Thư ngỏ gửi Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Thiện Nhân

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi chungkhoanhanghieu, 30/11/2008.

7880 người đang online, trong đó có 1168 thành viên. 15:39 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 2590 lượt đọc và 30 bài trả lời
  1. copvang

    copvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/06/2008
    Đã được thích:
    701
    nữa HH lại bao cả mảng giáo dục nữa cơ à liệu có dàn trải quá ko r2)]đấy.
    CKHH đã nhận được avatar cop gửi chưa? sao ko làm đi? rồi đi ngủ sớm lấy sức mai chiến đấu,[
  2. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    avatar nào cơ? Tưởng copvang gửi cho hoamai69 đấy chứ?
    Sáng mai, tôi bận họp nên có thể khó tranh thủ vào mạng được. Hy vọng là có cho phép dùng máy tính trong cuộc họp.
  3. controi56

    controi56 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/11/2008
    Đã được thích:
    0
    Bà CKHH này sao lại đá lộn sân vậy,bọn giáo dục nó có kiếm ăn = chứng k đâu,nên viết thư gửi anh Vũ = hơn,cái UBCK còn nhiều chuyện cần phải làm ngay lắm.
  4. celebs4

    celebs4 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/09/2008
    Đã được thích:
    0
    oé, ra trường 10 năm tức là 76 nếu học ĐH 4 năm hoặc 77 nếu học ĐH 5 năm
    thế mà miềng cứ gọi chị
  5. VNindexpro

    VNindexpro Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2008
    Đã được thích:
    0
    Nhìn vụ thầy Đỗ Việt Khoa mà buồn, nói không đi đôi với làm là điều thật đáng sợ. Thầy Khoa bây giờ đúng là như ngàn cân treo sợi tóc!
  6. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    Học sinh dối trá, lừa bịp, ăn trộm nhưng...vẫn ngoan? 13:23'' 01/12/2008 (GMT+7)
    Kết quả một cuộc khảo sát quy mô lớn gần đây cho thấy, 30% số học sinh trung học Mỹ từng ăn trộm hàng hóa ở siêu thị, 64% gian lận trong kỳ thi. Kèm theo đó là nhận xét người Mỹ quá thờ ơ với các tiêu chuẩn đạo đức.


    Học sinh Mỹ (Ảnh minh họa - Theo Im


    Thế hệ này hư hơn thế hệ trước?
    Các nhà giáo dục có phản hồi với cuộc khảo sát trên đã nghi ngờ các nhận xét được đưa ra rằng ngày nay học sinh không trung thực bằng thế hệ trước. Tuy nhiên, có vài người lại nhất trí rằng sức ép lớn khiến không ít học sinh có những hành động sai lầm.

    "Cạnh tranh nhiều hơn nên sức ép với lũ trẻ cũng tăng vọt", Mel Riddle thuộc Hội các Hiệu trưởng trường phổ thông quốc gia nói. "Các em có nhiều cơ hội để gian lận hơn so với thế hệ trước. Sự cám dỗ lớn hơn".

    Viện Josephson - viện chuyên nghiên cứu về đạo đức đặt tại Los Angeles, đã tiến hành khảo sát với 29.790 học sinh tại 100 trường trung học được lựa chọn ngẫu nhiên trên toàn quốc, cả trường công và trường tư. Bản khảo sát được phát cho các học sinh trong lớp học, danh tính người tham gia được giữ bí mật.

    Michael Josephson, Chủ tịch kiêm người sáng lập viện này cho hay, ông cảm thấy suy sụp trước những thông tin về các vụ trộm cắp. Kết quả khảo sát cho thấy, 35% nam sinh, 26% nữ sinh và tổng số cả nam và nữ là 30%, thừa nhận đã từng trộm đồ trong siêu thị hồi năm ngoái. 1/5 số học sinh nói, từng trộm đồ của bạn bè, 23% cho biết, từng trộm đồ của bố mẹ hoặc người thân.

    Cuộc khảo sát vừa qua cũng cho thấy:

    - Gian lận ở trường học xảy ra tràn lan và ngày càng tệ hơn. 64% số học sinh gian lận trong các kỳ thi hồi năm 2007 và 38% số học sinh nói làm như vậy từ 2 lần trở lên. So với khảo sát năm 2006, số học sinh gian lận tăng lần lượt là 60% và 35%.

    - 36% số học sinh cho hay đã dùng Internet để ăn cắp ý tưởng cho bài viết, tăng từ 33% hồi năm 2004.

    - 42% học sinh nói, đôi khi nói dối để tiết kiệm tiền. Trong số này có 49% là nam sinh và 36% là nữ sinh.

