thư giản cùng ảnh đẹp nghệ thuật p5

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi huong_khue, 21/01/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6469 người đang online, trong đó có 705 thành viên. 21:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 35643 lượt đọc và 1297 bài trả lời
  1. huong_khue

    huong_khue Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/07/2010
    Đã được thích:
    5
    [​IMG]
  2. huong_khue

    huong_khue Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/07/2010
    Đã được thích:
    5
    Mâm ngũ quả ngày tết

    Ngày Tết, cho dù ở thành thị hay thôn quê, giàu sang hay nghèo khó, trên bàn thờ tổ tiên hoặc trên bàn tiếp khách, hầu như nhà nào cũng trưng một mâm ngũ quả, và cố thể hiện sao cho vừa đẹp mắt vừa hàm ý những điều ước nguyện của gia chủ.


    v\:-* {behavior:url(#default#VML);}o\:-* {behavior:url(#default#VML);}w\:-* {behavior:url(#default#VML);}.shape {behavior:url(#default#VML);}st1\:-*{behavior:url(#ieooui) }[​IMG]
    Gọi là ngũ quả nhưng thật ra chẳng ai rõ quy định là những loại quả gì mà tùy từng địa phương với đặc trưng về khí hậu, sản vật và quan niệm riêng mà người ta chọn ra các loại quả để "thiết kế" mâm ngũ quả. Tuy nhiên, dù là loại quả gì, mâm ngũ quả vẫn mang một ý nghĩa chung: dâng cúng tổ tiên thể hiện lòng hiếu thảo và ước mong những điều tốt lành trong gia sự. Mỗi loại quả đều có mùi vị, màu sắc riêng và cũng mang những ý nghĩa nhất định.

    [​IMG]
    Do trái cây ngày càng nhiều, loại nào cũng ngon, bổ nên để thể hiện cao nhất lòng hiếu thảo đối với tổ tiên, đồng thời cũng nhằm thể hiển tính trình bày mỹ thuật trong con mắt thẩm mỹ độc đáo của nhân dân, nên mâm ngũ quả ngày càng phong phú hơn, và người ta cũng không câu kệ cứng nhắc "ngũ quả" nữa mà có thể là bát, cửu, thập quả. Nhiều hơn, nhưng người ta vẫn gọi là "mâm ngũ quả" và, dù đựng trong đĩa cũng vẫn gọi theo xưa là "mâm". Bởi đó là một “sản phẩm văn hóa” đã xác lập trong quá trình lịch sử lâu dài, được khuôn đúc theo quan niệm về “bộ ngũ hoàn hảo”.

    Tùy theo quan niệm của từng vùng, miền, người ta sử dụng những loại quả có ý nghĩa riêng. Ví dụ mâm ngũ quả của người Bắc bao giờ cũng có nải chuối - thể hiện sự che chở của đất trời cho con người, nhưng người Nam thì lại cho rằng từ chuối - có âm giống từ "chúi", thể hiện sự nguy khó, không ngẩng lên được nên không dùng. Hay người Nam cũng không trưng quả cam bởi câu "quýt làm cam chịu" nhưng mâm ngũ quả của người Bắc thì không thể thiếu quả cam với màu vỏ vàng tươi rói. Mâm ngũ quả của người Nam thường có các loại quả mãng cầu, dừa, đu đủ, xoài, sung (theo câu "cầu vừa đủ xài sung"), thêm "chân đế" là 3 trái thơm (dứa) thể hiện sự vững vàng. Trong khi với người Bắc, hầu như tất cả các loại quả đều có thể bày trên mâm ngũ quả, không kiêng cả quả ớt (cay đắng), miễn sao đẹp mắt và "hoành tráng" là được...


    [​IMG]
    Chưng bày mâm ngũ quả trong những ngày thiêng liêng đầu năm đầu tháng mang ý nghĩa giữ gìn bản sắc văn hóa cội nguồn cực kỳ độc đáo của dân Việt ta. Vì vậy, những người trẻ, cho dù tin hay không tin về ý nghĩa của từng loại quả theo những quan niệm của người dân ở từng địa phương, cũng nên lưu tâm, tránh dùng hay tặng các loại quả mà người ta kiêng kẻo bị nghĩ oan, rằng ta cố tình đem điều xui xẻo đến cho họ.
  3. linhmoitotee

    linhmoitotee Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/06/2010
    Đã được thích:
    26
    Thảo nào tóc pac dài thế=))=))=))
  4. huong_khue

    huong_khue Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/07/2010
    Đã được thích:
    5
    Mâm cỗ ngày Tết

    Theo phong tục thì ba ngày Tết của người Việt có ba sự gặp gỡ quan trọng: đó là gặp gỡ các thần linh, tổ tiên, ông bà đã khuất và sau cùng là dịp gia đình, người thân sum họp. Do điều kiện địa lý, thói quen trong ăn uống, mỗi vùng miền có cách bày mâm cỗ Tết khác nhau.



