Thưởng tết

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 02/12/2012.

2710 người đang online, trong đó có 83 thành viên. 01:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 146004 lượt đọc và 1084 bài trả lời
  1. estock83

    estock83 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2010
    Đã được thích:
    2.292
    Ặc, đẹp quá nhỉ :), he he, biết tại sao chỗ đó hồi xưa là nghĩa trang rồi.
  2. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Bác đọc cái này tham khảo. PT nó kỳ bí nên hiểu theo nhiều cách.

    http://hoangvanlac31.blogspot.com/2011/09/nui-tan-song-hong-thang-long-ha-noi.html

    Hồ Tây - yếu huyệt của Thăng Long

    Lịch sử 1.200 năm trước, khi quan đô hộ sứ kiêm thầy phong thuỷ Cao Biền phát hiện ra linh khí của vùng đất quý hiển này, nên quyết tâm xây dựng Thành Đại La có 30 km bờ đê bao quanh, để lập ra một Vương quốc cho riêng mình, thì ông ta đã chọn Hồ Tây là “Não Thuỷ”, tức là nơi “Hào kiệt thời nào cũng có”.

    Sông Hồng, Sông Tô đối với yếu huyệt Hồ Tây cũng có mối liên hệ mật thiết, là Long Mạch chủ của yếu huyệt. Câu chuyện Tản Viên Sơn luôn luôn gắn liền với hiện tượng các dòng sông sau khi chúng “gặp nhau” ở Việt Trì và thực sự “hội tụ” ở Thăng Long, khi sông Hồng mở ra rất rộng, rồi nối với sông Đuống, sông Cầu ở bên Tả ngạn và rất nhiều sông con ở bên Hữu ngạn, tất cả đều liên thông với Hồ Tây qua Long mạch chủ là sông Tô Lịch.

    Dân ta không bao giờ quên những câu thơ trữ tình nói về sông Tô:
    “Nước sông Tô vừa trong vừa mát
    Em ghé thuyền đỗ sát thuyền anh
    Ngập ngừng muốn tỏ tâm tình

    Sông bao nhiêu nước thương mình bấy nhiêu”Việc sông Tô Lịch bị lấp, xây nên các phố Chợ Gạo, Ngõ Gạch, Hàng Buồm, Hàng Lược, Quán Thánh, Phan Đình Phùng, Thuỵ Khuê, Hồ Khẩu, Chợ Bưởi... cắt đứt quan hệ với Hồ Tây và ngã ba tam hợp với sông Thiên Phù và sông Nhuệ thông với sông Hồng, đã tạo ra một dòng sông chết, khiến Sông Tô trong xanh ngày xưa thành nơi đổ nước thải.


    (ảnh minh họa: Trần Thanh Vân)

    VI. Thăng Long - lịch sử và truyền thống

    Chúng ta đang bước vào năm thứ 1.001 của Thăng Long – Hà Nội, nhưng muốn nói đến sự linh thiêng và huyền bí của vùng đất này, phải đi ngược trở lại thời Tiền Lý với cuộc khởi nghĩa của Lý Bí lập nên nước Vạn Xuân và nhân vật khai quốc công thần là Phạm Tu - Lý Phục Man. Cho đến khi vua Lý Thái Tổ lên ngôi, đã di đô về lại Đại La và lấy tên là Thăng Long thì đất nước mới thật thịnh trị thái bình.

    Như vậy, Kinh đô Thăng Long xưa đã hình thành và phát triển trên khung cốt của Đại La thành, trong đó dòng sông Tô Lịch là Long mạch chủ và Hồ Tây là Đại Minh Đường hình bán nguyệt. Đây chính là hồn cốt của Thăng Long cần thiết phải được khôi phục.

    Quãng sông Tô từ phường Hà Khẩu xưa, nay là phố Chợ Gạo đến Làng Hồ Khẩu và Chợ Bưởi, tổng cộng chiều dài 15 km, đã bị lấp ngót 200 năm, thì không thể khôi phục được nữa. Nhưng chúng ta có điều kiện khôi phục trọn vẹn vùng đất một thời rất thịnh vượng là vùng Chợ Bưởi – Nghĩa Đô đến Xuân La - Xuân Đỉnh.

