷ vốn tăng thêm: 700 tỷ vốn điều lệ = 1 : 1; vậy ông X sẽ được ghi tăng thêm vốn trong ngân hàng A là 125 triệu đồng nữa, do đó sau khi ngân hàng bán cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược, ông X sẽ có tất cả 250 triệu đồng vốn trong sổ kế toán của ngân hàng, ứng với việc sở hữu 25.000cổ phiếu.

    Giả định giá cổ phiếu của ngân hàng A sau khi tăng vốn do phát hành thêm cổ phiếu, không thay đổi vẫn là 100 ngàn đồng/ 1 cổ phiếu, trong trường hợp này nếu như ông X bán hết toàn bộ số cổ phiếu mà ông đang nắm giữ thì sẽ thu được khoản tiền là: 25.000cổ phiếu x 100 ngàn đồng/1 cổ phiếu = 2,5 tỷ đồng, vậy chỉ sau một năm với số vốn ban đầu là 1 tỷ đồng, ông X đã thu về 2,5 tỷ đồng.

    Nếu giả định sau khi tăng vốn lên 1.400 tỷ, thị trường chứng khoán có sự điều chỉnh sâu, giá cổ phiếu của ngân hàng A chỉ là 60.000 đồng/1 cổ phiếu, thì khi đó tổng số tiền mà ông A thu về do bán 25.000 cổ phiếu là: 25.000cổ phiếu x 60.000đồng/1 cổ phiếu = 1,5 tỷ đồng, ông A vẫn còn lãi 500 triệu đồng sau 1 năm.

    Trên thực tế, các ngân hàng thương mại cổ phần còn sử dụng các phương pháp tăng vốn khác như vừa bán cho nhà đầu tư chiến lược, vừa bán cho cổ đông hiện hữu theo giá bằng với mệnh giá, hoặc giá cao hơn mệnh giá, tuy nhiên không quá cao so với mệnh giá. Bởi vì bản chất của vốn trong ngân hàng là do các cổ đông đóng góp, họ là những người gây dựng vốn cho ngân hàng, tạo tiền đề cho sự hoạt động kinh doanh có hiệu quả đối với ngân hàng mà họ đang là cổ đông.

    Vì thế ở các nước khác trên thế giới, luật pháp cũng cho phép có những sự ưu đãi cho cổ đông hiện hữu giống như ở Việt Nam khi tăng vốn cho quá trình hoạt động của các ngân hàng thương mại. Các phương pháp tính thặng dư khác như chuyển đổi trái phiếu thành cổ phiếu cũng được tính tương tự như trên.

    Qua việc phân tích bản chất của thặng dư vốn trong các ngân hàng thương mại cổ phần, có thể thấy rằng nếu như không hiểu đúng bản chất của thặng dư vốn trong các ngân hàng thương mại cổ phần, khi thấy giá cổ phiếu cao mà gọi là giá ảo thì đấy chính là sai lầm do sự thiếu hiểu biết về kỹ thuật tài chính trong các ngân hàng thương mại cổ phần.

    Trong giai đoạn hiện nay, việc tăng vốn để nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần khi Việt Nam hội nhập vào nền kinh tế thế giới là vấn đề cấp bách nhất của các ngân hàng thương mại, bởi vì cần phải có lượng vốn đủ lớn để có khả năng cạnh tranh với các ngân hàng thương mại nước ngoài, đồng thời đủ năng lực tài chính để xử lý rủi ro trong quá trình kinh doanh.

    Khi tăng vốn sẽ tạo ra thặng dư vốn như phân tích ở trên và đó chính là nguyên nhân quyết định đến việc trả lời cho câu hỏi: tại sao cổ phiếu của các ngân hàng luôn luôn ?ohot?.
    >>> ko biế có đúng ko em chỉ biết hót ở chổ WTO đã nói rõ điều đó, mai stb upupup
  2. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    >>>> bài báo này hay viết đúng bản chất cái ngu của thằng dragon capital khi bắt cá 2 tay, mai dragon lên tiếng nói nè nhé: em ko có như vậy đâu, em khôn lắm, đâu có đặt điều kiện ngu vậy, mấy cái đó do trần thanh tân làm hết. Thôi cha Tân sin lỗi mọi người rồi >>> báo viết hay. Thế nào dragon nó lên báo thường xuyên pr lại khuôn mặt dính đầy bụi của nó
  3. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    Tìm giải pháp phát triển bền vững TTCK

    09/05/2007 -- 7:19 PM

    Hà Nội (TTXVN) - Nhiều giải pháp để thị trường chứng khoán phát triển bền vững và trở thành kênh dẫn vốn quan trọng của nền kinh tế đã được thảo luận sôi nổi trong một cuộc hội thảo khoa học do Ngân hàng Nhà nước tổ chức ngày 9/5 tại Hà Nội.

