Thư Mật!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi chungkhoanhanghieu, 22/05/2010.

2682 người đang online, trong đó có 53 thành viên. 02:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 41830 lượt đọc và 651 bài trả lời
  1. VnIndex2020

    VnIndex2020 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    04/03/2010
    Đã được thích:
    4.858
  2. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    31/12/2009 là ngừng gói kích cầu và chính thức từ 01/07/2010, mọi dư âm của gói kích cầu ko còn, Việt Nam sẽ phải đối mặt với thực tế kinh tế thiếu sự hỗ trợ và đổ vỡ doanh nghiệp cùng với thanh lọc tín dụng là điều tất yếu phải xảy ra không còn cách nào khác, cũng là qui luật kinh tế thôi. Yếu mà ra gió phải cẩn thận và chấp nhận đào thải thôi.

    Thôi, cũng chúc cho thị trường tăng ngày mai để ai muốn bán thì bán, muốn mua thì mua, vui vẻ trẻ khoẻ. Good night.
  3. giacatlangvn

    giacatlangvn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/08/2008
    Đã được thích:
    0
    Chị Hiệu hay thật ;));));))
  4. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    Vậy là hôm nay mãn nguyện cả người mua lẫn người bán, vui vẻ nhé!
  5. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    Hôm nay, tôi nhắc lại những lời trên vì người dân Hà nội đã vừa chứng kiến cảnh sông nước thế nào rồi đấy, nhưng chưa thấm gì đâu vì mới chỉ là cơn mưa đầu mùa thôi. Phải chờ đúng khi như cái dòng chữ đỏ đỏ xảy ra thì mới đáng ngại thế nào. Rõ ràng là biết trước rồi mà chính quyền vẫn bất lực nhìn nước ngập trắng mênh mông và người chết vì điện giật trong ngập lụt. Buồn thật.

    Con đập khổng lồ ngăn sông Dương Tử của Trung Quốc đang vượt quá khả năng chịu đựng rồi (sức chứa chỉ bằng 1/4 lượng nước hiện đang ứ lên) trong khi nước mưa vẫn như trút, buộc Trung Quốc phải khẩn cấp khơi đường phụ thoát nước để cứu 9 tỉnh dọc sông Dương Tử nhưng rồi sẽ thế nào? Nước chảy xuôi chứ có bao giờ chảy ngược. Mà khi nước lũ đến Việt Nam sẽ mang theo cả bệnh dịch lớn và khả năng thiếu nước sinh hoạt trầm trọng.

    Minh bạch số nợ và kiên quyết xử lý nợ càng sớm càng tốt cũng sẽ là giải pháp chống lũ hiệu quả cho kinh tế thời gian tới.
  6. suggar

    suggar Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    06/12/2007
    Đã được thích:
    148
    chào Hiệu

    dạo này đi đâu mà giờ mới thấy mặt em thế

    hôm này đi ọp rao nưu tí nhé

    muốn gặp mặt quá

    hiệu múc mã nào phím anh cái
  7. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    Không ai thấy là hiện tượng thời tiết cũng luôn là báo hiệu cho hiện tượng kinh tế à? Chẳng phải tự nhiên mà ngập lụt bất thường năm 2008 lại trùng hợp với khủng hoảng kinh tế đáng nhớ năm đó. Mấy ông chiêm tinh học thường nhìn ngắm vũ trụ mà dự đoán tương lai là có cơ sở khoa học đấy.

