Thư Mật!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi chungkhoanhanghieu, 22/05/2010.

8043 người đang online, trong đó có 1137 thành viên. 14:51 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 41885 lượt đọc và 651 bài trả lời
  1. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505

    Cái gì đến đã đến và còn sẽ đến, đều do con người gây ra cả. Miền Trung đã chìm trong nước lũ, miền Bắc và miền Nam đều đã xuất hiện vỡ đê rồi. Điều đáng nói là nước biển dâng mới là mối lo sợ khủng khiếp nhất đối với một nước gần toàn bộ chiều dài biên giới là giáp biển như Việt nam. Phòng hoạ bao giờ cũng tốt hơn là mất bò mới lo làm chuồng. Cứ biết lo xa đi, thiên tai sẽ nhẹ bớt.
  2. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505

    Nha trang, Khánh Hoà đã ngập chìm trong nước,Phú Yên Ninh thuận cũng biển dâng sóng trào rồi....:-ss
  3. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    Nói nhiều mấy cũng ko hề thừa. Đừng nói là các cấp quản lý ko biết về việc các nhà máy thuỷ điện xả lũ đồng loạt mà ko hiểu tác hại của việc ngăn nước trước đây. Bài học Trung Quốc đã rõ mười mươi, lại còn được báo trước rõ thế này mà ko chủ động đề phòng, dân khổ thì quan cũng khổ thôi.
    Nước lũ còn về nhiều lắm. Mới vài cái thuỷ điện xả lũ mà nhiều nơi đã ngập trắng như thế. Lũ sông Hồng và nhiều sông lớn khác còn đang đón đợi ở phía trước. Đối phó thế nào?
    Tốt nhất là cấp cho mỗi người dân một cái áo phao, mỗi gia đình 1 cái thuyền phao ---> tự cứu khi lũ về.
  4. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    Hàng loạt hồ thủy điện xin xả lũ, nguy cơ nước tiếp tục dâng

    'Hồ thủy điện Sông Ba Hạ xả lũ sai quy trình'[/B]

