Thưởng tết

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 02/12/2012.

5449 người đang online, trong đó có 519 thành viên. 23:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 145856 lượt đọc và 1084 bài trả lời
  1. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.390
    2 lão đó đều là sinh ra không đúng thời chứ về tài không phải nghĩ.

    Ở VN có những lúc tưởng là được KD những gì PL không cấm nhưng những gì thực tế chỉ ra thì đó là quan niệm sai lầm và dễ đẩy người ta vào tù nhất.

    Chính xác thì phải là chỉ được KD những gì Nhà nước cho phép. Cái gì không nói đến thì thích thì cứ làm nhưng đến 1 ngày đẹp trời nếu có nhiều đồng chí mặc sắc phục đến nhà và đọc: Cộng Hòa Xã hội Chủ nghĩa ..... thì cũng không có gì là lạ !
  2. tapchoick10

    tapchoick10 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2010
    Đã được thích:
    5.161
    HCM bán hết chưa anh, PHR còn giữ ko anh[r2)]
  3. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.390
    Em thông báo bán hết HCM rồi mà.

    Hôm thứ 4 tuần trước bán lứa đầu ở giá 18.1 ( hơi non tay - cuối phiên nó CE ở giá 18.4 )

    Hôm sau thứ 5 bán hết toàn bộ lượng còn lại ở giá 18.8.

    Giờ đánh ngồi canh và cổ vũ lão Fanmatic ăn dầy thật.... hehe ... nho còn xanh lắm.

    Nếu HCM về 18 em bắt đầu mua và càng xuống sẽ càng mua mạnh.

    Hôm nay em bắt đầu mua VNM và GAS. Nhưng chỉ mua 20% tiền thôi. Hy vọng sau 1 quý có được 15-20%.

    PHR chưa mua và cũng chưa có.
  4. tapchoick10

    tapchoick10 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2010
    Đã được thích:
    5.161
    Thanks bác, thấy hôm trc bác kêu vào PHR giá 27.5 là mua đưiợc
  5. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.390

    Tiếp....

    Theo em cái quan trọng nhất TA dùng được là khi có sự ổn định tương đối về chính sách. Khi chính sách vĩ mô nó ổn định tương đối thì TA mới dùng hiệu quả được. Vì bản chất đó là dùng quy luật thống kê để phân tích nên quy luật nó phải có khi có thời gian khá dài TT ổn định.

    Khi TT lình xình thời gian dài tự nhiên phát hiện có 1 cp đột biến về SL thì chính là lúc dùng TA để xem nên mua hay bán.

    Nhưng VN nó chó ở chỗ chính sách vĩ mô xoay như chong chóng thì dùng TA sẽ chết.

    Với hàng loạt chính sách giật cục thì TA nhảy như như ngựa vía, việc bẻ ĐT hoặc đồ thị chạy ngoài quy luật sẽ xảy ra.

    Hôm nay tuyên bố chưa tăng giá Điện, than, xăng ... đêm lại đánh up bằng cách tăng

    Hôm nay nói chưa tăng thuế, hôm sau lại tăng

    Hôm nay nói sẽ... ngày mai lại nói đang nghiên cứu....

    Nói với hàng chục triệu người mà như nói đùa hay có thể nói đem hàng chục triệu người ra làm thí nghiệm thì TA là vô tác dụng.

    Em hỏi thật nếu có 1 mã dùng TA thấy cho chỉ báo mua mạnh nhưng có bác nào dám đánh tất tay vào mã đó không?

    Nếu dũng cảm đánh rồi có thắng không?

    Rất khó đấy,

    Nhiều bác có thể dám làm, và thắng ở lần đó hoặc lần sau đó nữa như quá tam 3 bận đến lần thứ 3 thì thua và không những đi luôn thành quả đạt được 2 lần trước đó mà còn ăn luôn vào vốn.

    2-3 lần dùng TA sai và đánh tất tay là đi 50-60% TK là thường.

    Do vậy cái TA khó dùng nhất hiện nay không phải ở kỹ năng sử dụng mà lại đến từ điều kiện khách quan.

    Vài vụ như BK chẳng hạn. Trước đó tất cả chỉ báo theo TA đều cho thấy TT sẽ lên điểm nhưng chỉ 1 vụ BK làm đảo lộn hết. Chỉ báo đang lên cắm thẳng xuống .