    'Chúng tôi đã làm hết biện pháp, nhưng mưa quá lớn'
    [​IMG]Ông Đỗ Xuân Anh. Ảnh: Đoàn Loan.
    10h sáng nay, khi Hà Nội vẫn đang mưa to, ông Đỗ Xuân Anh, Giám đốc Sở Xây dựng cho biết, các biện pháp tiêu thoát nước đã được sử dụng hết nhưng không thể đáp ứng trận mưa lớn tới 136mm.
    - Cơn mưa lớn sáng nay đã gây úng ngập trên nhiều tuyến phố, ông nói gì về hệ thống thoát nước của Hà Nội?
    - Trận mưa sáng nay quá lớn, tới 136 mm (báo cáo lúc 9h)thì khả năng thoát nước của Hà Nội chưa đáp ứng được.
    Chúng tôi đã làm hết biện pháp có thể để phòng ngừa, như các hồ nước nạo vét tối đa, dung lượng các hồ đã được tăng cường. Hồ Bảy Mẫu đã nạo vét hơn 400.000m3 đất tương đương 400.000m3 nước. Tuy nhiên, cơ bản là khả năng thoát nước vẫn bị hạn chế, hệ thống thoát nước tính cho lượng nước nhất định. Khi nước lớn quá thì khả năng tiêu thoát kéo dài.
    [​IMG]Mưa ngập, cây đổ trên phố Bà Triệu sáng 13/7. Ảnh: Đoàn Loan.
    - Nếu trận mưa hôm nay rơi vào dịp Đại lễ kỷ niệm 1000 năm thì sẽ thế nào thưa ông?
    - Mưa lớn thì đều lo ngại, chúng ta phải tìm biện pháp để khắc phục một cách tối đa. Toàn bộ tiến độ dự án thoát nước giai đoạn 2 đang nhanh hơn dự kiến rất nhiều. Ví dụ dự án cải tạo hồ Bảy Mẫu dự kiến làm trong 2 năm thì hiện làm có hơn một năm.
    - Cụ thể, thành phố đã làm gì để hạn chế thấp nhất khả năng úng ngập thời gian tới?
    - Thành phố đang cải tạo hệ thống thoát nước giai đoạn 2, khả năng sẽ tăng gấp đôi công suất thoát nước vào cuối năm nay. Khi hoàn thành dự án thoát nước giai đoạn 2, trạm bơm Yên Sở tăng gấp đôi công suất thì sẽ giải quyết được lượng mưa trên 300mm. Hiện trạm bơm này đã cơ bản gần xong, cuối năm sẽ có thể vận hành từng phần.
    - Có ý kiến cho rằng, một số công trình dịp 1000 năm đang thi công gây cản trở tiêu thoát nước. Ông nói gì về vấn đề này?

    - Những công trình gây cản trở thoát nước thì trong khi thực hiện đã khơi thông dòng chảy. Ví dụ đê bao Yên Sở, cống Hào Nam được khơi thông ra để đảm bảo dòng chảy trong lúc mưa, khi nào hết mưa lại đóng cống. Các hồ đào gần xong rồi khi mưa sẽ tháo chảy vào. Ưu tiên số một vẫn dành cho thoát nước chứ không phải cho thi công.

    http://www.vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/07/3BA1E035/

    Lượng mưa đêm nay đang tiếp tục đổ xuống ước tính sẽ còn lớn hơn buổi sáng tại Hà Nội thì ko rõ ngày mai đi làm thế nào đây khi bốn bề ngập lụt??? :((
  8. moneyislove

    moneyislove Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    04/05/2010
    Đã được thích:
    0
    BAS ngon đới!!!!!!!!!!!! khối lượng tăng đột biến sau thời gian dài tích luỹ
  9. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    Lũ lớn về trên thượng nguồn sông Hồng
    Thứ Tư, 14/07/2010 - 07:10
    (Dân trí) - Do mưa lớn từ phía đầu nguồn tỉnh Vân Nam (Trung Quốc) nên sông Hồng đoạn chảy qua thành phố Lào Cai (tỉnh Lào Cai) chiều qua (13/7) đã xuất hiện lũ lớn nhất từ đầu năm 2010 tới nay.
    [​IMG]
    Sông Hồng đoạn chảy qua thành phố Lào Cai.

    Đó là ý kiến của kỹ sư Lưu Minh Hải, Phó Giám đốc Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Lào Cai sau khi người dân địa phương xôn xao về hiện tượng trời mưa ở địa bàn tỉnh Lào Cai mặc dù rất nhỏ nhưng lũ lớn đang đổ về trên thượng nguồn sông Hồng.
    Ông Hải còn cho biêt thêm khả năng qua ngày 20/7 tới mực nước sông Hồng sẽ lớn hơn nhiều và sẽ xuất hiện những đợt lũ dữ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất và đời sống của người dân ven sông Hồng .
    Phạm Ngọc Bằng