    Theo báo cáo nhanh từ Ban chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Lâm Đồng, do mưa kéo dài nên mực nước ở các sông suối vẫn tiếp tục dâng cao. Ảnh hưởng của vùng áp thấp nhiệt đới gần bờ, kết hợp với gió Đông Bắc mạnh và nhiễu động trong đới gió Đông trên cao, từ tối qua đến sáng nay, Lâm Đồng tiếp tục có mưa. Nhiều vùng trũng thấp vẫn bị nước lũ cô lập.
    Sáng nay, hồ thủy điện Đại Ninh (huyện Đức Trọng) chính thức xả lũ. Trong khi đó, hồ thủy điện Đồng Nai 3 (huyện Di Linh) thông báo dự kiến đến ngày 11/11 sẽ tháo van xả lũ.
    Lượng mưa ở Phú Yên và khu vực miền Trung tiếp tục tăng cao, các nhà máy thủy điện ở Phú Yên cũng liên tiếp có thông báo xả lũ. Đến 11h trưa nay, tổng lượng nước xả lũ ở Phú Yên là 6.100 m3 một giây.
    Dự báo, nếu tối nay khu vực Tây Nguyên tiếp tục mưa lớn nước về các hồ nhiều, thì mức xả lũ sẽ tăng lên.
    [​IMG]Hàng loạt thủy điện xin xả lũ. Ảnh: Thiên Lý
    Khi các hồ thủy điện xả lũ, người dân dưới vùng hạ du sẽ gánh chịu hoàn toàn thiệt hại. Như trước đó, hồ thủy điện Đa Nhim (huyện Đơn Dương, tỉnh Lâm Đồng) xả lũ từ ngày 1/11, nước dâng cao đã làm 5 căn nhà sập hoàn toàn, hàng trăm căn nhà và hàng nghìn hecta hoa màu của các huyện Đơn Dương, Đức Trọng bị ngập sâu trong nước.
    Cách đây 2 ngày, nhà máy thủy điện sông Ba Hạ (Phú Yên) xả lũ vượt mức cho phép mà không thông báo với địa phương, gây khó khăn trong việc chủ động điều hành phòng tránh lũ, khiến UBND tỉnh Phú Yên đã phải có công văn yêu cầu chấn chỉnh.
    Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Phú Yên có 3 nhà máy thủy điện đang hoạt động là: Thủy điện Sông Hinh, Sông Ba Hạ và K’rông Năng, tổng công suất 356 MW. Các hồ thủy điện khi xây dựng đã phải sử dụng một diện tích đất rất lớn, trong đó chủ yếu là diện tích rừng bị phá đi, hạn chế khả năng ngăn lũ. Đó là chưa kể những thủy điện ở tầng trên thuộc các tỉnh Tây Nguyên.
    Theo tính toán của một số chuyên gia, để có 1 MW điện thì phải lấy đi 10 ha rừng. Với cách tính này, chỉ riêng 3 nhà máy thủy điện đang vận hành đã lấy đi của Phú Yên 3.560 ha rừng. Đó là chưa kể 2 công trình thủy điện đang triển khai tại huyện Đồng Xuân, một huyện miền núi phía Bắc tỉnh Phú Yên, nơi chưa có thủy điện xả lũ nhưng chỉ riêng nước đầu nguồn đổ về đã gây ngập lụt.
    Sông miền Trung thường ngắn và dốc, do vậy lưu tốc rất lớn. Nếu còn rừng, tốc độ lũ sẽ chậm hơn. Một khi rừng đã bị phá trụi, dòng chảy sẽ nhanh gấp nhiều lần.
    Trưởng đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Phú Yên Trịnh Thị Nga từng phát biểu: Nếu một người đầu có tóc và một người đầu trọc, thì khi đổ một lượng nước từ trên xuống thì ở anh đầu trọc nước chắc chắn chảy xuống nhanh hơn, nhiều hơn. Bà Nga là người phản đối nhiều nhất về chuyện không nên xây dựng thủy điện nhiều ở Phú Yên.