    Bất chấp những thông tin trên, 93% học sinh cho biết hài lòng với đạo đức và tính cách của mình, 77% số học sinh quả quyết: "khi cần biết phải làm gì đúng đắn, tôi còn tốt hơn khối người tôi biết".

    Đạo đức xã hội xuống cấp

    Nijmie Dzurinko, giám đốc điều hành hội học sinh Philadenphia cho hay, những thông tin trên không phản ánh hết thế giới bên trong của học sinh. "Nhiều người muốn đổ lỗi về các vấn đề xã hội lên học sinh trong khi không biết rằng học sinh không có quyền quyết định về cái gì sẽ xảy ra trong xã hội. Các em rất dễ trở thành những người giơ đầu chịu báng", Dzurinko, 32 tuổi cho hay.

    Peter Anderson, hiệu trưởng trường trung học Andover tại Andover, Massachusettes nhận xét: "Thế hệ ngày nay đang có một cuộc sống bận rộn tới khó tin, nào thì các câu lạc bộ, tham gia thể thao, những công việc ngoài giờ....".

    Ông Riddle, người đã có 40 năm làm giáo viên và hiệu trưởng ở bắc Virginia cũng tán thành và cho rằng, sức ép lớn dẫn tới việc gian lận nhiều hơn. "Chúng ta phải tạo ra những tình huống mà tại đó các em dễ làm những việc tốt. Chúng ta cần tạo ra các lớp học mà ở đó việc học quan trọng hơn là có những câu trả lời đúng".

    Tại Long Island, một liên minh các giám thị và hiệu trưởng vừa khởi xướng một chiến dịch nhằm thu hút sự chú ý về các vấn đề liêm chính trong giáo dục và phá vỡ nạn đạo văn và gian lận.

    Roberta Gerold, một giám thị và là một lãnh đạo chiến dịch cho hay, các bậc phụ huynh và giáo viên trường học cần sốt sắng hơn, ví dụ, nhấn mạnh cho học sinh biết sự khác nhau giữa những bài viết thật sự và vay mượn.

    Theo ông Josephson, hầu hết người Mỹ hiện nay không chú ý tới những thiếu sót về mặt đạo đức trong giới trẻ lẫn trong xã hội. Tuy nhiên, ông này lập luận rằng giới trẻ không phải thiếu trung thực hơn những người của thế hệ trước. "Cuối cùng, vấn đề ở đây không phải là liệu mọi việc có tồi tệ hơn không mà là liệu mọi việc có đủ tệ để huy động sự quan tâm lẫn hành động hay không. Điều mà chúng ta cần biết từ kết quả khảo sát rằng cơ sở hạ tầng về đạo đức đang suy yếu và cần thiết phải sửa chữa. Bây giờ không phải là lúc than vãn mà cần có những hành động tích cực".

    Hoài Linh (Theo AP)

    Ở VN thì không khác lắm đâu. Nếu ai xem phóng sự hôm qua về tình trạng phạm tội ở trẻ vị thành niên VN mới thấy dã man thế nào. Tất cả đều bắt nguồn từ sự thờ ơ của nhà trường, gia đình và xã hội, chỉ biết đến kiếm tiền mà không biết trẻ em nghĩ gì, làm gì. Đến lúc việc xảy ra thì đã quá muộn.
  7. suzuki110101

    suzuki110101 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/11/2008
    Đã được thích:
    72
    Chị ah, học đại học như thời của em thì thấy mấy bố giảng viên ngu bỏ mịa. Chẳng phải ra trường rồi mới chửi đâu nhưng thực sự là lúc học mấy ông ấy giảng chả khác gì giáo trình. Mà giáo trình toàn loại chưa hề Update tuef hồi mấy bố ấy học...trong khi tây tầu nó đi tên lửa rồi mà vẫn ghè nhau ra vẽ cái bánh xe cải tiến. Ngành GD bây giời toàn giả tạo hết, các chương trình xây dựng cơ sở vật chất hay đại loại là trang bị vi tính vi teo đều nhằm một mục đích là lấy tiền của nhà nước qua các dự án. Chỉ cần có dự án sẽ lấy được tiền dải ngân, và mấy ông ấy cũng chả cần biết thực sự cái dự án vẽ đấy liệu thực sự có lợi cho ai không...Nếu một nước có nền giáo duchj như thế này thì lấy người đâu mà làm kinh tế. Thời em học, bọn Trung quốc đã sang đầy rồi, chúng nó học tiếng việt, học kinh tế, xem môi trường đầu tư...để làm gì? Mục đích duy nhất là sẽ oánh vào những gì Việt Nam thiếu và yếu. Mà VN thì chỗ nào mà chả kêu như thế, hàng TQ bây h nhan nhản, chỉ ra khỏi nhà thôi đã thấy đầy đường. Ở Vn này thiếu gì nhà sài 100% hàng tầu khựa cơ chứ...Vài dòng chia sẻ với mọi người có tâm huyết với GDVN
  8. chungkhoanhanghieu

    chungkhoanhanghieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2006
    Đã được thích:
    2.505
    Những cách trừng phạt trẻ sai lầm

