Tiền đang chảy vào đâu "Nghịch lý mà lại đúng "

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi linhcdb, 17/03/2020.

2591 người đang online, trong đó có 35 thành viên. 04:20 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 523734 lượt đọc và 2930 bài trả lời
  1. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    ~o)
    Đầu tư công nghệ vào Đông Nam Á: Mọi sự chú ý dồn vào Việt Nam

    Báo cáo mới nhất của Do Ventures vừa công bố cho rằng việc đầu tư công nghệ vào Đông Nam Á thì mọi sự chú ý dồn vào Việt Nam. Đây là một quỹ đầu tư mạo hiểm với đối tượng nhắm tới là các công ty khởi nghiệp tại Việt Nam và khu vực Đông Nam Á.

    [​IMG]
    Việt Nam là lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư công nghệ

    Do Ventures mới đây đã công bố báo cáo về tiềm năng đầu tư công nghệ tại Việt Nam theo số liệu của năm 2019 và những tháng đầu của năm 2020. Đây là một bức tranh đưa ra cái nhìn toàn cảnh về sự phát triển của nền kinh tế Internet tại Việt Nam.

    Theo đánh giá của Do Ventures, Việt Nam được đánh giá cao bởi sự gia tăng nhanh chóng của tầng lớp trung lưu và số người sử dụng Internet. Dưới tác động của đại dịch Covid-19, hành vi của người dùng Việt Nam đang thay đổi khi dần hướng nhiều hơn tới môi trường online cùng với đó là việc ngày càng phổ biến của các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt.

    Với sự phát triển nhanh của thương mại điện tử, nguồn cung ứng dịch vụ logistic cho lĩnh vực này cũng đang tăng nhanh cùng sự xuất hiện của khoảng 40 công ty chuyển phát.

    [​IMG]
    Số lượng các công ty công nghệ trong lĩnh vực logistic tại Việt Nam đã tăng mạnh kể từ năm 2015 đến nay.

    Trong năm 2019, các công ty khởi nghiệp công nghệ Việt Nam thu về tới 861 triệu USD vốn đầu tư từ 123 thương vụ. Tuy vậy, sang tới đầu năm 2020, lượng tiền đầu tư vào lĩnh vực này đã giảm mạnh, chỉ còn 284 triệu USD trong Quý 1, giảm 22% so với chỉ một năm trước đó.

    Việt Nam đã đón 109 nhà đầu tư vào lĩnh vực công nghệ trong năm 2019. Sang tới 6 tháng đầu năm 2020, chỉ có một số lượng hạn chế các nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường. Thay vào đó, các khoản đầu tư trong năm qua chủ yếu tới từ các công ty trong nước và những nhà đầu tư nước ngoài đã từng có thời gian làm việc tại Việt Nam.

    [​IMG]
    Nhìn chung, sự quan tâm của các nhà đầu tư công nghệ dành cho thị trường Việt Nam vẫn ở mức cao. Theo khảo sát của Do Ventures, 50 quỹ đầu tư hoạt động tại 6 nền kinh tế mạnh nhất Đông Nam Á đang hướng sự ưu tiên của mình vào Việt Nam trong 12 tháng tới, tiếp theo sau đó là Indonesia. Các lĩnh vực được nhắm đến của giới đầu tư là dịch vụ giáo dục, sức khỏe và tài chính.

    Nguyên nhân chính khiến các nhà đầu tư trong lĩnh vực công nghệ chọn Việt Nam bởi những cơ hội tốt hơn so với các thị trường khác. Bên cạnh đó, còn có các yếu tố khác như sự thuận lợi về các yếu tố vĩ mô, nhân khẩu học, tiềm năng tăng trưởng lớn do hành vi tiêu dùng tăng nhanh và tận dụng việc định giá thấp trong mùa dịch.

    [​IMG]
    Những lĩnh vực mà các nhà đầu tư công nghệ sẽ ưu tiên khi rót vốn vào Việt Nam.

    Kinh tế internet Việt Nam sẽ đạt 43 tỷ USD vào năm 2025

    So với các quốc gia Đông Nam Á khác, Việt Nam hiện xếp thứ 3 về số người sử dụng internet, thứ 3 về mức độ thâm nhập di động và thứ 2 về tốc độ trung bình của kết nối internet di động.