    Trong đó, đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá các doanh nghiệp nhà nước đi đôi với việc niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch để tăng lượng hàng hoá cho thị trường chứng khoán được coi là một trong những giải pháp quan trọng.

    Bên cạnh đó, tại hội thảo chủ đề ?oThị trường chứng khoán và tác động của nó đến thị trường tài chính Việt Nam trong bối cảnh gia nhập WTO? này, nhiều đại biểu là các nhà khoa học, nhà quản lý, nhà đầu tư trong lĩnh vực tài chính cũng đề xuất các giải pháp hoàn thiện khuôn khổ, pháp lý, thực hiện các cam kết WTO, tổ chức và điều hành thị trường chứng khoán theo chuẩn mực quốc tế, đảm bảo tính minh bạch, công khai của thị trường.

    Đối với các công ty chứng khoán trong nước, việc xây dựng một lộ trình cụ thể để cải thiện quy mô vốn, nâng cao chất lượng, đa dạng hoá các sản phẩm dịch vụ, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nâng cấp và đổi mới hệ thống công nghệ thông tin và thực hiện việc quản trị công ty theo thông lệ quốc tế được coi là những việc cần thiết để có thể cạnh tranh với các công ty chứng khoán nước ngoài.

    Liên quan đến các loại hàng hoá cho thị trường này, nhiều chuyên gia cho rằng, nên khuyến khích các tập đoàn, công ty lớn phát hành trái phiếu doanh nghiệp và cải tiến các hình thức giao dịch trái phiếu để tăng tính thanh khoản của thị trường.

    Ngoài ra, việc phổ cập và nâng cao kiến thức về thị trường chứng khoán cho công chúng và các nhà đầu tư, đặc biệt là nhà đầu tư cá nhân cũng cần được tăng cường

    Đánh giá về diễn biến của thị trường thời gian qua, ý kiến chung của các chuyên gia cho rằng, mặc dù đã đạt được những kết quả khá ấn tượng và được xem là thị trường chứng khoán hấp dẫn nhất thế giới năm 2006, nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam vẫn khá thất thường, chưa thể coi là thước đo của nền kinh tế và chưa là kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng của các doanh nghiệp.

    Lý giải cho nhận định này, Tiến sĩ Phạm Huy Hùng, Tổng Giám đốc Ngân hàng Công thương Việt Nam cho rằng, quan hệ cung cầu chứng khoán mất cân đối nghiêm trọng và tâm lý đầu tư ngắn hạn theo kiểu ?obầy đàn? đã khiến cho thị trường phát triển chưa thực sự vững chắc. Chỉ số VN-Index tăng cao đột biến do các yếu tố không gắn với kết quả kinh doanh hiện tại và triển vọng tương lai của doanh nghiệp niêm yết đồng thời tạo ra nguy cơ sụt giá cổ phiếu nhanh.

    Thạc sĩ Nguyễn Quang Minh, cán bộ thuộc Phòng vốn của Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam thì nhận định, chính sự mất cân đối cung cầu dẫn tới tình trạng tăng trưởng nóng của thị trường trong thời gian gần đây. Tính đến nay, mới chỉ có 193 cổ phiếu niêm yết trên sàn giao dịch tập trung, trong khi đó thống kê có tới 120.000 tài khoản giao dịch chứng khoán.

    Theo Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Bảo, Vụ trưởng-Vụ chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước), yếu tố ?obong bóng? trên thị trường thể hiện rất rõ ở chỉ số P/E (giá/thu nhập) bình quân hiện nay đang vượt xa mức an toàn thông thường.