  10. Soprano

    Soprano Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/12/2008
    Đã được thích:
    1
    [:D] Bác này cùng hội với Kông Kông & bác Tân roài, hix cho theo tán tỉnh chị Hiệu với [r2)][r2)]
  11. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    Bấy lâu nay, chúng ta vẫn quá phụ thuộc vào vốn nước ngoài (FDI và FII) để tăng trưởng kinh tế. Cơ hội duy nhất chúng ta có chính là cuối năm 2008, khi mà vốn FDI và FII rút ra ồ ạt để thân ai người ấy lo, Việt Nam đã chống chọi và đứng trên chính đôi chân mình bằng liệu pháp gói kích cầu mà sự vượt qua vực khủng hoảng khi đó được thế giới ca ngợi là thần kỳ. Một miếng khi đói bằng một gói khi no, ai cũng thấm thía giá trị đồng vốn khi đó. Một năm rưỡi đã trôi qua, thời gian chưa đủ dài để chúng ta rời xa khủng hoảng nhưng sự chủ quan đã xuất hiện trong 2 tháng qua, khi mà cơ hội chúng ta lấy lại khả năng nội lực tốt hơn bằng lành mạnh hoá tài chính, bằng sự nhanh nhẹn sáng tạo, bằng tài nguyên phong phú, bằng dân số vàng, bằng chi phí rẻ... đã phần nào qua đi. Tôi bắt đầu cảm giác mệt mỏi với cảm giác trì trệ, thiếu tính thực thi của các cấp thi hành với những chính sách kinh tế vĩ mô. Có gì khó thực hiện thì nói ra và đề xuất, chỉ kêu hoặc thậm chí ko kêu mà để đó luôn, khỏi làm thì tất yếu, cái gì đến sẽ đến thôi. Có lẽ, chúng ta sẽ chuẩn bị phải lặp lại khẩu hiệu: "Tiết kiệm, tiết kiệm, đại tiết kiệm" và thắt lưng buộc bụng thôi. Để còn có sức chiến đấu chứ, nhất là khi chúng ta đang đứng trên mặt trận mà không thể thấy được kẻ thù.

    FDI vào Việt Nam: “Nóng” chuyện kiểm soát dòng tiền

    ANH QUÂN
    15/07/2010 09:28 (GMT+7)

    Không quản lý chặt dòng tiền FDI sẽ khó điều hành chính sách tiền tệ.

    Lợi ích quốc gia sẽ khó được đảm bảo nếu hệ thống pháp luật để quản lý dòng vốn FDI chưa chặt chẽ
    Không thể phủ nhận vai trò của đầu tư nước ngoài đối với việc nâng cao năng lực công nghệ, trình độ quản lý, sức cạnh tranh sản phẩm, cũng như giúp tăng trưởng xuất khẩu và cân bằng cán cân thanh toán của Việt Nam.

    Tuy nhiên, cũng do vai trò quan trọng đến nền kinh tế đất nước, việc quản lý dòng tiền đầu tư trực tiếp nước ngoài chặt chẽ hơn đang đặt ra những vấn đề cần phải điều chỉnh.

    Kiểm soát vốn FDI, địa phương kêu khó

    Sự cởi mở trong chính sách thu hút đầu tư đã được Chính phủ cũng như các bộ, ngành và địa phương duy trì thực hiện trong nhiều năm, đến nay bộc lộ không ít điểm yếu. Sự vào - ra của dòng vốn đầu tư nước ngoài chưa thể nói đã được kiểm soát rốt ráo. Tại nhiều dự án, tiếng là đầu tư nước ngoài, nhưng vốn gần hết là từ các ngân hàng trong nước. Hoặc ngược lại, có trường hợp doanh nghiệp trong nước nhưng có tỷ trọng vốn nước ngoài khá lớn.

    Tại hội nghị giao ban sản xuất do Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì cuối tháng trước, một vị lãnh đạo cấp sở của thành phố Đà Nẵng cho biết, có hiện tượng nhà đầu tư khi đăng ký và được cấp phép thì để một thời gian dài rồi chuyển nhượng cho nhau, không phải trong nước mà chuyển nhượng tại nước ngoài. Sau đó nhà đầu tư “thứ phát” đến Việt Nam làm thủ tục đăng ký lại.

    “Việc này trong nước không biết được, thuế cũng không nắm được cho nên không thu thuế được. Mà việc này đang diễn ra, Đà Nẵng cũng có mà các địa phương khác cũng có”, ông này khẳng định như vậy.

    Trên thực tế, nhà đầu tư không làm trái với quy định pháp luật hiện hành. Tại Nghị định 108/2006/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư, ở khoản 1, điều 51 quy định về điều chỉnh dự án đầu tư, trong các yếu tố buộc nhà đầu tư phải điều chỉnh giấy chứng nhận đầu tư không đề cập đến trường hợp thay đổi chủ đầu tư.