    Không ai có thể làm gì được cả khi TT bán như phá mả sau vụ BK nhưng trước đó 1 ngày tất cả ai theo TA có nhận ra điều đó không?

    Không có đâu. Nếu ai nói là có thì em éo tin.
  6. vietchuanjsc

    vietchuanjsc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/01/2009
    Đã được thích:
    1.765
    Giá trị cầu thủ Việt và thói 'mất dạy'
    Hơn một năm về trước, bầu Đức từng cay đắng chỉ trích thói 'mất dạy' của cầu thủ. Nhưng từ bây giờ, bầu Đức hãy yên tâm, cầu thủ có muốn mất dạy cũng... không được.
    duc-1356314478_500x0.jpg

    Bầu Đức từng bức xúc với cách cư xử của một số cầu thủ Việt. Ảnh: An Nhơn.

    Tháng 9/2011, làng bóng đá Việt Nam từng sốc khi bầu Đức nói rằng: "Cầu thủ bây giờ càng lớn càng... mất dạy". Ông chủ HAGL nhìn nhận vấn đề này qua hai góc độ. Ông khẳng định nhiều cầu thủ được ông nuôi nấng, chăm bẵm từ bé đến khi cứng cáp là tính chuyện ra đi theo tiếng gọi của đồng tiền. Những cầu thủ như thế ông cho đi luôn. Ông không thiếu tiền nhưng bảo ông phải bỏ tiền để giữ lại bằng mọi giá thì không bao giờ. Thứ hai, thói hạch sách, dở trò, dở chứng, ông sẽ kiên quyết trị đến cùng. Có điều, con ngựa bất kham mang tên “giá cầu thủ” đang phi nước đại ở đời sống bóng đá nước nhà. Đó là sự vô lý khiến ông phải trăn trở.

    Hơn một năm sau, bầu Đức không cần phải trăn trở về vấn đề "mất dạy" của cầu thủ. Những năm trước, như bầu Đức đã phân tích, nguyên nhân chính xuất phát từ giá cầu thủ phi nước đại. Bây giờ, hãy nhìn mà xem, giá cầu thủ cũng phi mã, nhưng là... phi xuống.

    Công Vinh là một bằng chứng. Một năm về trước, người ta đồn rằng, Công Vinh nhận số tiền lót tay lên đến 15 tỷ đồng khi chuyển từ Hà Nội T&T sang CLB Hà Nội. Phí giải phóng hợp đồng của Công Vinh lên đến 18 tỷ đồng, tức khoảng 0,86 triệu đô, tính ra bảng 0,53 triệu bảng - bằng đúng số tiền mà Arsenal đã chi ra để mua... Cesc Fabregas từ Barcelona.

    Cái giá vô lý ấy đã không còn tồn tại. Bây giờ, theo nhiều nguồn tin, nếu CLB nào sẵn sàng bỏ ra 5 tỷ đồng là có thể sở hữu Công Vinh. Trong thời gian tới, giá của Công Vinh có thể xuống thấp nữa. Thậm chí, một ông bầu từng tuyên bố: "Có cho không Công Vinh tôi cũng không nhận".

    Cái gì đã có bán và mua thì đều phải tuân theo quy luật cung - cầu. Cầu cao hơn cung thì giá sẽ tăng, cầu thấp hơn cung thì giá sẽ giảm. Trước đây, các ông bầu đua nhau làm bóng đá, các đội bóng sẵn sàng đánh đổi mọi thứ để được lên chơi ở V-League, và khi đã lên rồi thì cố xoay xở chiêu mộ các ngôi sao, dẫn đến tình trạng giá cầu thủ phi nước đại (nói đúng hơn là phí lót tay). Giờ thì ngược lại. Các ông bầu đua nhau bỏ, các đội chẳng "ham hố" đá ở V-League, đến mức giải đấu số một của bóng đá Việt Nam suýt trở thành giải phong trào vì không kiếm đủ đội.

    Trong bối cảnh ấy, cầu thủ đương nhiên là bên chịu "thiệt" nhất". Chính xác hơn, họ đã bị đẩy vào thế cửa dưới. Quên đi chuyện lót tay lên đến cả chục tỷ. Quên đi thói hạch sách, dở trò, dở chứng. Từ khi V-League ra đời, chưa bao giờ cầu thủ đối mặt với nguy cơ thất nghiệp cao đến thế. Có CLB nào, ông bầu nào "rước" về, được đá, được nhận lương đầy đủ hàng tháng là may lắm rồi.