    Số liệu của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước cho thấy, tính đến cuối quý 1/2007, chỉ số P/E bình quân tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh là 28,40; tại Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội là 45,10; trong khi mức được coi là an toàn chỉ trong phạm vi từ 10-17
  4. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1

    >>>> mấy cha này ăn ở ko quá, gạp em là thống đốc cc1h chức hết mấy thằng nói bậy
  5. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    [VN-Index chững lại, giao dịch dè dặt


    Nhà đầu tư nín thở theo nhịp Vn-Index.
    (Dân trí) - Kết thúc phiên giao dịch tại Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TPHCM vào ngày hôm nay 10/5, có 78 mã giảm giá, 14 mã đứng giá và chỉ có 17 mã tăng giá. Kết thúc phiên giao dịch VN-Index chỉ tăng 0,08 điểm, đạt mốc 1.020,04 điểm.


    Nhóm cổ phiếu blue-chips đã có sự giằng co nhau khá mạnh mẽ, ở trong top 5 mã cổ phiếu tăng giá nhiều nhất và top 5 mã cổ phiếu giảm giá nhiều nhất đều có sự hiện diện của các cổ phiếu thuộc nhóm này.

    Dẫn đầu thị trường về mức lên điểm là mã BMC với số điểm ghi được 28.000đ, tăng kịch trần với mức giá 605.000đ/cp; FPT tăng 25.000đ, tăng kịch trần với 525.000đ/cp; KDC tăng 8.000đ, lên mức 188.000đ/cp; TCT tăng 6.000đ, tăng kịch trần với 141.000đ/cp; PVD tăng 4.000đ, lên mức giá 234.000đ/cp.

    Ngược lại, trong top 5 mã cổ phiếu giảm giá nhiều nhất, GMC và HRC cùng mất 6.000đ, xuống các mức giá tương ứng 167.000đ/cp và 180.000đ/cp; 3 mã cùng mất 5.000đ tiếp theo là: DHG, SAM, REE, với các mức giá tương ứng 270.000đ/cp, 210.000đ/cp, 170.000đ/cp.

    Cùng với sự xuống điểm của hầu hết các mã chứng khoán trên thị trường hôm nay, tổng khối lượng giao dịch và giá trị giao dịch cũng giảm mạnh. Tính chung toàn thị trường, khối lượng khớp lệnh thành công đạt 4,516 triệu đơn vị, tương ứng mức giá 608,708 tỉ đồng; trong đó khối lượng cổ phiếu đạt 3,842 triệu đơn vị, với giá trị 591,603 tỉ đồng.

    Những mã chứng khoán được giao dịch nhiều nhất hôm nay là: REE đạt 466.790 đơn vị, VFMVF1 đạt 400.990 đơn vị, STB đạt 302.700 đơn vị, PRUBF1 đạt 272.760 đơn vị, VSH đạt 263.210 đơn vị.

    Vào phiên hôm nay, nhà đầu tư nước ngoài mua vào 1,157 triệu đơn vị, với 1,096 tỉ đồng (theo phương thức khớp lệnh); trong khi đó, nhóm nhà đầu tư này bán ra trên 595 nghìn đơn vị.

    Trên sàn Hà Nội, HaSTC-Index giảm 3,09 điểm, xuống còn 331,07 điểm, khối lượng giao dịch chỉ đạt 926.500 đơn vị, với giá trị đạt 121 tỉ đồng.


  6. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    Khuyến khích các tập đoàn Hoa Kỳ và Canada đầu tư vào Việt Nam
    11:22'' AM - Thứ năm, 10/05/2007


    Thủ tướng *************** đã nhấn mạnh như vậy trong buổi tiếp một số tập đoàn Hoa Kỳ và Canada đến tìm hiểu cơ hội đầu tư vào Việt Nam, chiều 9/5, tại Trụ sở Chính phủ.

