Thưởng tết

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 02/12/2012.

5320 người đang online, trong đó có 458 thành viên. 23:30 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 145856 lượt đọc và 1084 bài trả lời
  1. tapchoick10

    tapchoick10 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2010
    Đã được thích:
    5.161
    Quan điểm mua bán rõ ràng, hàng chất lượng quá[r2)][r2)][r2)]
    HCM mua cùng bác....vẫn chưa bán....:))
  2. Mr.Sam

    Mr.Sam Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/06/2011
    Đã được thích:
    0
    Chú này không có phân tích dc gì mà đã đi chê người khác [r37)][r37)][r37)]
  3. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.390
    Để mở đầu cho ngày mới em xin post lại nhận định của lão Alan. Thực ra em nghĩ tất cả cac chuyên gia thực thụ như lão Alan hay các chiên gia chém gió như em đều có nhận định chung như thế. Không phải từ bây giờ mà em đã nghĩ đến kịch bản hệt như thế vào năm 2011.

    Alan Phan: Không còn là dự báo kinh tế

    Thấm thoát đã năm hết Tết đến. Mùa của các dự đoán kinh tế cho 2013 bắt đầu.Các chuyên gia kinh tế kiếm cơm nhờ mùa này. Cá nhân tôi có 12 tờ báo đặt hàng; chưa kể đến những diễn thuyết tham luận tại các diễn đàn và hội thảo. Khi tôi từ chối vì thực ra không còn gì để dự đoán…ai cũng ngạc nhiên. Như Tết mà không có bánh mứt dưa hành, Xuân không có trẩy lộc mai đào…và báo Xuân không có dự đoán.

    Các năm trước, những chuyên gia kinh tế kiếm tiền quá dễ. Trừ những anh chị phải lạc quan vì nhận chỉ thị hay tiền thưởng, bất cứ ai vô tư phán xét đều thấy rõ lối đi của chiếc xe kinh tế Việt.

    Quá dễ để tiên đoán.

    Doanh nghiệp nhà nước làm chủ thể lãnh đạo? Tất cả kinh nghiệm từ OPM (tiền người khác) qua 5 ngàn năm lịch sử cho thấy sự lãng phí tham ô là hệ quả tất yếu (và người chủ thực sự của đồng tiền phải cày lưng trả nợ trong một thời gian dài).

    67% tiền đầu tư của quốc gia cho vào bất động sản ư? Bong bóng phải phình căng và ngày bể bụng là chuyện thời gian. Rồi 82% phần trăm nợ ngân hàng xuất xứ từ thế chấp BDS? Khi bong bong BDS vỡ, thì các mùi hôi thối chôn vùi trong đống rác phải xì theo. Không thể có kết luận nào khác.

    Trong khi đó, nguồn vốn thực của các ngân hàng bị méo mó vì sở hữu chéo, vì công ty sân sau của các chủ ngân hàng, vì “quan hệ” quan trọng hơn tính khả thi của dự án….Ngày mà mọi người liên quan phải chốt sổ kết toán phải là ngày của chuông báo tử.

    Còn thị trường chứng khoán? Khi giá cả tùy thuộc vào đội lái tàu và tin đồn hay hỏa mù, thì sớm hay muộn, các nhà đầu tư chính thống phải chào thua và bỏ chạy. Trên nguyên tắc, một canh bạc bịp không thể kéo dài vì số lượng người ngu thường có giới hạn.

    Lạm phát, lãi suất và tỷ giá? Khi chánh phủ qua Ngân Hàng Nhà Nước quyết định các con số và được Cục Thống Kê hổ trợ đắc lực, xa rời mọi can thiệp của thị trường, thì hoang tưởng xâm nhập cơ thể và cả quốc gia phải “lên đồng” và mọi người thi nhau ca múa.

    Thị trường là một thế lực cứng đầu

    Tôi về Việt Nam vào 2007 với tất cả háo hức của một đứa con vừa tìm về nhà. Chỉ 6 tháng sau, tôi bắt đầu thấy rõ những thủ thuật qua những con số thống kê thoa nắn, những chiêu tiếp thị vô trách nhiệm và những lòng tham cá nhân không kiểm soát. Tôi viết về những dự đoán không lấy gì làm sáng sủa và những quyền lực đang cầm lái cho chiếc xe kinh tế phản bác với những lạc quan hồ hởi kiểu viết biểu ngữ. Dù tôi sai về thời điểm (tôi nghĩ 2010 là năm bản lề) nhưng trận bão năm Thìn 2012 cũng đã đến với một cường độ Việt Nam chưa hề trải nghiệm.

    Tôi kể lại chuyện cũ không phải để khoe vì thực ra mọi chuyên gia kinh tế có chút hiểu biết đều đi đến kết luận như tôi (tuy có vài người không tiện nói). Tôi nói ra để mọi người hiểu là chuyện dự đoán cái vũng lầy mà chúng ta đang mắc cạn ở đây không gì là khó khăn. Một sinh viên mới ra trường cũng có thể luận giải được điều này.