    Theo bà Nga, thủy điện vào mùa khô thì ưu tiên tích nước hồ nên đồng bằng thiếu nước phải “năn nỉ” trả lại nước. Chính phủ phải lệnh thì thủy điện mới chịu xả nước để cứu lúa. Còn đến mùa lũ, nước tràn hồ, ưu tiên số một là phải bảo đảm an toàn cho đập, bởi nếu vỡ đập thì tai họa khôn lường. Do đó, dù mùa nắng hay mưa, đối tượng phải gánh chịu thiệt hại do thủy điện vẫn là người dân vùng hạ lưu.
    "Một điều oan trái cho các địa phương có nhiều thủy điện là mùa nắng thiếu điện kinh niên, thì nhà ngay dưới chân trụ điện vẫn bị cắt như thường, còn mùa mưa lại ưu tiên hứng lũ", một chuyên gia về môi trường ở Phú Yên nhận xét.
  5. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    Thủy điện 'đua' xả lũ, vạn người dân 'sấp ngửa' bơi
    >> Thủy tai
    >> Xả lũ cường độ lớn, không báo trước
    >> Phú Yên: Thủy điện đua nhau xả lũ, hạ lưu “lãnh đủ’’
    TP - Các hồ thủy điện Nam Trung Bộ tiếp tục xả lũ khiến nhiều địa phương chìm trong biển nước. Chưa có dấu hiệu lũ rút, và người dân nơi đây đang đối mặt với đợt lũ thứ hai, có khả năng xảy ra trong những ngày tới.
    [​IMG]Xã Hòa Thịnh (Tây Hòa, Phú Yên) ngập chìm trong lũ.
    Theo thống kê của UBND tỉnh Phú Yên, đến chiều ngày 4-11, đã có khoảng 1.000 hộ dân với gần 3.500 nhân khẩu ở các vùng ven sông, suối, trũng thấp, cửa sông phải sơ tán, di dời đến nơi an toàn để tránh lũ. Toàn tỉnh đã có 4 người chết và 1 người mất tích. Mưa lớn ở Tây Nguyên cộng với các hồ thủy điện xả lũ lưu lượng lớn, có lúc tổng xả lũ lên đến hơn 10.000m3/s đã nhấn chìm hơn 2.000 ngôi nhà.
    Nhiều tuyến giao thông tỉnh lộ vẫn ngập nước, sạt ta luy, nhiều đoạn hư hỏng nặng và ngập sâu từ 0,5-3m, gây chia cắt giao thông và cô lập một số địa bàn. Ban chỉ huy Phòng chống lụt bão - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh cho biết, tổng xả lũ hai hồ thủy điện Sông Hinh và sông Ba Hạ hiện ở mức 5.200m3/s, mực nước các sông vẫn ở mức cao và chảy xiết.
    Lúc 12 giờ cùng ngày, một khối đất đá hàng nghìn mét khối ở góc phía tây núi Nhạn đổ ập và đè bẹp 3 nhà dân dưới chân núi, thuộc đường Lê Trung Kiên, khu phố 1, phường 1 (TP Tuy Hòa). Rất may không ai bị tai nạn.
    Những ngày qua, tại Bình Định lũ từ đầu nguồn đổ về cộng với thủy điện xả lũ để đảm bảo an toàn hồ thủy lợi khiến vùng hạ lưu ngập trắng. Chiều ngày 4-11 đã có thêm 1 người chết do lũ.
    Trước đó, ông Huỳnh Bá Đông, Chủ tịch UBND xã Phước Hiệp (Tuy Phước – Bình Định) xác nhận: chiều 3-11, cháu Mai Thị Thúy Hằng, 3 tuổi ở thôn Giang Nam bị lũ cuốn vào cống nước dẫn đến tử vong.
    Nước sông Kôn dâng cao, gây ngập lụt nặng vùng rốn lũ thuộc khu đông các huyện Tuy Phước, Phù Cát. Các xã bị lũ chia cắt, hàng ngàn nhà dân ngập sâu trong nước.
    Theo Ban Phòng chống lụt bão huyện Tuy Phước, thời tiết tiếp tục xấu, sẽ phải di dời khẩn cấp hơn 1.000 hộ dân ra khỏi vùng rốn lũ.
    Văn Tài - Việt Hương - Lê Thực
    http://www.tienphong.vn/Thoi-Su/517763/Thuy-dien-dua-xa-lu-van-nguoi-dan-sap-ngua-boi.html