    Thủ tướng *************** nói: Chính phủ Việt Nam khuyến khích các tập đoàn, Cty lớn của Hoa Kỳ, Canada đầu tư vào tất cả các lĩnh vực phù hợp với chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam. Thủ tướng đề nghị các tập đoàn, Cty Hoa Kỳ, Canada làm việc với các bộ, ngành chức năng và UBND các tỉnh, thành phố Việt Nam và khẳng định: Chính phủ và chính quyền các địa phương của Việt Nam sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho DN Hoa Kỳ, Canada đầu tư vào Việt Nam.
  7. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    Cần một quỹ bình ổn thị trường!
    05:34'' AM - Thứ năm, 10/05/2007


    Thị trường chứng khoán VN đã thực sự bước vào một quá trình điều chỉnh, VN - Index sẽ dao động trượt giá vào khoảng 15 - 20% vào những tháng tiếp theo. Lí do chính là các nhà đầu tư đã mất dần đi sự tin tưởng vào khả năng sinh lợi của thị trường.



    Đó là nhận định của ThS Lê Thị Huyền Diệu - NH Ngoại thương VN. Còn theo TS Vũ Đình ánh - Viện khoa học Tài chính, Bộ Tài chính, chỉ số P/E bình quân bình quân của các Cty niêm yết hiện là 38,18 lần, chỉ số P/E của những cổ phiếu "hàng hiệu" hiện đều rất cao, từ 30 - 70 lần (P/E trung bình của các thị trường khác chỉ khoảng 10 - 17 lần) bởi nhà đầu tư quá kỳ vọng vào mức lợi nhuận của cổ phiếu hoặc cổ phiếu đang bị định giá quá cao.

    Giá thật hay "ảo"

    Giả sử các Cty niêm yết (phần lớn là các DNNN thực hiện CPH) được định giá sai, thì mức độ chênh lệch so với giá trị thực cũng chỉ khoảng 3-5 lần, hơn nữa, nếu tính đúng giá trị thực của DN thì tỷ lệ lợi nhuận trên vốn thực tế chỉ bằng 1/3-1/5 con số mà các Cty niêm yết công bố. Do vậy, chỉ số chứng khoán hợp lý là trong khoảng 400 - 500 điểm, cao nhất cũng chỉ tới 600 điểm nếu tính cả kỳ vọng tăng trưởng kinh tế.

    --------------------------------------------------------------------------------


    TS Vũ Đình Ánh đặt dấu hỏi: điều gì sẽ xảy ra khi TTCK, cả chính thức và không chính thức giảm giá kéo dài hoặc nghiêm trọng hơn là giảm/mất tính thanh khoản? ước tính có ít nhất nửa triệu người/hộ gia đình và nhiều nhất là 1 triệu người/hộ gia đình lâm vào tình trạng phá sản, phần lớn trong số đó thuộc tầng lớp trung lưu.



    --------------------------------------------------------------------------------



    Bên cạnh đó, nguy cơ "giá ảo" còn nằm ở tảng băng ngầm là đại đa số trong gần 7.000 Cty cổ phần chưa niêm yết mà cổ phiếu vẫn đang được giao dịch trên cái gọi là thị trường không chính thức với khối lượng giao dịch ước tính lớn gấp 3 - 6 lần so với lượng giao dịch tại TTGDCK và giá trị giao dịch cổ phiếu bình quân mỗi ngày cũng lớn hơn 3 lần.

    Cùng quan điểm trên, TS Ngô Minh Châu - PTGĐ NH TMCP Phương Nam nhận xét: "Có lẽ chưa có TTCK nào trên thế giới có nhiều cổ phiếu loạn giá như ở VN hiện nay, nhất là thị trường OTC. Trong thời gian vừa qua đã xảy ra nhiều cách làm giá khác nhau". Theo ông Châu, để giải quyết tình trạng này, điều quan trọng là UBCK NN phải lượng hóa được sự phát triển của thị trường chứng khoán là bao nhiêu phần trăm, là bao nhiêu điểm thì cho là nóng và giá chuẩn của một cố phiếu là bao nhiêu để biết được "giá ảo" hay không.

    ?oChữa bệnh??cho TTCK

    TTCK VN đã qua thời "cứ mua là thắng". Và, tình trạng mua bán theo "phong trào" đã ảnh hưởng không nhỏ đến tính bền vững của thị trường. Vì còn tồn tại nhiều bất cập, TTCK VN chưa là hàn thử biểu của nền kinh tế và cũng chưa là kênh huy động vốn quan trọng của các DN VN. Vậy, để phát triển thị trường bền vững cần phải làm gì?

