Thư Mật!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi chungkhoanhanghieu, 22/05/2010.

3049 người đang online, trong đó có 204 thành viên. 00:14 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 41829 lượt đọc và 651 bài trả lời
  1. DesertStorms

    DesertStorms Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    11/11/2007
    Đã được thích:
    0
    Hiểu được chết liền với chị Hàng [:D]
  2. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    Yên tâm, hẹn cuối tuần này sẽ phân tích mổ xẻ rõ tình hình và dự báo 6 tháng cuối năm.
  3. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    Vào thập niên 1930, nhà kinh tế học người Anh John Maynard Keynes đã mở đầu cuộc cách mạng về tư duy kinh tế bằng nhận định: Thị trường tự do không hoàn hảo. Và chính bởi sự không hoàn hảo này mà vai trò của nhà nước là phải can thiệp và khắc phục theo một cách nào đó. Mỗi cây mỗi hoa, mỗi nhà mỗi cảnh. Tuỳ vào qui mô nền kinh tế, ngân sách và khả năng tập trung quyền lực của mỗi nước mà sự can thiệp của nhà nước là khác nhau, ko thể áp đặt giống nhau được. Nếu như 10 năm trước, một quyết định của Nhà nước đưa ra là mệnh lệnh thì giờ đây, vì những tiếng xì xào mà đã giảm bớt tính thực thi. Đó hoàn toàn ko phải là kinh tế thị trường mà đó là sự tự do vô lối. Về nguyên tắc, lạm phát thấp thì lãi suất thấp và ngược lại, nhưng thực tế Việt Nam thế nào? Nếu như đầu năm 2010, cả nước nhao nhao lên vì lo sợ lạm phát và lộ trình kiềm chế lạm phát đã thực hiện được suốt từ đó đến nay, nhưng đổi lại chúng ta được gì? lãi suất cao kéo dài quá lâu vượt khả năng chịu đựng không những của nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa, còn làm vỡ bức màn chắn bảo vệ của cả những doanh nghiệp lớn. Như đánh giá rất khách quan, khả năng chịu đựng của nền kinh tế Việt Nam đến giới hạn vào tháng 7/2010 nhưng việc lãi suất ko giảm suốt tháng 5 và tháng 6, và giảm quá chậm mới bắt đầu từ tháng 7, giảm miễn cưỡng đã gây nghi ngờ, thất vọng, chán nản cho khối đầu tư nước ngoài, các quỹ và các nhà đầu tư trong nước về mức lạm phát đưa ra. Sự không bình thường này mới đúng là biểu hiện của kinh tế phi thị trường mà nhất thiết cần sự can thiệp dứt khoát của Nhà nước. Ngân sách Việt Nam còn hạn hẹp nếu không nói là phải dè sẻn tiết kiệm, không thể vung tay quá trán hay chạy theo chi trả cho những biến cố dù đã được báo trước. Năm 2010 có thể gọi là năm cai sữa mẹ của các doanh nghiệp Nhà nước nhưng sự tránh né, lần lữa ko chấp nhận lịch trình đã định làm cho quá trình tái cấu trúc nền kinh tế trở nên kém hiệu quả. Như bạn nào đó đã ví von, có thể kinh tế đi lên bằng thang bộ và đi xuống bằng thang máy nếu như còn duy trì tư duy ý chí ỷ vào Nhà nước của những doanh nghiệp cần phải cai sữa. Thật buồn nếu như phải nói rằng, Việt Nam sẽ phải bắt tay làm lại từ đầu trong thời gian tới. Chính sách tài khoá phải được quan tâm hàng đầu lúc này, nhất là chi tiêu ngân sách và nguồn bù đắp ngoại tệ.
    Cũng mong Nhà nước và nhân dân cùng đồng lòng chung tay vượt qua sóng gió thời gian tới.
    Suy nghĩ thế nào là tuỳ mỗi người nhưng nếu tiếp tục chậm chạp ứng phó như hiện nay, kinh tế Việt Nam cuối năm sẽ là giảm phát do suy thoái đã bắt đầu hiện hữu. Tôi đã đề cập đến việc kinh tế cuối năm suy thoái vào topic cảnh báo trước đây và mong mỏi Việt Nam có thể xoay chuyển tình hình một các tích cực từ đầu năm. Hy vọng muộn còn hơn không, và liệu xoay chuyển được có thành hiện thực?
  4. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    Cám ơn các tổ chức, các người bạn quả cảm của tôi vì tinh thần chiến đấu và chiến thắng đang ra tay nâng đỡ thị trường dù rằng chẳng cải thiện được giá trị giao dịch hôm nay là mấy. Chúc các bạn thành công và chúc VN giải quyết được bài toán minh bạch về xử lý nợ của các DN nhà nước trước khi bắt tay làm lại từ đầu.