    Hãy nhớ một câu các Cụ đã dặn: "Người chèo thuyền là dân, người lật thuyền cũng là dân". Cứu dân thực sự, đúng cách mới là cứu. Hãy cho dân cái phao, đừng để họ chết chìm rồi mới tìm đến vớt, vô ích.
  6. cobegautruc

    cobegautruc Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/06/2010
    Đã được thích:
    0
    Hãy nhớ một câu các Cụ đã dặn: "Người chèo thuyền là dân, người lật thuyền cũng là dân". Cứu dân thực sự, đúng cách mới là cứu. Hãy cho dân cái phao, đừng để họ chết chìm rồi mới tìm đến vớt, vô ích.


    Câu này Bác nói có ý gì thế???:-o:-o
  7. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    Nông dân yêu cầu thủy điện bồi thường thiệt hại vì xả lũ

    Phải hứng chịu nhiều thiệt hại do hồ thủy điện Đa Nhim xả lũ ào ạt, Hội nông dân tỉnh Lâm Đồng chiều 4/11 tổ chức họp bất thường để bàn việc yêu cầu ngành điện bồi thường.
    > Hàng loạt hồ thủy điện xin xả lũ, nguy cơ nước tiếp tục dâng/ 'Hồ thủy điện Sông Ba Hạ xả lũ sai quy trình'