    Tóm lại, chúng ta sẽ bắt đầu 2013 với một chiếc xe đang kẹt cứng trong bùn.

    http://www.gocnhinalan.com/bai-tie...OdtQmNCLn5h8_w
  4. Buoi_5.Roi

    Buoi_5.Roi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/02/2011
    Đã được thích:
    1.649
    Bạn làm mình lại nhớ tới cái thớt " Trò chơi của cá lớn " bên OTC ngảy xưa. [:D]
  5. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.390
    Ngày đó em đã viết:

    Trước hết để trả lời cho câu hỏi của bác thì không thể không phân tích nguồn gốc của kinh tế tài chính do vậy như em nói ở trên em xin phép kể chuyện con tằm nó ăn dâu sau đó mới nói nó nhả tơ thế nào?

    Thực ra vấn đề này không phải bây giờ và đương nhiên càng không phải là em là người đầu tiên nói đến mà có rất nhiều người đã nhận ra từ lâu và chắc chắn trong số đó có rất nhiều bác ở F319 này. Vấn đề là nó bị những cái đầu vĩ cuồng làm lệch lạc và hậu quả là chúng ta phải hứng chịu.

    Năm 2007 VN gia nhập WTO và đây chính là điểm khởi đầu cho cơ hội cất cánh của Vn nhưng đáng tiếc nó lại không là cơ hội mà lại là nguy cơ. Thời điểm đó VN có tích lũy và nền SX bắt đầu hình thành nhưng cũng là thời điểm chuyển giao quyền lực cho 1 ekip mới.

    Thay vì sáng suốt tập trung vốn cho SX Vn lại bị cuốn vào kinh tế tài chính . Thay cho việc cấp vốn cho các DN SX chúng ta lại khuyến khích phát triển NH. Cùng với 1 lượng rất lớn vốn bị hút sang lĩnh vực phi SX là nguồn nhân lực tương ứng. Bị hút vốn, hút nhân sự nền SX đang còn rất yếu đã tiềm ẩn những nguy cơ. Ngược lại trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng đột nhiên dư thừa vốn và nguy hiểm hơn dư thừa những con người chẳng hiểu biết gì về lĩnh vực này và đương nhiên chẳng được đào tạo về nó. Xin lỗi các bác em đang nói về các bác và em đấy

    Tiếp....

    Đến thời điểm này chắc chắn tuyệt đại đa số các bác đã cảm nhận được khủng hoảng KT toàn cầu rồi nhưng mọi lý thuyết KT đều chỉ ra rằng những nền KT chậm phát triển chính là những nơi khủng hoảng đến chậm nhất nhưng lâu và nặng nề nhất. Các nền KT nghèo sẽ càng trầm trọng.

    Khủng khoảng KTTG lần này nếu nhìn nhận kỹ thì là khủng hoảng Kt tài chính và người chịu thiệt nhiều nhất lại chính là người nghèo chứ chưa hẳn là những người đưa CP lên sàn.
    Do vậy em cho rằng khủng hoảng KT lần này có nguyên nhân từ khủng hoảng về cung ứng tiền tệ cho SX và thương mại vì bị rút vốn ném vào kinh tế tài chính phi SX.
    Nền KT SX bị thiếu vốn trầm trọng dẫn đến mất khả năng cần đối là hậu quả dây chuyền bắt đầu.

    Hehe tất nhiên tại Vn ta các quan chức dễ dàng lên media gào lên rằng khủng hoảng này không ảnh hưởng gì, hoặc chỉ ảnh hưởng gián tiếp nhưng khốn thay là họ đứng trên quan điểm nhà quản lý điều hành nền KT chứ éo phải chịu trực tiếp những hậu quả này. Còn người chịu ảnh hưởng nặng nề nhất như em nói ở trên là dân nghèo.[/I]

    Tiếp...

    Như các bác biết nền KT VN ta có 2 đặc điểm nổi bật và được khuyến khích trong suốt giai đoạn vừa qua là XK và FDI. Giới LD VN luôn cho rằng VN là nền KT XK nhưng ngược lại N thực sự là nền KT siêu NK. Nhưng cần nhìn nhận rằng NK của chúng ta đến từ đâu và có chống lại được không? Xin thưa là không vì nhập siêu của chúng ta lại đến từ chính cơ cấu đầu tư NN mà chính chúng ta đã khuyến khích ( sẽ có phần phân tích tính tiêu cực riêng đặc biệt vấn đề chuyển giá ). Điều này dẫn đến sự mất cân bằng nghiêm trọng.

    Chắc chắn có bác sẽ nói năm nay chúng ta XK tăng vượt bậc cơ mà ? Nhưng em lại xin thưa là éo tăng gì cả mà bản chất chúng ta vét sạch tài nguyên để XK nhằm bù cho NK. Tăng mạnh sản lượng khai thác chứ giá hàng hóa về cơ bản không tăng mà có tăng là chưa đù bù chi phí lạm phát.

    Trong KT thì XK và NK phải là 1 quá trình cân đối và tạo ra cân bằng TM. Nhập khẩu để XK và ngược lại nhưng khốn khổ VN nó lại éo thế. Cái cần nhập thì không , cái cần xuất cũng không nốt.