    ĐÈN L ỒNG ĐỎ TREO CAO
  5. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    Hãy để các nhà đầu tư và các tổ chức cùng hưng phấn với thị trường vì tôi và các bạn cũng đều mong muốn thị trường tốt đẹp để còn buôn chứng chứ. Vì vậy, tôi sẽ không nhận định trực tiếp thị trường để tôn trọng quyết định của mỗi người. Mà đơn giản chỉ là trao đổi về tình hình kinh tế thôi, đừng hiểu sai nhé.

    Cuối cùng thì cũng đến lúc buộc phải nghiêm túc kiểm lại tài sản thực có của các doanh nghiệp Nhà nước, quan trọng hơn là số nợ xấu phát sinh trong nhóm này, đối tượng đang sử dụng tiền của Nhà nước, hay tích luỹ từ tài sản công và tiền thuế của nhân dân thực tế đến nay là như thế nào? Bài học VINASHIN đã là một minh chứng cho cái sự mất bò mới lo làm chuồng, ngã ngửa trước số nợ lớn khủng mà các nhà lãnh đạo đang phải đau đầu tìm phương án giải quyết. Còn những tập đoàn, công ty khác thế nào? hàng nghìn doanh nghiệp Nhà nước khác thì ra sao? Cần thẳng thắn xem xét thực tế sớm nhất có thể để chủ động tìm giải pháp cơ cấu lại doanh nghiệp, giảm thiểu số nợ xấu tiềm ẩn hay đang được dấu diếm. Như vậy mới đúng là tái cấu trúc kinh tế chứ ko phải là kiểu bình mới rượu cũ như đơn thuần đổi cái tên doanh nghiệp.

    Triển khai Nghị quyết số 10/NQ-CP ngày 23/02/2010 của Chính phủ Ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 42/2009/QH12 của Quốc hội, thực hiện ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính xây dựng Đề án đánh giá lại tài sản và vốn của doanh nghiệp 100% vốn nhà nước vTình hình quản lý vốn, tài sản tại các doanh nghiệp nhà nước và sự cần thiết của việc kiểm kê đánh giá lại tài sản nhà nước tại doanh nghiệp
    http://www.mof.gov.vn/Default.aspx?tabid=4851&ItemID=69032
    Thời gian từ nay cho đến mốc dự kiến bắt đầu kê khai là 01/01/2011 chính là để các doanh nghiệp chủ động lành mạnh hoá các khoản nợ của mình, hay nôm na là có trách nhiệm phải đòi nợ và kiểm soát giảm nợ xấu hết sức có thể. Sẽ không có chuyện ngân sách trả nợ thay nữa vì đó là việc bỏ tiền từ túi này sang túi khác, khổ nỗi cái túi khác ấy lại bị thủng thì bỏ mãi cũng hết!!! Xét cho cùng, như một lãnh đạo CP đã phát biểu: Nhà nước thực ra làm gì có tài sản riêng nào đâu, đó toàn là tích luỹ từ tiền thuế của dân và tài sản công mà Nhà nước làm đại diện sở hữu mà thôi, thêm nữa thì là tiền đi vay bên ngoài mà thôi. Kinh tế trở lại bước đầu suy thoái khi cung và cầu vốn lại có dấu hiệu ko gặp nhau như năm 2008, nghĩa là lãi suất có giảm nhưng tăng trưởng tín dụng vẫn ì ạch. Không thể chấp nhận Doanh nghiệp Nhà nước tiếp tục tuỳ tiện sử dụng vốn ngoài mục đích sxkd chính của mình, đầu tư tài chính vô lối. Trong 80.000 tỷ đồng nợ của VINASHIN kia, có bao nhiêu là đầu tư tài chính cần phải thu hồi sắp tới? và còn bao nhiêu DN khác cũng cần phải chủ động rút khỏi sân chơi ko phải là của mình đó?
    Vậy, sân chơi sẽ dành lại cho các quỹ, các tổ chức tài chính và các nhà đầu tư nhỏ lẻ. Good luck.