    Theo Hội nông dân Lâm Đồng, chỉ trong vòng 4 ngày đầu tháng hồ thủy điện Đa Nhim xả lũ, ước tính thiệt hại cho ngành nông nghiệp lên tới 23 tỷ đồng, trong đó hai huyện Đơn Dương và Đức Trọng bị tổn thất hoa màu, cà phê nhiều nhất.
    Trong cuộc họp chiều qua, ông Đinh Ngọc Hùng, Phó bí thư kiêm Phó chủ tịch UBND huyện Đơn Dương cho biết, sau khi hồ thủy điện Đa Nhim xả lũ, có hàng nghìn gia súc, gia cầm, 640 ha rau và 188 ha lúa đang vào vụ thu hoạch bị mất trắng. Ước tính thiệt hại ban đầu của Đơn Dương khoảng 22 tỷ đồng.
    Ông Hùng nói: "Từ trước tới nay huyện và công ty thủy điện chưa có một cơ chế phối hợp nào. Nước nhiều thì thủy điện xả và dân bị lụt, còn mùa khô hồ lại đóng kín làm nông dân thiếu nước sản xuất. Như vậy là người dân phải gánh chịu thiệt hại kép".

    Ông Trần Duy Việt, Chủ tịch Hội nông dân Lâm Đồng bức xúc: “Năm nào đến mùa mưa, các hồ thủy điện cũng xả lũ để bảo vệ tài sản của họ, còn nông dân thì lại gánh chịu thiệt hại mà không được bồi thường. Nông dân sẵn sàng hy sinh lợi ích của mình vì lợi ích chung, nhưng không vì vậy mà bắt nông dân cứ phải chịu đựng thiệt thòi".
    Chủ tịch Hội nông dân Lâm Đồng cho rằng, nếu không có cơ chế xử lý rủi ro, hạn chế đến mức tối đa những thiệt hại do thủy điện xả nước gây ra thì nông dân sẽ không đồng tình. Họ cũng sẽ không chấp nhận di dời để xây dựng các công trình thủy điện.
    Theo ông Việt, các hồ thủy điện hiện nay không giữ vai trò điều tiết nước. Chẳng hạn, thủy điện Đại Ninh có một cống xả theo thiết kế là 3 m3 một giây, nhưng về mùa khô lâu lâu mới xả, chủ yếu là đóng, dẫn tới hạ lưu của hồ khô khốc.
    "Hội nông dân đang làm kiến nghị gửi UBND tỉnh, đề nghị ngành điện phải bồi thường cho nông dân Lâm Đồng. Hội cũng đã tiến hành thống kê thiệt hại do việc xả lũ từ các hồ thủy điện gây ra", ông Việt nhấn mạnh.
    Đại diện hai Sở Tài nguyên và Môi trường, cùng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thống kê toàn tỉnh Lâm Đồng có 57 công trình thủy điện lớn nhỏ. Trong đó đã có 8 nhà máy thủy điện hoạt động. Việc phát triển thủy điện ồ ạt có tác động không nhỏ đến môi trường, thậm chí đe dọa, gây nhiều tác hại, ảnh hưởng đến nguồn nước, gây diễn biến xấu.
    Ông Mai Nam Dương, Phó giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho biết, năm 1993 hồ Đa Nhim đã phải xả lũ 1.800 m3 một giây. Đợt xả đầu tháng 11 này là 500 m3 giây. Theo thiết kế, mực nước trong hồ vượt cao trình là phải xả. Tuy nhiên hiện nay địa hình sông suối thay đổi nên mức xả lũ không nhiều vẫn có thể dẫn tới thiệt hại lớn.
    Giám đốc Sở Tư pháp Lâm Đồng Nguyễn Đức Hưng cho rằng, nếu thủy điện xả lũ trái pháp luật thì phải yêu cầu ngành điện bồi thường thiệt hại. Trường hợp thủy điện không vi phạm khi xả lũ thì cũng nên bàn bạc để có hướng hỗ trợ thiệt hại cho người dân.
    Ông Hưng nói: "Vì đây là vấn đề cần được tính toán hài hòa giữa các bên liên quan đảm bảo cho việc phát triển kinh tế xã hội".
    Quốc Dũng
    http://vnexpress.net/GL/Xa-hoi/2010/11/3BA2293E/
  8. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    Thừa Thiên - Huế: Thủy điện tháo nước, hạ du chới với