    Khi khủng hoảng KT đến sức mua của các TT đều giảm nên đương nhiên XK khó khăn và thu hẹp. Nhưng như nói ở trên nhập không giảm mà xuất giảm nên sự cân đối bị phá vỡ.
    VN chống lại việc này bằng chống nhập siêu thông qua hạn chế tín dụnng nhưng như vậy là phá vỡ sự cân bằng. VN đang làm 2 việc chẳng giống ai.


    Theo các bác VN đang giảm phát hay lạm phát? Cá nhân em cho rằng cả 2. Vừa lạm phát ở những lĩnh vực không cần nhưng lại giảm phát ở những lĩnh vực cần khuyến khích thế mới đâu. Hay nói tóm lại KTVN đang phát triển vô cùng phi quy luật

    Tiếp...

    Năm 2007 VN gia nhập WTO nhưng các nhà LD Vn đã điều hành nền KT quá chủ quan nên thực sự chúng ta đã ngợp và gần như chìm nghỉm khi bơi ra biển lớn.
    Theo em có những vấn đề cơ bản sau:

    1. Bị cuốn vào trò chơi tài chính đề cao nền kinh tế tài chính mà bỏ quên toàn bộ nền kinh tế công nghiệp và sản xuất.

    2. Khi ra nhập WTO chúng ta cho rằng cần phải tập trung nhiều nguồn lực cho KT nhà nước và thành lập các Tập đoàn KTNN với ảo vọng đủ sức cạnh tranh với các tập đoàn tư bản thế giới sẽ được phép tiến vào VN theo các thỏa thuận khi gia nhập WTO.( viết ở phần sau )

    Ở khía cạnh thứ nhất khi làn sóng FDI tăng đột biến VN đã không đủ sức hấp thụ nguồn vốn khổng lồ ấy mà lại tham gia cuộc chơi phiêu lưu ở nền kinh tế tài chính ( TTCK ).
    TTCK mở ra để trở thành kênh huy động vốn cho SX nhưng thực tế không phải vậy mà nó lại có tác động ngược. Nó hút vốn từ khu vực SX lao vào khu vực phi SX là TT tài chính - CK

    Về mặt nhân lực TTCK bùng nổ làm lực lượng tham gia vào nó nhưng đông nhất lại là tầng lớp thanh niên ( các bác F319 đây này ). Khi đó TTCK được coi như là con đường danh vọng con đường làm giàu nhanh và dễ dàng nhất.

    Hậu quả tất yếu là mọi công ty, tổ chức đang vận hành bình thường lập tức mất nguồn nhân sự giỏi chuyên môn nhưng khốn nỗi éo được trang bị đẩy đủ về kiến thức, bản lĩnh về tâm lý trong lĩnh vực mới mẻ là TTCK. Các bác đã từng là nhưng chuyên gia, nhà quản lý chuyên môn xuất sắc nhưng trong TTCK thì sẽ trở thành những con gà bới tất cả cùng chơi trên 1 sân chơi vô luật pháp.

    Đó là cuộc phiêu lưu mà giai đoạn đầu ai cũng hào hứng nhưng thành thật mà nói toàn là sát thủ kinh tế vặt trên Thị trường nghèo và dốt ( câu này em trích nguyên văn của 1 đại diện 1 thể chế tài chính quốc tế nhé )

    Nền KTVN thực ra trước khi gia nhập WTO là 1 nền KT vô cùng èo uột ( em sẽ nói vì sao ở phần sau ) nhưng khi gia nhập gặp phải sóng dữ hiển nhiên là chìm.
    Khi KTTG khủng hoảng chúng ta mất đi nguồn năng lượng bên ngoài cung ứng, bên trong đã mất cân đối do chính sách vĩ mô nên các bác biết rồi đó chúng ta gặp phải lạm phát và giảm phát.

    Hehe nhưng chuối nhất là chúng ta chống bằng cách nào? chúng ta chống bằng điều chỉnh số liệu thống kê, bằng hô khẩu hiệu và bằng tác động trên giấy và nguy hiểm hơn nữa là duy nhất chỉ chống nó bằng khu vực Ngân hàng.===> đoạn này giống lão Alan nói về xào nấu số liệu GDP và CPI

    Chắc các bác còn nhở để có số liệu đẹp chúng ta đưa mịa nó giá trị XK Vàng vào rổ tính toán. Ngược lại để giảm số liệu nhập siêu chúng ta lại tự bỏ ra 1 loạt mặt hàng khác.... cái này gọi là sự sáng tạo của VN nhá.

    Chúng ta chống lạm phát bằng cách nâng LS lên để tiền từ XK chui vào NH nhưng nếu tiền vào NH hết thì làm gì có tiền để cho SX. Thế là chúng ta lại hạ LS để tiền đi ra ( kích cầu 1 - KC1) . Tuy nhiên cần chú ý rằng tiền ra vào cũng chỉ ở khu vực NH chứ éo ra được khu vực SX cùng lắm là đến được 1 vài tập đoàn kinh tế NN kiểu Vina - xin . Thế mới nhục.