    Phương án hiện thực là nối lại các dòng sông, trong đó dấu tích sông Thiên Phù gần như đã mất hết, nhưng những làng xóm và cánh đồng đi từ cống Liên Mạc qua sông Nhuệ theo hướng Tây Bắc Đông Nam thì vẫn còn nguyên vẹn, giúp ta khai thông lại một hệ thống kênh đào phục vụ du lịch như một Venice của nước Ý ngay phía Tây Hồ Tây. Đặc biệt, khu vực phường Nghĩa Đô đến Xuân La cần được nhìn nhận là một nơi yếu huyệt của Thủ đô hiện nay để được thiết kế quy hoạch lại…

    Đỉnh Ba Vì là nơi tỏa khí thì chân Ba Vì không thể là nơi thụ khí. Đó là "góc chết" của vòng tròn vận khí. Đặt Trung tâm hành chính Quốc gia ở chân núi Ba Vì là ta xây một "Ẩn Long", không còn là một Thăng Long nữa.

    Thụ khí và tỏa khí

    Năm 2000, Giáo sư Nguyễn Hoàng Phương (1927-2003) đã hoàn thành công trình nghiên cứu đồ sộ dùng khoa học hiện đại phương Tây là Toán học và Vật lý lý thuyết, để lý giải triết học cổ Đông phương, trong đó ông đặc biệt coi trọng cơ sở Kinh dịch cổ và Lý thuyết Tập mờ của nhà toán học người Mỹ L.A.Zadeh mới xuất hiện năm 1965.

    GS Hoàng Phương cũng là một tín đồ trung thành với lý thuyết tương đối của Albert Einstein. Một trong những đóng góp lớn của GS là ông đã dùng lý thuyết Y học Đông phương để "giải phẫu" một cơ thể người, khẳng định con người là một vũ trụ thu nhỏ. Trên cơ sở đó, ông lý giải một quốc gia, hay một đô thị, cũng giống như một cơ thể người. Cơ thể đó cần có một cái đầu chứa bộ não thông minh, một bộ khung xương vững vàng, các khớp xương linh hoạt, một hệ tuần hoàn lưu thông máu để nuôi mọi bộ phận trên cơ thể.

    Trong suốt 700 năm của ba triều đại Lý, Trần, Lê, dân số rất ít nên Thăng Long gần như không thay đổi. Hoàng thành nhỏ hẹp ở phía Nam Hồ Tây, quân lính bảo vệ kinh thành đồn trú ở phường Nhật Chiêu phía Bắc Hồ Tây, án ngữ toàn bộ sông Hồng và ngã sông Đuống.

    Nằm giữa hai bộ phận trên là "não thủy" Hồ Tây. Nơi đó cách đỉnh Ba Vì 26 km theo đường chim bay. Nếu đỉnh Ba Vì là nơi "tỏa khi", thì vùng này là nợi "thụ khí". Hồ Tây là nơi tạo nên niềm kiêu hãnh của văn hóa Thăng Long, nơi có huyệt đạo quốc gia, nơi lui tới của anh hùng hào kiệt, nơi tập trung các phường hội thủ công buôn bán.

    Đặc biệt góc Tây Nam là Bến Hồng Tân (Chợ Bưởi ngày nay ) là Ngã ba Tam hợp, nơi sông Tô Lịch gặp sông Thiên Phù nối với Hồ Tây qua phường Hồ Khẩu, có thuyền buôn trong nước, ngoài nước ra vào tấp nập. Các làng quanh Hồ Tây xưa đều được gọi là "phường" và sông Thiên Phù (Trời giúp) làng Bái Ân và Đình, Chùa Bái Ân (nơi Vua tôi xưa đến làm lễ tạ ơn trời đất).
    [​IMG]
  3. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Thế nên nói chuyện PT là 1 câu chuyện dài chẳng bao giờ đi đến hồi kết. Nếu tâm linh 1 chút và đừng theo duy vật biện chứng 1 chút thì ta thấy rằng:

    Từ khi khơi thông được sông Tô thì HN cũng khác hẳn. Tuy hiện nay nước chưa động nhưng cũng hơn xưa nhiều. Cả khu phía Tây sông Tô phát triển rất mạnh đó chính là Mỹ Đình ngày nay.