    Chỉ mới mùa trước, ông bầu, CLB phải treo thưởng cao, phải áp dụng chính sách thưởng nóng lớn thì cầu thủ mới chịu đá hết sức. Từ giờ, ít nhất ở mùa 2013, hãy yên tâm chuyện này không thể tồn tại. Anh không chịu đá hết sức hả, hãy ra đường. Chỉ cần hô một tiếng, sẽ có cả tá cầu thủ khác nhảy vào ngay. Chuyện thưởng hay không sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào quan điểm của ông bầu. Đừng nhắc đến chuyện ép nhau ở đây.

    Quay lại vấn đề "mất dạy" của cầu thủ mà bầu Đức từng đề cập hơn một năm về trước. Thực ra, nếu đã làm bóng đá chuyên nghiệp, những điều khoản của hợp đồng sẽ có tiếng nói quyết định chứ không phải là chuyện biết ơn. Khi hết hợp đồng, CLB có quyền không giữ lại hay loại bỏ. Khi hết hợp đồng, cầu thủ được phép ra đi nếu thấy cần. Vấn đề tình cảm, ơn nghĩa, sự gắn bó trong quá khứ chỉ mang tính chất... tham khảo mà thôi. Như trường hợp của Fabregas, Barca vẫn ngậm ngùi nhìn anh tìm đến Arsenal và mất 8 năm mới đưa anh trở lại, nhưng với giá gấp 60 lần.

    Tình trạng cầu thủ bị đẩy vào thế "muốn mất dạy cũng không được" có thể nhìn nhận ở hai khía cạnh. Thứ nhất, họ được trả về giá trị thật của họ. Thứ hai, bóng đá Việt Nam còn lâu mới được gọi là "chuyên nghiệp".

    Thể Thao & Văn Hóa
  7. vietchuanjsc

    vietchuanjsc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/01/2009
    Đã được thích:
    1.765
    Giá trị cầu thủ Việt và thói 'mất dạy'
    Hơn một năm về trước, bầu Đức từng cay đắng chỉ trích thói 'mất dạy' của cầu thủ. Nhưng từ bây giờ, bầu Đức hãy yên tâm, cầu thủ có muốn mất dạy cũng... không được.
    duc-1356314478_500x0.jpg

    Bầu Đức từng bức xúc với cách cư xử của một số cầu thủ Việt. Ảnh: An Nhơn.

    Tháng 9/2011, làng bóng đá Việt Nam từng sốc khi bầu Đức nói rằng: "Cầu thủ bây giờ càng lớn càng... mất dạy". Ông chủ HAGL nhìn nhận vấn đề này qua hai góc độ. Ông khẳng định nhiều cầu thủ được ông nuôi nấng, chăm bẵm từ bé đến khi cứng cáp là tính chuyện ra đi theo tiếng gọi của đồng tiền. Những cầu thủ như thế ông cho đi luôn. Ông không thiếu tiền nhưng bảo ông phải bỏ tiền để giữ lại bằng mọi giá thì không bao giờ. Thứ hai, thói hạch sách, dở trò, dở chứng, ông sẽ kiên quyết trị đến cùng. Có điều, con ngựa bất kham mang tên “giá cầu thủ” đang phi nước đại ở đời sống bóng đá nước nhà. Đó là sự vô lý khiến ông phải trăn trở.

    Hơn một năm sau, bầu Đức không cần phải trăn trở về vấn đề "mất dạy" của cầu thủ. Những năm trước, như bầu Đức đã phân tích, nguyên nhân chính xuất phát từ giá cầu thủ phi nước đại. Bây giờ, hãy nhìn mà xem, giá cầu thủ cũng phi mã, nhưng là... phi xuống.

    Công Vinh là một bằng chứng. Một năm về trước, người ta đồn rằng, Công Vinh nhận số tiền lót tay lên đến 15 tỷ đồng khi chuyển từ Hà Nội T&T sang CLB Hà Nội. Phí giải phóng hợp đồng của Công Vinh lên đến 18 tỷ đồng, tức khoảng 0,86 triệu đô, tính ra bảng 0,53 triệu bảng - bằng đúng số tiền mà Arsenal đã chi ra để mua... Cesc Fabregas từ Barcelona.