    Tiếp .... Đoạn này giống lão Alan nói về đội lái và sự gian lận trên TTCK

    Nếu trong phiên giao dịch cuối năm 2011 này TTCK của VN không mất đi gần 1000pts từ điểm cao và xét về thị giá cũng mất đi khoảng 90% so với thời hoàng kim thì các bác và em ở đây chắc vẫn tin vào nhưng điều kỳ diệu đang diễn ra ở đất nước này. Nhưng như sách Tây thường nói: điều tốt đẹp nhất thường không đến ! Cho nên chúng ta mới phải xem lại toàn bộ quá trình đã , đang và sẽ diễn ra cho cai gọi là TTCK này.

    Thực ra nguyên nhân của sự sụp đổ ( em gọi là thế ) chính nó đã hình thành ngay từ khi chúng ta tham gia vào. Bởi chúng ta tham gia vào 1 cuộc chơi nhưng không có luật. Suy diễn 1 chút thì em hình dung thế này: TTCK VN là cái chợ tạp hóa mà người ta bán vé cho người cung cấp hàng vào bán còn nguồn gốc, xuất xứ, có được kiểm dịch không thì kệ mịa nó cứ lên UBCK là mua được. Thế nên chắc chắn mua về sẽ có nhiều vụ ngộ độc thực phẩm bởi cực nhiều hàng hóa được trộn phân cho nó bóng kiểu như sao trà trên Yên Bái, cũng có thể là trộn thạch cao vào đậu phụ, cho phụ gia vào thực phẩm,.... tóm lại là cứ thoải mái cho vào tất cả những thứ gì muốn cho vào thực phẩm miễn là bán được còn sống chết mặc bay.

    Thế nên mới có hàng loạt vụ DVD, SME, VND... và trước đó là BBT ( bông BT ) ... việc cho phụ gia độc hại vào thực phẩm khác éo gì chỉnh sửa số liệu trong cáo bạch và báo cáo tài chính?

    Hay nói ví von 1 cách khác nếu các bác tham gia vào 1 trận bóng mà thằng trọng tại éo thổi phạt thằng đá nguội vào giò bác thì bác làm thế nào? Em đồ rằng 10 bác thì có 11 bác im lặng mà chơi lại thằng đó chứ nói với trọng tài làm éo gì vì nói nó có nghe đâu ( cũng tương tự câu truyện ngụ ngôn dâng Ngọc cho Đá em post ở trang trước )

    Do vậy TTCK VN sẽ phản ứng dây chuyền bằng cách tất cả điều chỉnh số liệu để ra báo cáo theo ý muốn cá nhân. Éo thể tin được số liệu nào cả vì tất cả học cách báo cáo láo như nhau.

    TTCK cực kỳ biến thái nó chuyển từ nơi gọi vốn cho hoạt động SX KD sang thành nơi đầu cơ buôn bác giấy tờ có giá? Vậy theo các bác hệ quả ngày nay có là tất yếu?

    Tiếp... Đoạn này cũng là đoạn em miêu tả TTCK dưới góc nhìn của em nó cũng hao hao lão Alan

    TTCK VN như em nói ở trên là cái chợ làng nhưng lại có tham vọng bán những hàng chất lượng cao tầm quốc tế. Qua những gì đã trải qua hẳn rất nhiều các bác đồng ý với em là chúng ta éo có cơ chế hữu hiệu để kiểm soát CP giao dịch trên TT.

    Nhưng TT CK giai đoạn 2007 - nay vẫn sôi động vì sao? Em đã đố các bác ở trang trước nhưng cũng éo bác nào trả lời được hoặc biết nhưng ngượng éo dám trả lời. Đó chính là cái các bác nói đến nhiều nhất đó : chính là hiệu ứng đám đông.

    Về cơ bản chúng ta éo nên tự hào gì về mình cả mà phải khách quan thừa nhận là VN tuy nghèo nhưng lòng tham thì éo thua bất kỳ quốc gia nào. Về tính đoàn kết, cộng đồng chúng ta có thể thua chứ khôn lỏi, tham lam thì chúng ta vô đối. Do vậy đây là điều kiện cực kỳ rõ nét để cái chợ Làng kia vẫn đông người bán kẻ mua.

    Chúng ta lười và tham nên cực đông TN đã tưởng có cơ hội đổi đời khi TTCK bùng nổ những năm 2007. Tất cả đã phi vào như thiêu thân trong đó có cả em.

    Hehe tưởng với 1 chút kiến thức, 1 chút quan hệ, 1 chút kinh nghiệm sẽ kiếm được nên đã bỏ lĩnh vực mình được đào tạo, trải nghiệm để lao vào cuộc phiêu lưu mà khi đó đã không nhận ra. Sử dụng sở đoản chơi với sở trường của người khác nên đa phần đã mất đi vốn, thời gian thậm trí em biết nhiều bác giờ mất luôn sự tự tin. Giờ nhắc đến CK là xấu hổ và nợ nần...

    Chúng ta đã bước vào 1cuộc chơi mà cứ nghĩ rằng mình khôn hơn kẻ khác nhưng nào đâu biết tất cả chúng ta đều ngu hơn họ quá nhiều. Ăn được vài miếng lẻ nhưng mất đại cục và mất nhưng khoản quyết định.