    Từ khi xây lại đền Hùng HN không bao giờ có bão nữa cả.

    Do vậy nếu khơi được sông Tô chảy thì Hn sẽ không như 5 năm nay đâu. Nó sẽ biến đổi kinh hoàng theo hướng tích cực.

    Em xin kể thêm 1 câu chuyện:

    Em nhớ hồi em còn ở 1 sở của UBND TPHN có 1 lần bọn tòa thị chính Seoul nó sang bên mình nó đề nghị tài trợ cải tạo sông Tô. Biến sông Tô như sông Hàn của nó.

    Nó cho rằng việc bê tông hóa là sai lầm lớn nhất. Hàn nó phải trả giá hơn 10 năm và hàng tỷ $ vì sai lầm này. Nó cho rằng hàng triệu năm thiên nhiên mới hình thành nên 1 dòng sông thì việc ngăn sông, biến đổi là tối kỵ. Nếu có ngăn sông cũng không bao giờ được phép làm nó thành 1 dòng sông kín, sông chết.

    Ban đầu nó cũng có dòng sông thiên nhiên chảy qua thủ đô nhưng vì nghĩ cần đô thị hóa nên nó biến cái sông đó thành cái cống ngầm khổng lồ.

    Nhưng rồi Hàn làm ăn lụn bại, mất cảnh quan nó mới làm 1 dự án hùng vĩ nhất. Nó phá toàn bộ công trình trên cái cống đó và đào lại sông, biến dòng sông trở lại trong xanh, và là công viên tự nhiên lớn nhất thành phố.

    HQ từ đó đi lên liên tục, từ nước công nghiệp mới, con hổ châu Á thành nước nước CN phát triển. Ngày này HQ là ai chúng ta cũng thấy rồi.

    Hôm đó nó tặng UB NDTPHN 1 cục pha lê. Các bác biết cục pha lê đó thế nào không?

    Bên trong cục pha lê đó là 1 miếng bê tông to, lấy từ cái cống hộp bê tông đập ra ấy. Nó hơi giống bức tường Berlin các bác ạ.

    Thế nên bọn Hàn nó đề xuất dự án cực kỳ tham vọng là làm sạch hóa triệt để sông Tô, khơi lại phong thủy cho Hn. Giải pháp của nó theo cá nhân của em là cực hay nhưng ở đây là thớt về CK chứ éo phải XD và kiến trúc nên em xin không nói tới.

    Tất nhiên mục đích của nó cũng có vì chẳng ai cho không ai cái gì. Nothing for nothing mà. Tổng mức đầu tư nó dự lên đến 750M $. Choáng nhưng nó đề xuất cho vay ODA.

    Hồi đó em có nói với anh trai em là đệ của bác Ng - cựu BT Bộ TNMT là anh nói với bác Ng sang nói với chú N - Bí thư HN làm dự án này đi. Dự án này mới đáng làm và nếu làm sẽ là muôn đời công ơn với dân Thủ đô HN. Cái này mới là cái đáng làm nhất trong nhiệm kỳ chú ấy.

    Hehe ... nhưng thời gian đã qua... giờ nó là dĩ vãng mất rồi....

    Nếu hồi đó là năm 2005 làm và nếu khánh thành đúng 1000 năm TL thì em nghĩ các bác sẽ thấy 1 CT chào mừng đại lễ xứng đáng nhất, vĩ đại nhất mà bất kỳ công dân HN nào cũng ủng hộ thậm chí là đồng ý bỏ thêm tiền cá nhân vào.
  4. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Sông Hàn ở thủ đô Seoul ngày nay:
    [​IMG]
    [​IMG]
  5. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Về sau bọn Hàn còn sang thuyết phục nhiều lần nữa . Hồi em ở đó thì Thị trưởng HN là lão Tr cơ. Lão Th chưa về.