    Một vấn đề khác cũng được vị lãnh đạo nọ nêu lên, các nhà đầu tư nước ngoài đăng ký đầu tư vào Việt Nam, nhưng thực chất là vay vốn ngân hàng trong nước để đầu tư là chính, còn vốn nước ngoài chuyển vào đầu tư không được bao nhiêu. “Điều này cũng báo động cho các ngân hàng, nếu dự án có sự cố gì thì ảnh hưởng rất lớn đến các định chế tài chính này”, ông này cảnh báo.

    Trong khi đó, việc cấp phép nhiều dự án trong một thời gian dài khiến cho công tác hậu kiểm gặp khó khăn. Với đội ngũ cán bộ nhiều nơi khá mỏng, việc này gần như bị buông lỏng. Một đại diện của Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Khánh Hòa cho biết, cơ quan ông không biết doanh nghiệp sau khi được cấp đăng ký kinh doanh hoạt động tại địa phương như thế nào.

    “Vừa rồi, chủ tịch tỉnh tôi phê bình Sở về việc này (hậu kiểm khi cấp đăng ký kinh doanh - PV), trong khi đó phòng đăng ký kinh doanh của chúng tôi chỉ có 5 đồng chí thôi thì làm sao thực hiện kiểm tra trên 5 nghìn doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh được”, vị này kêu lên với lãnh đạo bộ chủ quản.

    Buộc phải "lách luật"

    Sự thông thoáng đến mức “hớ hênh” có ở nhiều văn bản pháp luật hiện hành. Tại khoản 1, điều 56 Nghị định 108 quy định, trường hợp nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của doanh nghiệp Việt Nam cũng chỉ phải làm thủ tục đăng ký kinh doanh.

    Còn theo Nghị định 139/2007/NĐ-CP hướng dẫn chi tiết thi hành một số điều của Luật Doanh nghiệp, trường hợp doanh nghiệp dự định thành lập có sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài không quá 49% vốn điều lệ thì việc đăng ký đầu tư trong trường hợp này áp dụng theo quy định tương ứng đối với dự án đầu tư trong nước. Chiểu theo các điều luật này, đã có nhiều nhà đầu tư nước ngoài “biến hình” vào các doanh nghiệp trong nước và chỉ phải đăng ký kinh doanh, thay vì lập dự án đầu tư.

    Trên thực tế, đã có nhiều địa phương thấy rõ nguy cơ của việc buông lỏng quản lý dòng vốn FDI. “Hà Nội chúng tôi có khoảng gần 800 doanh nghiệp “chót” cấp theo Nghị định 139 rồi, vỏ là doanh nghiệp Việt Nam, ruột là doanh nghiệp nước ngoài. Bây giờ nó đi đâu, làm gì không ai biết được”, Phó giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội Nguyễn Văn Tứ cho biết.

    Cực chẳng đã, để quản lý các doanh nghiệp FDI, Hà Nội đã “lách luật” làm theo cách riêng, từ chối cấp đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp có sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài dưới 49% vốn điều lệ.

    “Chúng tôi kiên định là nên bỏ Nghị định 139, hoặc thay bằng nghị định mới. Chúng tôi tuyên bố là sẽ dừng áp dụng, kể cả chịu áp lực rất nhiều từ các luật sư, kể cả chúng tôi đã phải hầu 4 vụ kiện ra tòa hành chính rồi, vì từ chối cấp đăng ký kinh doanh sai quy định của pháp luật”, ông Tứ nói.

    Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Văn Trung chia sẻ với các các đồng nghiệp: “Về quan điểm tự do kinh doanh thì không ai phản đối, nhưng khi đụng chạm đến lợi ích quốc gia trên từng địa bàn thì rõ ràng quy định của chúng ta có vấn đề... Trong góp vốn, mua cổ phần, chúng ta không kiểm soát được dòng tiền nếu như thực hiện theo quy định tại Nghị định 108...”.

    “Bây giờ, chính sách tiền tệ quốc gia, nếu dòng tiền đi thế nào không nắm được thì ngân hàng làm thế nào?”, ông Trung đặt câu hỏi. “Làm không được lại kêu là quản lý chính sách tiền tệ không tốt. Nhưng thực sự, cơ chế quản lý đang đặt ra một loạt vấn đề, liên quan đến 139”, ông nói.
    http://vneconomy.vn/20100714101019698P0C10/fdi-vao-viet-nam-nong-chuyen-kiem-soat-dong-tien.htm

Chia sẻ trang này