    Người thắng trong cuộc chơi này là ai? Bỏ quan các thể chế tài chính quốc tế đã vơ được những khoản lợi khổng lồ giai đoạn 2007-2008 mà theo thống kê là khoảng 500.000 tỷ thì là số it các doanh nhân thông minh đã mượn gió bẻ măng và là các quan chức đã tiếp tai cho việc cướp đoạt tài sản của tuyệt đại đa số

    Chắc hẳn ai cũng còn kinh hoàng khi thấy Tây lông mua ròng đến gần 10 tỷ $ nhưng còn khủng hơn khi bán ròng gần 1 năm với giá trị là 18 tỷ. Việc Tây cụ thể hóa lợi nhuận và rút vốn bằng $ vè nước chính là nguyên nhân trực tiếp đẩy tỷ giá phi cực khủng từ 16.000 lên 18.500 trong vòng có hơn 1 năm.

    Lát em sẽ nói đến phần tại sao $ sẽ tiếp tục lên giá từ 20.500 cho đến khi nó chạm 22.500 trong tương lai gần nhé. Quá trình này cũng tương tự như trên khi việc rút vốn bằng ngoại tệ của Tây là tất yếu. Việc này sẽ gây nên 1 áp lực khủng khiếp lên tỷ giá VND. Nhưng sẽ bàn đến sau.

    Một số danh nhân chơi cùng Tây và nói thật là họ có trình vượt xa chúng ta nên đã lợi dụng việc bùng nổ TTCK giai đoạn đó kiếm được những khoản khổng lồ mà em nghĩ trong mơ họ cũng không ngờ nó lại đến được. Có thể chỉ ra là các chủ tịch của 1 vài DN máu mặt như FPT, HAG, SD...

    Nhờ sự nhanh nhạy và tỉnh táo khi biết được cuộc vui nào cũng có lúc tàn nên họ đã bán đi tất cả CP khi nó gần đỉnh và càng bán quyết liệt khi nhận ra TTCK sẽ lao sang dốc bên kia. Chắc các bác còn nhớ vụ toàn bộ HDQT của FPT bán không thương tiếc CP của mình cái mà trước đó vài tháng họ không ngượng ngùng tuyên bố là xương máu của mình... hehe

    Các DN khác cũng tương tự còn chúng ta không có được sự tỉnh táo như thế. Nói thật cũng không ai có khả năng tỉnh táo hay khuyên can người khác khi bản thân mình và đồng đội đã nốc mỗi người trên 1 lit vokka. Khi say rồi chúng ta éo có khả năng kiểm soát bản thân và càng không thể giúp người khác. Muốn giúp mình và người khác chỉ có cách là éo uống từ đầu hoặc làm 1 -2 ly đầu rồi cổ vũ bọn say hãy nốc nữa đi khi bản thân mình cười nhạt và chỉ nầng lên và hạ xuống. Đội cao thủ của FPT chính là như vậy.

    Tiếp....

    Khi hầu như tất cả trong cơn say hay chính xác hơn là điên của CK những năm 2007 thì như em nói ở trên đội tỉnh táo lại âm thầm và quyết liệt cổ vũ để ra những đòn quyết định.

    Ai đã từng uống rượu bia đều biết rằng chúng ta chỉ còn phân biệt được rượu bia ngon sau 1 chai đầu tiên chứ đến khi say rồi cứ thấy rượu là nốc chứ éo biết rằng nó là cồn công nghiệp mà chủ nhà hàng cứ mặc nhiên bưng lên.

    Đó chính là giai đoạn tranh cướp đua trần múc CP, mua cả CP của những cty tài sản 10 tỷ vay 50 tỷ ở 1 nơi mà nếu đọc lên giáo sư Gù cũng éo hiểu nó ở đâu trên mảnh đất hình chứ S này.

    Đó là khi các loại như Hưng nhùn sục sạo khắp nơi trên đất nước này để tô son trát phấn các DN để điên cuồng ném lên sàn cho các con nghiện CK há mồm mừng rỡ múc. Họ bán tất cả những thứ tạp hóa trên cái chợ Làng với sự tiếp tay thu phí rẻ mạt của UBCK VN.

    Éo có 1 quy trình thẩm định nào cả, cứ vứt cho vài đồng lẻ là phê duyết hết. Tăng vốn, bổ sung CP, chia tách ... tất cả éo cần gì ngoài 2-3 trang giấy A4 + 1 cái phong bì.
    Em thực sự đã cầm 1 bản kế hoạch tăng vốn của 1 DN được UBCK chấp thuận mà éo hiểu đó làcái gì. Thú thực em làm nghề tư vấn đầu tư trong lĩnh vực viễn thông đã hơn 10 năm và được đào tạo bài bản về lĩnh vực đầu tư và XDCB thêm vào đó cũng có 4 năm làm thẩm định dự án nên cũng hiểu phần nảo thế nào là 1 quy trình đầu tư và quy trình phê duyệt . Nhưng nhìn cái bản diễn giải DT của DN nọ và được UBCK chấp thuận cho tăng phát hành thêm CP thì éo hiểu họ thẩm định cái gì. Tất cả chỉ vẽ ra những con số khủng khiếp và éo cần 1 thực tế nào cả.