    Các bác cũng nên nhớ rằng thằng TT Hàn Quốc bây giờ là LEE Myung Bak cũng chính là thị trưởng Seoul ngày đó. Chính nó là thằng dám đứng ra chịu trách nhiệm cái dự án này. Nhờ dự án đó nó bây giờ leo lên chức TT vì ai cũng nhớ đến nó với dự án có 1 không 2 này. Dân bầu cho nó cũng 1 phần chính từ dự án này đó các bác.

    .

    Khơi dòng “Tô Lịch giang thành”

    Lãnh đạo UBND TP Hà Nội vừa có buổi làm việc với đoàn đại biểu TP Seoul (Hàn Quốc) về triển khai dự án cải tạo sông Tô Lịch. Dự án này được phía bạn hỗ trợ theo đề nghị của Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Thế Thảo trong chuyến thăm Seoul hồi tháng 7-2009. Rất có thể, việc TP Seoul thực hiện thành công dự án khơi lại dòng sông lịch sử Cheonggyecheon đã để lại ấn tượng sâu sắc cho người đứng đầu TP Hà Nội, cũng như bất cứ ai có dịp đến thăm thủ đô của xứ sở kim chi.

    Thăng trầm sông Tô Lịch

    Tô Lịch vốn là dòng sông cổ quan trọng của kinh đô Thăng Long. Ngay từ thế kỷ VI, sách Lương thư, Trần thư của Trung Quốc đã ghi lại rằng, Nam Việt đế Lý Bí cho đắp dựng một tòa thành bên một dòng sông xưa trên đất Hà Nội cổ (545), được gọi là “Tô Lịch giang thành” (Thành sông Tô Lịch). Tên sông đặt theo tên một vị quan anh minh, liêm khiết, tổ tiên ông đã cư ngụ lâu đời bên bờ sông, “gia đình lấy sự thanh bạch và hòa thuận, hiếu thảo làm trọng”. Về sau, ngài được tôn làm thần, được phong làm Thành hoàng Thăng Long. Như vậy, sông Tô Lịch đã hiện hữu và đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống của người dân trong vùng từ trước khi Vua Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long. Với nguồn gốc ấy, sông Tô Lịch gắn liền với quá trình hình thành và phát triển thủ đô Hà Nội.

    Tô Lịch vốn là một phân lưu đưa nước từ sông Hồng sang sông Nhuệ. Ngày trước, sông sâu, nước trong mát, hai bên bờ buôn bán tấp nập. Tuy vậy, hiện nay nhiều đoạn sông đã bị lấp, sông không còn dẫn nước, nguồn nước chảy vào chỉ là nước thải từ nội thành hầu như không qua xử lý (khoảng 150.000m³ nước thải/ngày, đêm). Nhiều chỉ số sinh, hóa của nước sông vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần.

    Từ cuối những năm 1990, TP Hà Nội đã có dự án nạo vét, kè bờ, cải tạo cảnh quan, môi trường, chống lấn chiếm. Một vài năm trước cũng từng có dự án “cống hóa” nhiều đoạn sông để làm đường giao thông, bãi đỗ xe, thậm chí xây nhà chung cư, song không được công luận đồng tình…



    3 yêu cầu: thoát nước, môi trường và cảnh quan

    Lưu vực sông Tô Lịch hiện có diện tích 77,5 km2 bao gồm 8 tiểu lưu vực Hồ Tây, Tô Lịch, thượng lưu sông Lừ, hạ lưu sông Lừ, Sét, Kim Ngưu, Hoàng Liệt, Yên Sở. Sông có chiều dài 14,6km, 200 cửa xả lớn nhỏ, hầu hết là cống tròn đường kính từ 100mm đến 1.800mm, đặc biệt có những cống hộp lớn 5.500 x 5.000mm. Toàn tuyến sông chưa xây dựng hệ thống thu gom, phân tách nước thải và nước mưa.