    TTO - Dù lượng mưa vùng đồng bằng trong hai ngày 14 và 15-11 không quá lớn nhưng nước trên ba con các sông lớn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế gồm sông Hương, sông Bồ và sông Ô Lâu dâng nhanh.
    [​IMG]Ngày 14 - 11, mực nước trên sông Hương mới chỉ trên báo động 1 nhưng ngày 15 - 11 đã xấp xỉ báo động II, dù lượng mưa vùng đồng bằng không lớn. Nước lũ dâng cao trên sông Hương và đã tràn qua đập Đá vào khoảng 16g chiều 15 - 11 – Ảnh: ĐÌNH TOÀN
    Nước lũ về nhanh khiến mực nước sông An Cựu dâng cao tại một số tuyến đường như Phan Chu Trinh, Phan Đình Phùng… Phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu ngập trong biển nước, nhiều người dân phải cho tàu thuyền vào sát chân cầu Trường Tiền neo đậu an toàn. Sông Hương đoạn qua TP Huế nước đã dâng cao tràn qua Đập Đá làm giao thông qua đoạn đường này bị tê liệt.
    Đến 19g, nước lũ về rất mạnh và chảy xiết nên Ban chỉ huy phòng chống lụt bão tỉnh đã cử người rào chắn hai đầu nút giao thông này và cử cảnh sát giao thông túc trực tại đây phòng người dân vô ý chủ quan băng qua rào chắn.
    Hàng chục tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ vùng hạ du thuộc nhiều huyện như Phong Điền, Hương Trà, Quảng Điền… bị ngập nặng gây chia cắt giao thông, rất nhiều đoạn nước ngập từ 0,5m - 1m. Đến tối 15-11 , chưa có số liệu thống kê chính thức nhưng theo thông tin của Tuổi Trẻ Online, nước lũ đã bắt đầu “tấn công” vào nhà người dân vùng hạ du các huyện này.
    Nhiều nhà dân dọc theo triền sông Ô Lâu như xã Phong Thu, Phong Hòa, Phong Chương, Phong Bình của huyện Phong Điền bị ngập bình quân 0,3 đến 0,5m; Các xã học theo sông Bồ như xã: Quảng Thọ, Quảng An, Quảng Thành, Quảng Phước thuộc huyện Quảng Điền ngập bình quân 0,3 đến 0,6m; tại huyện Hương Trà các xã Hương Toàn, Hương Vinh, Hương Xuân, Hương Phong ngập từ 0,5 - 0,7m…
    Đặc biệt, khoảng lúc 12g30 ngày 15-11 , trong khi nước lụt dâng cao và ngập sâu đã khiến cháu Đặng Ngọc Phương Anh (25 tháng tuổi), học sinh Trường Mẫu giáo Đông Phú, xã Quảng An (huyện Quảng Điền) bị trượt chân dìm trong nước lũ và tử vong ngay trong sân trường. Trước đó, khi nước lụt dâng cao, nhà trường đã được lệnh cho học sinh nghỉ học về nhà nhưng cháu Anh chưa kịp được bố mẹ đón về thì bị trượt chân ngã xuống nước lũ. Chừng khoảng khoảng 20 phút sau, các cô giáo phát hiện thì cháu Anh đã tử vong.
    Còn tại huyện Hương Trà, theo báo cáo của Ban chỉ huy PCLB huyện thì khoảng 4g sáng ngày 15-11 đã xảy ra vụ sạt lở nặng tại cống Lao Thừa Phủ (thuộc xã Hương Bình) với chiều dài 6m, rộng 6, sâu 3m khiến chia cắt tỉnh lộ 16. Không lâu sau đó, cô Lê Thị Hồng (người dân ở huyện Hương Trà) khi đi qua đường bị lọt xuống hố sâu và trọng thương.
    Theo báo cáo của Ban chỉ huy PCLB & TKCN tỉnh Thừa Thừa Thiên - Huế, trong hai ngày 14 và 15-11 , lượng mưa tại tỉnh Thừa Thiên - Huế phổ biến từ 100- 200mm, có nơi tối 15-11 đã đạt đến gần 500mm (như Tà Lương, nơi đổ về sông Bồ và thủy điện Hương Điền).
    Để “đón lũ”, hai hồ chứa thủy điện lớn nhất Thừa Thiên – Huế là Bình Điền (dung tích nước khoảng 400 triệu m3) và Hương Điền (800 triệu m3) đã điều tiết tháo nước và chiều ngày 14 - 11 với mức độ thấp, tuy nhiên đến sáng 15-11 thì lưu lượng nước xả cao dần. Cụ thể, hồ thủy điện Bình Điền vào thời điểm sáng ngày 15-11 khi mực nước đạt 81,62m, qua tràn 8,62m, hồ vận hành mở ba cửa xả lũ với lưu lượng về hạ du là 347m3/s (lưu lượng đến hồ lớn nhất 882m3/s, lúc 7g ngày 15-11); hồ thủy điện Hương Điền mực nước 52,3m, qua tràn 9,6m, hồ vận hành mở hai cửa xả lũ với lưu lượng về hạ du 1.400m3/s (lưu lượng hồ lớn nhất là 4.700 m3/s, lúc 7g ngày 15-11).
    Trao đổi với PV Tuổi Trẻ Online tối 15-11, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Phan Ngọc Thọ cho biết, việc xả nước lũ của hai hồ thủy điện nói trên là “theo cơ chế đã được phê duyệt, Ban chỉ huy PCLB&TKCN đang theo dõi và chỉ đạo rất sát sao”.
    Trong khi đó, ông Trần Kim Thành, Phó Ban Chỉ huy PCLB&TKCN tỉnh cho biết thêm, hai hồ thủy điện bắt đầu xả nước để điều tiết hồ lúc 13g ngày 14-11, với lưu lượng thấp, tuy nhiên do lượng mưa đổ về các hồ chứa mỗi lúc một lớn nên các hồ phải điều tiết xả lũ theo quy trình đã được duyệt để “đón lũ” và điều tiết để “giảm lũ cho vùng hạ du”. Cũng theo ông Thành, việc xả lũ của hồ chưa nước thủy điện đảm bảo nguyên tắc bằng hoặc nhỏ hơn lưu lượng nước đổ về các hồ chứa để làm chậm lũ hơn cho vùng hạ du.
    Hiện nay lũ trên các triền sông trong tỉnh đang lên. Đến tối nay mực nước trên sông Hương (tại Kim Long) đã xấp xỉ báo động II, trên sông Bồ (tại Phú Ốc) xấp xỉ báo động III và trên sông ô Lâu (tại Phong Bình) đã vượt báo động III. Theo Ban chỉ huy PCLV&TKCN tỉnh, dự báo đêm nay 15-11 và ngày mai sẽ tiếp tục có mưa to đến rất to trên diện rộng, lũ trên các sông có khả năng lên trên báo động 2 và vượt báo động 3.
    [​IMG]Mưa lớn liên tiếp khiến một số tuyến đường nội thị TP Huế ngập sâu (ảnh chụp trên đường Hùng Vương) - Ảnh: Dung Quất
    ĐÌNH TOÀN - DUNG QUẤT
    http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/411104/Thua-Thien---Hue-Thuy-dien-thao-nuoc-ha-du-choi-voi.html
  9. DAIGIA8X

    DAIGIA8X Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/05/2010
    Đã được thích:
    0
    Bà Chị lo xa quá.Nếu sợ thì sang nc ngoài sống đi.k fải Chjm lợn...[:p][:p][:p]
  10. HANHTINHLA

    HANHTINHLA Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    28/06/2004
    Đã được thích:
    2
    :-bd:-bd:-bd cái này nói chuẩn ah nghe, ngay như trong F319 này có mấy ai dám vỗ ngực tự xưng tôi là nhà đầu tư chân chính nhỉ!

Chia sẻ trang này