  6. Kooler

    Kooler Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    26/01/2008
    Đã được thích:
    1
    Viết dài quá đọc lâu lắm...
    Mai up kg Hiệu ơi...........[:D]
  7. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    Sẽ có những nguồn vốn âm thầm lặng lẽ rút ra chứ ko ầm ỹ như kiểu quỹ VEIL đâu, vì đó là tiền đầu tư ngoài ngành. Ảnh hưởng của nguồn vốn này ở mức độ nào thì mọi người tự đánh giá thôi, tôi không bình luận vì đã nói là chỉ trao đổi về tình hình kinh tế thôi.
    Điều tôi muốn nói là ưu tiên số 1 lúc này là chính sách tài khoá, xem xét lại chi tiêu cũng như tăng thu ngân sách và nguồn bù đắp ngoại tệ trên cơ sở bắt đầu tái cấu trúc nền kinh tế như trên.
  8. windwin

    windwin Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/05/2008
    Đã được thích:
    31
    Em hỏi chị một số câu nhé:
    Lạm phát cao thường rơi vào những tháng nào?
    Độ trễ chính của chính sách là bao lâu?
    Lạm phát 6 tháng đầu năm là bao nhiêu? Và 6 tháng còn lại là bao nhiêu?
    Bác Giàu đang làm chính sách một cách thận trọng chứ ko chơi hiphop như trước kia nũa đâu chị ơi. Cp đang đúng đấy, còn nếu muốn giảm luôn ls một phát quá dễ, quan trọng là hậu quả cuả nó thế nào thôi.
  9. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505

    Lạm phát cao thường rơi vào quý I và quý IV nhưng khi bước vào giai đoạn suy thoái thì ko còn như vậy nữa, điển hình như cuối năm 2008 và đầu năm 2009.
    Em rất đúng khi quan tâm đến độ trễ của chính sách, giống chị [:D] nhưng như vậy thì khi chính sách của CP ra từ tháng 5 về hạ lãi suất trong tình hình lạm phát rất thấp thì độ trễ của chính sách chỉ tối đa là sau 1 tháng là cùng chứ? vì đó là quy luật mà. Thế nhưng sao lãi suất vẫn nấn ná treo ở mức cao là sao? Đến đầu tháng 7 phải cưỡng chế mới chịu giảm là thế nào? Không thể chấp nhận được.
    Lạm phát 6 tháng đầu năm biểu hiện ở chỉ số CPI ở mức tăng 4,78% so với tháng 12/2009, theo giới hạn 8% cả năm thì 6 tháng cuối năm còn là 3,22%. Kiềm chế lạm phát trong tình hình kinh tế suy giảm là khả thi, xong để đạt mức tăng trưởng kinh tế như dự kiến là khó hơn nhiều, nhất là khó sử dụng gói kích thích kinh tế như năm 2008 được.
    Bác Giàu đang thận trọng nhưng chưa quyết liệt vì chị cảm nhận chưa đánh giá thật chính xác mức độ tình hình kinh tế sắp tới. Ảnh hưởng dây chuyền sẽ là điều khó tránh khỏi.
  10. quy_hoa_bao_dien

    quy_hoa_bao_dien Super Moderator Thành viên ban quản trị

    Tham gia ngày:
    10/03/2008
    Đã được thích:
    130
    Trong tất cả các uptrend, chưa uptrend nào tồn tại trong điều kiện hoàn hảo cả.

Chia sẻ trang này