    Báo cáo của Do Ventures cũng đánh giá cao ngành viễn thông Việt Nam khi cả 3 nhà mạng lớn là Viettel, VNPT và MobiFone đều đã thử nghiệm thương mại 5G. Thậm chí, nhà mạng Viettel còn phát sóng thử nghiệm trạm 5G đầu tiên từ giữa năm 2019.

    [​IMG]
    Việt Nam đang ở vào "điểm uốn" của sự phát triển giống với Indonesia 7 năm về trước. Do vậy, giới đầu tư cho rằng đây sẽ là thời điểm ra đời của những "kỳ lân" công nghệ mới tại Việt Nam.

    Sự phổ biến của internet đã nâng tầm nền kinh tế internet Việt Nam lên 12 tỷ USD năm 2019. Theo Do Ventures, giá trị nền kinh tế internet Việt Nam dự kiến sẽ đạt 43 tỷ USD vào năm 2025.

    Trong giai đoạn 2009-2012, Indonesia - nền kinh tế lớn nhất khu vực có 63 triệu người dùng internet. Đây cũng là thời điểm chứng kiến sự ra đời của các “kỳ lân” công nghệ như Tokopedia, Bukalapak, GoJek và Traveloka.

    Với 64 triệu người dùng internet, Việt Nam được đánh giá đang ở cùng một “điểm uốn” với Indonesia 7 năm về trước. Và vì thế, đây là nơi được kỳ vọng sẽ xuất hiện những “kỳ lân” công nghệ mới của khu vực ASEAN.

    [​IMG]
    Tốc độ tăng trưởng các lĩnh vực chính của nền kinh tế Internet tại Việt Nam so với phần còn lại của khu vực Đông Nam Á.

    Theo Do Ventures, người Việt Nam đang ngày càng ưa thích sử dụng các dịch vụ trên internet, từ di chuyển, ăn uống cho tới giải trí. Điều này được thể hiện khá rõ khi tỷ lệ thâm nhập của internet lại Việt Nam là 66%, trong đó 50,6% dân số Việt Nam đã tham gia vào việc mua sắm trực tuyến.

    Cùng với Indonesia, Việt Nam đang dẫn đầu khu vực về tổng giá trị hàng hóa của nền kinh tế internet. Lượng hàng hóa này chiếm khoảng 5% GDP của cả nước vào năm 2019. Lĩnh vực thương mại điện tử, truyền thông và dịch vụ gọi xe tại Việt Nam cũng được dự đoán sẽ phát triển nhanh hơn các nước khác trong khu vực.

    [​IMG]
    Thống kê về số lượng và điểm xuất phát của các nhà đầu tư công nghệ tại Việt Nam giai đoạn 2014-2020.

    Khảo sát của quỹ đầu tư này với 101 start-up tại Việt Nam cho thấy, phần lớn các công ty này đang thay đổi mô hình kinh doanh và sản phẩm, dịch vụ của họ để thích ứng với tình hình mới do ảnh hưởng của đại dịch. Điều này cho thấy khả năng thích ứng và phản xạ nhanh của các doanh nghiệp Việt Nam. Ngoài ra, họ cũng có những suy nghĩ rất tích cực về triển vọng phục hồi sau đại dịch.

    Tốc độ phát triển của thị trường thanh toán trực tuyến tại Việt Nam cũng được đánh giá cao. Trong năm 2019, lượng giao dịch mobile banking tại Việt Nam đã tăng trưởng 210% với tổng giá trị giao dịch lên tới 240 tỷ USD. Các giao dịch qua hệ thống ví điện tử của nhóm doanh nghiệp fintech cũng có mức tăng trưởng 112% với tổng giao dịch đạt 10.4 tỷ USD.

    Theo Do Ventures, tới đây, mảng thị trường thanh toán toán trực tuyến tại Việt Nam sẽ còn phát triển nhanh và mạnh hơn nữa, khi dịch vụ Mobile Money chính thức được triển khai với sự tham gia của các nhà mạng di động.
  2. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    Dành cho NĐT cầm cổ đầu tư công:)

    Chục tỷ USD bứt tốc giao thông

    [​IMG]
    Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận dự kiến được thông xe chính thức trong năm 2021. Ảnh: Bắc Bình

    Sôi động các “đại” dự án

    Ngay sau kỳ nghỉ Tết dương lịch 2021, ngày 4/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo Bộ GTVT chính thức động thổ khởi công dự án đường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ, mở màn cho 1 năm “dậy sóng” các công trường của ngành GTVT. Nằm trong trục đường cao tốc từ TP HCM đến Cần Thơ, đồng thời thuộc một phần trục cao tốc Bắc - Nam phía đông, cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ là mảnh ghép cuối cùng hoàn chỉnh toàn tuyến cao tốc kết nối từ trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía nam tới thủ phủ miền Tây Nam bộ.