    Tất nhiên bản thân ban GD cái DN đó éo hiểu gì về tài chính CK cả nhưng khốn nỗi việc đó éo phải họ nghĩ ra mà nhưng loại người như H nhùn nghĩ ra dưới cái gọi là: tổ chức tư vấn niêm yết... mịa nó

    Các tổ chức tư vấn niêm yết điên cuồng hoàn thiện hồ sơ ném lên sàn mọi thứ có thể để kịp bán cho đám đông khát nước nêm chật cứng các sàn CK.
    Tất nhiên cao thủ hơn bọn nó vẫn tổ chức lừa bịp NDT dưới các chiêu thức tinh vi khác như hội thảo đầu tư, kinh nghiệm đầu tư, roadshow .... Tổ chức dịch vụ, tư vấn tại nhà, chăm sóc khách VIP...
  6. thuybinhlsn

    thuybinhlsn Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    17/07/2010
    Đã được thích:
    1.118
    Chính là nó............mà cụ Hoanghabach giờ chơi dienx đàn nào bác ơi?
  7. Buoi_5.Roi

    Buoi_5.Roi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/02/2011
    Đã được thích:
    1.649
    Bác Hà bây giờ không tham gia DĐ nữa, hàng ngày ngồi theo dõi chỉ số BDI để đưa ra dự báo trung & dài hạn của các kênh đầu tư, ngoài ra hiện đang quản lý 1 quán cafe ở hẻm 46 Nguyễn Văn Trỗi PN ( nếu bạn ở SG thì sau 8h ghé qua quán cafe là gặp ).
  8. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.390
    Đoạn em viết về TT BDS: ===> cái này em viết vào tháng 5/2011vaf post ở F319 vào tháng 1/2012

    Năm 2012 sẽ là cực bi thảm cho dân đầu cơ chung cư nhưng là là năm tươi sáng cho người có nhu cầu mua nhà giá hợp lý

    Bây giờ đi qua các khu chung cư không còn lạ cảnh bảng hiệu viết vội bằng giấy treo lủng lẳng trên cửa sổ hoặc dán ở gốc cây: Bán nhà gấp, giá rất rẻ, liên hệ....
    Khi đã đến cảnh đó là đủ biết rồi, giờ mà vào web xem nhà cần bán có mà loạn mắt vì quá nhiều. Nhà rồi cũng sẽ bán như mớ rau hệt CK thôi.

    Em sẽ trình bày lý do năm 2012 sẽ là năm giới buôn BDS chết không còn chỗ chôn thây nếu không bán ngay và luôn:

    Phần đầu:

    Như em trình bày ở các phần trước thời đỉnh cao của BDS đã qua rồi cũng như CK vậy. Sớm hay muộn nó sẽ phải về giá trị sử dụng thật và năm 2012 sẽ là năm đầu tiên của lộ trình này. Đây không phải là chủ trương chính sách đúng nào cả mà là quy luật tất yếu mà thôi. Nếu sáng suốt đã không để TT đổ vỡ mà đây chính là sự tự đề kháng của TT giống như cơ chế tự đề kháng của cơ thể vậy.

    Chúng ta phải thẳng thắn thừa nhận năm 2012 nền KT VN sẽ gặp cực nhiều khó khăn và quan trọng nhất là sự mất cân đối nghiêm trọng trong xuất nhập khẩu.
    Hôm kia em xem thấy dự báo về tình hình xuất nhập khẩu than, theo đó:
    - Năm 2012 giảm xuất khẩu 20% chỉ còn 16 triệu tấn
    - Năm 2015 bắt đầu nhập than, dự kiến nhập 25 triệu tấn
    - Năm 2020 nhập 135 triệu tấn

    Con số này nói lên điều gì? Là tà nguyên cạn kiệt đó các bác ạ. Tình trạng dầu mỏ cũng tương tự nhưng còn ở mức nguy hiểm hơn nhiều. Trong tương lai chúng ta dùng cái gì để phát triển đất nước? Mà ai cũng hiểu trong quá trình CNH - HDH thì nguyên nhiên liệu cần vô cùng nhiều. Trung quốc đã đối mặt vấn đề này khó khăn thế nào ai cũng rõ.
    Chắc chắn sẽ có bác hỏi biết là sẽ thiếu trầm trọng tại sao còn xuất giá rẻ? Câu hỏi này mới đáng để hỏi và nghiên cứu trả lời nè. Là bất khả kháng các bác ợ. Vì chúng ta quá thiếu ngoại tệ trong ngắn hạn. Nếu không xuất nguyên liệu thì không còn gì để xuất mà thu ngoại tệ phục vụ cho việc nhập khẩu cả. Thế mới nhục. Nhưng phải nhớ rằng tài nguyên là hữu hạn và khốn khổ giờ chính là lúc nó cạn kiệt đấy.

    Các bác sẽ lại hỏi thế liên quan éo gì đến BDS phải không? Hehe lại 1 câu hỏi rất đáng hỏi đây. Và đây chính là nội dung phần đầu của dự báo chính sách vĩ mô về BDS của em trong năm 2012. Hihi vấn đề BDS liên quan hữu cơ toàn bộ nền KT mà. Khi KT diễn biến bất lợi BDS sẽ diễn biến bất lợi thế nào là phần em sẽ gia cát dự ở đây

    Tiếp ....