    TS Phạm Huy Hùng - Tổng Giám đốc NH Công Thương VN đề xuất 5 giải pháp phát triển bền vững TTCK VN: Hoàn thiện khung khổ pháp lý, thực hiện các cam kết WTO một cách nghiêm túc; hoàn thiện thể chế TTTC nói chung và TTCK nói riêng, tổ chức và điều hành TTCK theo đúng chuẩn mực quốc tế; đẩy nhanh tiến trình CPH các DNNN và 4 NH TMNN đi đôi với việc niêm yết cổ phiếu trên sàn giao dịch. Mặt khác, Nhà nước cần bán bớt cổ phần tại một số DN CPH xét thấy Nhà nước không cần phải nắm, nhằm tăng hàng hóa cho thị truờng. Các Cty chứng khoán nước ngoài, các Cty chứng khoán trong nước cần xây dựng một lộ trình cạnh tranh cụ thể với các giải pháp cụ thể. Xây dựng thị trường trái phiếu Chính phủ trên cơ sở tham gia của các nhà tạo lập thị trường; khuyến khích các tập đoàn, các Cty lớn phát hành trái phiếu DN. Cần tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức ra công chúng, giúp các nhà đầu tư, đặc biệt nhà đầu tư cá nhân có những kiến thức cơ bản về TTCK.

    Bên cạnh đó, nhằm giảm thiểu rủi ro, đảm bảo sự ổn định, tránh những biến động lớn và đột ngột của thị trường, ThS Đỗ Đức Minh - Vụ Chiến lược phát triển NH, NHNN cũng đề xuất một số giải pháp, trong đo,á đáng chú ý đến ý tưởng hình thành quỹ bình ổn thị trường. Theo ông Minh, từ kinh nghiệm của Trung Quốc, VN có thể hình thành Quỹ bình ổn thị trường với nguồn vốn là đóng góp từ các Cty thành viên và các Quỹ đầu tư chứng khoán trên thị trường. Số tiền sẽ được quản lý và sử dụng bởi một Cty được lập ra chuyên để bảo đảm lợi ích cho các nhà đầu tư trong những trường hợp xấu. Như vậy khoản tiền này có thể được tung ra để bình ổn thị trường trong những lúc biến động quá dữ dội, qua đó giúp các nhà đầu tư khỏi bị sốc.

    Quỹ có thể cũng sẽ được dùng để đầu tư sinh lợi và sử dụng lại cho các hoạt động có lợi cho giới đầu tư.
  8. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    [
    Thứ Năm, 10/05/2007, 16:23

    Loạn số liệu vốn nước ngoài đổ vào chứng khoán

    Trong bài thuyết trình tại một hội thảo chứng khoán, ông Nguyễn Ngọc Bảo, Vụ trưởng Vụ chính sách Tiền tệ Ngân hàng Nhà nước đưa ra hai con số về vốn gián tiếp đổ vào VN, đầu tiên là 4 tỷ USD, sau đó lại là 1,9 tỷ USD.

    Tại Hội thảo "Thị trường chứng khoán và tác động của nó đến thị trường tài chính VN" do Ngân hàng Nhà nước tổ chức sáng 8/5, trong phần đầu bài thuyết trình ông Bảo cho biết tính đến tháng 2/2007 ước tính vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào thị trường chứng khoán VN khoảng 4 tỷ USD và có thể tăng thêm 1,5 tỷ USD trong vòng 6 tháng tới. Hiện nhà đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 20-25% tổng giá trị vốn hóa của thị trường cổ phiếu niêm yết.

    Thế nhưng, đến gần cuối bài ông Bảo lại đưa ra thông tin lượng vốn đầu tư gián tiếp đổ vào VN cho đến nay vào khoảng 1,9 tỷ USD. Nếu các nhà đầu tư nước ngoài đồng loạt bán tháo cổ phiếu, lượng vốn rút ra sẽ lớn hơn nhiều so với đổ vào.

    Trong giờ nghỉ giải lao, báo giới hỏi lại ông Nguyễn Đại Lai, cấp phó của ông Bảo về con số chính xác vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài đổ vào VN, ông từ chối "bài toán này phải có số liệu, tính toán thực tế, còn nhìn cảm tính thì không nên đưa ra". Trong khi, tại hội thảo về Tự do hóa tài chính được tổ chức ở Hà Nội mới đây, ông Nguyễn Đại Lai công bố số vốn gián tiếp nước ngoài đổ vào VN khoảng 1 tỷ USD.