    v\:-* {behavior:url(#default#VML);}o\:-* {behavior:url(#default#VML);}w\:-* {behavior:url(#default#VML);}.shape {behavior:url(#default#VML);}

    Cỗ Bắc
    [​IMG]
    Ảnh: test.eva
    Mâm cỗ vùng đồng bằng Bắc bộ thường theo đúng bài bản. Có lẽ do ở sát cạnh một nền văn hoá ẩm thực lớn của người Trung Hoa, nên sự khắt khe để giữ truyền thống của mâm cỗ miền Bắc là có lý do. Mâm cỗ thường gồm 4 đĩa và 4 bát không kể đĩa xôi và bát nước mắm.
    [​IMG]
    Ảnh: blog.360.yahoo
    Bốn đĩa gồm hai đĩa thịt có thể là gà và heo, một đĩa nem thính, một đĩa giò lụa. Có thể thêm một đĩa giò mỡ (giò thủ hoặc thịt đông). Bốn bát gồm bát ninh, bát măng hầm giò heo, bát miến, bát mọc. Khi ăn chia làm hai giai đoạn, phần đầu ăn các món ở đĩa nhắm với rượu và xôi. Phần sau ăn cơm với các món ở bát. Đây là những yêu cầu căn bản của mâm cỗ, tuỳ gia đình có thể có thêm những món như nộm, xào, ngày Tết còn có những món ăn đặc trưng như bánh chưng, dưa hành. Tráng miệng có mứt sen, mứt quất, mứt gừng, chè kho…
    Cỗ Trung
    [​IMG]
    Nem lụi - Ảnh: zing
    Những món ăn mâm cỗ miền Trung thường chú trọng nhiều đến tính bảo quản do thời tiết khí hậu miền này rất khắc nghiệt. Gồm những món ăn nguội như nem chua, tré, chả. Gỏi có gà bóp rau răm; vả, măng, mít trộn. Món nóng có nem lụi, bò nướng sả ớt. Thịt ngâm nước mắm, thịt phay, những món ăn thường được cuốn với bánh tráng, dưa kiệu.
    [​IMG]
    Bánh tổ - Ảnh: hochiminhcity.gov
    Món chính để ăn với cơm có món quay, rán là sườn heo, gà. Món nấu có bò nấu thưng, củ cải kho nạc heo, thịt nạc rim, hon,…Và không thể thiếu món canh giò heo hầm, gà tiềm. Riêng bánh tét là thứ không thể thiếu trong mâm cỗ ngày Tết ăn cùng dưa món. Đặc biệt miền Trung là vùng đất có nhiều món tráng miệng như các loại mứt gừng xăm, gừng khô, mứt màu hoa,... Bánh của vùng này có bánh tổ, bánh in, bánh thuẩn, bánh bột sắn, bánh ít, bánh đậu xanh sấy, cốm,… những thứ bánh này đa số bảo quản được dài ngày có thể dùng ăn dần cho đến ra giêng.
    Cỗ Nam
    Mâm cỗ miền Nam với những món nguội căn bản như chả, gỏi, nem, bì, lòng heo khìa, giò heo nhồi, lạp xưởng tươi, gỏi ngó sen,… Riêng gỏi gà luộc xé phay trộn củ hành, kiệu là món thường có trên mâm cỗ. Các món ngâm chua như lỗ tai heo ngâm giấm, tôm khô củ kiệu cũng được ưa chuộng. Tuỳ nhà còn có những món ăn mà lúc ông bà còn sinh tiền thích hoặc món ăn mang tính truyền thống của gia đình.
    [​IMG]
    Thịt kho nước dừa - Ảnh: vnkrol
    Sau những món khai vị là các món chính dùng để ăn với cơm như bò nấu đun, gà rim nước dừa tươi. Đặc biệt hầu như khắp nơi ở Nam bộ nhà nào cũng phải có nồi thịt kho nước dừa ăn với dưa giá và canh khổ qua hầm. Hai món này luôn phải có trong mâm cơm cúng ông bà ngày ba mươi Tết; theo như dân gian thì khổ qua là món ăn mong muốn sự cơ cực qua đi và đón chào năm mới tốt đẹp hơn. Tuy nhiên xét về mặt thực tế đây là món ăn mát, giải mỡ dầu, lưu trữ lâu trong hoàn cảnh thời tiết trong Nam rất nóng bức. Và đương nhiên phải có món bánh tét nhân mỡ ăn với củ cải ngâm nước mắm.
  5. huong_khue

    huong_khue Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/07/2010
    Đã được thích:
    5
    Em ơi tâm sự người yêu cũ đó ,giờ gia đình đi hết vào nam roài :)):))
  6. linhmoitotee

    linhmoitotee Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/06/2010
    Đã được thích:
    26
    Tết nhất ai chẳng... đốt tiền ta?
    Can gì mà tiếc, móc ví ra
    Đếm hộ giùm em dăm ba xấp
    Cả lương lẫn thưởng, nhé ông nhà!
    Này rượu này trà, này bánh mứt
    Này dưa, này quất này hoa mai...
    Chợ có bán gì ta sắm đủ
    Chớ để thua ai, để kém ai.
    Vui chơi cho thỏa mấy ngày thôi
    Ra giêng túng thiếu, khổ mấy mươi
    Bán lưng cho đất, anh cày tiếp
    Bán mặt cho trời, em cố... vui!
  7. huong_khue

    huong_khue Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/07/2010
    Đã được thích:
    5
    Gà cúng giao thừa trong tâm linh người Việt