    Khi tài nguyên cạn kiệt, các nguồn thu giảm thì để cân bằng bội chi ngân sách người ta sẽ phải nghĩ ra thêm các hình thức thu thuế và tăng thuế. Và chắc hẳn giờ các bác đoán được rồi, loại thuế đang thất thoát nhiều nhất chính là thuế tài nguyên và thuế đất. 2 loại thuế này sẽ được xem xét và tăng là điều hiển nhiên. Đây là phần sẽ thu được nhiều nhất của hầu hết các quốc gia trên TG. Riêng thuế đất còn không hao hụt đi như thuế khai thác khoáng sản nữa kìa. Thu mãi và thu mãi vẫn còn.

    Chắc hẳn các bác vẫn còn nhớ bài học CK năm 2009. Khi dự thảo đánh thuế giao dịch CK và lợi nhuận CK đã làm TTCK lao dốc gần 1 tuần và trong đó có 3 phiên cả sàn đỏ rực cho dù khi đó tình hình KT chưa đến mưc xấu lắm. Tin về đánh thuế là loại tin cực kỳ nhạy cảm và nó sẽ là đòn giáng mạnh vào cái TT BDS vốn đã quá nhiều bất ổn rồi.

    Vấn đề là sẽ đánh vào ai đây? Phân loại được dân đầu cơ BDS và dân có nhu cầu thì làm được nhưng khó là lại động đến lợi ích nhóm ( hay nói cách khác là lợi ích của bản thân đội làm chính sách ). Vấn đề này sẽ trở nên phức tạp hơn và em sẽ dùng ví dụ của chính TTCK để miêu tả nhé

    Tiếp...Tại sao em cho rằng sẽ có bull nhỏ trong BDS trước khi nó thực sự rơi vào trạng thái đóng băng và suy thoái?

    Vì thực chất giới đầu cơ BDS cỡ lớn cũng chưa chạy được hết hàng, phần vì bản thân họ cũng không dự đoán hết được tình hình lại xấu đi nhanh đến thế trong khi lòng tham thì vẫn ngập tràn . Hàng BDS là hàng có giá trị lớn nhưng thanh khoản không cao như CK nên nói gì thì nói muốn bán không thể bán trong ngày 1 ngày 2. Tuy nhiên vẫn có những ví dụ điển hình của việc bán quyết liệt và thoát khỏi TT BDS đó chính là HAG và VIC.

    HAG như em đã nói có quan hệ mật thiết với BIDV nên họ có những thông tin về chính sách vĩ mô trong lĩnh vực NH-TC sớm hơn bất kỳ ai. Đánh hơi được sự bất ổn của TTTC họ đã bán được toàn bộ 1 dự án ở SG với giá giảm 40% giá niêm yêt ban đầu và thoát vốn sang Lào và giờ manh nha là khoáng sản và BDS ở Miến Điện. Tuy nhiên như chúng ta biết lão Đ cũng tham như ai và việc thoát hết vốn khỏi BDS như em nói ở trên không thể thoát 1 phát và hết được nên vẫn kẹp lại và phần kẹp lại chính là phần bị lãi vay giết chết.

    Tương tự vậy đối với VIC. Chắc ai cũng biết những dự án đình đám của VIC thời gian gần đây như Royal, Time và Village... Họ cũng có kênh thông tin không khác gì HAG nhưng ở mức còn thân cận với CP hơn bởi không nói thì các bác cũng biết 1 TV HDQT của VIC lại là người nhà của boss of the boss VN. Do vậy hồi Royal, Time bán dự án qua các tổng đại lý như PVN, BIDV em đã cười và biết giờ chết của giới đầu cơ nhỏ lẻ đã điểm. Ôm vào chắc chắn sẽ die .

    Và cũng giống HAG, VIC vẫn dính dư nợ quá cao khi chưa xử lý hết hàng nên cuối cùng vẫn phải bỏ Time và Vicom Bà Triệu lui về cố thủ ở Royal và Village. Tất nhiên trình và quan hệ của VIC quá khủng nên bài toán họ lập AVG hay PR niêm yết bên Sing vẫn là dấu hỏi lớn. Tuy nhiên việc VPL chết là điều không còn gì phải bàn cãi. Với chi phí vận hành quá lớn, khách không đông khi chẳng ai thèm đến VN 3 lẫn đã làm VPL càng sống càng chết. Việc sát nhập VPL vào VIC là điều không thể tránh khỏi.

    Sau 2 đại gia này các tiểu gia cũng nhin và làm theo mà thôi. Do vậy em nhận định khi siêu BB bán tháo dự án thi giới đầu cơ nhỏ lẻ và cá nhân chắc chắn chết chìm.
    Hàng tồn khô còn cả triệu m2 và áp thoát vốn vẫn còn thì giá không giảm có mà điên. Chưa kể đến phần em nói ở phần đầu là việc đánh thuế sử dụng sẽ tất yếu xảy ra khi nguồn thu của quốc gia đã cạn kiệt.