    Trước đó, Ngân hàng Thế giới công bố 4 tỷ USD vốn gián tiếp được các nhà đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam

    Việc các quan chức Ngân hàng Nhà nước không nắm được con số thống kê về vốn gián tiếp nước ngoài đổ vào VN gây bức xúc cho nhiều đại biểu tham dự hội thảo. Ông Vũ Đình Áng, Viện Khoa học Tài chính, nói: "Nếu ngay cả Ngân hàng Nhà nước cũng không nắm rõ con số đó là 1 tỷ USD hay 4 tỷ USD thì đừng hy vọng quản lý được luồng vốn vào ra thị trường".

    Nỗi lo thao túng giá

    Theo ông Vũ Đình Áng, các nhà đầu tư nước ngoài chia thành 2 nhóm, một nhóm có chiến lược đầu tư trung và dài hạn dựa trên danh mục đầu tư rõ ràng, nhóm thứ hai đầu tư ngắn hạn, đầu cơ mua bán liên tục. Đáng lo ngại là số lượng nhà đầu tư thuộc nhóm thứ hai có xu hướng tăng và họ lại giữ vai trò nhất định định hướng thị trường.

    Bà Phan Thanh Hà, Vụ Tài chính Tiền tệ, Bộ Kế hoạch Đầu tư, cho rằng, yếu tố đầu cơ, giao dịch nội gián, tung tin đồn thao túng và làm giá trên thị trường ngày càng nghiêm trọng. Điều này càng trở nên nguy hiểm hơn khi các nhà đầu cơ chuyên nghiệp quốc tế lũng đoạn thị trường. Một số thủ đoạn không mới của các nhà đầu cơ quốc tế đã được cảnh báo như mua vào bán ra liên tục với giá cao để nâng giá cổ phiếu hấp dẫn các nhà đầu tư mới chạy theo. Khi giá cổ phiếu đã tăng đến mức tột đỉnh, họ sẽ tung ra bán hết còn số đông vẫn tranh nhau mua vào. Khi đó mức cầu giả tạo sẽ tụt xuống số 0, thị trường sẽ sụp đổ và nhà đầu cơ sẽ chuyển tiền đi không mua cổ phiếu nữa. ?oCho đến nay chưa có biện pháp kiểm soát hiệu quả vấn đề này?, bà Hà lo ngại.

    Chia sẻ quan điểm trên ông Áng nhấn mạnh, cơ quan quản lý cần biết nguồn vốn nước ngoài đến từ đâu, bao nhiêu và đằng sau nó là ai. Thông tin vốn nước ngoài đã đổ vào thị trường chứng khoán Việt Nam, số lượng tài khoản nhà đầu tư nước ngoài đã mở và số lượng tài khoản họ ủy thác đầu tư cần được công bố công khai.

    Nhân viên một công ty chứng khoán lớn nhận xét, ở những thời điểm nhất định, thông tin trên có thể dẫn đến nhiều quyết định quan trọng với các nhà đầu tư. Anh dẫn chứng, ngay sau thời điểm VN tổ chức thành công APEC, một số lượng khá lớn tài khoản chứng khoán nước ngoài được mở tại VN. Những người nắm được con số này kết hợp với thông tin kinh tế vĩ mô về việc VN trở thành thành viên WTO, hay tổ chức thành công APEC có thể dễ dàng dự báo thị trường sẽ có những bước đột phá.


  9. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    vàng rớt nhục quá lên đúng 690 như kaka nói bán giá 680 rồi rớt, ai phân tích kỹ thật hay quá phải kaka ko?
  10. kakalotta

    kakalotta Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    16/07/2004
    Đã được thích:
    1
    Did the Fed do the right thing by leaving interest rates unchanged?
    Yes 65%
    No, it should have raised rates 17%
    No, it should have cut rates 20%
    10180 Votes to date

    kaka ấn yes, mỹ giảm lãi suất lần này phải cân nhắc kỹ lắm mới giảm được

Chia sẻ trang này