    Một con gà trống hoa luộc vàng ươm, miệng ngậm bông hoa hồng đỏ từ lâu đã trở thành lễ vật không thể thiết trong mâm cúng giao thừa của mọi gia đình Việt.



    v\:-* {behavior:url(#default#VML);}o\:-* {behavior:url(#default#VML);}w\:-* {behavior:url(#default#VML);}.shape {behavior:url(#default#VML);}
    Người Việt cho rằng giao thừa là đêm trời đất tối tăm nhất, mặt trời ẩn mình lâu nhất. Chính vì thế nhà nhà bảo nhau cúng một con gà trống với hi vọng con gà sẽ đánh thức mặt trời chiếu sáng cho đủ đầy ánh nắng cả năm. Con gà không chỉ con vật nuôi thân thuộc nó còn là chiếc đồng hồ gọi cả làng dậy ra đồng mỗi sớm mai. Chính vì thế nó trở thành con vật gắn bó, gần gũi trong tâm linh của nhà nông từ ngàn xưa. Thậm chí con gà đã là một mã văn hoá đi liền với tín ngưỡng tôn sùng mặt trời của nghề trồng lúa nước.
    Gà cúng trong đêm giao thừa phải là gà trống hoa, mới le te gáy với ý nghĩa khoẻ mạnh, tinh khiết. Đó chính là ước mong “mưa thuận gió hoà” của cư dân nông nghiệp. Vào các ngày rằm hay mùng một nhà nhà đều sắm gà trống hoa, luộc vàng đặt trang trọng trên bàn thờ để cúng ông bà, tổ tiên. Đặc biệt cúng gà trong đêm giao thừa đã trở thành phong tục tập quán, một nét đẹp không thể thiếu của người Việt trong Tết Nguyên Đán. Bên đĩa xôi gấc đỏ tươi, một chú gà trống hoa vàng ươm, miệng ngậm bông hoa hồng càng làm cho bàn thờ ngày Tết thêm sang trọng, ấm áp. Nhìn vào đó người người tin rằng gia đình mình sẽ gặp nhiều may mắn, thịnh vượng trong năm mới.
    [​IMG]
    Ảnh: xinhxinh
    Người Việt quan niệm gà trống là biểu tượng của ngũ đức: văn, võ, dũng, nhân, tín. Đó là những đức tính rất cần có của một bậc dũng sĩ. Gà gáy báo hiệu một ngày mới vì thế cúng gà trống còn mang ý nghĩa gọi một ngày mới, ngày đầu tiên của năm. Bông hoa hồng đỏ trên miệng gà là hình ảnh tượng trưng cho ông mặt trời.
    Sở dĩ gà trống đựơc lựa chọn làm lễ vật cúng giao thừa vì ngoài ý nghĩa về mặt tâm linh nó còn mang giá trị nghệ thuật. Con gà được chọn phải đạt được những tiêu chuẩn như mào phải đỏ tươi nhú cao đều , lông mượt, nhanh nhẹn, da căng vàng ức đầy, chân nhỏ. Chọn gà có trọng lượng vừa phải không to quá rất khó bày. Thường gà có cân nặng từ 1,2 đến 1,5 kg là thích hợp nhất. Làm gà cúng cần công phu hơn so với thường ngày đảm bảo sự uy nghiệm, trang trọng. Làm được con gà như ý cả gia đình rất vui, yên tâm đón một năm mới tốt đẹp.
    Cúng gà đêm giao thừa là một nét đẹp trong văn hóa Việt Nam. Tuy nhiên cuộc sống hiện đại khi mà dấu ấn nông nghiệp dần phai mờ trong nếp nhà người Việt thì nét đẹp đó cũng mai một dần. Thay vì cúng gà người ta người ta cúng bằng khổ thịt vai, cái chân giò đôi khi chỉ là một mâm ngũ quả và một ít bánh kẹo đẹp mắt. Đặc biệt sự xuất hiện của dịch cúm H5N1 đã khiến nhiều nhà bỏ hẳn tục cũng gà trong đêm giao thừa. Dù vậy đó vẫn là nghi thức cần gìn giữ không nên vì ảnh hưởng của thời cuộc làm mai một đi một nét đẹp trong phong tục dân tộc.
  8. linhmoitotee

    linhmoitotee Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/06/2010
    Đã được thích:
    26
  9. huong_khue

    huong_khue Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/07/2010
    Đã được thích:
    5
    [​IMG]
  10. huong_khue

    huong_khue Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/07/2010
    Đã được thích:
    5
    [​IMG]
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này