    Như thế trong ngắn hạn lẫn trung hạn TT BDS sẽ vô cùng khó khăn cho giới đầu cơ nhưng lại là cơ hội cho ai muốn mua nhà để ở mà không có nhiều tiền. Đây chính là cứu cánh duy nhất cho vấn đề thanh khoản BDS khi cung và cầu gặp nhau . Khi cung và cầu cân bằng thì chính là điểm thoát hàng với dân đầu cơ nhỏ lẻ.
    Với tình hình như nay tất nhiên giới Đầu cơ cỡ lớn không khoanh tay ngồi nhìn tài sản của mình bốc hơi mà họ sẽ tìm mọi cách để thoát nó rồi mới bỏ mặc. Chắc chắn sẽ có nhiều cuộc vận động hành lang, các chiêu PR trên truyền hình, thuê bồi bút lên CafeF hay các trang báo mạng vô thưởng vô phạt để lừa thiên hạ rằng không có chuyện BDS chết.... hehe.. Nhưng đằng sau nó các bác sẽ thấy cuộc chay đua trối chết thoát hàng còn sống chết mặc bay, khôn sống mống chết nhé.

    Do vậy bull sẽ xảy ra nhưng em tin chăc nó sẽ chỉ xảy ra cục bộ và giới đầu cơ nhỏ lẻ chỉ thoát được nếu may mắn đúng khu vực được giới quan chức và BB đánh lên tháo hàng.

    Giờ thì hãy tinh ý để thoát hàng các bác nhé.

    Tất nhiên cũng sẽ có bác cố thủ theo tinh thần AQ nghĩa là chưa bán thì chưa lỗ,cứ ôm hàng 2-3 năm thì em không dám bàn vì đó đúng chỉ là mất chi phí cơ hội chứ hàng vẫn còn thật. Nhưng đây chính là cái quái thai nhất của luật kế toán VN. Định giá vẫn tính giá nhập vào vốn chứ éo tính theo giá thị trường tại thời điểm công báo. Hàng nhập toàn 10x giá giờ còn 1x nhưng tài sản khi báo cáo vẫn tính 10x như thường... thế mới kinh chứ.

    Còn tiếp... phần sau em sẽ chém về phân khúc hàng BDS có thể đi ngược xu hướng TT. Cái này cũng hệt như CK ấy.Các bác sẽ thấy ngay trong xu hướng giảm triền miên vẫn có những mã CK ngược dòng bởi nó là mã ít chịu ảnh hưởng bởi tình hình chung thậm trí còn có lợi khi TT suy thoái. Sẽ may mắn cho ai có được những mã hàng đó.
  9. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.390
    Liếc nhìn bảng đã: TT vẫn có vẻ xanh

    SBT gần đến ngưỡng bán nên càng gần thì nó tăng càng chậm lại. Do vậy nếu không tham thì chạm kỳ vọng bán ngay. Nếu máu thì ứng lại tiền chuyển sang mã khác chưa tăng

    HCM còn 1 phiên nữa

    SBH chính là mã em khuyến cáo. Nếu dưới 5 thì vào được và nếu thuận lợi đủ sức lên trên 6
  10. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.390
    Nhiều bác lại hỏi lại câu hỏi cũ là tiền đang ở đâu? Cái này trên thớt nói quá nhiều rồi sao các bác quên nhỉ?

    Ngoài cái nhiều bác nói nó nằm trong đống bê tông mốc xanh và các cọc sắt rỉ hoen ở các DA BDS thì em nhắc lại nè:

    - Sbv bơm vốn tái cấp vốn cho các NHTM nhà nước. Giống như mọi Banks khác tất cả đều không có địa chỉ giải ngân.

    - Dn khoẻ nó éo thèm vay. Dn yếu éo đủ chuẩn và cho vay chắc chắn lại thành nợ xấu. Vốn ùn lại đó.

    - Khi ls bonds chưa giảm nó mua bonds ngay với ls lúc đỉnh là 11%. Điều này tưởng vô lý nhưng lại có lý trong bối cảnh hiện nay.

    Tiền Sbv bơm ra lại được banks trả lại về bằng bonds. Bonds lại chỉ giải ngân bằng đầu tư công. Vậy giảm đầu tư công hay gia tăng mạnh mẽ đầu tư công?

    Đầu tư công thì lại chỉ có Dn và tập đoàn kinh tế Nn có thể tham gia.

    Tiền bơm ra với mục tiêu đi vào xh nó lại được trả lại ngay nếu có chênh lệch giữa ls tái cấp vốn và ls bonds. Giai đoạn trước là ls bonds cao hơn nên tất cả xúm vào múc bonds.

    Giờ bonds thấp hơn 0.5% nên dòng vốn đứng im.

    Vậy là lại hạ ls với cớ cpi thấp. Cứ thế vòng quay vốn chỉ ở sbv và banks mà éo cần đi đâu cả. Nó trốn vào Bond, dự trữ bắt buộc và 1 phần vốn hoạt động của các Bank lớn.

    Dn chết hay không thì kệ nó. Nếu ngon thì tao cho vay không ngon tao dìm chết hẳn. Sống chết măc bay là vậy

Chia sẻ trang này