    (Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội)

    Theo Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Hồng Khanh, mục đích của TP Hà Nội là tìm phương án tối ưu, giải quyết tận gốc “vấn đề sông Tô Lịch”, với 3 yêu cầu: thực hiện tiêu thoát nước, xử lý môi trường nước và tạo dựng cảnh quan hai bên bờ sông sạch đẹp để phục vụ đời sống sinh hoạt, nghỉ dưỡng cho người dân… Trước mắt từ nay đến tháng 9-2010, Hà Nội sẽ tiến hành cải tạo môi trường nước sông, trong đó thí điểm triển khai đoạn từ đường Hoàng Quốc Việt đến quận Cầu Giấy, dài khoảng 2 km.
    Là một trong những người từng tham gia công việc khơi lại dòng sông lịch sử Cheonggyecheon giữa thủ đô Seoul, Trưởng đoàn chuyên gia Hàn Quốc Kim Byung Ok cho biết, công việc “hồi sinh” cho sông Tô Lịch chắc chắn đòi hỏi rất nhiều nỗ lực và nguồn lực tài chính; nhưng đó là một công trình thiết thực, đem lại lợi ích lớn cho người dân thủ đô Hà Nội hôm nay và rất nhiều thế hệ sau.

    Ông kể lại, trong suốt thế kỷ 18 - 19, Cheonggyecheon cũng từng là dòng chảy huyết mạch của thành phố Seoul. Dưới sức ép của sự gia tăng dân số và hoạt động kinh tế ngày càng phát triển, Cheonggyechoen đã bị “đậy nắp” và trở thành một trong những tuyến đường tấp nập nhất của Seoul, “đóng góp” không nhỏ vào sự xuống cấp của môi trường. Năm 2003, chính quyền thành phố đã quyết định tiến hành dự án hồi sinh Cheonggyecheon với số vốn đầu tư ban đầu lên đến 380 tỷ Won (khoảng 380 triệu USD lúc bấy giờ), với mức thiệt hại kinh tế ước tính khoảng 12,340 tỷ Won (khoảng 12 tỷ 340 triệu USD).

    Hơn 2 năm thi công ròng rã với 700.000 nhân công, Cheonggyecheon nay đã trở thành niềm tự hào của người dân xứ sở kim chi. Sông có nguồn nước trong mát, hai bên bờ trở thành công viên xanh, sạch, đẹp. Gần 20 cây cầu (mang cả phong cách cổ điển và hiện đại) được xây dựng trên chiều dài gần 6km dành cho người đi bộ và phương tiện qua lại. Sông Cheonggyecheon hiện giờ không chỉ cải thiện cuộc sống của người dân Seoul mà còn góp phần thu hút hàng triệu lượt du khách từ khắp nơi trên thế giới.

    Chuyên gia Hàn Quốc này đã hứa cùng các thành viên trong đoàn làm hết sức mình, thực hiện những nội dung bản ghi nhớ được lãnh đạo hai TP Hà Nội và Seoul ký kết về hợp tác cải tạo sông Tô Lịch. Theo chương trình, đoàn đã bắt đầu khảo sát hiện trạng sông Tô Lịch, cảnh quan xung quanh và sẽ sớm báo cáo phương án thực hiện với Chủ tịch UBND TP Nguyễn Thế Thảo.

    Hy vọng trong một tương lai không xa, sông Tô Lịch sẽ có diện mạo và sức sống mới. Và thực sự là “sông” chứ không chỉ còn là mương thoát nước lộ thiên khổng lồ, đang ngày càng gây ô nhiễm trầm trọng.




    Anh Thư

    SGPG, 3/04/2010
  6. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Phần tiểu sử của Nó khi nó là Thị trưởng Seoul. Nguồn : http://vi.wikipedia.org/wiki/Lee_Myung-bak


    Thị trưởng Seoul

    Sự đóng góp lớn nhất trong nhiệm kỳ thị trưởng Seoul của Lee là việc gỡ bỏ xa lộ trên cao cắt ngang khu trung tâm Seoul và xây dựng dòng suối Cheonggyecheon, nơi nghỉ ngơi công cộng có giá trị hàng triệu USD.
    Thành tích chủ yếu của Lee trong nhiệm kỳ thị trưởng có thể nói chính là công tác phục hồi dòng suối Cheonggyecheon. Với những nỗ lực không ngừng của ông, hiện nay dòng suối này đang chảy qua trái tim của thủ đô Seoul và biến Seoul thành một nơi nghỉ ngơi công cộng hiện đại, đồng thời là một tài sản cho hệ thống sinh thái.