    Trong đó, đoạn TP HCM - Trung Lương đã được sử dụng từ tháng 2/2010; đoạn Trung Lương - Mỹ Thuận được đầu tư theo hình thức BOT, được thông xe kỹ thuật và dự kiến thông xe chính thức vào năm 2021; cầu Mỹ Thuận 2 đang được đầu tư xây dựng bằng vốn trái phiếu chính phủ, dự kiến đưa vào sử dụng năm 2023.

    Theo quy hoạch phát triển GTVT TP HCM đến năm 2020 và tầm nhìn sau năm 2020, mạng lưới đường bộ tại TP HCM gồm 6 tuyến đường cao tốc kết nối với 7 tỉnh lân cận. Thế nhưng sau nhiều năm chật vật, mới chỉ hoàn thiện được 2 đường, gồm cao tốc TP HCM - Long Thành - Dầu Giây kết nối các tỉnh phía đông và TP HCM - Trung Lương kết nối các tỉnh miền Tây. Trong đó, cả 2 tuyến đường này đều đang rơi vào tình trạng quá tải trầm trọng, vận tải cả hành khách và hàng hóa đều gặp rất nhiều khó khăn. Do đó, việc cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ khởi công, hẹn kết nối cùng dải cao tốc đi miền Tây vào năm 2022 hứa hẹn thay đổi rất lớn về đô thị và kinh tế của TP HCM cũng như các tỉnh ĐBSCL.

    Chỉ một ngày sau khi công trường cao tốc Mỹ Thuận - Cần Thơ chính thức khởi động, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục phát lệnh khởi công sân bay Long Thành giai đoạn 1 - dự án có tổng mức đầu tư lớn nhất từ trước đến nay. Nằm trong nhóm 16 dự án sân bay được mong chờ nhất thế giới, sân bay Long Thành mở ra cơ hội cạnh tranh với các cảng hàng không, đưa Việt Nam thành điểm đến hấp dẫn trên bản đồ hàng không quốc tế. Khi đó, TP HCM sẽ trở thành điểm đến, san sẻ một phần khách trung chuyển, trước hết là một số nước Đông Dương, sau đó mở rộng ra dần tới châu lục và thế giới.

    Ngoài khu vực miền Nam, vùng ĐBSCL được ưu tiên đầu tư hạ tầng, hệ thống giao thông kết nối với nam Trung bộ, Trung bộ cũng đang rục rịch thành hình. Sau khi khởi công 3 dự án thành phần cao tốc Bắc - Nam đầu tư theo hình thức đầu tư công vào quý II/2020, 3 dự án thành phần tiếp theo, được đầu tư theo hình thức đối tác công - tư (PPP) cũng đang hoàn thiện thủ tục để khởi công trong năm nay. Cụ thể, đoạn Nha Trang - Cam Lâm dài 49 km, tổng vốn đầu tư 5.536 tỷ đồng, dự kiến khởi công giữa năm 2021, sau khi nhà đầu tư ký kết được hợp đồng tín dụng với ngân hàng; Cao tốc Nha Trang - Cam Lâm dài 49 km, điểm đầu tại xã Diên Thọ, H.Diên Khánh; điểm cuối tại xã Cam Thịnh Tây, TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa. Hai dự án còn lại gồm đoạn Diễn Châu - Bãi Vọt và Cam Lâm - Vĩnh Hảo mới đây cũng đã chọn được nhà đầu tư, dự kiến khởi công vào cuối năm nay.

    50 ngành kinh tế hưởng lợi

    Thời gian qua, câu chuyện “lệch pha” đầu tư cao tốc trở thành vấn đề “nóng” của ngành giao thông. Hạ tầng giao thông tại khu vực vùng kinh tế trọng điểm phía nam bị đánh giá thua kém các tỉnh thành khác và ngày càng trì trệ. Từ đầu năm đến nay, liên tục các dự án trọng điểm phía nam được khởi công, cùng với việc thay đổi quy hoạch, ưu tiên đẩy tiến độ các dự án cao tốc vùng ĐBSCL cho thấy đang có sự thay đổi rất lớn về chiến lược phát triển hạ tầng từ T.Ư tới các bộ, ngành.