    Trừng phạt trẻ không bao giờ là lựa chọn hàng đầu của các bậc cha mẹ khi dạy con.
    Tức giận vì con bỏ học, lấy trộm tiền đi chơi, chị Hoa (Phú Thọ) cầm dép đánh con cho chừa đi. Nhưng trong khi chị khóc nức nở vì thương con thì cậu con học lớp 9 mặt cứ nhơn nhơn, quay lại hỏi: "Thế mẹ đã đánh xong chưa?".

    Chị Hoa cho biết, từ đầu năm lớp 9 cháu chẳng học hành gì cả, mà chỉ đua đòi suốt ngày đọc truyện, chơi game. Đã nhiều lần chị mắng con thậm chí là đánh mà nó không nghe.

    Theo tiến sĩ Lê Văn Hảo, Phòng Tâm lý học Văn hoá, Viện Tâm lý học, việc cha mẹ dùng cách mắng mỏ, đánh đập để dạy con là một cách làm phản khoa học. Lần đầu bị đánh, trẻ có thẻ sợ hãi nhưng lâu dần những trận đòn đó cũng thành quen, trẻ trở nên "miễn dịch", không thấy sợ khi bị đánh.

    Lại có trường hợp một ông bố 60 tuổi chửi con: "Chết đi sống làm gì" khi cô con gái 14 tuổi dám cãi lại bố. Khi con còn bé thì ông còn đánh được nhưng giờ ông già rồi, sức khỏe yếu không đủ sức để chạy theo đánh con thì đành chửi. Có cha mẹ lại trói con vào cột nhà chỉ vì con đi chơi về muộn hay bắt con trai 5 tuổi phải quét nhà vì tội hay đánh em....

    Những trường hợp như trên tiến sĩ Hảo đã gặp khá nhiều. "Một số phụ huynh cho rằng trừng phạt trẻ sẽ làm trẻ sợ, không dám tái phạm hành vi phạm sai lầm nữa mà không biết rằng mỗi việc làm của mình đều mang lại những hậu quả", tiến sĩ Hảo nói.

    Tất cả những hành vi gây đau đớn về thể xác và tinh thần đều được gọi là trừng phạt, như: mắng, chửi, sỉ vả, đay nghiến, đánh, cấm cái mà trẻ thích, đuổi hoặc dọa đuổi ra khỏi nhà, dọa nạt. Chung quy lại chúng được chia làm hai loại là phạt về thể chất và cảm xúc, theo tiến sĩ Hảo.

    Những trừng phạt về về thể chất có thể gây đau đớn cho trẻ, cá biệt có thể gây thương tích. Hơn nữa, trẻ sẽ thấy bố mẹ thật ác, thật đáng ghét, thấy bị tổn thương vì thế trở xa lánh, né tránh chính người thân của mình. Điều mà trẻ học được từ những trận đòn của cha mẹ lại là những bài học xấu, rằng nếu như không thỏa thuận được thì bạo lực là cách giải quyết.

    Về mặt cảm xúc, khi nghe những câu mắng như: "Mày là đồ ăn hại, chết đi, sống để làm gì hay đồ ngu"..., trẻ sẽ cảm thấy lo lắng, bẽ mặt, bị hạ thấp lòng tự trọng và cảm thấy tự ái.

    "Bạn cho rằng khi nói với con: "Mày là đồ bỏ đi", trẻ sẽ chẳng hiểu gì vì là trẻ con. Thực tế trẻ sẽ thấy mình ít có giá trị, thù ghét bản thân và người khác, thậm chí tin mình là kẻ bỏ đi và hành xử như một kẻ bỏ đi", tiến sĩ Hảo nói.

    Việc trừng phạt trẻ rõ ràng không mang lại hiệu quả về lâu dài, nhưng tại sao cha mẹ vẫn thường dùng.