    Không chỉ riêng mình nhân dân thủ đô Seoul mới tỏ lòng ngưỡng mộ Lee. Năm 2006, Asian Times đăng bài “Seoul, một thời từng được ví như một tượng trưng của một khối bê tông, đã thành công trong việc thay đổi bộ mặt của mình trong một dòng suối xanh và nay nó đang nhắc nhở nhân dân các nước khác trong khu vực châu Á về tình yêu đối với môi trường”, kèm theo bức ảnh Lee đang nhúng chân vào nước suối Cheonggyecheon. Hơn nữa, vào tháng 10 năm 2007, cùng với Nguyên Phó Tổng thống Mỹ Albert Arnorld Gore Jr, Tổng thống Lee đã được Tạp chí Times bầu chọn là “Người anh hùng của Môi trường”.[6]

    Một dự án khác cũng đầy tham vọng là rừng Seoul. Đây chính là câu trả lời của Seoul đáp lại Công viên Trung tâm(Central Park) của New York hoặc Công viên Hyde của Luân Đôn. Rừng Seoul cung cấp cho dân cư Seoul một không gian xanh rộng lớn với 400,000 cây và 100 loại động vật khác nhau, trong đó bao gồm cả hươu và nai. Chỉ sau một năm thi công, công viên này đã khai trương vào tháng 6 năm 2005.[5]

    Và khu vực nằm ngay trước Toà thị chính Thành phố Seoul chỉ là một quỹ đạo giao thông bằng bê tông. Tuy nhiên, World Cup năm 2002 đã cho thấy hữu ích của khu vưc này như thế nào khi sử dụng nó như một không gian văn hoá với cái tên Quảng trường Seoul (Seoul Plaza). Vào tháng 5 năm 2004, người ta đã cắt băng khánh thành một công viên mới trong khu vực này, đó là một bãi cỏ nơi người dân Seoul có thế đến để giải trí hoặc tổ chức các buổi trình diễn văn hoá. [5]
  7. dahanhkhach

    dahanhkhach Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2004
    Đã được thích:
    0
    Vụ yểm này có nghe nhiều rùi, còn thực hư thế nào không biết, nghe nói là số Khựa tèo cũng kha khá đó ;))
  8. phim115

    phim115 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/03/2012
    Đã được thích:
    1


    hình như bác chưa sang Seul, chưa tận mắt nhìn sông Hàn ?

    Sông Hàn bên đó đẹp thật nhưng cũng là một dòng sông bị bê tông hóa đó bác, các dự án bất động sản kéo sát dòng sông. Tất nhiên nó nhiều tiền và cải tạo quản lý tốt nên vẫn sạch và đẹp
  9. dahanhkhach

    dahanhkhach Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/07/2004
    Đã được thích:
    0
    Thiếu mẹ nó Huyền Vũ rồi, chém nốt đê :))
  10. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.394
    Truyền Thuyết này có nhiều lắm bác ơi.

    Chắc ai ở HN cũng còn nhớ 1 vụ đình đám không kém là vụ lễ hội ánh sáng Kensai ở Hồ Bảy Mẫu của bọn Nhật năm 1995 nữa chứ?

    Ban đầu nó xin làm ở Hồ Tây nhưng không được nên chuyển sang Hồ 7 Mẫu.

    Sự thật lễ hội ánh sáng hay lễ hội cầu siêu về sau mới bị lật tẩy. Nó có liên quan cả đến ngày nay với siêu động đất sóng thần đấy.

    PT thuộc về khoa học nhưng trình độ KH ngày nay chưa giải thích hết được

Chia sẻ trang này