    Chỉ riêng các dự án trọng điểm cấp quốc gia nêu trên đã “ngốn” khoảng 6,1 tỷ USD. Chưa kể mỗi tỉnh, thành đều đang dự kiến tăng tốc với hàng trăm dự án lớn, nhỏ cấp địa phương, tổng mức đầu tư cũng lên tới vài tỷ USD.

    Theo nghiên cứu của TS Dương Như Hùng, Khoa Quản lý công nghiệp, Trường ĐH Bách khoa TP HCM, khu vực phía nam là trọng tâm phát triển kinh tế của cả nước. Chỉ cần tăng 10% chất lượng hạ tầng tại khu vực kinh tế trọng điểm phía nam thì sức hút đầu tư sẽ tăng lên tới 24%, đời sống người dân tăng. Do đó, đổ tiền vào hoàn thiện hạ tầng, cải thiện giao thông khu vực miền Nam sẽ tạo ra các tác động lan tỏa kinh tế lớn.

    TS Trần Du Lịch, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế TP HCM - thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng, đánh giá vấn đề giao thông kết nối và phát triển đô thị vùng là 2 vấn đề quan trọng nhất đối với sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía nam. Các vùng không kết nối được là do giao thông. Phát triển chuỗi vùng đô thị mà không có giao thông kết nối là thất bại. Suốt 10 năm qua, kết cấu hạ tầng chiến lược cũng khá được ưu tiên nhưng tính đồng bộ chưa tốt, nhất là đối với các địa bàn mà cơ sở hạ tầng là điều kiện quan trọng nhất để thúc đẩy các ngành kinh tế phát triển như khu vực ĐBSCL. Do đó, việc Chính phủ nỗ lực phân bố vùng đầu tư công, chuyển sự tập trung về các dự án hạ tầng phía nam, vùng ĐBSCL và các tuyến cao tốc phía đông thuộc dự án cao tốc Bắc - Nam là quyết sách rất đúng đắn.

    “Các dự án này được khởi công sẽ lập tức có tác động tức thì. Đầu tư công kết cấu hạ tầng có tác động lan tỏa tới khoảng 50 ngành kinh tế khác nhau, góp phần kéo kinh tế phục hồi hậu Covid-19. Đồng thời, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư, tạo lợi thế thu hút nhanh chóng các dòng vốn đầu tư cho khu vực vùng kinh tế trọng điểm phía nam trong bối cảnh các nước đang có xu hướng chuyển dịch đầu tư vào Việt Nam”, ông Lịch nhấn mạnh.
    --- Gộp bài viết, 27/01/2021, Bài cũ: 27/01/2021 ---
    xuống tiền!
    --- Gộp bài viết, 27/01/2021 ---
    bank kéo đến ck kéo. Vượt 1136 xác nhận có sóng hồi ít nhất T3 nhé :D
    chicbong, Ngocvuhp85LINHPLC thích bài này.
  3. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    Covid có đáng sợ ko?
    Xin trả lời là không Nhưng nó đến vào thời điểm cực kỳ đáng sợ khi ngày Tết đến gần:)
    Vì vậy tiền to cũng không vào giải cứu được vì họ sợ rủi ro ngày nghỉ lễ. Nên cả nhà nên cẩn thận nhé!
    Ngocvuhp85, chicbongevil86 thích bài này.
  4. Ngocvuhp85

    Ngocvuhp85 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/09/2020
    Đã được thích:
    42.634
    BRO VÀO MÚC MHC LÀM VÒNG MỚI ĐÊ, KÊ SÀN 1 CỤC KIA SỢ GÌ:))
    @linhcdb
  5. khanhvy277

    khanhvy277 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/07/2019
    Đã được thích:
    509
    không thấy bác @linhcdb ra video nhận định thị trường nữa thế?
  6. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
  7. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    MinhAn_UFO thích bài này.
  8. bogiachungkhoan2004

    bogiachungkhoan2004 Thành viên rất tích cực Not Official

    Tham gia ngày:
    03/11/2015
    Đã được thích:
    50
    moi nguoi quan tam vo room skype duoi chu ky nhé

Chia sẻ trang này