    Cái giá vô lý ấy đã không còn tồn tại. Bây giờ, theo nhiều nguồn tin, nếu CLB nào sẵn sàng bỏ ra 5 tỷ đồng là có thể sở hữu Công Vinh. Trong thời gian tới, giá của Công Vinh có thể xuống thấp nữa. Thậm chí, một ông bầu từng tuyên bố: "Có cho không Công Vinh tôi cũng không nhận".

    Cái gì đã có bán và mua thì đều phải tuân theo quy luật cung - cầu. Cầu cao hơn cung thì giá sẽ tăng, cầu thấp hơn cung thì giá sẽ giảm. Trước đây, các ông bầu đua nhau làm bóng đá, các đội bóng sẵn sàng đánh đổi mọi thứ để được lên chơi ở V-League, và khi đã lên rồi thì cố xoay xở chiêu mộ các ngôi sao, dẫn đến tình trạng giá cầu thủ phi nước đại (nói đúng hơn là phí lót tay). Giờ thì ngược lại. Các ông bầu đua nhau bỏ, các đội chẳng "ham hố" đá ở V-League, đến mức giải đấu số một của bóng đá Việt Nam suýt trở thành giải phong trào vì không kiếm đủ đội.

    Trong bối cảnh ấy, cầu thủ đương nhiên là bên chịu "thiệt" nhất". Chính xác hơn, họ đã bị đẩy vào thế cửa dưới. Quên đi chuyện lót tay lên đến cả chục tỷ. Quên đi thói hạch sách, dở trò, dở chứng. Từ khi V-League ra đời, chưa bao giờ cầu thủ đối mặt với nguy cơ thất nghiệp cao đến thế. Có CLB nào, ông bầu nào "rước" về, được đá, được nhận lương đầy đủ hàng tháng là may lắm rồi.

    Chỉ mới mùa trước, ông bầu, CLB phải treo thưởng cao, phải áp dụng chính sách thưởng nóng lớn thì cầu thủ mới chịu đá hết sức. Từ giờ, ít nhất ở mùa 2013, hãy yên tâm chuyện này không thể tồn tại. Anh không chịu đá hết sức hả, hãy ra đường. Chỉ cần hô một tiếng, sẽ có cả tá cầu thủ khác nhảy vào ngay. Chuyện thưởng hay không sẽ phụ thuộc hoàn toàn vào quan điểm của ông bầu. Đừng nhắc đến chuyện ép nhau ở đây.

    Quay lại vấn đề "mất dạy" của cầu thủ mà bầu Đức từng đề cập hơn một năm về trước. Thực ra, nếu đã làm bóng đá chuyên nghiệp, những điều khoản của hợp đồng sẽ có tiếng nói quyết định chứ không phải là chuyện biết ơn. Khi hết hợp đồng, CLB có quyền không giữ lại hay loại bỏ. Khi hết hợp đồng, cầu thủ được phép ra đi nếu thấy cần. Vấn đề tình cảm, ơn nghĩa, sự gắn bó trong quá khứ chỉ mang tính chất... tham khảo mà thôi. Như trường hợp của Fabregas, Barca vẫn ngậm ngùi nhìn anh tìm đến Arsenal và mất 8 năm mới đưa anh trở lại, nhưng với giá gấp 60 lần.

    Tình trạng cầu thủ bị đẩy vào thế "muốn mất dạy cũng không được" có thể nhìn nhận ở hai khía cạnh. Thứ nhất, họ được trả về giá trị thật của họ. Thứ hai, bóng đá Việt Nam còn lâu mới được gọi là "chuyên nghiệp".

    Thể Thao & Văn Hóa
  8. thietlametquadi

    thietlametquadi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/07/2010
    Đã được thích:
    117
    bác KQ ơi, có theo dõi DHM ko, 2 phiên rồi bị sọc hay lái buông nhỉ [r2)]
  9. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.390
    Em giờ mới bắt đầu nghiên cứu DHM nên chưa tìm ra các đặc điểm có tính quy luật của nó. Nhưng cảm giác ban đầu đây là con khá hấp dẫn.

    Phải thuộc và hiểu nó em mới dám nói bác ạ
  10. thietlametquadi

    thietlametquadi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/07/2010
    Đã được thích:
    117
    [};-[r2)][r2)][r2)]

Chia sẻ trang này