    Theo tiến sĩ Hảo trước hết vì những trừng phạt đó dễ, nhanh và mang lại hiệu quả tức thời đó là trẻ sẽ dừng ngay việc mà người lớn không muốn lại. Hơn nữa với một số người có thói quen giận cá chém thớt, thì đó cũng là một cách để thỏa mãn cơn tức giận, hay coi đó là cách để khẳng định quyền lực của mình với con cái hoặc cũng có thể do không biết cách kỷ luật theo hướng tích cực.

    Một số người lớn coi trọng chữ "ngoan ngoãn", "dễ bảo" và không chấp nhận khi trẻ dám cãi lại người lớn, sai một tý là bị mắng, bị đánh. Sống trong môi trường như thế, trẻ thường bị động, phụ thuộc và mất dần niềm say mê, sự sáng tạo.

    "Sự sáng tạo không phải lúc nào cũng do trẻ tuân thủ, đi đúng hướng, đúng quy củ, mà đôi khi từ sai lầm. Vì thế điều mà cha mẹ nên tâm niệm là: mắc lỗi là bình thường, là một phần trong quá trình phát triển của trẻ. Chúng ta không khuyến khích trẻ mắc lỗi, nhưng hãy kiểm soát hành vi của mình, để tránh lạm dụng trừng phạt", tiến sĩ Hảo nói.

    Trước khi áp dụng bất cứ hình thức trừng phạt nào cho con trẻ, cha mẹ hãy tự hỏi mình: "Làm thế có tốt cho con về lâu dài", "Mình có thực sự mong muốn đối xử như thế này với con", "Khi còn nhỏ, mình mong muốn điều gì". Cha mẹ hãy đặt mình vào tình huống của trẻ để hiểu con và để hiểu mình hơn, từ đó cân nhắc xem nên làm gì khi trẻ mắc sai lầm vì "ngày xưa mình cũng từng phạm sai lầm như thế".
  9. tvl1981

    tvl1981 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    18/05/2004
    Đã được thích:
    812
    Thông tin đa chiều về ?ongười đương thời? Đỗ Việt Khoa

    Trưa ngày 26/11/2008, chúng tôi có mặt tại nhà thầy giáo Đỗ Việt Khoa và hết sức bất ngờ khi quán Game - Internet của "người đương thời" đông nghịt học sinh của Trường THPT Vân Tảo đang cắm đầu vào các máy "cày" game. Thầy Khoa mở quán kinh doanh trò chơi điện tử, Internet cách cổng trường chỉ khoảng 100m.

    Vừa đúng giờ tan học, hàng chục học sinh còn mặc nguyên đồng phục nhà trường đang vào đây hò hét sát phạt nhau bằng các trò chơi game online sặc mùi bạo lực. Khi chúng tôi hỏi thầy Khoa rằng: đáng ra giờ này thầy phải khuyên các em về nhà kẻo gia đình lo lắng thì thầy Khoa trả lời khá bối rối cho rằng: các em chỉ chơi một lúc chứ không sa đà.

    Tuy vậy theo quan sát của chúng tôi, thực tế không phải như vậy: nhiều học sinh vẫn tiếp tục ngồi "cày" sang tận giờ chiều. Thầy Khoa lý giải: "Trong quán game này đang có cả những học sinh bị thầy hiệu trưởng kỷ luật không cho vào lớp nên các em ra đây ngồi chứ biết đi đâu".

    Thiết nghĩ nếu thầy Khoa thực sự lo lắng cho các học sinh này thì vì sao thầy không khuyên bảo các em đừng vi phạm kỷ luật hoặc là hướng các em vào hoạt động nào có ích ngoài những trò chơi game online đầy bạo lực. Trong khi cả xã hội đang vận động các em học sinh tập trung vào các hoạt động xã hội bổ ích, tránh xa các trò chơi game bạo lực vô bổ thì không hiểu sao một thầy giáo vốn quen nói chuyện "chống tiêu cực" lại có kiểu "tiếp sức" lạ lùng như vậy.

    Hãy xem phần comment ở dưới, để có thông tin nhiều chiều. Chuyện đời... không đơn giản !!!
    Link : http://tintuconline.com.vn/vn/xahoi/235998/
  10. _mOn_

    _mOn_ Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/02/2005
    Đã được thích:
    0
    Bác có vẻ tâm huyết về giáo dục nhỉ. Em nhớ rằng hồi nhỏ đi học có được dạy là: Vì lợi ích 10 năm trồng cây. Vì lợi ích 100 năm trồng người. Ý nói: chuyện giáo dục thì phải tính bằng hàng trăm năm... Nên anh em mình cứ để đó đi. Giờ tính làm sao mai mua con nào có lãi hoặc tệ lắm là huề vốn đi bác ...

Chia sẻ trang này